Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
linh Nguyen
Xem chi tiết
Đỗ Phương Linh
15 tháng 9 2018 lúc 20:38

Bạn không bíết làm à ?

_Mặn_
15 tháng 9 2018 lúc 20:41

tham khảo link này ik bn ơi 

https://booktoan.com/giai-bai-tap-toan-6.html

kb nhak

Thanks <3

-
15 tháng 9 2018 lúc 20:43

bài 15

a) Đúng. Hai đường "không thẳng" chính là hai đường cong như trên hình.                       

b) Đúng. Đó chính là đường thẳng AB.

bài 16

a, Qua hai điểm  bao giờ cũng có một đường thẳng nên ta không nói hai điểm thẳng hàng.

b, Đặt cạnh thước đi qua hai điểm, chẳng hạn A,B. Nếu C nằm trên cạnh thước thì ba  điểm đó thẳng hàng, trái lại thì ba điểm đó không thẳng hàng.

bài 17

- Qua điểm A và mỗi điểm B, C, D ta vẽ được 3 đường thẳng là AB, AC, AD.

- Qua điểm B và mỗi điểm C, D ta vẽ được 2 đường thẳng là BC, BD (nếu tính cả điểm A sẽ bị trùng vì ở trên đã có đường thẳng AB rồi).

- Qua điểm C và điểm D ta vẽ được 1 đường thẳng là CD (không tính các điểm còn lại vì sẽ bị trùng, tương tự với điểm D.)

Như vậy, qua 4 điểm A, B, C, D ta vẽ được tất cả 6 đường thẳng, đó là AB, AC, AD, BC, BD, CD.

bài 20

a, M là giao điểm của hai đường thẳng  p và  q.

b, Hai đường thẳng m,n  cắt nhau tại A. đường thẳng p cắt n tại B cắt m tại C.

c, Đường thẳng MN và đường thẳng PQ cắt nhau  tại O.

linh Nguyen
Xem chi tiết
linh Nguyen
13 tháng 9 2018 lúc 19:59

mik đang gấp lắm nha các bn mong các bn giúp!

linh Nguyen
Xem chi tiết
Cô nàng Thiên Bình
12 tháng 9 2018 lúc 21:25

Bài 11

Từ hình vẽ, ta có thể điền như sau:

a) Điểm R nằm giữa hai điểm M và N.

b) Hai điểm R và N nằm cùng phía đối với điểm M.

c) Hai điểm M và N nằm khác phía đối với R.

Bài 12

a) điểm N nằm giữa 2 điểm M và P.

b, điểm  M không nằm giữa hai điểm N và Q.

c, điểm N và  P nằm giữa hai điểm M và Q.

Bài 13

a, Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm N không nằm giữa hai điểm A và B (Ba điểm N,A,B thẳng hàng) 

nên cả 4 điểm này cùng thẳng hàng (cùng nằm trên một đường thẳng).

Chúng ta có hai cách vẽ:

Cách 1:

Cách 2:

b) Điểm B nằm giữa A và N; điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

Điểm B nằm giữa hai điểm A và N nên 3 điểm B, A, N thẳng hàng.

Điểm M nằm giữa hai điểm A và B nên 3 điểm B, A, M thẳng hàng.

Do đó, cả 4 điểm A, B, M, N đều thẳng hàng (cùng nằm trên một đường thẳng).

Trần Tiến Pro ✓
12 tháng 9 2018 lúc 21:32

Bài 11

a) Điểm R nằm giữa 2 điểm M và N

b) 2 điểm R và N nằm cùng phía đối với điểm M

c) 2 điểm M và N nằm khác phía đối với R

Bài 12

a) Điểm M nằm giữa 2 điểm M và P

b) Điểm M ko nằm giữa 2 điểm N và Q

c) Điểm N và P nằm giữa 2 điểm M và Q

Bài 13

a) AMBN

b)  Vẽ giống hình câu a

FPT
12 tháng 9 2018 lúc 22:35

11

a) điểm R nằm giữa hai điểm M và N

b) hai điểm R và N nằm cùng phía đối với điểm M

c) hai điểm M và N nằm khác phía đối với điểm R

12

a M N P Q hình 13

a) điểm N nằm giữa hai điểm M và P

b) điểm M ko nằm giữa điểm N và Q

c) có hai điểm nằm giữa điểm M và Q là N và P(có hai điểm nên cũng ko xác định được nữa

13

a)  M A B N

b)

B A N M

Nàng Tiên Cá
Xem chi tiết
Nàng Tiên Cá
8 tháng 10 2018 lúc 22:40

Càng nhanh, càng đầy đủ mik càng k nhé!

Ai muốn k thêm thì khi giải bài xog rùi ns luôn nhé!

HoàngMiner
8 tháng 10 2018 lúc 22:50

Cờ lờ nhé :)

Kill Myself
8 tháng 10 2018 lúc 23:08

Bài 101. Trong các số sau, số nào chia hết cho 3, số nào chia hết cho 9 ?

187;    1347;      2515;      6534;    93 258.

Hướng dẫn: Vận dùng các dấu hiệu chia hết cho 9, cho 3 ở phần A (phía trên)

Đáp số: Những số chia hết cho 3 là: 1347; 6534; 93 258.

Những số chia hết cho 9 là 93 258 và 6534.

Bài 102. Cho các số: 3564; 4352; 6531; 6570; 1248

a) Viết tập hợp A các số chia hết cho 3 trong các số trên.

b) Viết tập hợp B các số chia hết cho 9 trong các số trên.

c) Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp A và B.

Giải: a) Vì 3564 có tổng các chữ số là 3 + 5 + 6 + 4 = 18, chia hết cho 3;

4352 có 4 + 3 + 5 + 2 = 14 không chia hết cho 3, không chia hết cho 9;

6531 có 6 + 5 + 3 + 1 = 15 chia hết cho 3;

6570 có 6 + 5 + 7 + 0 = 18 chia hết cho 9;

1248 có 1 + 2 + 4 + 8 = 15 chia hết cho 3.

Vậy A = {3564; 6531; 6570; 1248}

Tương tự các em làm câu b, c

b) B = {3564; 6570}.

c) B ⊂ A

Bài 103 trang 41 SGK Toán. Tổng (hiệu) sau có chia hết cho 3 không, có chia hết cho 9 không ?

a) 1251 + 5316;

b) 5436 – 1324;

c) 1.2.3.4.5.6 + 27.

HD: Có thể tính tổng (hiệu) rồi xét xem kết quả  tìm được có chia hết cho 3, cho 9 không. Cũng có thể xét xem từng số hạng của tổng (hiệu) có chia hết cho 3, cho 9 không. Chẳng han: 1251 chia hết cho 3 và cho 9, 5316 chỉ chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9. Do đó tổng 1251 + 5316 chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9.

Đáp số:

a) 1251 + 5316 chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9.

b) 5436 – 1324 không chia hết cho 3, không chia hết cho 9.

c) Vì 1 . 2 .  3 . 4 . 5 . 6 = 1 . 2 .  3 . 4 . 5 . 3 . 2 = 9 . 1 . 2 . 4 . 5 . 2 chia hết cho 9 và 27 cũng chia hết cho 9 nên 1 . 2 .  3 . 4 . 5 . 6 + 27 chia hết cho 9. Do đó cũng chia hết cho 3.

Bài 104 . Điền chữ số vào dấu * để:

a) 5*8 chia hết cho 3;

b) 6*3 chia hết cho 9;

c) 43* chia hết cho cả 3 và 5;

d)  *81* chia hết cho cả 2, 3, 5, 9. (Trong một số có nhiều dấu *, các dấu * không nhất thiết thay bởi các chữ số giống nhau).

Đáp án: a) Điền chữ số vào dấu * để tổng 5 + * + 8 hay tổng 13 + * chia hết cho 3.

ĐS: 528;558;588,.

b) Phải điền một số vào dấu * sao cho tổng 6 + * + 3 chia hết ch0 9. Đó là chữ số 0 hoặc chữ số 9. Ta được các số: 603; 693.

c) Để số đã cho chia hết cho 5 thì phải điền vào dấu * chữ số 0 hoặc chữ số 5. Nếu điền chữ số 0 thì ta được số 430, không chia hết cho 3. Nếu điền chữ số 5 thì ta được số 435. Số này chia hết cho 3 vì 4 + 3 + 5 chia hết cho 3. Vậy phải điền chữ số 5.

d) Trước hết, để *81* chia hết cho 10 thì chữ số tận cùng là 0; tức là *81* = *810. Để *810 chia hết cho 9 thì * + 8 + 1 + 0 = * + 9 phải chia hết cho 9.

Vì * < 10 nên phải thay * bởi 9.

Vậy *81*= 9810.

Bài 105 trang 42. Dùng ba trong bốn chữ số 4, 5, 3, 0 hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số sao cho câc số đó:

a) Chia hết cho9;

b) Chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9.

Đáp án:  a) Số chia hết cho 9 phải có tổng các chữ số chia hết cho 9. Do đó các số cần tìm là: 450, 540, 405, 504.

b) Số chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 phải có tổng các chữ số chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9. Do đó các số cần tìm là: 543, 534, 453, 435, 345, 354.

Bài 106. Viết số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số sao cho số đó:
a) Chia hết cho 3;
b) Chia hết cho 9.

Đáp án:  a) Muốn viết số nhỏ nhất có năm chữ số thì số đầu tiên phải là chữ số nhỏ nhất có thể được, chữ số đó phải là 1. Chữ số thứ hai là chữ số nhỏ nhất có thể được, đó là chữ số 0. Tương tự, chữ số thứ ba, thứ tư cũng là 0. Vì số phải tìm chia hết cho 3 nên tổng các chữ số phải chia hết cho 3. Do đó chữ số cuối cùng phải llaf chữ số 2.

Vậy số phải tìm là 10002.

b) Tương tự câu a, Số phải tìm là 10008.

Hok tốt

# MissyGirl #
 

Nàng Tiên Cá
Xem chi tiết
Nguyễn Trường Giang
9 tháng 10 2018 lúc 22:19

goole sinh ra để ngắm à trên đó có đó sách mới sách cũ có tất

Nàng Tiên Cá
9 tháng 10 2018 lúc 22:21

Xin lỗi mik viết lộn câu a, b, c nhé mọi người

Ai nhanh Tiên Cá k lun cho!

ッƘα ŋɠøαŋ ʋαїℓøŋღ
9 tháng 10 2018 lúc 22:21

Tiên Cá ơi, có phải bài KHANG'S BLOG ko?

linh Nguyen
Xem chi tiết
bùi việt anh
7 tháng 9 2018 lúc 19:16

a, 996+45=1000+41=1041

b, 37+198=35+200=235

_____Teexu_____  Cosplay...
7 tháng 9 2018 lúc 19:18

a , 996 + 45 = 1000 + 41 = 1041

b , 37 + 198 = 35 +200 = 235

- Đã Xem , Đã Kb 

~ Ủng Hộ Mk Nha <3 I <3 U <3

Thư Hoàng
7 tháng 9 2018 lúc 19:21

a) 996 + 45

= 996 + 41 + 4

= (996+4) + 41

= 1000+41

= 1041

b) 37 + 198

= 2 + 35 +198

= (2 + 198) + 35

= 100 + 35

=135

linh Nguyen
Xem chi tiết
KIM TAEHYUNG
28 tháng 8 2018 lúc 20:23

trả lời 

đề bài đâu bạn 

Kill Myself
28 tháng 8 2018 lúc 20:27

Giải bài 1:dap-an-bai-1

–  Trong hình còn 4 điểm chưa đặt tên, ta dùng 4 chữ  cái in hoa , chẳng hạn A,B,C,D để đặt tên cho 4 điểm đó.

– Trong hình còn 2 đg thẳng chưa đặt tên, ta dùng hai chữ cái thường chẳng hạn b,c để đặt tên cho hai đg thẳng đó.

Em có thể  vẽ hình như sau:

a A c C B b

a, Điểm A thuộc những đường thẳng nào? Điểm  B thuộc những đườngthẳng nào? Viết trả lời bằng những ngôn ngữ thông thường và kí hiệu.
b, Những đườngthẳng nào đi qua B, những đường thẳng nào đi qua C, ghi kết quả bằng kí hiệu.

Ko biết có phải bài bn cần ko nữa . Chúc bn học tốt .

MissyGirl #

Trần Tiến Pro ✓
28 tháng 8 2018 lúc 20:31

Bài 1

Bài 2

Giải bài 2 trang 104 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

Bài 3

Giải bài 3 trang 104 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

b)

Giải bài 3 trang 104 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

c)

linh Nguyen
Xem chi tiết
❤️Hoài__Cute__2007❤️
17 tháng 9 2018 lúc 19:06

Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế.

Năm ấy, cây khế trong vường nhà người em ra quả rất sai. Từng chùng quả chín vàng như năng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khể mà vui mừng, tính đem bán để lấu tiền mua gạo.

Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời:

“Ăn một quả trả một cục vàng

May túi ba gang, mang đi mà đựng”

Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn vể kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, dên một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.

Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đởi cho anh.

Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói:

“Ăn một quả trả một cục vàng

May túi ba gang, mang đi mà đựng”

Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu bái trên đảo, người anh vội vàng nhết đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vổ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.

Hoàng Ngọc Khánh
17 tháng 9 2018 lúc 19:07

“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã dược cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đấy.

Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống dầu thai làm con. Từ dó, người vự có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha dể lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lơi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.

Năm ấy, đển lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu dể chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chêt chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trôn đi vì dã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gôc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh dô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.

Năm ấy, vua mở hội lớn dể chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con dại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.

Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng dau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ơ của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng dá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu dược con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.

Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây dàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.

Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt dể trd thành người có ích cho xã hội vì em hiểu đươc ý nghĩa sâu xa của truyện cô tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.

Học tốt

Thư Hoàng
17 tháng 9 2018 lúc 19:07

Bài này lấy từ google, bạn tham khảo nhé.

Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao Đã thành lệ, đêm nào, trước khi di ngủ, bà nội cũng kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Đêm qua, bà kể chuyện “Thánh Gióng”. Câu chuyện thật hay. Chúng em bị cuốn hút theo từng lời kể hấp dẫn của bà.

Bà kể rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao uớc có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.

Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong dã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp nuôi chú bé vì ai cũng mong giết giặc, cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nưởc rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả dem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc ấo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.

Câu chuyện Thánh Gióng để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Nó nói lên truyền thống oai hùng đoàn kết chống giặc cứu nước của ông cha ta và thể hiện ước mơ của nhân dân: muốn có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

linh Nguyen
Xem chi tiết
Vũ Thị Thoa
30 tháng 8 2018 lúc 19:57

Sách lớp mấy bạn

Nguyen Tài
30 tháng 8 2018 lúc 20:01

Trên mạng đầy mà

Kill Myself
30 tháng 8 2018 lúc 20:01

Bài 6. a) Viết số tự nhiên liền sau mỗi số:
17;             99;              a (với a ∈ N).

b) Viết số tự nhiên liền trước mỗi số:

35;         1000;       b (với b ∈ N*).

ĐS: a) 18;            100;              a + 1.

b) Số liền trước của số tự nhiên a nhỏ hơn a 1 đơn vị. Mọi số tự nhiên khác 0 đều có số liền trước. Vì b  ∈ N* nên b ≠ 0.

Vậy đáp số là: 34;    999;              b – 1

Bài 7. Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
a) A = {x ∈ N | 12 < x < 16};

b) B = { x∈ N* | x < 5};

c) C = { x ∈ N | 13 ≤ x ≤ 15}

Giải: a) Vì x > 12 nên 12  ∉ A, tương tự 16 ∉ A. Ta có A = {13; 14; 15}

b) Chú ý rằng 0 ∉ N*, do đó B = {1; 2; 3; 4}.

c) Vi 13 ≤ x nên x = 13 là một phần tử của tập hợp C; tương tự x = 15 cũng là những phần tử của tập hợp C. Vậy C = {13; 14; 15}.

Bài 8. (trang 8 SGK Toán 6). Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 5 bằng hai cách. Biểu diễn trên tia số các phần tử của tập hợp A.

Đáp á: Các số tự nhiên không vượt quá 5 có nghĩa là các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 5.

(Liệt kê các phần tử) A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}

(Dùng tính chất đặc trưng cho các phần tử) A = { x ∈ N | x ≤ 5}.

Bài 9. Điền vào chỗ trống để hai số ở mỗi dòng là hai số tự nhiên liên tiếp tăng dần:

  ….,8

a,…..

Giải: Số tự nhiên liền sau số tự nhiên x là x + 1.

Ta có:                                7, 8

a, a + 1.

Bài 10 trang 8 SGK Toán. Điền vào chỗ trống để ba số ở mỗi dòng là ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần:
…,4600,…

…, …, a.

Giải: Số tự nhiên liền trước của số x ≠ 0 là số x – 1.

Số liền trước của 4600 là 4600 – 1 hay 4599;

Số liền sau 4600 là 4600 + 1 hay 4601. Vậy  ta có 4599; 4600; 4601.

Số liền trước của a là a – 1; số liền trước của a – 1 là (a – 1) -1 hay a – 2.

Vậy ta có (a – 1) – 1; a – 1; a hay a – 2; a – 1; a.

Ko bt có phải bài bn cần ko nữa . chúc bn học tốt .

# MissyGirl #