Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyen Tài
Xem chi tiết
pham ba linh
19 tháng 9 2018 lúc 20:36

Mỗi độ hè về mái trường thân yêu không thể nào thiếu bóng dáng và màu sắc của hoa phượng. Bên cạnh những dãy bằng lằng tím như màu mực tím của tuổi học trò thì hoa phượng đỏ rực lúc nào cũng nở xòe đợi những cô cậu học trò nhặt về ép vào trang vở trắng làm kỉ niệm.

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao một loài hoa đẹp như thế, tươi tắn và rực rỡ như thế lại nở vào mùa chia tay không?. Thân cây phượng chắc chắn nâu trầm, tán phượng xòe rộng những chiếc lá nhỏ tí chắp lại với nhau mềm mại. Có lẽ phượng đỏ rực là thế, đẹp là thế để lưu luyến bước chân của những cô cậu học trò. Mùa hè hứa hẹn biết bao nhiêu là điều hay, người đi du lịch cùng gia đình, người được chạy nhảy trên cánh đồng đầy cỏ cây hoa lá. Những cô cậu học sinh chăn trâu ngày nào cũng được gặp nhau và chơi nhiều trò chơi dân gian thú vị. Những niềm vui ấy khiến cho học trò tạm thời quên đi trường lớp, bạn bè, thầy cô. Phượng nở cả mùa hè để in sâu vào tâm trí những cô cậu học trò ấy, thôi thúc cô cậu học trò ấy đến trường. Khi ta gắn bó với một thứ gì đó quá lâu thì đến khi không gắn bó nữa ta sẽ thấy nhớ nó vô cùng.

Cánh phượng mềm như cánh bướm, tán cây mở rộng như lòng mẹ ôm ấp lấy những cậu học trò nghịch ngợm trèo lên hái hoa không bị ngã. Hoa phượng cũng nhân từ như một người cô giáo hiền thục hết lòng yêu mến học trò. Mặc cho học trò nghịch ngợm có hái hoa bẻ lá, cây vẫn chẳng một lời oán trách.

Dù có đi đâu, làm gì có lẽ con người không bao giờ quên được những ngày tháng êm đềm của tuổi học trò mà trong đó hoa phượng như một dấu in rực rỡ nhất. Chẳng có lúc bác bảo vệ bắt một cậu học trò đang trèo cây hái hoa, về sau nó cũng là kỉ niệm vô cùng đẹp. Trên cuốn lưu bút mực tím ấy, cánh hoa phượng vẫn xòe như cánh bướm, nó không còn tươi tắn rực rỡ nữa mà nó nhuốm màu thời gian.

Tô Ánh Dương
19 tháng 9 2018 lúc 20:37

Mỗi độ hè về mái trường thân yêu không thể nào thiếu bóng dáng và màu sắc của hoa phượng. Bên cạnh những dãy bằng lằng tím như màu mực tím của tuổi học trò thì hoa phượng đỏ rực lúc nào cũng nở xòe đợi những cô cậu học trò nhặt về ép vào trang vở trắng làm kỉ niệm.

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao một loài hoa đẹp như thế, tươi tắn và rực rỡ như thế lại nở vào mùa chia tay không?. Thân cây phượng chắc chắn nâu trầm, tán phượng xòe rộng những chiếc lá nhỏ tí chắp lại với nhau mềm mại. Có lẽ phượng đỏ rực là thế, đẹp là thế để lưu luyến bước chân của những cô cậu học trò. Mùa hè hứa hẹn biết bao nhiêu là điều hay, người đi du lịch cùng gia đình, người được chạy nhảy trên cánh đồng đầy cỏ cây hoa lá. Những cô cậu học sinh chăn trâu ngày nào cũng được gặp nhau và chơi nhiều trò chơi dân gian thú vị. Những niềm vui ấy khiến cho học trò tạm thời quên đi trường lớp, bạn bè, thầy cô. Phượng nở cả mùa hè để in sâu vào tâm trí những cô cậu học trò ấy, thôi thúc cô cậu học trò ấy đến trường. Khi ta gắn bó với một thứ gì đó quá lâu thì đến khi không gắn bó nữa ta sẽ thấy nhớ nó vô cùng.

Cánh phượng mềm như cánh bướm, tán cây mở rộng như lòng mẹ ôm ấp lấy những cậu học trò nghịch ngợm trèo lên hái hoa không bị ngã. Hoa phượng cũng nhân từ như một người cô giáo hiền thục hết lòng yêu mến học trò. Mặc cho học trò nghịch ngợm có hái hoa bẻ lá, cây vẫn chẳng một lời oán trách.

Dù có đi đâu, làm gì có lẽ con người không bao giờ quên được những ngày tháng êm đềm của tuổi học trò mà trong đó hoa phượng như một dấu in rực rỡ nhất. Chẳng có lúc bác bảo vệ bắt một cậu học trò đang trèo cây hái hoa, về sau nó cũng là kỉ niệm vô cùng đẹp. Trên cuốn lưu bút mực tím ấy, cánh hoa phượng vẫn xòe như cánh bướm, nó không còn tươi tắn rực rỡ nữa mà nó nhuốm màu thời gian.

Võ Ngọc Tuyết Như
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
14 tháng 11 2021 lúc 17:02

Tham khảo!

 

Em rất yêu thích những bóng cây nơi sân trường, những tán lá rợp mát xòe rộng ngập tràn kỉ niệm. Và có lẽ, em yêu nhất là cây phượng vĩ nơi góc sân trường.

Cây phượng vĩ này nép mình lặng lẽ nơi góc kín, nếu không để ý kĩ thì sẽ khó lòng mà thấy được vì nó bị che khuất bởi những tán cây rợn ngợp kia. Có khi, chỉ một ngày hè nóng nực, đứng trên lan can tầng ba mà đưa mắt nhìn ra khắp sân trường, hưởng thụ những cơn gió mát, có lẽ trong thoáng chốc sẽ thu được sắc đỏ thắm rực rỡ của những bông hoa phượng nở thành chùm ấy. Từng bông hoa như cánh bướm dập dờn, đan cài vào nhau, cứ thế lấp lánh, như rực lên dưới nắng chói chang. Gốc cây phượng ấy chính là nơi bí mật của em, nơi đây rất yên tĩnh và mát mẻ.

Cầm một cuốn sách, ngồi dưới gốc cây mà đọc, mà lắng nghe lòng mình, lắng nghe tiếng chim kêu, lắng nghe tiếng gió xào xạc, thưởng thức hương hoa dịu nhẹ, hương lá thanh thanh thì còn gì tuyệt vời hơn nữa. Có những chiều ra về ngủ quên dưới gốc cây, khi em tỉnh dậy, toàn thân đã tràn ngập lá và hoa, sắc trắng tinh khôi của tấm áo học trò như được tô điểm.

Những ngày cuối năm học, em dạo bước tới chỗ cây phượng, nhặt lấy những cánh hoa mềm mà đem về ép vào trang sách, thêm một dấu ấn kỉ niệm thời học trò. Cây như người bạn của em vậy. Mỗi lần có chuyện không vui ở trường, chỉ cần ngồi dưới gốc cây, dựa lưng vào thân cây màu nâu xù xì thô ráp là mọi khó chịu dường như tan biến hết cả.

Em rất yêu cây phượng này. Em ước gì nơi đây vẫn sẽ luôn là nơi bí mật của em, là người bạn tuyệt vời của riêng e suốt những năm tháng tiếp theo dưới mái trường thân yêu.

Cihce
Xem chi tiết
vật lý
17 tháng 10 2021 lúc 20:28

Những ngày cuối năm đang trôi nhanh trong cái háo hức của mọi người. Góp mình vào sự rộn ràng ấy, những cành mai cũng nở rộ để đón chào nàng xuân. Mới mấy hôm trước, trên thân cây mới chỉ là những mầm non nhỏ bé mới nhú. Mà hôm nay, cả cây mai đã khoác lên mình chiếc áo vàng ruộm rực rỡ. Những bông mai vàng năm cánh mọc thành từng chùm, kết thành từng cụm chói sáng. Dưới ánh nắng của mùa xuân, có lúc em không phân biệt được đó là màu vàng của hoa mai hay là màu của ánh nắng bị phản chiếu. Cùng với hoa mai vàng là những chiếc lá non tơ màu xanh non, óng ánh lên trong ánh sáng chan hòa ngày mới. Tất cả kết hợp lại với nhau, tạo nên vẻ đẹp ngất ngây cho cây hoa mai mỗi khi Tết đến xuân về.

 
Nguyễn Bảo Anh
17 tháng 10 2021 lúc 20:29

Bạn tham khảo nha:

   Biểu tượng hoa sen tươi thắm chứng minh sự cao đẹp , mượt mà của nhân dân dân ta  . Hoa sen đẹp như chính tâm hồn của người Việt Nam . Mỗi khi nhìn ngắm chúng , tôi cảm thấy mình thật yêu đời và tự hào là con rồng cháu tiên . Hoa rất nhiều loại và có vẻ đẹp sắc thái khác nhau . Nhưng chúng đều có đặc trưng riêng làm cho ai nhìn vào cũng say đắm . Càng nhìn , tôi cảm thấy con người Việt thật dũng mạnh , đã góp nhiều công lao về cho tổ quốc . Tôi mong sau này nền văn hóa sẽ phát triển phồn vinh hơn nhưng đồng thời giữ lại những vẻ đẹp tươi thắm của ông cha ta .

Trường Phan
Xem chi tiết
Trường Phan
25 tháng 12 2021 lúc 15:44

mn giúp mik với

Linhh
Xem chi tiết
kimytq2
Xem chi tiết
Trân Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:13

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”.

 

Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ôm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.

Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:13

Mình gửi bạn đáp án bài tóm tắt nhé!

Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:15

Giai đoạn 1930 – 1945, trào lưu văn học hiện thực phê phán nổi lên, là một nhà văn tiêu biểu trong thời điểm bấy giờ, Nam Cao cũng không nằm ngoài guồng quay của trào lưu đó. Ông cho ra đời tác phẩm “Tắt đèn” như muốn gửi gắm tới người đọc “bộ mặt thật” của xã hội lúc này. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chị Dậu – một người phụ nữ bị áp bức, bóc lột quá nhiều, thế nhưng, đằng sau sự nhẫn nhịn chịu đựng của người phụ nữ mỏng manh đó chính là tinh thần phản kháng vô cùng mạnh mẽ. Một trong những đoạn trích thể hiện rõ tinh thần ấy là “Tức nước vỡ bờ”.

Đón chồng trở về nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo, được người hàng xóm cho vay ít gạo, chị vội vã đưa lên nấu, cháo chín, chị cẩn thận ngồi thổi cho nguội rồi mới nhẹ nhàng nâng chồng dậy ngồi ăn. Giữa những lúc khó khăn, đói khổ vây quanh, người phụ nữ chịu trăm nghìn nỗi thống khổ ấy vẫn yêu thương, chăm sóc chồng hết mực.

Trước đó, vì không có tiền nộp sưu nên chồng chị bí trói và lôi đi. Một mình chị thân gái chạy vạy khắp nơi để vay tiền mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Túng quẫn, ngay cả đàn chó trong nhà còn chưa mở mắt chị cũng phải mang đi bán. Và người mẹ khốn khổ đó phải chịu cảnh đau đớn đến cùng cực khi dằn lòng mình dẫn đứa con gái đầu lòng ngoan hiền mang đi bán. Ruột đau như cắt khi nghe con van xin “U đừng bán con” nhưng chị vẫn buộc lòng phải làm vậy bởi chỉ còn cách này mới có thể cứu được chồng chị ra. Đắng cay thay, ngay sau khi phải hy sinh quá nhiều thứ quý giá mới có thể đánh đổi được tự do cho chồng thì lại một lần nữa, bọn tay sai đi thúc thế đã đến “quấy nhiễu” nhà chị. Chúng bắt chị phải nộp khoản thuế thân cho người em chồng đã mất cách đây mấy năm. Một bên thì chồng ốm đau thoi thóp, bên kia thì bọn tay sai thúc giục đòi tiền, người phụ nữ bé nhỏ như đang chơ vơ giữa biển đời chấp chới.

“Con giun xéo lắm cũng quằn”, ban đầu khi thấy chúng đến chị nhẫn nhịn van xin, năn nỉ, thế nhưng chúng vẫn nhất quyết không tha. Cho tới khi chị thấy tên cai lệ định lôi anh Dậu đi thì lúc này sự tức giận trong con người chị mới trào dâng lên tới đỉnh điểm. Chị không muốn nhún nhường nữa, không muốn phải chịu cảnh “thấp cổ bé họng” phải nhất nhất nghe theo mọi yêu cầu của lũ quan lại xấu xa. Chị “găng” lên với giọng điệu đanh thép: “Chồng tôi đang ốm, ông không được phép hành hạ. Mặc cho phản ứng dữ dội của chị, bọn tay sai vẫn tiến tới định đánh anh Dậu, “tức nước vỡ bờ”, chị chỉ thẳng tay vào mặt chúng với một lời thách thức: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Không dừng lại ở lời nói, chị đánh lại chúng. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa mà thay vào đó, giới hạn của sự chịu đựng đã khiến chị trở nên mạnh mẽ, không một tên tay sai nào có thể đánh lại được, chúng đành lủi thủi bỏ đi.

Nam Cao đã rất tài tình khi lồng ghép những biến chuyển tâm lý vào trong một nhân vật chỉ trong một đoạn ngắn. Đó không chỉ là những biến chuyển bình thường mà còn là sự hỗn đoạn nội tâm của một người phụ nữ phải trải qua quá nhiều biến cố. Tiếc rằng ý thức đấu tranh đó chỉ đến bột phát chứ không có sự định hướng nào cả, thế nên nó sớm lụi tàn như chính cuộc đời chị phải vùng chạy và lao vào màn đêm đen tối.

Có thể nói, “Tức nước vỡ bờ” chính là đoạn trích đặc sắc nhất trong tác phẩm “Tắt đèn”. Nó không chỉ lột tả được hình ảnh người phụ nữ kiên trung, hiền hậu, yêu chồng, thương con mà còn khiến người đọc hiểu hơn về một xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.

 Đây là câu 2 nhé!

Thanh Thủy Vũ
Xem chi tiết
Amee
27 tháng 3 2021 lúc 23:43

tham khảo

Trên sân trường em có rất nhiều loại cây nhưng loại cây mà em cảm thấy yêu thích nhất chính là cây bàng. Cây bàng được trồng ở sân trường em cũng được một thời gian rất dài, bàng vẫn ở đó lặng lẽ đón và tiễn biết bao thế hệ học sinh đến rồi đi. Thân bàng to lớn, phải bằng ba vòng tay của bọn học sinh chúng em. Mỗi mùa bàng lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Mùa hè, bàng cho chúng em bóng mát và nơi vui chơi. Cứ vào giờ ra chơi là bao nhiêu trò chơi của chúng em diễn ra dưới gốc bàng. Chúng em nhảy dây. đá cầu ,chơi ô ăn quan ,đọc truyện . Rồi mùa thu. Lá bàng bắt đầu ngả màu xanh tươi sang màu vàng. Thi thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua thì từng chiếc lá rụng rồi rơi êm trên mặt đất. Vào mùa đông, cây bàng trơ trụi lá, từng cành cây khẳng khiu như những cánh tay gầy guộc. Nhưng em biết, cây bàng đang ấp ủ dòng nhựa sống để nuôi những mầm non sẵn sàng mọc lên khi xuân tới. Và rồi mùa xuân ấm áp cũng đến. Bàng căng tràn sức sống mọc lên những mầm non xanh mơn mởn. Quanh năm, tuổi học trò của chúng em gắn liền với cây bàng. Chúng em ăn quả bàng ngọt bùi, chúng em lấy lá bàng quạt mát và xếp thành đồ chơi. Tóm lại, cây bàng là cây gắn liền với bao thế hệ học sinh và em rất yêu cây bàng trường em.

 
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 10 2017 lúc 5:25

Đáp án

Viết bài văn nêu cảm nhận về loài hoa em yêu quý. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành.

Bài văn có sử dụng 1 câu đặc biệt và 1 câu rút gọn 

- Chỉ ra được câu đặc biệt và câu rút gọn

Về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài:

- Giới thiệu được loài cây em yêu, ấn tượng chung của en về loài cây đó. 

b. Thân bài:

- Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của cây: màu sắc, hình dáng…

- Cảm nghĩ về công dụng, lợi ích của cây: làm bóng mát, lấy gỗ…

- Ý nghĩa của loài cây đó

c. Kết bài:

- Khẳng định tình cảm đặc biệt của em với loài cây đó, có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cối và môi trường.