Những câu hỏi liên quan
Chuong Du Hi
Xem chi tiết
bùi thị diệu hương
22 tháng 2 2018 lúc 21:15

Sau những ngày hành quân vất vả, đơn vị dừng chân ở một cánh rừng vàghỉ lại trong túp lều tranh trống trải, đơn sơ.

Hôm đấy trời mưa lâm thâm, những hạt mưa dày phủ lên trên mái lều. Gió lùa qua khe cửa, rút từng hồi, hú từng cơn. Không gian lạnh tái tê, thỉnh thoảng có những làn gió thôi vào lạnh buốt như cứt da cắt thịt, Đêm tối sâu thăm thẳm, đêm đã khuya, các anh chiến sĩ đều đã ngủ sau.

Bên bếp lửa, Bác vẫn thao thức chưa ngủ. Ánh lửa bập bùng, ngọn lửa hồng cháy rực sưởi ấm, xua tan đi cái lạnh giá của mùa đông. Dáng Bác ngồi trầm ngâm, vẻ mặt suy tư nghĩ ngợi. Bác mặc bộ quần áo xanh đã sờn, bạc màu theo thời gian.

Người đã già đi nhiều, đôi mắt sáng như sao đã có nhiều nếp nhăm, thâm quầng trũng sâu của những đêm thao thức không ngủ.

Bác cho thêm củi vào lửa, tiếng nổ lách tách, , bếp lử hồng rực lên. Rồi Bác đứng lên đến chố các anh ân cần, nhẹ nhàng đặp lại chăn cho từng người. Bác nhón chân nhẹ nhàng sợ các anh thức giấc. Bác yêu thương, lo lắng cho các anh bộ đội như tình cảm của người Cha đối với các con. Chợt, một anh đội viên thức dậy, thấy Bác vẫn chưa ngủ thổn thức cả nỗi lòng anh hỏi nhorL "Bác ơi, sao bây giờ Bác vẫn chưa ngủ, ngoài trời vẫn mưa, Bác có lạnh không?"
Giọng Bác ấm áp, hiền từ nói: "Chú cứ việc ngủ ngon, ngày mai còn đi đánh giặc, chú không phải lo đâu!".

Anh nhỏ nhẻ: "Vâng ạ, nhưng trong lòng vẫn bồn chồn.
Được ở bên Bác anh bộ đội cảm nhận tình yêu thương bao lao vô bở bến còn ấm hơn mọi ngọn lửa.
Chiến dịch vốn còn dài, còn nhiều gian khổ, khó khăn, đường đi thì hiểm trở, lắm dốc, lắm ụ. Bác không ngủ lấy sức đâu mà đi? Cuộc kháng chiến còn trường kì, vì vậy Bác không thể ngủ được.

Gà đã gáy canh ba, rừng khuya sâu thăm thẳm, vắng lặng, vậy mà Bác vẫn chưa ngủ. Thức dây sau lần thứ ba, anh bội viên hốt hoảng giật mình vì Bác vẫn chưa ngủ. Bác vẫn ngồi đó, vẻ mặt đinh ninh, chòm sâu im phăng phắc. Anh đội viên quá lo lắng, nằng nặc mời Bác ngủ: "Mời Bác ngủ Bác ơi, trời sắp sáng rồi" 

Lần này, Bác mới thổ lộ rõ tâm tình của mình: " Chú cứ việc ngủ ngon đi, Bác thức thì mặc Bác, Bác mà ngủ thì thấy không anh lòng, Bác lo cho dân, cho nước, lo cho các anh đối mặt với nhiều khó khăn" "Bác lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng không đủ chăn chiếu, trời thì mưa rét làm sao cho khỏi ướt" Bác chỉ mong trời mau sáng để các anh đỡ lạnh. Giọng nói của Người xót xa đầy yêu thương. 

Anh đội viên cảm động, thức luôn cúng Bác. Bên ngoài, trời sắp sáng, bếp lửa cũng sắp tàn. Vậy là trọn cả một đêm Bác không ngủ.

Tấm lòng của Bác bao la, rộng lơn như biển cả mệnh mông. Suốt một đời Bác vì dân vì nước, hi sinh hết thảy chỉ quên mình. Em rất yêu quý và kính trọng Bác - vị cho già kính yêu của dân tộc.

Đêm nay chỉ là một trong vô số đêm Bác không ngủ nên đối với Bác chỉ là lẽ thường tình.

Bình luận (0)
Võ Công Đoàn
22 tháng 2 2018 lúc 21:01

nhung hom nay bac ko ngu vi bac lo cho cac anh chu bo doi tịt

Bình luận (0)
nguyen hao thao
Xem chi tiết
NGUYỄN THỊ MINH TÂM
20 tháng 4 2019 lúc 11:14

SS:Anh đội viên mơ màng,như nàm trong giấc mộng,bõng bác cao lồng lộng,ấm hơn ngọn lửa hồng.

AD:Người cha mái tóc bạc,đốt lửa cho anh nằm

Bình luận (0)
danghoang2345
Xem chi tiết
Đào Trần Tuấn Anh
19 tháng 4 2019 lúc 22:27

Hai câu thơ đầu "Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng, Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng" sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao:
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng​"
Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.​

Bình luận (0)
Do Thi Bich Phuong
Xem chi tiết
HOANG HA
Xem chi tiết
luong nguyen
12 tháng 6 2018 lúc 20:55

viết có dấu đi bn

Bình luận (0)
Thiên Chỉ Hạc
13 tháng 6 2018 lúc 16:52

bạn viết có dấu đc k mk k hỉu @@

Bình luận (0)
truong thien vuong
Xem chi tiết
Linh Linh
5 tháng 3 2019 lúc 17:03

Đề bài: Hãy nhập vai vào anh đội viên để kể lại bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"

I. Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể (Đêm nay Bác không ngủ). Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật anh đội viên - ngôi thứ nhất).

2. Thân bài:

a. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện

b. Suy nghĩ của người kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện,

Ví dụ: Anh đội viên sau đó thức cùng Bác.

II. Bài văn mẫu

Văn mẫu lớp 6

Kể lại câu chuyện đêm nay bác không ngủ bằng văn xuôi mẫu 1

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhổm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: Từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam - Vì Bác là Hồ Chí Minh.

Hãy nhập vai vào anh đội viên để kể lại bài thơ Đêm nay Bác không ngủ mẫu 2

Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.

Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.

Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.

Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:

- Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?

Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:

- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.

Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác ốm. Chiến dịch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.

Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:

- Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát.

Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:

- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.

Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.

Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhận ra một điều dường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.

Bình luận (0)
Nguyên Hưu Ha Nguyên
Xem chi tiết
Do Thi Hong
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
21 tháng 3 2017 lúc 16:19

T/dụng của từ láy '' trầm ngâm '' : Miêu tả được dáng vẻ lặng lẽ, đang ngẫm nghĩ, suy tư của Bác vì lo cho dân ở ngoài kia không được ấm, không ngủ được ngon -> Làm cho chúng ta cảm thấy thương Bác trong tiết trời giá rét mà Bác ko ngủ, Bác thức để trông ngọn sưởi cho dân công, ko quản ngại việc gì.

Bình luận (0)
qwerty
21 tháng 3 2017 lúc 16:20

- Có tác dụng miêu tả ngoại hình.

- Làm tăng giá trị biểu cảm.

Bình luận (0)
Quốc Duy Trần
Xem chi tiết
Hiiiii~
10 tháng 9 2017 lúc 10:26

A. Mở bài:

Giới thệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể (Lượm ). Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật người chú hoặc nhân vật anh lính – ngôi thứ nhất; đóng vai một người đứng ngoài câu chuyện để kể lại – ngôi thứ ba).

B. Thân bài:

1. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:

Ví dụ:

- Chi tiết người chú gặp Lượm.

- Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.

- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.

- Lượm hi sinh,…

2. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm.

C. Kết bài:

Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện, ví dụ:

- Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.

Bình luận (0)