Những câu hỏi liên quan
Đoàn Đức Trung
Xem chi tiết
Đcmđcmđcmđcmđcmđcmđcmđcm...
24 tháng 5 2021 lúc 21:29

Tra mạng

Khách vãng lai đã xóa

Đi hỏi NXB

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đình Huy
24 tháng 5 2021 lúc 21:32

tra mạng hoặc đi hỏi NXB hỏi lạ

Khách vãng lai đã xóa
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
11 tháng 9 2017 lúc 5:48

24 : 3 = 8 (quyển)

Số sách Tiếng Việt lớp 4A mượn là:

4 × 8 = 32 (quyển)

Tỉ số của số sách Toán và sách Tiếng Việt là:

 

Nguyễn văn mừng
4 tháng 10 2022 lúc 19:09

=8

Phạm Thị Kim Anh
Xem chi tiết
Trần Thị Loan
7 tháng 3 2015 lúc 14:35

đề còn  thiếu  dữ kiện

Phạm Ngọc Hà Vy
11 tháng 9 2023 lúc 21:35

 Đề bạn thiếu dữ kiện nha🌷

Ngọc Bích Thị Trần
Xem chi tiết
Khang Diệp Lục
23 tháng 2 2021 lúc 19:46

Ánh trăng làm cho tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ “nhân” trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kỳ lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân. Cuộc sống trong tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, tràn ngập sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó.

*Bạn tham khảo ạ.

Phạm Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Vy
24 tháng 2 2022 lúc 7:35

khao thảm:

            Để góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc. từng bước thay thế công cụ sản xuất thô sơ có năng suất lao động thấp. Đảng và Chính phủ quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại, làm nòng cốt cho ngành công nghiệp của nước ta.

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Ngọc Yến
24 tháng 2 2022 lúc 13:08

 

Để góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc. từng bước thay thế công cụ sản xuất thô sơ có năng suất lao động thấp. Đảng  Chính phủ quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại, làm nòng cốt cho ngành công nghiệp của nước ta. Đó là Nhà máy Cơ khí Hà Nội.

Nguyễn Thị Hà Vy
29 tháng 5 2022 lúc 16:00

Tại vì có thể

            Để góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc. từng bước thay thế công cụ sản xuất thô sơ có năng suất lao động thấp. Đảng và Chính phủ quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại, làm nòng cốt cho ngành công nghiệp của nước ta.

Nhớ tick cho mình ạ

Long Nguyen
Xem chi tiết
Dương Thu Hiền
8 tháng 9 2016 lúc 16:53

1. Hình ảnh Gióng bay lên trời. Vì qua đó em thấy anh Gióng thật là một người anh dũng, vĩ đại, đánh giặc xong rồi bay về trời, không đòi hỏi quyền lợi gì cho mình.

2. Hội thi đặt tên Hội khoẻ Phù Đổng vì:

Hội dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới.Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.Mục đích của hội thi là khoẻ để học tập, để lao động, góp phần bảo vệ và xây dựng tổ quốc sau này.

3. Truyện Thánh Gióng có liên quan đến lịch sử thật là:

- Thời đại Hùng Vương.

- Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển của người dân Văn Lang.

- Chống giặc ngoại xâm phương Bắc và bảo vệ đất nước.

- Ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ kim loại ( sắt ).

Bài của mình không biết có tốt không, nếu không thì nói để mình sửa lỗi nhé   haha

Nguyễn Trung Hiếu
8 tháng 9 2016 lúc 16:45

1. - Tráng sĩ nhảy lên ngựa sắt, phi như bay ra trận. Phun lửa, giẫm đạp kẻ thù.

- Roi sắt gãy, nhổ tre quật vào giặc.
- Đuổi giặc, tiêu diệt không còn một mống.

2. -Nói Hội khỏe Phù Đổng là muốn biểu dương sức mạnh của tuổi trẻ, muốn nói mục đích rèn luyện ấy là cống hiến sức mạnh cho đất nước.

 

Nguyễn Trung Hiếu
8 tháng 9 2016 lúc 16:48

3. - Hiện còn đền thờ Gióng ở Gia Lâm – Hà Nội, hàng năm có lễ hội Gióng
 

 

Hồ Nguyễn Ngọc Trang
Xem chi tiết
_____Teexu_____  Cosplay...
22 tháng 9 2018 lúc 22:13

- Câu 1 : ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐẾN KHU VỰC ĐÔNG NAM Á.
I. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ chung đối với khu vực Đông Nam Á.
1.1 Chữ viết-văn học.
-. Tiếng Sankrit đóng một vai trò chuyển tải quan trọng, từ chữ Sankrit đó, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết đặc trưng cho quốc gia mình.
-Dòng chảy văn học của Đông Nam Á sẽ chịu ảnh hưởng nhất định từ Ấn Độ, thể hiện rõ nét nhất trong các tác phẩm đậm đà bản sắc dân gian như: Ramayana, Mahabharta, Jakarta, Panchatantra,.. 
-Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, chỉ có Việt Nam là chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Trung Quốc do hoàn cảnh lịch sử quy định. 

- Câu 2 : 

* Bảng điểm khác nhau trong chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên:

Chính sách cai trị của nhà Tống

Chính sách cai trị của nhà Nguyên

- Thi hành nhiều chính sách nhằm xóa bỏ hoặc miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề của thời trước

- Mở mang các công trình thủy lợi

- Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp như: khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, rèn đúc vũ khí,…

- Thi hành nhiều biện pháp phân biệt đối xử giữa các dân tộc:

+ Người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền

+ Người Hán ở địa vị thấp kém và bị cấm đoán đủ thứ như: cấm mang vũ khí, khí luyện tập võ nghệ,…

* Lí giải sự khác nhau:

- Nhà Tống do người Trung Quốc lập nên, thực hiện các chính sách nhằm củng cố và phát triển đất nước, ổn định đời sống nhân dân là điều tất yếu.

- Nhà Nguyên được lập nên bởi sự xâm lược của người Mông Cổ nên họ thực hiện các chính sách cai trị, áp bức dân tộc hà khắc đối với người Hán. Vì vậy, nhân dân Trung Quốc đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa, chống lại ách thống trị của nhà Nguyên.

Phương Nhi Ngô
Xem chi tiết
✰๖ۣۜŠɦαɗøω✰
31 tháng 10 2019 lúc 20:01

Giáo dục Việt hiện là hình thức “giáo dục cổ”

John Dewey (1859 – 1952), nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ, trong tác phẩm “Kinh nghiệm và giáo dục” đã gọi giáo dục của Mỹ hồi thế kỷ 19 về trước là giáo dục cổ truyền. Đó là một kiểu giáo dục hướng về quá khứ, hành động giáo dục là việc thực hiện sự áp đặt những kinh nghiệm, những kiến thức của người lớn, những “chân lý vĩnh cửu” và những “giá trị vĩnh hằng” lên trẻ nhỏ.

Chương trình giáo dục được cố định, hàm chứa các kiến thức được áp đặt từ bên ngoài và bên trên lên học sinh, nó tựa như một cái kho chứa đồ cũ với những ngăn - kéo theo liều lượng dựa trên kinh nghiệm của người lớn. Người thầy chỉ việc lôi từng ngăn, và truyền lại cho học sinh một cách đồng loạt theo yêu cầu từ phía trên.

Đó cũng là hình ảnh của giáo dục Việt Nam hiện tại. Nội dung giáo dục đã được thiết kế trong sách giáo khoa (SGK) thường là những kiến thức, những giá trị đạo đức và văn hoá đã thuộc về quá khứ - mà có khi là quá khứ đã rất lâu, với quan niệm kiểu “vĩnh cửu” được áp đặt từ người lớn bên ngoài nhà trường lên học sinh.

Sự áp đặt của giáo dục Việt là đồng loạt - đó là chuyện chúng ta chỉ sử dụng một bộ SGK cho tất cả các trường trong hệ thống. Vai trò của giáo viên tựa như những “phát ngôn viên”, như những người thừa hành, những người được giao khoán từ trên. Nhiệm vụ của họ là chuyển tải cho học sinh những thứ có sẵn, đã được thiết kế theo ý người lớn, chẳng liên quan gì đến kinh nghiệm của trẻ nhỏ trong hiện tại, mà lắm khi cũng chẳng ăn nhằm gì với tương lai của các em.

Trong mô hình giáo dục này, học sinh đóng vài trò thụ động, thường là trật tự, ngay hàng thẳng lối, ngồi yên để nghe giảng, giáo viên là người trên, đứng trên bủng giảng để “dạy” các em, dạy những thứ của cấp trên của của giáo viên giao phó... Hình ảnh lớp học mà chúng ta thường thấy hằng ngày trong nước.

Giáo dục hiện đại

Ngược lại với mô hình giáo dục cổ truyền, J.Dewey gọi mô hình giáo dục trong phong trào cải cách giáo dục tại Mỹ cuối thế kỷ 19 là “giáo dục hiện đại”, “giáo dục tiến bộ”. Giáo dục hiện đại khởi đi từ kinh nghiệm hiện tại của chính người học, chứ không phải của người lớn, không phải của người thầy.

Kinh nghiệm của học sinh lại phụ thuộc vào lứa tuổi, vào môi trường xung quanh nơi các em sinh sống. Một học sinh ở thành phố sẽ có những kinh nghiệm khác với học sinh ở nông thôn, vì bối cảnh vật chất, xã hội xung quanh, những con người các em thành thị tiếp xúc thường ngày khác với những gì học sinh nông thôn thường gặp...

Nội dung chương trình giảng dạy phải được thiết kế từ những kinh nghiệm này, do vậy, nó phải là mỗi nơi phải mỗi khác, hình thức sư phạm mỗi nơi cũng phải mỗi khác. Hay nói cách khác, không thể áp đặt một chương trình quốc gia chi tiết chung cho tất cả học sinh của tất cả các nơi, không thể áp dụng một hình thức phương pháp sư phạm cho tất cả các học sinh.

Người Phần Lan thành công trong giáo dục hiện nay là nhờ áp dụng nguyên tắc này, nội dung chương trình, phương pháp sư phạm trong nhà trường, nhất là trường tiểu học không những dựa vào từng lứa tuổi, từng vùng địa lý với môi trường văn hoá xã hội khác nhau, mà thậm chí tuỳ vào thể trạng, năng khiếu của từng học sinh. Uỷ Ban Giáo dục Phần Lan có đưa ra một chương trình khung quốc gia, nhưng chỉ là những nét rất chung, quy định một cách tổng thể các mục tiêu giáo dục được in trong chưa đến chục trang giấy, còn việc bằng con đường nào để đạt được mục tiêu đó là việc của các trường, là việc của từng giáo viên đứng lớp.

Tớ ko biết làm thế có đúng ko, thông cảm nhé

Khách vãng lai đã xóa

Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống[1]. Từ đầu công nguyên thời Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc đã truyền bá chữ Nho, mở trường học tại Việt Nam, với quan niệm là công cụ đồng hóa[2]. Đến thế kỷ 10, chữ Hán đã trở thành chữ viết chính thức, nhưng số người biết chữ Nho rất ít ỏi. Các nhà sư thường là lớp trí thức quan trọng bên cạnh các viên chi hậu, viên ngoại lang.

Sang thời Lý, năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng nhà Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Năm 1076 vua Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng Quốc Tử Giám chỉ là trường học công đầu tiên do triều đình chính thức đứng ra tổ chức, thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của hoàng tộc, còn trường học tư được hình thành trước đó[3].

Các bộ quốc sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục không đề cập cụ thể về hệ thống trường học tại các địa phương thời Lý. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào ghi chép của sách Tây Hồ chí khẳng định rằng trường học tư đã được mở tại kinh thành Thăng Long trước khi Quốc Tử Giám hình thành[3].

Trường học tư đầu tiên được xác nhận là trường Bái Ân của Lý Công Ân - một tông thất nhà Lý không ra làm quan mà ở nhà dạy học[3]. Ông sống ở thôn Bái Ân, nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Lý Công Ân là một học trò của sư Vạn Hạnh, cũng là một tín đồ Phật giáo như nhiều người đương thời nhưng ông vẫn mở trường dạy học truyền thụ kiến thức Nho giáo[4].

Tuy nhiên, trong những năm đầu, hệ thống trường học chưa nhiều. Có hai dạng trường lớp[5][6]:

Một là những người biết chữ nhưng đi thi không đỗ đạt, mở lớp dạy học để kiếm sống hoặc tầng lớp quan lại hoặc những người đã đỗ đạt, vì nhiều lý do đã về nhà (nghỉ hưu, bị sa thải, từ quan...) mở lớp dạy cho con em mình hoặc những người thân thích.Hai là các trường học tồn tại trong các chùa do các nhà sư giảng dạy (không chỉ dạy Phật giáo và truyền đạt cả kiến thức Nho giáo).

Sách vở chủ yếu trong hệ thống đào tạo là Tứ thư, Ngũ kinh, Bắc sử, Nam sử và sách của bách gia chư tử. Tuy nhiên, do ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo và một phần của Đạo giáo, Nho giáo chưa có vị trí độc tôn như sau này. Các trường lớp còn dạy nhiều kiến thức về Phật giáo và Đạo giáo[7]. Chữ viết chính thức trong giáo dục vẫn kế tục các đời trước là chữ Hán[8].

Như vậy vào thời Lý dù rất coi trọng đạo Phật nhưng từ trung kỳ đã coi trọng đạo Nho hơn trước, vì Nho giáo là học thuyết giải quyết được các mối quan hệ cơ bản (vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, bằng hữu...), làm ngọn cờ cho sự ổn định xã hội, để thống nhất và quản lý xã hội. Điều đó không chỉ bảo vệ cho quyền lợi của nhà Lý mà còn đặt nền móng cho sự phát triển giáo dục và khoa cử Nho học của các vương triều sau này[9].

Khoa cử[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng việc mở Quốc Tử Giám, nhà Lý quan tâm tới việc tổ chức thi cử để lựa chọn nhân tài mà các triều đại trước đó chưa thực hiện.

Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075, niên hiệu Thái Ninh thời vua Lý Nhân Tông, gọi là thi Minh kinh bác học. Lê Văn Thịnh người làng Báo Tháp xã Đông Cứu (nay thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh) đỗ đầu cùng hơn 10 người trúng tuyển. Ông trở thành thủ khoa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam[10].

Việc mở khoa thi Nho giáo đầu tiên đánh dấu mốc về việc nhà Lý chính thức tuyển người theo Nho giáo làm quan bên cạnh tầng lớp quan lại thiên về kiến thức Phật giáo trước đó[11]. Trong kỳ thi thứ tư, thí sinh phải viết luận về chủ đề Y quốc thiên (thiên trị nước) và thiên tử truyện (truyện đế vương).

Các khoa thi không hỏi riêng về kiến thức một lĩnh vực Nho giáo đơn thuần mà hỏi cả về Phật giáo và Đạo giáo, vì vậy đòi hỏi người ứng thí các khoa thi phải thông hiểu kiến thức cả ba đạo này mới có thể đỗ đạt[12]. Việc tổ chức thi Tam giáo (Phật, Nho, Đạo) chính thức được thực hiện năm 1195 dưới triều vua Lý Cao Tông. Thi cử bằng cả Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo phản ánh tam giáo đồng nguyên khá phổ biến vào thời Lý[13]. Sử gia Ngô Sĩ Liên thời Hậu Lê theo quan điểm độc tôn Nho giáo không đồng tình với việc này[14]:

Thi tam giáo là thi xét những người thông hiểu cả đạo Nho, đạo Giáo và đạo Phật thi cho đỗ. Bậc chân Nho thời xưa cũng có những người học rộng sách bách gia, tham bác Phật gia, Lão gia, nhưng sau biết Lão, Phật là mơ hồ, không có chỗ nắm được, nên lại quy về nghiên cứu Lục kinh. Lục kinh truyền đạo của Khổng Tử, có luân lý vua tôi, cha con, có dạy về quy tắc của sự vật và đạo thường của loài người, mà bản lĩnh và ý chí cốt tinh tế và chuyên nhất. Người nào đã học Nho gia mà lại học thêm Đạo gia, Phật gia thì thấy sách đạo nói: "Thiên biến vạn hóa, có đức hay không có đức, thoe việc mà cảm ứng, dấu vết không thường"; sách Phật nói: "không sinh, không diệt, không ở đâu lại, cũng không đi đâu, cũng không cân lực, cũng không tướng mạo", đều là học lộn xộn không có thuần túy, lòng hỗn tạp không chuyên nhất, dẫu cho học được sách xưa của Hiên Viên, Đế Cốc, hiểu được phép màu của Át-nan-ma-ha thì có ích gì cho thế đạo, cho nước nhà? Lấy những người đỗ để làm gì?

Khách vãng lai đã xóa
Phương Nhi Ngô
31 tháng 10 2019 lúc 20:09

Dài quá, đây là câu hỏi trong bài kiểm tra nên đâu thể nào viết nhiều như vậy được

Khách vãng lai đã xóa
STB_CCT
Xem chi tiết
•Mυη•
23 tháng 10 2019 lúc 20:53

TL :

- Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dân.

- Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.

- Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động đêm, cấp cúp phạt công nhân.

- Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.

⟹ Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân và vì dân.

_Chúc bạn học tốt_

Khách vãng lai đã xóa

* Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, vì:

- Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dân.

- Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.

- Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động đêm, cấp cúp phạt công nhân.

- Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.

⟹ Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân và vì dân.

Khách vãng lai đã xóa