Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nhìn qq UwU
Xem chi tiết
Etermintrude💫
30 tháng 10 2023 lúc 18:43

loading...

CHÚC EM HỌC TỐT NHÁleu

Gil Lê
Xem chi tiết
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
29 tháng 8 2018 lúc 19:56

Tả cây lúa Việt Nam 

Việt Nam đất nước ta ơi,

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."

Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.

Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.

Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.

Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

"Bao giờ cây lúa còn bong

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

ʚTrần Hòa Bìnhɞ
29 tháng 8 2018 lúc 19:57

Tham khảo!!!

                                                                           Việt Nam đất nước ta ơi

                                                               Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Đất nước Việt Nam - cái nôi của nền văn minh lúa nước, mỗi xóm thôn bản làng, những cánh đồng xanh thăm trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu để mọi du khách nhận ra đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người cùng cây lúa xanh tươi.

Lúa là cách gọi thông thường không biết tự bao giờ trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính được ươm mầm từ những hạt thóc vàng càng mẩy. Hạt thóc ngâm nước, ủ lên mầm gieo xuống lớp bùn sánh sang trở thành những cây mạ xanh non. Sau khi làm đất, cày bừa kĩ, mạ non được bó lại như thằng bé lên ba theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu qua bàn tay chăm sóc của người nông dân từng ngày, từng giờ, lên xanh tươi tốt thành những ruộng lúa mênh mông bờ nối bờ thăm thẳm.

Lúa được phát triển theo ba giai đoạn chính: giai đoạn mạ non, mảnh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo. Những ngày mùa đông buốt giá, gieo mạ rồi để chuẩn bị cho vụ chiêm xuân, chẳng có người nông dân nào không xuýt xoa thương cho đám mạ con phải chịu cánh rét buốt, thế là bao túi ni lông che kín 4 xung quanh bờ thửa ngăn cho cái rét không làm lạnh chân mạ.

Nắng hửng trời quang, bà già mùa đông mệt mỏi đi nghi ngơi nhường chỗ cho chị mùa xuân nhảy múa ca hát cùng lũ chim trên cành. Bà con xã viên tưng bừng phấn khởi sau cái tết đón năm mới cùng với mạ non hồi sức vẫn kiên nhẫn vượt qua rét mướt, đã nô nức ra đồng làm việc. Họ đố nhau về bó mạ:

                                                                               Vừa bằng thằng bé lên ba

                                                                    Thắt lưng con cón chạy ra ngoài đồng.

Thế là người cày người cấy, trâu bò làm bạn với nhà nông, chỉ trong vòng một tuần, những cánh đồng đất ải trước đây đã thành nhưng ruộng lúa xanh non. Lúa cứ thế lớn lên dưới bàn tay chăm sóc, nâng niu của các bác nông dân, trưởng thành đến thì con gái, đẻ nhánh sinh sôi thành những khóm to chật ruộng. "Rì rào rì rào...", lúa thì thầm ào ào trong gió như kể chuyện ngàn xưa. Những chiếc lá lúa dài giống hình lưỡi lê. Nhưng yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay đùa giỡn với gió. Sóng lúa nhấp nhô giữa buổi chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị mượt mà. Đó là đề tài quen thuộc của thơ và nhạc:

                                                          Việt Nam đất nước quê hương chúng tôi

                                                          Mía ngọt chè xanh qua những nương đồi

                                                          Đồng xanh lúa rập rờn biển cả...

Chẳng mấy chốc ba tháng nông nhàn đã qua, lúa vào đòng làm hạt, mùi thơm của lúa nếp, của gạo mới thoang thoảng đâu đây. Khắp cánh đồng, người ta chỉ thấy một màu vàng rực tươi rói, những bông lúa hạt đều tăm tắp uốn cong như lưỡi câu báo hiệu một mùa vàng bội thu. Ngày mùa, cả làng quê toàn màu vàng. Ngoài đồng lúa vàng xuộm, dưới sân rơm và thóc vàng giòn, chú cún vàng nháy nhót lăng xăng như chia sẻ cùng chủ. Ai mà chẳng vui khi thành quả lao động của mình đến ngày được gặt hái.

Cứ thế, một hai vụ lúa trở thành cây lương thực chính của người nông dân. Vụ chiêm xuân từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5; vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10. Cây lúa đã đem đến cho đất nước một nguồn thu lớn, không chỉ cung cấp lương thực đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước mà còn là nguồn xuất khẩu gạo. Chúng ta tự hào có những cánh đồng lúa có sản lượng như cánh đồng năm tấn ở Thái Bình, Đồng Tháp Mười ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi dần vào xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển đất nước. Chẳng thế mà nó được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.

Code : Breacker

Xem chi tiết
Minh nhật
17 tháng 9 2019 lúc 20:17

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các công trình kiến trúc đồ sộ ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Nhưng bên cạnh những công trình ấy, vẫn tồn tại những kiến trúc cổ kính. Đó là những di tích còn lưu lại trong dòng chảy của thời gian. Di tích Cầu Ngói – Chùa Lương của Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định quê tôi là một trong số đó. Cây cầu cổ ấy chính là niềm tự hào của quê hương tôi.

Cầu Ngói nằm trong quần thể di tích nổi tiếng Cầu ngói – Chùa Lương – Chợ Lương – Chùa Phúc Hải – Giếng đá Phúc Hải  và trên 20 nhà thờ công giáo đẹp lộng lẫy nổi tiếng tại địa phận Quần Anh xưa, nay là xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tính Nam Định. Cầu Ngói hình thành cùng chùa Lương, gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển 500 năm trước ở vùng biển Hải Hậu, từ khi người dân về đây mở đất dựng làng. Khi công cuộc ấy của tổ tiên đã hoàn thành thì các cụ nghĩ ngay đến việc dựng cầu mở chợ. Cầu khi đó được bắc qua con sông Trung Giang, một con sông nhỏ chạy dọc theo xã Hải Anh.

Cầu được xây dựng theo lối “thượng gia hạ kiều” (trên là nhà còn ở dưới là cầu), to và đẹp. Lúc đầu cầu chỉ đơn giản một cọc, mái chưa được lợp ngói mà chỉ lợp cỏ đơn sơ. Nhưng đến thế kỷ XVII cầu được tu sửa nhiều lần để phù hợp với cấu trúc và cảnh quan chung của quần thể chùa Lương. Tuy nhiên vẫn giữ được nguyên cái nét cổ kính từ xa xưa để lại.

Cầu Ngói cách chùa Lương khoảng 100m, nằm ngay trên con đường chính dẫn vào chùa, ngay cạnh khu chợ sầm uất tên là Chợ Lương.  Bởi vì cùng thời gian xây dựng với chùa Lương, nhân dân quen gọi là cầu Ngói chợ Lương. Cầu có kiến trúc vô cùng độc đáo. Nhin tổng thể, cầu như một ngôi nhà mái ngói vắt mình qua dòng sông xanh thẳm. Mái ngói phía trên được thiết kế khéo léo với hệ thống kèo như một ngôi nhà cổ xưa. Người thợ tài hoa khi ấy kết hợp nửa nợp, nửa xây làm cho dáng mái rất đẹp và tựa như con rồng đang bay. Phần dưới là thành cầu và sàn cầu. Phần trên và dưới liên kết với nhau bằng hệ thống những cột tròn dựng thẳng tắp hai bên thành cầu và cổng xây ở hai đầu.

Cầu Ngói đứng vững vàng trên 18 cột đá vuông, mỗi cạnh 35cm xếp thành 6 hàng đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu. Trên cột đá cắm sâu xuống lòng sông là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim vừa to vừa chắc đỡ các dầm, nâng sàn cầu, nhà cầu. Sàn cầu làm bằng gỗ lim, được chia làm 2 phần rõ rệt. Phần sàn của lòng cầu gồm 66 thanh gỗ lim ghép lại nằm trên hàng dầm uốn cong, có thêm nhiều thanh gỗ ngắn vuốt tròn cạnh tạo thành nhiều gỡ nối để khách lên xuống không bị trượt chân. Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang uốn cong theo thành cầu. Phía trong hành lang ghép ván, phía ngoài là lan can với 162 con song. Du khách và người dân có thể dừng chân nghỉ ngơi ngắm cảnh trên hành lang. Toàn bộ cây cầu bên trên có mái che kín đáo nhưng bên dưới lại trống nên vừa kín đáo vừa thông thoáng. Cầu được trang trí, chạm khắc nhiều mảng. Tuy không nhiều và có phần giản đơn cũng thể hiện tài hoa của nghề mộc cổ truyền trên đất Quần Anh xưa, cổ kính và bình dị.

Đặc biệt, phần mộc của cầu không được chạm khắc cầu kỳ nhưng lại thể hiện rất rõ kiến trúc thuần Việt. Hai bên đầu cầu có hai cổng vòm xây bằng gạch với lối kiến trúc khá đặc biệt, phía trên vòm cổng có hình hai con nghê nâng bức cuốn thư vừa uy nghiêm lại quen thuộc. Hình con nghê được đắp nổi bằng vôi vữa khá tinh xảo. Cổng được xây dựng theo lối cửa vòm một lối, hai bên có hai hàng cột với câu chữ Hán “Giáp ngạn mã đề nhân thượng hạng. Hoàng Giang hồng ảnh ngật Đông Tây” tức là trên cầu hàng ngày người và xe đi lại, bóng của cầu buổi sáng ngả về phía Đông buổi chiều ngả về phía Tây.

Xung quanh cầu là con đường dẫn vào Chùa Lương, là khu chợ nhỏ mà sầm uất của người dân nơi đây. Dưới cầu là dòng sông nước chảy trong xanh. Những năm gần đây, người ta trồng ngay cạnh chân cầu một cây phượng vĩ. Mùa hạ đến, phượng nở đỏ rực, những cánh hoa mềm mại rụng xuống mái cầu, tạo nên vẻ đẹp khó diễn tả thành lời. Hòa trong không khí náo nhiệt của những phiên chợ và những ngày lễ hội hàng năm, cầu Ngói vẫn giữ cho mình nét cổ kính rất xưa.

Cầu Ngói chùa Lương là một công trình kiến trúc cổ độc đáo, mang đậm dấu ấn của những nghệ nhân tài hoa đất Quần Anh. Gắn liền với lịch sử khai hoang lấn biển, cầu Ngói lòa minh chứng cho thời kì phát triển vừa yên bình lại hưng thịnh của vùng đất Hải Hậu xưa. Không chỉ gắn liền với người dân chăm chỉ, lương thiện nơi đây, cầu còn là di tích nổi tiếng mà du khách thập phương dừng chân. Cầu không chỉ là công trình giao thông mà còn là công trình văn hóa của làng xã. Cầu Ngói chùa Lương là một trong số 10 chiếc cầu cổ nhất Quần Anh xưa và là một trong ba cây cầu ngói cổ và đẹp nhất Việt Nam.

Thời gian trôi đi, nhưng trải qua bao thăng trầm, biến động, Cầu Ngói chùa Lương vẫn giữ trọn những giá trị của mình. Nằm giữa thiên nhiên, cầu là lịch sử soi chiếu, đờng thời là niềm tự hào của tất cả người dân quê hương tôi.

♡Akonia-Moonlight ( Ako...
17 tháng 9 2019 lúc 20:19

Lên trên mạng nhé cậu

Đây là mạng mà :))

Phước Lộc
Xem chi tiết

Bài làm

~ Mik chỉ lập dàn ý cho bạn tự làm thôi nha. ~

A. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng hay danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu.

- Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó.

B. Thân bài

a) Giới thiệu khái quát:

- Vị trí địa lí, địa chỉ

- Diện tích

- Phương tiện di chuyển đến đó

- Khung cảnh xung quanh

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành:

- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành

- Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)

c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật

- Cấu trúc khi nhìn từ xa...

- Chi tiết...

d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh đó đối với:

- Địa phương...

- Đất nước...

C. Kết bài

- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

# Học tốt #

Thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên dải đất miềng Trung. Ngày 4 tháng 2 năm 1999, Cùng với tháp Chàm _ Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.Từ thế kỉ XVII, XVIII, có hàng trăng hàng nghìn người Hoa từ Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam…đến đồi bờ con sông Hoài sinh cơ lập nghiệp. Phố Hội An ngày một mở mang, đông vui. Ở đây hiện có những ngôi chùa cổ trên mấy trăm tuổi như: chùa Phúc Kiến, chùa Long Tuyển, chùa Triều Châu, chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm... Những lễ hội, những tập tục văn hóa xa xưa được lưu giữ mãi trong hồn người. Những chiếc áo vạt hò, quần chân què, nón mê, guốc gỗ ... của những người bán hàng rong như gợi nhớ gợi thương. Đặc biệt chiếc đèn lồng đủ mọi kích cỡ, dáng hình, màu sẵc treo dọc phố , treo trước cửa nhà, treo hai bên bàn thờ tổ tiên đã ăn sâu vào kí ức và làm nên một Hội An cổ kính, hưng thịnh và tấp nập xưa nay.

Đúng 17 giờ đêm 14 âm lịch hàng háng, có hàng trăm hàng nghìn đền lồng được thắp sáng lung linh như sao xa, dọc theo các phố Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Nguyễn Thị Minh Khai ... . Hãy tản bộ dọc bờ sông Hoài, ta sẽ cảm thấy tâm hồn thảnh thơi kì lạ. Hãy đến với một gánh hàng rong nhấm nháp một bát chè bắp Cẩm Nam thơm mát, nếm một bát mì Quảng béo ngậy, thưởng thức một tô Cao lầu đặc sản thơm đậm, ngọt ngào ... . Hương vị, sắc màu Hội An đó mãi nằm trong kí ức của du khách một lần được đến đây.

Hãy đến thăm chùa Long Tuyển, Chùa Cầu, thắp lên một nén nhang, ngắm hàng trăm tượng Phật, đọc và suy ngẫm những câu đối, hoành phi sơn sép thếp vàng. Những chiếc áo lam của bà con đi lễ hội chùa Cầu trong ánh đèn lồng, dưới bóng trăng rằm gợi nên bao cảm xúc dạt dào, lồng lộng trăng nước.Phố cổ Hội An, một không gian cổ kính, thanh bình. Con sông Hoài thơ mộng. Chùa Cầu tráng lệ, trang nghiêm. Màu thời gian nơi phố cổ gợi cho du khách tìm về vàng mộng ngàn xưa.

Một tiếng chuông chùa ngân vang. Một giọng hò từ xa đưa lại trong bóng trăng thanh đêm rằm gợi thương gợi nhớ. Tình yêu Hội An càng trở nên thiết tha sâu lắng khi ta chợt nghe một tiếng hò từ xa đưa lại:

"Hội An bán gấm, bán điều,

Kim Bồng bán vải, Trà Nhiêu bán hàng"

SORRY NHIỀU ...

Lê Khánh Huyền
25 tháng 9 2019 lúc 19:16

Thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên dải đất miềng Trung. Ngày 4 tháng 2 năm 1999, Cùng với tháp Chàm _ Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.Từ thế kỉ XVII, XVIII, có hàng trăng hàng nghìn người Hoa từ Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam…đến đồi bờ con sông Hoài sinh cơ lập nghiệp. Phố Hội An ngày một mở mang, đông vui. Ở đây hiện có những ngôi chùa cổ trên mấy trăm tuổi như: chùa Phúc Kiến, chùa Long Tuyển, chùa Triều Châu, chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm... Những lễ hội, những tập tục văn hóa xa xưa được lưu giữ mãi trong hồn người. Những chiếc áo vạt hò, quần chân què, nón mê, guốc gỗ ... của những người bán hàng rong như gợi nhớ gợi thương. Đặc biệt chiếc đèn lồng đủ mọi kích cỡ, dáng hình, màu sẵc treo dọc phố , treo trước cửa nhà, treo hai bên bàn thờ tổ tiên đã ăn sâu vào kí ức và làm nên một Hội An cổ kính, hưng thịnh và tấp nập xưa nay.

Đúng 17 giờ đêm 14 âm lịch hàng háng, có hàng trăm hàng nghìn đền lồng được thắp sáng lung linh như sao xa, dọc theo các phố Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Nguyễn Thị Minh Khai ... . Hãy tản bộ dọc bờ sông Hoài, ta sẽ cảm thấy tâm hồn thảnh thơi kì lạ. Hãy đến với một gánh hàng rong nhấm nháp một bát chè bắp Cẩm Nam thơm mát, nếm một bát mì Quảng béo ngậy, thưởng thức một tô Cao lầu đặc sản thơm đậm, ngọt ngào ... . Hương vị, sắc màu Hội An đó mãi nằm trong kí ức của du khách một lần được đến đây.

Hãy đến thăm chùa Long Tuyển, Chùa Cầu, thắp lên một nén nhang, ngắm hàng trăm tượng Phật, đọc và suy ngẫm những câu đối, hoành phi sơn sép thếp vàng. Những chiếc áo lam của bà con đi lễ hội chùa Cầu trong ánh đèn lồng, dưới bóng trăng rằm gợi nên bao cảm xúc dạt dào, lồng lộng trăng nước.Phố cổ Hội An, một không gian cổ kính, thanh bình. Con sông Hoài thơ mộng. Chùa Cầu tráng lệ, trang nghiêm. Màu thời gian nơi phố cổ gợi cho du khách tìm về vàng mộng ngàn xưa.

Một tiếng chuông chùa ngân vang. Một giọng hò từ xa đưa lại trong bóng trăng thanh đêm rằm gợi thương gợi nhớ. Tình yêu Hội An càng trở nên thiết tha sâu lắng khi ta chợt nghe một tiếng hò từ xa đưa lại:

                                           "Hội An bán gấm, bán điều,

                                    Kim Bồng bán vải, Trà Nhiêu bán hàng"

Hoàng Quỳnh Trâm
Xem chi tiết
Nam Nguyễn Trọng
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
17 tháng 3 2022 lúc 20:41

vâng có kiến thức mạng nhưng mình vẫn tự làm nha:

Thưa các bạn đây là Sông Đà của Việt Nam Sông Đà (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông dài 927 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Dòng chính bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ Đứng bên cạnh dòng Sông Đà ta có thể thấy quang cảnh nơi đây thật đẹp,không khí của trời đất được gắn liền với con sông này.Khi đến nơi đây ta có thể cảm nhận được sự yên bình mà mỗi người tìm kiếm,rất mong các bạn hãy xem đây là nơi du lịch lí tưởng để ghé thăm Sông Đà thường xuyên (thuyết trình trực tiếp)

Khang An
Xem chi tiết
•¢ɦẹρ➻¢ɦẹρ
Xem chi tiết
•¢ɦẹρ➻¢ɦẹρ
Xem chi tiết
Aono Morimiya acc 2
11 tháng 12 2021 lúc 21:15

tham khao:

Quê hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Quê hương, xứ sở như một mảnh tình con theo ta đến suốt cuộc đời. Dù có đi đâu thì quê hương cũng luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm thức của mỗi người. Quê hương - hai tiếng đơn sơ mà cũng thật ấm áp và gần gũi vô ngần. Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. Có một điều không thể phủ nhận rằng bất kể đi tới đâu người ta cũng luôn nhớ về quê hương và hướng về mái ấm gia đình. Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành dần từ những ngây thơ, vụng dại của ngày bé. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. Đó cũng chính là lí do vì sao quê hương trở nên thân thương và ấm áp đến lạ thường. Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình và rồi trở thành dòng suối mát lành tắm mát và gột rửa tâm hồn ta trước những muộn phiền, lo toan của cuộc sống.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/suy-nghi-ve-nghia-tinh-que-huong-doi-voi-moi-con-nguoi