Những câu hỏi liên quan
Lê Khoa Hạnh Uyên
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
4 tháng 10 2016 lúc 17:51

- Triều đại phong kiến Trung Quốc đã xâm lược nước ta:nhà Triệu,nhà Hán,nhà Đông HánĐông NgôTào Ngụynhà Tấnnhà Tềnhà Lương, nhà Tùynhà Đường, nhà Nam Hán, thời thuộc Minh

- Thất bại trong các cuộc xâm lược đó là:

Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay tiếp tục làm Tiết độ sứ. Năm 917, Khúc Hạo chết, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay.

Năm 923/930, vua Nam Hán sai Lý Khắc Chính đem quân sang đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ đem về nước, Lý Khắc Chính ở lại giữ Giao Châu.

Năm 931, Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo đem quân đánh phủ thành Đại La, lại đánh tan quân Nam Hán do Trần Bảo dẫn sang cứu viện, giết Trần Bảo và tự xưng làTiết độ sứ.

Năm 937, bộ tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết ông để chiếm ngôi.

Năm 938, bộ tướng khác, đồng thời là con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền đem quân giết Kiều Công Tiễn, rồi đánh tan đạo quân xâm lược Nam Hán do Hoằng Tháo dẫn đầu sang tiếp ứng cho Công Tiễn, lập ra nhà Ngô. Từ đó bắt đầu thời kỳ độc lập ổn định của Việt Nam.

 

Bình luận (24)
doannam
25 tháng 9 2017 lúc 20:58

Tính từ thế kỷ thứ 10 đến nay, không dưới 10 lần người Việt phải chịu đựng các cuộc tiến công xâm lăng từ phương Bắc. Năm 938 Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Người Việt được hưởng hoà bình ít năm, cho đến năm 981, Lê Hoàn phá tan quân Tống. Sang thế kỷ thứ 11, Lý Thường Kiệt mang quân đại phá Ung Châu và lui về đắp lũy trên sông Như Nguyệt. Chiến thắng này của nhà Lý mang lại hoà bình cho Việt Nam đến thế kỷ thứ 13. Từ năm 1258 đến 1288, trong ngắn ngửi có 30 năm, người Việt Nam phải hứng chịu ba cuộc xâm lược tàn bạo đến từ Trung Quốc. Đạo quân xâm lược từ phương Bắc quay lại vào năm 1404. Lần này phải mất 23 năm, đến năm 1427 người Việt mới giành lại được độc lập dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Đây cũng là lần xâm lược để lại hậu quả đau thương nhất cho văn minh người Việt, khi Trung Quốc thực hiện việc đốt phá kinh sách, đập phá văn bia trong suốt những năm chiếm đóng nhằm hủy diệt văn hoá và đồng hoá Việt Nam. Sang thế kỷ thứ 18, Trung Quốc một lần nữa xua quân chiếm kinh đô Thăng Long. Lần này chúng gặp một đối thủ cứng cựa là vua Quang Trung, nên bị đánh tan tác và phải tháo chạy về nước sau ít tháng. Cuộc đô hộ 80 năm của Pháp ở Việt Nam khiến các đạo quân xâm lăng phương Bắc bị gián đoạn trong một khoảng thời gian. Đến năm 1974, chúng quay lại chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Năm năm sau đó, 30 vạn quân Trung Quốc tràn xuống phía Bắc. Bị chặn lại và phải tháo lui, tuy nhiên tình trạng chiến tranh còn bị duy trì đến tận những năm 1990. Năm 1988, Trung Quốc xua hải quân chiếm đóng một phần Trường Sa. Đến năm 2014, Trung Quốc xua hạm đội và giàn khoan cắm sâu vào vùng biển Việt Nam, trong một mưu đồ xâm lăng không hề che dấu.

Bình luận (0)
Satoshi
7 tháng 10 2018 lúc 20:59

Triều đại nhà tần, nhà hán,nhà tùy,nhà đường

Bình luận (0)
trần vũ
Xem chi tiết
....
12 tháng 4 2021 lúc 16:42

Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung hưng (1533–1789). Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại[1] tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.

Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế.

Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là Quang Toản còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có lãnh đạo đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang Nguyễn Ánh, một hậu duệ của dòng họ Chúa Nguyễn nắm quyền trên đất Đàng Trong trước kia.

Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn. Đối với nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn do họ đã đánh đổ thế lực của chúa Nguyễn. Chính vì thế, nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những di tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người mến mộ vẫn ghi nhớ các chiến tích và công lao của nhà Tây Sơn, nhiều nơi đã lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.[

Bình luận (0)

câu 1:

Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung hưng (1533–1789). Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại[1] tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.

Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế.

Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là Quang Toản còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có lãnh đạo đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang Nguyễn Ánh, một hậu duệ của dòng họ Chúa Nguyễn nắm quyền trên đất Đàng Trong trước kia.

Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn. Đối với nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn do họ đã đánh đổ thế lực của chúa Nguyễn. Chính vì thế, nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những di tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người mến mộ vẫn ghi nhớ các chiến tích và công lao của nhà Tây Sơn, nhiều nơi đã lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.

Bình luận (0)

câu 2:

Năm 1771, ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đứng dậy khởi nghĩa. Sau khi hai chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương) bị giết năm 1777, chúa mới là Nguyễn Phúc Ánh, dù bị đánh thua nhiều lần, vẫn cố tập hợp lại lực lượng để khôi phục.

Tháng 2 năm Quý Mão (1783), vua nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc sai hai em là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ mang quân vào Nam. Tướng Nguyễn là Châu Văn Tiếp dùng hỏa công chống ngăn nhưng không được. Thua trận, chúa Nguyễn Ánh phải chạy xuống Ba Giồng (Định Tường), còn Châu Văn Tiếp phải men theo đường núi qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện.

Trong giai đoạn này nước Xiêm La lúc bấy giờ đang lúc thịnh vượng[3] và nuôi tham vọng chiếm lấy Cao Miên và Gia Định để mở rộng bờ cõi. Khi nghe Châu Văn Tiếp - một bề tôi thân tín của chúa Nguyễn - đến cầu cứu, vua Xiêm là Rama I liền đồng ý.[4]

Được hứa hẹn, Châu Văn Tiếp gửi ngay mật thư báo tin cho chúa Nguyễn. Sau khi hội đàm với tướng Xiêm tại Cà Mau xong, vào tháng 3 năm Giáp Thìn (1784), chúa Nguyễn qua đến thành Vọng Các hội kiến với vua Xiêm. Được tiếp đãi và giúp đỡ, chúa Nguyễn tổ chức lại lực lượng.

Trong tập Kỷ yếu Hội nghị khoa học lịch sử nhân kỷ niệm 200 năm ngày chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút tại Tiền Giang vào tháng 12-1984, trong đó bài tham luận của nhà sử học Phan Huy Lê đánh giá, nhận xét như sau[5]:

Triều Mạc thỏa thuận với nhà Minh và cắt đất cho giặc. Chúa Trịnh bất lực để cho nhà Minh rồi nhà Thanh lấn cướp nhiều dải đất biên cương. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm và câu kết với chủ nghĩa tư bản phương Tây. Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào giày xéo đất nước.

Đây không còn là hành vi bán nước của từng phần tử phong kiến mà là sự phản bội dân tộc của các thế lực phong kiến nắm quyền thống trị. Giai cấp phong kiến đang trải qua một quá trình phân hóa sâu sắc, trong đó từng bộ phận phong kiến cầm quyền, có tính chất đại diện, đã phản bội lợi ích dân tộc và sẵn sàng câu kết với giặc. Kẻ thù của độc lập dân tộc tìm thấy một chỗ dựa, một lực lượng nội ứng ngay bên trong cơ cấu xã hội

Bình luận (0)
Chu Thanh Hiền
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
1 tháng 11 2016 lúc 19:38

Các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây vì:

- Đây là khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, khoáng sản.

- Chế độ phong kiến suy yếu.

=> Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của các nước phương Tây.

Bình luận (0)
Đỗ Phạm My Sa
1 tháng 11 2016 lúc 21:45

Vì :

- Tư bản phương tây đang trên đà phát triển mạnh mẽ

- Giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Do chế độ phong kiến các nước Đông Nam Á suy yếu

 

 

 

Bình luận (0)
Dương Nguyễn
Xem chi tiết
animepham
10 tháng 5 2023 lúc 22:33

Bài học : 

- Đẩy mạnh tinh thần đoàn kết của nhân dân 

- Đề ra các kế sách đánh giặc  đúng đắn và sáng tạo 

- Trọng dụng dân tài 

Bình luận (0)
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Chi Nguyen Dao
12 tháng 11 2021 lúc 0:54

Xiêm mở cửa cho phương Tây còn VN thì không, nhà Nguyễn bế quan tỏa cảng, không cho Pháp vào nên TD Pháp nổ súng xâm lược VN.

Bình luận (0)
Trần Đào Tuấn
Xem chi tiết
Bùi Quỳnh Hương
19 tháng 5 2016 lúc 11:33

- Quân Tống 

- Quân Mông - Nguyên 

- Quân Minh - Trung Quốc

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Nya arigatou~
19 tháng 10 2016 lúc 20:45

Lịch sử chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc là những cuộc xung đột, chiến tranh, từ thời Cổ đại đến thời Hiện đại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là các sự kiện nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Những xung đột đó được biết đến từ những truyền thuyết truyền miệng thời xa xưa, như truyền thuyết thời Hồng Bàng, quốc gia Văn Lang của Hùng Vương phải phòng vệ trước sự xâm lược của nhà Ân.

Nhà Tần sau khi thôn tính các quốc gia Trung Nguyên đã tiếp tục tràn xuống phía nam sông Trường Giang, xâm chiếm lãnh thổ các bộ lạc Bách Việt trong đó có Âu Lạc,Thục Phán đã lãnh đạo thành công cuộc chiến 10 năm bảo vệ lãnh thổ (218-208 TCN), nhưng sau đó bị mắc bẫy nên mất quyền cai trị đất nước vào tay nhà Triệu năm 179 TCN (hoặc 207 TCN). Từ đây vùng lãnh thổ độc lập của người Việt phải chịu tình trạng thuộc địa của các triều đại phương bắc Trung Quốc trong 10 thế kỷ (179 TCN- 905 hoặc 111 TCN - 905).[1] Các triều đại của Trung Quốc từng kiểm soát lãnh thổ thuộc Việt Nam ngày nay là Tây Hán (111 TCN-9),Tân (9-23), Đông Hán (23-220) (gián đoạn 40-43 khởi nghĩa Hai Bà Trưng), Đông Ngô (222-280), Tây Tấn (280-316), Đông Tấn (317-420), Lưu Tống (420-479), Nam Tề (479-502), Lương (502-557), Trần(557-589), Tùy (581-619), Đường (618-905).

Người Việt giành được độc lập tự chủ, kết thúc thời kì Bắc thuộc có thể từ năm 905 khi Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ, hay năm 938 khi Ngô Quyền đánh thắng quânNam Hán. Người Việt giành được tự chủ cho mình, nhưng trong suốt hơn 1000 năm tiếp theo cho đến hiện tại xảy ra nhiều cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia.

Bình luận (2)
Tú Nguyên Phan
20 tháng 10 2016 lúc 14:32

Nhà Hán 

Nhà Thanh

Nhà Đường

Nhà Nguyên

Nhà Minh

Nhà Tần

Nhà Tống

..................

Bình luận (1)
Phạm Thị Thanh Trúc
Xem chi tiết
Delete
21 tháng 10 2016 lúc 5:09

Trong triều đại phong kiến Trung Quốc có rất nhiều thời đã xâm lược nước ta như: thời Tống, thời Đường, Thời Hán,...Nhưng nổi trội hơn cả là cuộc chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.Năm 931, Dương Đình Nghệ Đánh đuổi quân Nam Hán, giành quyền tự chủ cho người Việt và được gọi là Tiết độ sứ. Năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết để chiếm chức Tiết độ sứ. Con rễ và cũng là một tướng khác của Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng đi đánh Kiều Công Tiễn vì tội phản chủ. Kiều Công Tiễn sợ liền đi cầu cứu vua Nam Hán. Vua Nam Hán phong con trai là Lưu Hoằng Tháo đi chỉ huy đạo quân tiến đán nước ta trên sông Bạch Đằng. Năm 938, Kiều công Tiễn bị giết, Hoằng Tháo đem 2 vạn quân tiến đấnh sông Bạch Đằng. Ngô Quyền cho quân sĩ cắm cọc gỗ có đầu bịt sắt xuống sông Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên bãi cọc không bị lộ. Vào cuối năm 938, quân nam Hán tiến vào cửa biển Bạch Đằng nước ta. Ngô Quyền đem một toán quân nhỏ ra nhử địch, và hai bên bờ sông thì cho người mai phục. Khi quân Nam Hán đã mắc mưu: Thuỷ triều xuống, các cọc sắt nhô lên đâm thủng các chiến thuyền của giặc. Ngô Quyền sai quân đánh tới tấp, đoàn quân thất bại thảm hại, Lưu Hoằng Tháo bị giết cùng nhiều tướng sĩ khác.

Bình luận (0)
Lê Hồ Thư
Xem chi tiết
Bình Nguyễn
18 tháng 12 2016 lúc 19:20

Vì thời điểm lúc đó thì trung quốc không tham gia cuộc chiến thứ nhất nên bảo toàn đc kinh tế, chính trị. Đồng thời TQ còn là 1 nước có vị trí tốt, giàu tài nguyên, thị trường rộng lớn, kinh tế phát triển và đông dân . Nhật Bản thì sau cuộc Duy Tân Minh Trị, phát triển lớn về mọi mặt nên từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành 1 cường quốc đế quốc lớn, Nhật Bản vì chỉ mở rộng thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài thất bại vì các nước lớn ở phương tây vì tham gia vào cuộc chiến 1 nên ảnh hưởng nặng nề kinh tế suy yếu. Tiêu thụ trong nước không đáng kể dẫn đến 1 lượng lớn sản phẩm làm ra bị thừa thãi. Nên mục đích Nhật thâu tóm Trung quốc là mở rộng thị trường, tài nguyên khoáng sản.

Bình luận (2)