Những câu hỏi liên quan
nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết
dinhchua
15 tháng 10 2018 lúc 17:59

gjfjj

Bình luận (0)
Phương
15 tháng 10 2018 lúc 17:59

“Âm... ầm...ầm”. Từng đợt sóng biển đập vào vách đá gợi cho em nhớ đến cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đây là một truyện rất hay mà em luôn nhớ từ thuở ấu thơ. Câu chuyện này đã được bà ngoại em kể vào những đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít trước sân nhà.

Bà ke rằng vào thuở xa xưa, thời vua Hùng Vương thứ mười tám, vua có một người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp như tiên giáng trần. Nhà vua rấtl thương con nên muốn tìm gả cho nàng một người chồng tài ba, tuấn tú

Lệnh vua vừa ban ra, các chàng trai từ khắp nơi đều đổ về cầu hôn. Trong số đó, nổi bật nhất là hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh dời núi Ba Vì. Chàng vừa tuấn tú lại vừa tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở tận miền biển Đông, tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Cả hai cùng ngang sức ngang tài và đều xứng đáng với Mị Nương.

Vua Hùng rất băn khoăn không biết chọn ai, bỏ ai. Vua liền triệu tập các quan vào bàn bạc nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra một kế gì hay. Cuối cùng, vua nghĩ ra được một cách và cho vời hai chàng trai vào mà phán rằng:

- Ta đều vừa ý cả hai người nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy vào rạng sáng ngày mai ai mang lễ vật đến trước thì ta gả con gái cho. Lễ cưới phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp bánh chưng voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Mới sáng sớm tinh mơ, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước. Vua Hùng giữ đúng lời hứa liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh và hai vợ chồng đưa nhau về núi.

Thủy Tinh mang lễ vật đến sau nên không cưới được vợ. Tức giận vô cùng, Thủy Tinh liền đùng đùng mang quân đuổi theo quyết cướp dược Mị Nương. Khi thây vợ chồng Sơn Tinh lên núi, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nưởc sông lên cuồn cuộn. Nước ngập lúa ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa..

Sơn Tinh không nao núng một chút nào. Một mặt, chàng dùng phép bốc cao từng quả đồi, dời từng dẫy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Mặt khác, chàng tung ra đội quân sư tử, voi, cọp báo... để chống lại đoàn quân thuồng luồng, cá, tôm, cua... của Thủy Tinh. Hai bên đánh nhau ác liệt hết ngày này qua ngày khác ròng rã suốt mấy tháng liền. Thiệt hại người và của vô số kể. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng đành thua trận rút quân về biển.

Với lòng hận thù triền miên nên từ đó về sau không năm nào Thủy Tinh không làm mưa bão, dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây nên cảnh lụt lội, phá hoại nhà cửa, mùa màng của nước ta. Song, lần nào cũng vậy, Thủy Tinh lua thua trận và đành phải rút lui.

Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao dộng của mình. Các cháu có hiểu không?”

hok tốt

Bình luận (0)
Girl Personality
15 tháng 10 2018 lúc 18:00

Ba thằng chúng tôi hồi ấy chơi với nhau thân lắm, đi đâu cũng kè kè có nhau. Chỉ có điều Đức học hết lớp 8 thì nghỉ học, có lần tôi và Hoàng hỏi nguyên nhân, thì Đức cứ cười hì hì mà bảo “tao bị người ta đánh cho nghỉ học”.

Mãi sau này, nghe mấy đứa gần nhà Đức kể, tôi mới biết nó ẩu đả với thằng bạn cùng trường, chẳng may làm thằng kia té cầu thang chấn thương đầu, nên bị kỉ luật. Trong ba thằng, thì chỉ có tôi là nhỏ con nhất, tướng tá lại thư sinh, mỗi lần gặp chuyện với mấy thằng trong quán net, Hoàng và Đức đều là người đứng ra can ngăn dùm tôi. Có lần, vì tránh đòn dùm tôi, mà Đức bị thằng kia cứa miểng thủy tinh trúng mặt, để lại cái sẹo một bên trán dài 4-5 cm.
Thời gian qua đi, năm 12 tôi đậu vào 1 trường cao đẳng ở Sài Gòn, Hoàng cũng đậu Đại Học Công Nghiệp 4, nên ba thằng ít gặp lại nhau. Ở Sài Gòn được một thời gian, tôi và Hoàng có khá nhiều bạn mới, nên cũng quên bẵng luôn Đức. Chỉ có vài lần tôi gọi điện thoại về hỏi thăm, mới biết Đức đã chuyển qua phụ làm mộc ở gần nhà.
Bẵng đi được một thời gian, thì đợt nghỉ hè năm 2 vừa rồi, tôi về lại Biên Hòa. Gặp Hoàng cũng đang được nghỉ ở nhà, nên hai thằng đèo nhau bằng con dream tàu qua nhà kiếm thằng Đức. Qua tới nơi, tôi thấy nhà Đức trống hoác, thằng Đức không biết đi đâu, nên tôi và Hoàng chỉ gặp được mẹ nó. Lân la hỏi chuyện một hồi lâu, mới được mẹ nó kể cho nghe về gia đình nó trong 2 năm qua:
Cái ngày tôi và Hoàng lên Sài Gòn học, Đức cũng xin đi phụ mộc cho nhà bác Tư cùng xóm. Làm được một năm, bỗng sức khỏe của Đức giảm đi rõ rệt. Từ 80kg, nó sụt xuống còn hơn 60kg chỉ trong 2 tháng, mặt mũi thì xanh xao tiều tụy, trong khi Đức vẫn ăn uống bình thường, đi khám cũng không phát hiện bị bệnh gì cả.
Cuối năm đó, nó nằng nặc xin nghỉ ở chỗ làm mộc, về nhà nhờ mẹ nó chung vốn mở quán net nhỏ để trông coi ở trước nhà. Mẹ Đức thì vẫn bốc thuốc bổ cho nó uống đều, nên 1 năm trở lại đây thì không thấy Đức sụt kg nữa, mặt cũng bớt xanh xao hẳn đi.
Mẹ nó bảo thấy nó lạ lắm, cái hồi còn làm phụ mộc, Đức với bác Tư thân thiết như bác cháu ruột. Ấy vậy mà từ hôm nằng nặc xin nghỉ làm, nó chưa một lần ghé thăm bác Tư, hay hỏi thăm vài câu khi gặp ngoài đường cả. Mặc dù nhà bác Tư mộc cũng chỉ cách nhà nó khoảng 5-6 căn nhà. Hỏi bác Tư, bác cũng bảo trước đó bác với nó cũng không có xích mích gì cả, trước ngày nó xin nghỉ thì bác Tư và nó vẫn nói chuyện vui vẻ bình thường lắm.
Bốn tháng trước, nó có xin qua thăm bác Tư một lần, mẹ Đức bảo hôm đó thấy nó trông vui vẻ lắm. Nhưng tầm chiều nó về, thì lại thấy mặt nó tái xanh như tàu chuối, cứ đờ đẫn ra, rồi đi thẳng vào phòng ngủ không nói với ai tiếng nào.
Mẹ nó lo lắng lắm, gõ cửa phòng hỏi mãi mà không thấy nó trả lời. Đến chập tối, cả nhà bắt đầu ăn cơm thì nó mò ra, nói chuyện với mọi người bình thường, nhưng tuyệt nhiên không nói có chuyện gì xảy ra bên nhà bác Tư. Sau đợt đó, nó lại bắt đầu sụt kg như hồi mới nghỉ làm, mặt mũi cũng xanh xao trông thấy, hồi 3 tháng trước, mẹ Đức cân thì thấy nó sụt còn 45kg.
Từ bữa ấy, cứ đến chập tối là nó hay nó nhảm, miệng lẩm bẩm nhiều câu rất khó hiểu. Có lần còn thấy nó ú ớ gọi tên một cô gái nào đó tên “Linh”, ban ngày thì nó vẫn sinh hoạt bình thường và hoàn toàn tỉnh táo. Sau gáy nó bắt đầu xuất hiện những vết bầm tím tròn tròn, loang lổ. Mẹ nó gom tiền trong nhà, bán hết dàn máy tính để chở nó đi bệnh viện da liễu để khám, chụp đủ kiểu…từ x-quang cho đến chụp cộng hưởng mri…nhưng cũng không phát hiện được trong người nó có điều gì khác thường.
Mẹ nó bảo, tầm trưa này chắc nó đang lang thang đâu đó trong xóm, chắc chỉ một lúc nữa là về. Thế nên tôi với Hoàng ngồi đợi, chừng hơn 1 tiếng sau mới thấy thằng Đức về. Tướng nó gầy nhom như ma cây, suýt chút nữa thì tôi và Hoàng nhận không ra Đức. Bạn bè lâu ngày không gặp, nên ba thằng ngồi huyên thuyên cả buổi trời về chuyện học hành của tụi tôi, rồi chuyện về bệnh của Đức.
Đến chập tối thì tự dưng thằng Đức bảo thấy mệt, rồi nằm vật ra. Tôi và Hoàng dìu nó vào phòng trong nằm nghỉ, hai thằng bấy giờ cứ sợ Đức bị sốt hay gì, nên tính cởi áo nó ra để lấy khăn ướt lau người cho nó. Hai thằng gần như chết đứng khi kéo áo thằng Đức lên, ngực nó dầy chạt những vết bầm tím tròn tròn loang lổ bằng 2 ngón tay, những lỗ chân lông ở đấy cứ nở rộng ra, lâu lâu lại rỉ chút máu đỏ bầm rồi thấm luôn vào áo của Đức.
Bấy giờ, tôi và Hoàng mới thực sự thấy lo cho sức khỏe của Đức, nên cứ loay hoay liên tục mà không biết phải làm sao. Một lúc sau thì mẹ Đức về:
-Không sao đâu. Thằng Đức dạo này hay như vậy lắm. Bữa rầy bác cũng dắt nó đi khám mấy nơi, mà nghe họ bảo chỉ là da bị tụ máu độc, chảy một lúc là thôi à.
Bác nói vậy, nhưng tôi vẫn thấy lo lắm. Tối về nhà, không làm sao yên tâm mà ăn uống được, dù sao nó cũng là thằng bạn chí cốt bao nhiêu năm trời. Mở cái laptop lên, tôi bắt đầu search Google, và vào các diễn đàn để tìm thông tin về bệnh của Đức. Có người bảo, đó là hiện tượng chảy máu chân lông, ruột không hấp thụ được dinh dưỡng…Nhưng, điều làm tôi thấy đáng ngại nhất cuối cùng cũng tới.
11h tối, sau khi thiếp đi cạnh laptop được 1 tiếng. Tôi bừng tỉnh vì tiếng chó sủa ngoài cổng
-Giờ này không biết thằng nào còn đi phá làng phá xóm nữa?
Rồi tôi chợt nhớ cái thời 3 thằng còn thân thiết, lâu lâu cũng rình mò ban đêm. Quậy phá, chọi đá cho lũ bẹc rê, chó xù nhà hàng xóm sủa inh ỏi. Mắt lim dim, tôi mở lap lên, thấy có 1 tin nhắn offline ở yahoo, chợt nhớ là hồi tối mình có để lại yahoo liên lạc trên forum cho mọi người, nếu ai biết gì về bệnh của Đức thì liên lạc.
Dòng off hiện lên, tôi không tin vào những gì mình đang đọc. Có một ai đó gửi tin off, miêu tả rất chính xác bệnh tình của Đức. Cả những chi tiết về bệnh của Đức mà tôi không kể trên diễn đàn, cũng được người này tả một cách kĩ lưỡng.
“……..em họ anh vừa qua đời tháng trước. Nó cũng bị giống như bạn của em, đây là chuyện khá rắc rối và liên quan tới bùa ngải. Nếu em muốn tìm cách chữa trị cho bạn em, thì phone cho anh theo số này: 0909xxxxxx. Anh ở Sài Gòn, nếu được thì anh em mình hẹn nhau café nói chuyện cho thoải mái. Anh vừa mất đứa em, không muốn người khác phải chịu cảnh đau khổ ấy nên rất sẵn lòng giúp đỡ em”.
Tôi băn khoăn lắm, cả đến bác sĩ cũng không tìm ra Đức bị bệnh gì. Mà người này lại biết rất rõ, còn nói là em của anh ta vừa mất tháng trước. Không biết liệu bệnh của Đức có còn kịp chữa trị? Đáng ngại nữa là anh ta lại nói rằng nó liên quan tới bùa ngải? Chap 2: Anh Trần
2h sáng, mắt tôi vẫn chong chong. Liệu Đức có làm sao không? Tính mạng nó có còn cứu được nữa không? Cái W.Player phát ngẫu nhiên một bài nhạc buồn. Tôi chột dạ, nhất quyết sẽ phải gặp người đàn ông kia để tìm cách cứu Đức. Tôi vào google search, bắt đầu tìm hiểu về ngải. Nó có thật không?
“Dùng ngải giết người”, “ngải độc hại người”…vô vàn những từ khóa nghe rất rùng rợn hiện ra. Đắm chím vào những khái niệm về ngải, những cái chết rùng rợn, những mục đích bẩn thỉu mà ngải đem lại. Tôi chợt rùng mình, ngải quả thật rất khủng khiếp, và nếu thực sự Đức bị dính ngải, thì có lẽ cái chết tới không còn xa nữa.
Thiếp đi lúc nào không hay, tôi cứ thế ngủ một mạch tới 7h sáng. Vẫn giữ cái nếp sống xa xỉ, tôi chạy vù ra ăn phở vỉa hè, rồi chạy ra quán café cóc gần nhà, ngồi nhâm nhi li bạc xỉu nóng cho tỉnh táo người. Nhấc điện thoại lên, tôi gọi cho Hoàng:
-Mày đang làm gì đấy, ra quán café cóc gần nhà ngồi với tao. Đang có chuyện muốn bàn.
Thằng Hoàng chỉ ừ một tiếng, rồi cúp máy. 2 phút sau đã thấy nó cưỡi con dream tàu chạy vù vù tới.
-Bà chủ, cho thêm 1 phê nóng. Mày ngồi đi, tao có chuyện muốn bàn với mày.
Thằng Hoàng đặt đít xuống cái ghế gỗ đã mòn hết cả 4 chân. Có vẻ như nó mới ngủ dậy một lúc, mắt vẫn còn lim dim ngái ngủ:
-mày kêu tao có chuyện gì? Tao cũng đang tính gọi mày, rủ qua nhà thằng Đức. hôm qua thấy nó vậy, tao lo quá. Tính bảo má tao xếp đồ, tao qua nhà nó ở với nó mấy tuần.
-Ừh, tao thấy vậy cũng được – Với lấy ly café đen của thằng Hoàng, tôi nhấp 1 ít cho đỡ đắng giọng – hôm qua có người nhắn cho tao, bảo biết cách chữa cho thằng Đức.
-Rồi sao nữa, người ta nói sao?
-À, mà để tao gọi cho anh ta đã rồi kể mày nghe sau.
Tôi rút điện thoại gọi cho người đã để lại tin off. Tiếng “tút tút” làm tôi khó chịu, rồi đầu bên kia chợt có một giọng ồm ồm nghe máy:
-Ai vậy?
-Em là người hôm qua để lại nick yahoo trên forum. Thấy anh để lại tin off, nên em gọi. Em tên Long
-Ừh. Anh là Trần. Thế bạn em sao rồi, tóc đã bắt đầu rụng chưa?
-Cám ơn anh hỏi, bạn em vẫn yếu lắm. Em thấy nó vẫn chưa bị rụng chút tóc nào cả.
-Ừh, vậy nó lẽ nó còn cứu được. Chú ở Sài Gòn luôn chứ?
-Dạ không, em học ở Sài Gòn. Nhưng mà giờ hè, nên em về dưới Biên Hòa rồi.
Đầu dây bên kia bỗng im lặng một lúc lâu, chỉ nghe tiếng loạt soạt như đang mở sách vở gì đấy.
-Alo, anh Trần, anh còn đó không ạ?
-À ừ anh đây. Nếu em lên SG được thì anh em mình gặp. nói chuyện sẽ tiện hơn.
-Dạ, còn vấn đề ngải…. – tôi nhìn quoanh, e dè không muốn nhắc tới chữ “ngải” – à mà anh ở quận mấy? mai hoặc mốt em sẽ ghé.
-Anh ở Tân Bình, anh là Họa sĩ, nên thời gian khá linh động. Lên thì cứ phone anh trước 10h tối. Tranh thủ lên sớm nhé, tình hình bạn em vậy không nên để lâu. Bây giờ anh hơi bận một xíu, khi nào em lên thì mình nói chuyện sau.
-ok. Thank anh. Có lẽ mai em lên, làm phiền anh quá.
Tôi cúp máy, mặt thằng Hoàng ngồi cạnh bần thần. Có lẽ nó nghe được từ “ngải” trong cuộc đối thoại.
-Chuyện gì vậy Long, mày làm tao lo quá!
-Được rồi, tao sẽ kể cho mày nghe. Nhưng tuyệt đối không được nói cho mẹ thằng Đức nghe chuyện này nhé.
Tôi kể lại tất cả những gì mình biết cho Hoàng nghe, cũng không ngạc nhiên lắm khi sắc mặt thằng Hoàng tái nhợt đi, đôi khi tỏ vẻ ghê sợ. Tính nó liều, nhưng đứng trước một thứ mơ hồ như “ngải”, nó cũng phải lo sợ giống như tôi.
-Thôi tao tính thế này, mày cứ qua nhà thằng Đức. chuyện trò, tâm sự cho nó đỡ buồn. tao sẽ làm một chuyến lên Sài Gòn. Có lẽ lát tao sẽ đi luôn. Tao với mày không thể để thằng Đức như vậy được…
-ừh, vậy cũng được
Hai thằng ngồi nhâm nhi nốt li cà phê. Lặng lẽ ngắm nhìn buổi sáng ở Biên Hòa yên bình, tạm quên đi cuộc sống ồn ào nơi Sài Thành. Mà không biết rằng, đây sẽ là những thời gian vui vẻ nhất trong mấy tuần sắp tới.
Tôi về nhà thay đồ, mặc thêm cái áo khoác. Rồi xách con wave, bắt đầu chuyến đi Sài Gòn để gặp anh Trần…Chap 3: Gặp Mặt Anh Trần
Tôi chạy liên tục 2 tiếng đồng hồ mới tới Tân Bình. Rút điện thoại gọi cho anh Trần, nhưng không gọi được. Anh Trần khóa máy, nên tôi gửi một dòng tin nhắn “em lên SG rồi, khi nào anh mở đt thì phone e”. May là tôi có đem theo chìa khóa phòng trọ, nên chạy xe về phòng trọ nằm nghỉ. Hơi mệt vì đi đường xa, nên tôi đánh luôn một giấc tới chiều muộn.
Đến khi tỉnh dậy, đã là 6h tối. Vẫn chưa thấy anh Trần gọi lại hay nhắn tin. Gọi vào thì số anh Trần thì chợt có một cô gái, giọng ngọt ngào nghe máy:
-Alo, anh Trần hả?
-Thuê bao quý khách vừa gọi hiện…………tút tút tút.
Tôi rủa thầm “mẹ kiếp, hóa ra vẫn khóa máy”. Nhưng có khi nào ông ấy cho mình vố lừa không nhỉ? Trời Sài Gòn hôm ấy âm u, tôi mở laptop kiểm tra yahoo xem anh Trần có để lại tin off hay không. Pha ly cà phê nóng, tôi nhấm nháp miếng bánh mì mới mua trong khoảng thời gian chờ đợi anh Trần. Đến 9h tối thì điện thoại reo, là số anh Trần:
-Alo, anh Trần hả? em lên SG từ trưa mà gọi cho anh không được.
-Ừh, xin lỗi em. Anh hay khóa máy để tránh bị làm phiền lúc sáng tác.
-Dạ. vậy bây giờ anh có rảnh không. Anh em mình ra quán café nào đó nói chuyện.
-Ừh, vậy em chạy ra quán café địa chỉ này nhé “….”
Tôi vội thay bộ quần áo đem theo trong ba lô. Sài Gòn về chiều mát mẻ hẳn ra, chẳng mấy chốc mà tôi mò được tới chỗ hẹn. Trước mặt là một anh chàng mảnh khảnh, mặt đượm vẻ u sầu, tóc dài cột sau đuôi. Đúng với cái vẻ lãng tử của một họa sĩ:
-Anh là Trần phải không ạ?
-Ừh, em là Long hả? lại bàn đằng kia ngồi, anh có đặt chỗ trước.
Tôi đi theo anh Trần, tới một bàn ở trong góc quán café, và cách khá xa với các bàn khác. Có lẽ anh Trần không muốn mọi người nghe được câu chuyện tôi và anh sẽ bàn sắp tới.
-Em uống gì?
-Cho em một phê nóng
Anh vẫy phục vụ bàn, có vẻ anh là khách quen ở đây
-Anh vẫn dùng trà như mọi khi chứ?
-Ừ, cho anh một phần như mọi khi. Với một phê nóng nhé.
Anh Trần đợi phục vụ bước đi, mới bắt đầu câu chuyện:
-Chuyện anh sắp nói khá tế nhị. Và nhiều người không bao giờ tin, cũng giống như anh trước đây vậy. Trừ khi…
Anh ngập ngừng, mặt tỏ vẻ u sầu:
-Trừ khi họ vướng vào hoàn cảnh như anh em mình. Đó là có người thân…mắc ngải.
-Mẹ của bạn em cũng dắt nó đi nhiều bác sĩ, bệnh viện khám rồi. nhưng họ đều không phát hiện được bệnh gì, nên em cũng nghĩ có lẽ nó…
Giọng anh Trần bỗng trở lên gắt gao. Tôi có thể nhận thấy rõ sự tiếc nuối về những việc đã qua trên mặt anh.
-….Không phải là “có lẽ”. đó chính là ngải, chỉ có thể là ngải. – rồi anh dịu giọng – anh có thằng em họ, tên Trường, nó được gửi lên SG ở với gia đình anh từ bé vì bố mẹ ly thân, và không thèm chăn sóc nó. Anh thương và coi nó như em ruột vậy. Mấy tháng trước, nó cũng bị giống như bạn của em. Gia đình anh cũng khá giả, nên chữa chạy đủ đường, đi đủ các bệnh viện. nhưng họ đều lắc đầu trả về hết…
-Vậy sao anh biết đó là bùa ngải?
-À, gia đình anh nghĩ tới giả thuyết đó. Nên bảo anh dắt thằng Trường đi kiếm thầy, nhưng anh không chịu. Nhiều lần gia đình rước thầy về nhà, anh đều gạt phăng rồi đuổi họ đi. Bởi lẽ anh theo trường phái thực tế khoa học, nên không tin vào những chuyện như vậy. Chỉ có lần…
Anh lại ngập ngừng, không che được nỗi xúc động. Trong khóe mắt đã ươn ướt:
-…Chỉ có lần anh đuổi một bà thầy rất nổi tiếng, mà mẹ anh rước từ Bình Thuận lên. Lúc bị đuổi ra cửa, bà ấy vẫn không tức giận, mà nói với vào một câu. “Mày có thương nó thì giao nó cho tao, may ra tao kéo dài mạng sống cho nó được. Còn mày ngoan cố như vậy, tình trạng này thì chỉ 3 hôm nữa thì nó chết. Ngải ám nó nặng vong lắm rồi….”
Anh Trần lắc đầu, nhấp ngụm trà mà phục vụ vừa mang ra, tạm kìm nén nỗi xúc động trong lòng lại. Anh tránh nhìn thẳng vào mắt tôi, đưa tay vân vê tách trà nóng rồi mới nói tiếp:
-Bữa đấy thằng Trường vẫn khỏe lắm, sáng sáng nó vẫn tập thể dục với anh. Ấy thế mà, 3 hôm sau quả thật nó qua đời, lúc ấy anh mới biết…bà băm ấy nói đúng. Hết đám 49 ngày, anh bắt đầu tìm hiểu về ngải. Anh muốn biết rõ tại sao thằng em anh lại chết…Để anh kể chú nghe hết, vì những điều này chú có tìm trên mạng hay hỏi ai cũng không biết đâu. Những thông tin này là tâm huyết suốt cả tháng trời liên tục theo đuổi “ngải” của anh, tâm huyết anh phải nài nỉ lắm bà băm ở Bình Thuận mới tiết lộ….
Rồi anh Trần kể cho tôi nghe rất nhiều, nhiều đến mức tôi cứ im lặng ngồi nghe anh nói. Liên tục suốt 2 tiếng đồng hồ. Bấy giờ, khách trong quán đã về gần hết, lác đác chỉ còn vài đôi tình nhân ngồi với nhau trong các góc tối.
Đầu óc tôi choáng váng với những thông tin vừa tiếp nhận, đôi lúc còn lôi quyển vở trong ba lô ra, viết lại những chi tiết mà tôi cho là quan trọng. Cái không khí vắng vẻ của quán café ban đêm, cộng với những gì anh Trần kể làm tôi liên tục nổi da gà, xương sống lâu lâu lại buốt lạnh vì hoảng loạn.
Rồi anh Trần rút trong bóp một tờ giấy nhỏ, nhăn nheo và có vẻ khá cũ đưa cho tôi:
-Em cầm lấy cái này, đây là địa chỉ bà băm đó. Bà ta không xài điện thoại, với nhà cũng khá sâu trong hẻm, nên em tranh thủ đi rước bà ta về. Cứ nói là anh Trần giới thiệu là bà ta sẽ giúp em. Anh thì chỉ giúp được tới đây, một phần vì anh cũng khá bận rộn, một phần vì tất cả những gì anh biết đều nói cho em hết rồi. Chúc em cứu được tính mạng của người bạn đó.
-Cám ơn anh rất nhiều, em và bạn rất mang ơn anh
-Không phải ơn nghĩa gì đâu, anh chỉ không muốn có người chết vì ngải nữa. Chết vì ngải đau khổ lắm em ạ, vong hồn cũng sẽ không được siêu thoát đâu…Tiền café anh trả rồi, bây giờ anh có việc phải về trước. Có duyên anh em mình gặp lại…
Rồi anh Trần bước về trước, tôi đi sau. ngoái nhìn theo dáng người mảnh khảnh của anh Trần khi bước lên chiếc motor, anh nói với về phía tôi:
-À, không cần giải thích gì cho bà băm hiểu đâu. Cứ bảo với bả là……Ngải Miến Điện……

Bình luận (0)
nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết
Trần Hương Giang
Xem chi tiết
Huỳnh Phạm Quỳnh Như
Xem chi tiết
Ngô Anh Thư
1 tháng 8 2018 lúc 9:38

gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu.Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình  đánh đập và khi được trả về chỉ là 1 thân xác rũ rượi.Được bà hàng xóm cho bát gạo , chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn . Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe và còn đánh chị và trói anh Dậu mang đi. Qúa phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt , quật ngã hai tên tay sai

nếu có hay thì k cho mình nhé

Bình luận (0)
nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết
Minki 2k7
22 tháng 8 2018 lúc 20:44

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”.
Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

Bình luận (0)
ʚTrần Hòa Bìnhɞ
22 tháng 8 2018 lúc 20:47

Tham khảo !!!

Chú bé Hồng - nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.

Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.

Code : Breacker

Bình luận (0)
Trần Ngọc Mỹ Anh
23 tháng 8 2018 lúc 12:14

Tình cảm gia đình là mảng đề tài quan trọng của văn học mọi thời đại. Có nhiều tác phẩm sâu sắc ngợi ca tình bà cháu, tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, “Con cò” của Chế Lan Viên, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm hay truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng… . Góp phần làm phong phú và hoàn thiện thêm đề tài này, nhà văn Nguyên Hồng gây ấn tượng với hồi ký “Những ngày thơ ấu”. Với đoạn trích “Trong lòng mẹ”, Nguyên Hồng đã miêu tả và ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý, để lại những ấn tượng khó phai mờ trong lòng người đọc.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Midoriya Izuku
18 tháng 9 2023 lúc 15:23

Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cùng vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật, theo thời gian đã dần được dân gian hóa để có điều kiện đến với nhiều tầng lớp công chúng. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách: biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam đuợc Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn họa phi vật thể quốc gia năm 2015.

Bình luận (0)
Trân Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:13

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”.

 

Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ôm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:13

Mình gửi bạn đáp án bài tóm tắt nhé!

Bình luận (1)
Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:15

Giai đoạn 1930 – 1945, trào lưu văn học hiện thực phê phán nổi lên, là một nhà văn tiêu biểu trong thời điểm bấy giờ, Nam Cao cũng không nằm ngoài guồng quay của trào lưu đó. Ông cho ra đời tác phẩm “Tắt đèn” như muốn gửi gắm tới người đọc “bộ mặt thật” của xã hội lúc này. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chị Dậu – một người phụ nữ bị áp bức, bóc lột quá nhiều, thế nhưng, đằng sau sự nhẫn nhịn chịu đựng của người phụ nữ mỏng manh đó chính là tinh thần phản kháng vô cùng mạnh mẽ. Một trong những đoạn trích thể hiện rõ tinh thần ấy là “Tức nước vỡ bờ”.

Đón chồng trở về nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo, được người hàng xóm cho vay ít gạo, chị vội vã đưa lên nấu, cháo chín, chị cẩn thận ngồi thổi cho nguội rồi mới nhẹ nhàng nâng chồng dậy ngồi ăn. Giữa những lúc khó khăn, đói khổ vây quanh, người phụ nữ chịu trăm nghìn nỗi thống khổ ấy vẫn yêu thương, chăm sóc chồng hết mực.

Trước đó, vì không có tiền nộp sưu nên chồng chị bí trói và lôi đi. Một mình chị thân gái chạy vạy khắp nơi để vay tiền mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Túng quẫn, ngay cả đàn chó trong nhà còn chưa mở mắt chị cũng phải mang đi bán. Và người mẹ khốn khổ đó phải chịu cảnh đau đớn đến cùng cực khi dằn lòng mình dẫn đứa con gái đầu lòng ngoan hiền mang đi bán. Ruột đau như cắt khi nghe con van xin “U đừng bán con” nhưng chị vẫn buộc lòng phải làm vậy bởi chỉ còn cách này mới có thể cứu được chồng chị ra. Đắng cay thay, ngay sau khi phải hy sinh quá nhiều thứ quý giá mới có thể đánh đổi được tự do cho chồng thì lại một lần nữa, bọn tay sai đi thúc thế đã đến “quấy nhiễu” nhà chị. Chúng bắt chị phải nộp khoản thuế thân cho người em chồng đã mất cách đây mấy năm. Một bên thì chồng ốm đau thoi thóp, bên kia thì bọn tay sai thúc giục đòi tiền, người phụ nữ bé nhỏ như đang chơ vơ giữa biển đời chấp chới.

“Con giun xéo lắm cũng quằn”, ban đầu khi thấy chúng đến chị nhẫn nhịn van xin, năn nỉ, thế nhưng chúng vẫn nhất quyết không tha. Cho tới khi chị thấy tên cai lệ định lôi anh Dậu đi thì lúc này sự tức giận trong con người chị mới trào dâng lên tới đỉnh điểm. Chị không muốn nhún nhường nữa, không muốn phải chịu cảnh “thấp cổ bé họng” phải nhất nhất nghe theo mọi yêu cầu của lũ quan lại xấu xa. Chị “găng” lên với giọng điệu đanh thép: “Chồng tôi đang ốm, ông không được phép hành hạ. Mặc cho phản ứng dữ dội của chị, bọn tay sai vẫn tiến tới định đánh anh Dậu, “tức nước vỡ bờ”, chị chỉ thẳng tay vào mặt chúng với một lời thách thức: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Không dừng lại ở lời nói, chị đánh lại chúng. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa mà thay vào đó, giới hạn của sự chịu đựng đã khiến chị trở nên mạnh mẽ, không một tên tay sai nào có thể đánh lại được, chúng đành lủi thủi bỏ đi.

Nam Cao đã rất tài tình khi lồng ghép những biến chuyển tâm lý vào trong một nhân vật chỉ trong một đoạn ngắn. Đó không chỉ là những biến chuyển bình thường mà còn là sự hỗn đoạn nội tâm của một người phụ nữ phải trải qua quá nhiều biến cố. Tiếc rằng ý thức đấu tranh đó chỉ đến bột phát chứ không có sự định hướng nào cả, thế nên nó sớm lụi tàn như chính cuộc đời chị phải vùng chạy và lao vào màn đêm đen tối.

Có thể nói, “Tức nước vỡ bờ” chính là đoạn trích đặc sắc nhất trong tác phẩm “Tắt đèn”. Nó không chỉ lột tả được hình ảnh người phụ nữ kiên trung, hiền hậu, yêu chồng, thương con mà còn khiến người đọc hiểu hơn về một xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.

 Đây là câu 2 nhé!

Bình luận (0)
nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết
Ahihi
Xem chi tiết
Lê Minh Tuấn
4 tháng 3 2022 lúc 16:11

ko biết

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ng T.Trang
4 tháng 3 2022 lúc 16:13

Giup mk vs nhé. Mk đang cần gấp.

Chủ đề của văn bản Vượt thác là gì?

Giup mk nhé. Thank kiu mn nhìu.

TL

Chủ đề của văn bản Vượt thác là gì?

Chủ đề của bài văn là: ca ngợi vẻ hùng dũng và sức mạnh của dượng Hương Thư qua cảnh vượt thác.

~HHT~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Khánh Ly
4 tháng 3 2022 lúc 16:13

Chủ đề của văn bản vượt thác là : ca ngợi vẻ hùng dũng và sức mạnh của dượng Hương Thư qua cảnh vượt thác

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa