cho mình xin một số đề tham khảo của bài viết số 1 lớp 7 với
đề 1 nha
thanks you very much
Có bạn nào đã làm bài viết số 1 - văn tự sự lớp 8 chưa , cho mình xin đề tham khảo nha
đề là; KỂ LẠI CHI TIẾT NHỮNG KỈ NIỆM NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC : tùy cô giáo của bạn ra đề nữa nha
của mình là đề như vậy đó
nếu muốn thì tham khảo nha
Mấy bạn nào kiểm tra tập làm văn một tiết bài viết số 1 của học kì 2 lớp 7 thì cho mình xin đề với, văn nghị luận ấy nahs, thanks mọi người nhìu!
Dù bài này là tiếng việt nhưng có bạn nào chô mình bài tham khảo được không
Đề: Em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 6-10 câu ) tả lại chính mình trong vai một đồ vật ở lớp.
Các bạn chỉ mình nha, phân tích đề thui cũng đc, có bài tham khảo càng tốt ^^ thanks
Tả giống tả đồ vật nhg xưng hô phải là tôi !
Ban nào kiểm tra 15' chất lượng đầu năm môn Anh (Lớp 7) rồi thì cho mình xin đề nha ! Mình cần một số đề để tham khảo thử .
(Các ban giúp mình nha ! Mình sẽ tick hết)
cho mình tham khảo đề kiểm tra 1 tiết lần 1 lịch sử lớp 7 với (những bạn nào kiểm tra rồi thì cho mình xin cái đề với nha)!!!
Tham khảo:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm):
Đọc kĩ câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1: Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma đã tác động đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu:
A. Thành lập các vương quốc mới
B. Các thủ lĩnh quân sự và quan lại của người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa, những kẻ có thế lực trong xã hội.
C. Tiêu diệt nhà nước Rô-ma
D. Phong các tước vị cho quí tộc Giéc-man
Câu 2: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?
A. Chủ nô Rô-ma
B. Quí tộc Rô-ma
C. Tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man.
D. Nông dân công xã
Câu 3: Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào?
A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.
B. Nông dân
C. Nô lệ
D. Nô lệ và nông dân
Câu 4: Vì sao nói: “thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”? Em cho biết ý kiến nào dưới đây đúng và đủ nhất:
A. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm.
B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến.
C. Trong lãnh địa, lãnh chúa chỉ sống và ăn chơi trên sức lao động của nông nô; còn trong thành thị trung đại, thợ thủ công và thương nhân phải lao động sản xuất.
D. Thành thị là nơi buôn bán.
Câu 5: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào
A. Tăng lữ quí tộc và nông dân.
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
C. Chủ nô và nô lệ.
D. Địa chủ và nông dân.
Câu 6: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?
A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.
B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.
C. Sản xuất bị đình đốn.
D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.
Câu 7: Người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế
A. Ngô Quyền
B. Lê Hoàn
C. Đinh Bộ Lĩnh
D. Ngô Xương Văn
Câu 8: Đơn vị hành chính thời Tiền Lê được chia làm:
A. 8 lộ.
B.10 lộ;
C. 12 lộ;
D. 24 lộ.
Câu 9: Năm 1075, Lý Thường kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào của đất Tống?
A. thành Ung Châu, Châu Khâm
B. thành Châu Khâm, Châu Liêm
C. thành Ung Châu
D. thành Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm
Câu 10: Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long vào năm nào? Để thờ ai?
A. Năm 1075 thờ Chu Văn An.
B. Năm 1010 thờ Lý Công Uẩn.
C. Năm 1070 thờ Khổng Tử.
D. Năm 1072 thờ Mạnh Tử.
Câu 11: Nhà Lý được thành lập vào thời gian nào?
A. 1008
C. 1009
B. 1010
D. 1005
Câu 12: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
Năm 1353, một tộc trưởng người Lào tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ lạc, lập nước riêng gọi là............................(nghĩa là............................)
A. Lan-xang/ Triệu voi.
B. Xiêm/ Sukhothay.
C. Ăng-co/ Cam-pu-chia.
D. Pa-gan/ Myanmar.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?
Câu 2: (3 điểm) Nhà Tống có âm mưu xâm lược nước ta như thế nào? Em có nhận xét gì về cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt?
Câu 3: (2 điểm) Trình bày tình hình giáo dục và văn hóa thời Lý?
Chúc bạn học tốt!
mọi người giúp mình với mọi người hãy viết một bài văn ở đề 1,2 phần ĐỀ VĂN THAM KHẢO sgk ngữ văn lớp 7 tập 2 trang 140 với
Tham khảo
Đề 1:
Các luận điếm cần phải làm sáng rõ về lí và có dẫn chứng sinh động.
– Lợi và hại khi ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,… một cách quá mức :
+ Lợi: tác dụng giải trí.
+ Hại:
– Dành quá nhiều thời gian làm lãng phí thời gian học tập, thời gian cho các hoạt động cần thiết.
– Hại sức khỏe: Các hoạt động trò chơi, ca nhạc hay truyền hình thường khiến người ta ngồi lì một chỗ, ít vận động, cơ thể ít được rèn luyện. Đồng thời khi chơi điện tử, xem truyền hình nhiều làm mắt phải điều tiết mạnh, liên tục.
– Trò chơi điện tử đôi khi gây “nghiện”, gây nhiều hậu quả vô cùng tai hại : bỏ bê học tập, không quan tâm người thân, bạn bè làm mất tình cảm, …
– Thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận:
+ Thiên nhiên rất rộng lớn, có thể là đồng cỏ xanh, là bầu trời nắng gió, … Những hàng cây xanh ngày ngày thải ô-xi cho chúng ta hít thở không khí trong lành hơn. Màu xanh của cây lá, màu sắc tự nhiên tạo ra cảm giác thoải mái, tinh thần tươi khỏe, ..
+ Thiên nhiên đem cho ta những hiểu biết vô tận về thế giới, giúp ta hiểu rõ hơn về sự phong phú, đa dạng các loài động vật.
+ Khi lớn lên, kỉ niệm về tuổi thơ với thiên nhiên tươi đẹp hay với chiếc điện thoại, máy tính và những bộ phim sẽ khắc sâu hơn trong tâm trí.
– Chúng ta nên sống gần gũi thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên, giảm bớt những trò chơi điện tử vô bổ, những bài hát, bộ phim, không quá say mê vào chúng.
Đề 2:– Giải thích các từ Hán Việt :
+ Nhất, nhị, tam: chỉ thứ tự thứ nhất, thứ hai, thứ ba.
+ Canh: làm canh tác.
+ Trì, viên, điền: theo thứ tự là ao, vườn, ruộng.
– Ý nghĩa của câu tục ngữ:
+ Giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông : Làm ao, tức là nuôi cá, tôm sẽ thu được lợi ích kinh tế cao, tiếp đến là làm vườn (trồng hoa quả), cuối cùng là làm ruộng (trồng lúa, hoa màu).
+ Lời khuyên: Trong kinh tế nông nghiệp, muốn làm giàu nhanh thì nên ưu tiên làm nuôi cá, tiếp làm vườn rồi làm ruộng. Hay có thể kết hợp cả ba kiểu loại. Nên lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên.
- Bạn nào thi HKI môn Công Nghệ lớp 7 rồi thì cho mình xin đề để tham khảo nha !
Tự luận:
C1:ưu nhược điểm của biện pháp hóa học. Tại sao lấy biện pháp canh tác làm cơ sở phòng trừ sâu bệnh?
C2:phân biệt các loại đất bằng phương pháp vê tay
C3:trình bày một số dấu hiệu khi bị bị sâu bệnh phá hoại. Lấy vd từng dấu hiệu
C4:sản xuất hạt giống theo trình tự như thế nào
Mng ơi ! Cho mình xin 1 số dàn ý hay với bài văn mẫu số 3 lớp 9 đc không ạ ???
Bạn nào viết rồi thì cmt cho mình tham khảo đề với ạ <3 <3 <3 <3
C. ơn mn nhiều
cho xin đề văn học kì 1 lớp 7 để tham khảo với ạ
THAM KHẢO
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 - Đề số 1
I. Phần đọc - hiểu: (4 điểm)
* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn….Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”
(Đỗ Đình Tuân)
Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?
A. Nguyễn Trãi. B. Nhuyễn khuyến.
C. Bà huyện Thanh Quan D. Hồ Chí Minh.
Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?
A. Một từ B. Hai từ
C. Ba từ D. Bốn từ
Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?
A. Danh từ B. Động từ
C. Tính từ D. Đại từ
Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?
A/ Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.
B/ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.
C/ Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.
D/ Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442.
Câu 5. (3 điểm) Cho đoạn văn sau:
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?
b. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6-8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy. Gạch chân những cặp từ trái nghĩa và từ láy đã dùng.
II. Phần tạo lập văn bản (6 điểm)
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vần giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.
--------Hết--------
Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Văn - Đề số 1
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì?
b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau:
Nếu.........thì............
Tuy.........nhưng.........
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch.
b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ?
Câu 3: (6,0 điểm)
Cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
Chúc bạn thi tốt
Đây là đề thi văn cuối hk1 lớp 7 năm nay của trương mk:
Phần I: (5 điểm)
a) Trong chương trình Ngữ Văn 7 tập 1 có bài thơ mở đầu bằng câu thơ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà. Em hãy viết tiếp những câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ của Nguyễn Khuyến
b) Tên bài thơ trên là gì? Thể thơ? Em biết bài thơ nào trong chương trình Ngữ Văn 7 tập 1 có cùng thể thơ với bài thơ trên? Tác giả là ai?
c) Từ ta trong câu thơ: "Bác đến chơi đây, ta với ta." thuộc từ loại gì?
d) Phát biểu cảm nghĩ của em về câu thơ: "Bác đến chơi đây, ta với ta.'?
Phần II (5 điểm)
Biểu cảm về một người bạn mà em yêu quý.