cho em hỏi :
- Thế nào là những tháng mùa mưa, mùa khô ?
- Làm cách nào để phân biệt biểu đồ đã cho thuộc bán cầu Bắc hay bán cầu Nam ?
"Môn Địa lý"
Giúp em với !
cho em hỏi :
- Thế nào là những tháng mùa mưa, những tháng mùa khô ?
- Làm cách nào để phân biệt biểu đồ thuộc bán cầu Bắc hay bán cầu Nam ?
"Môn địa lý"
Từ tháng 5 đến tháng 10, ở Bắc bán cầu là mùa mưa còn ở Nam bán cầu là mùa khô. Quan sát hai biểu đồ ở Hình 5, Hình 6 và cho biết biểu đồ nào à biểu đồ lượng mưa của địa điểm ở Bắc bán cầu, của địa điểm ở Nam bán cầu.
Câu 8
Thời gian các mùa ở bán cầu Nam như thế nào so với bán cầu Bắc?
Trùng với bán cầu Bắc. Ngược với bán cầu Bắc.
Nhanh hơn bán cầu Bắc 1 tháng. Muộn hơn bán cầu Bắc 1 tháng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao đều là Tín phong, nhưng Tín phong Bán cầu Nam gây mưa lớn cho cả nước, còn Tín phong Bán cầu Bắc lại tạo ra mùa khô ở miền khí hậu phía Nam sâu sắc.
HƯỚNG DẪN
- Tín phong Bán cầu Nam xuất phát từ các cao áp chí tuyến Nam bán cầu, sau khi vượt qua vùng biển Xích đạo rộng lớn đã nóng và ẩm hơn, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên; khi thổi ra phía bắc, bị hút vào áp thấp đồng bằng Bắc Bộ, chuyển hướng đông nam, gây mưa ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Tín phong Bán cầu Bắc xuất phát từ khối khí cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương (Tm) thổi vào nước ta theo hướng đông bắc. Khối khí này khô nóng, ổn định, độ ẩm tương đối thấp, thống trị miền Nam trong suốt mùa đông, gây ra một mùa khô sâu sắc cho miền khí hậu phía Nam.
Thời gian bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, lúc đó Việt Nam là mùa nào?
Thời gian bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, lúc đó Việt Nam là mùa nào?
Lời giải: - Thời gian bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, lúc đó ở Việt Nam là mùa hạ. - Thời gian bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, lúc đó ở Việt Nam là mùa đông.
Nhận định nào sau đây không chính xác?
A. Ở bán cầu Nam 4 mùa diễn ra trái ngược với bán cầu Bắc.
B. Khi ở bán cầu Nam là mùa thu thì ở bán cầu Bắc là mùa xuân.
C. Thời gian mùa hạ ở bán cầu Bắc dài hơn ở bán cầu Nam.
D. Thời gian mùa đông ở cả 2 bán cầu là như nha
Nhận định nào sau đây không chính xác?
A. Ở bán cầu Nam 4 mùa diễn ra trái ngược với bán cầu Bắc.
B. Khi ở bán cầu Nam là mùa thu thì ở bán cầu Bắc là mùa xuân.
C. Thời gian mùa hạ ở bán cầu Bắc dài hơn ở bán cầu Nam.
D. Thời gian mùa đông ở cả 2 bán cầu là như nha
Nhận xét biểu đồ nhiệt độ lượng mưa dưới đây? Cho biết biểu đồ nào ở Bắc bán cầu, biểu đồ nào ở Nam bán cầu.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió mùa và Tín phong Bán cầu Bắc đến sự phân hóa mưa theo mùa và theo khu vực ở Việt Nam.
HƯỚNG DẪN
a) Tác động của gió mùa mùa đông
- Từ tháng XI - IV, gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc thổi vào nước ta, nơi, đón gió mạnh nhất là vùng Đông Bắc, tiếp đến là đồng bằng Bắc Bộ. Càng về phía nam, gió bị biến tính, yếu dần và bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
- Nửa đầu mùa đông (tháng XI - I), gió này gây ra thời tiết lạnh khô ở miền Bắc. Vào miền Trung, do frông cực gặp dãy Trường Sơn Bắc nên gây mưa nhiều cho khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.
- Nửa sau mùa đông (tháng II - IV), gió bị lệch qua biển, mang nhiều ẩm thổi vào nước ta gây mưa phùn, nhất là ở các khu vực ven biển miền Trung và đồng bằng Bắc Bộ.
b) Tác động của gió mùa mùa hạ
- Từ tháng V - X, gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta theo hướng tây nam.
- Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam từ khối khí Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta, gây mưa cho Tây Nguyên và Nam Bộ. Sau khi vượt các dãy núi ở Nam Tây Bắc và vượt dãy Trường Sơn xuống Duyên hải miền Trung gây nên hiện tượng phơn khô nóng.
- Vào giữa và cuối mua hạ, gió mùa Tây Nam nguồn gốc cao áp Nam bán cầu vượt qua vùng biển Xích đạo thổi vào nước ta, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Gió này cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa vào mùa hạ cho cả hai Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Khi thổi ra Bắc, dò bị hút vào áp thấp Bắc Bộ, gió chuyển hướng đông nam.
c) Tác động của Tín phong Bán cầu Bắc
- Vào mùa đông, Tín phong Bán cầu Bắc hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc ở miền Bắc và thống trị ở miền Nam. Gió này khô, độ ẩm tương đối thấp nên gây ra một mùa khô cho miền Nam nước ta.
- Vào mùa hạ
+ Vào đầu mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc cùng với gió Tây Nam tạo nêu dải hội tụ chạy theo hướng kinh tuyến gây mưa Tiểu mãn cho Trung Bộ và mưa lớn cho Tây Nguyên và Nam Bộ.
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc cùng với gió mùa Tây Nam tạo nên dải hội tụ vắt ngang qua nước ta, gây mưa lớn. Dải hội tụ lùi dần từ bắc vào nam làm cho đỉnh mưa cũng lùi dần theo.
- Vào thời kì mùa xuân, Tín phong Bán cầu Bắc thổi vào nước ta từ rìa tây nam của cao áp Tây Thái Bình Dương nên có hướng đông nam. Do vào thời gian này, gió mùa Dông Bắc bị suy yếu, gió Tây Nam chưa hoạt động nên Tín phong Đông Nam hoạt động độc lập, gậy nên thời tiết “nồm” ẩm ướt.
Dựa vào biểu đồ sau: Hãy phân tích nhiệt độ và lượng mưa của 2 biểu đồ trên thuộc bán cầu nào?
(Chỉ được chọn 1 đáp án)
A.Cả 2 biểu đồ thuộc bán cầu nam.
B.Cả 2 biểu đồ thuộc bán cầu bắc.
C.Biểu đồ A thuộc bán cầu bắc, biểu đồ B thuộc bán cầu nam
D.Biểu đồ A thuộc bán cầu nam, biểu đồ B thuộc bán cầu bắc.