Chứng minh 'chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí con người và phản lại quy luật tự nhiên dựa vào bài ' đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình' mấy anh chị giúp em với
Vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa"? Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?
Chiến tranh hạt nhân xảy ra hủy hoại, xóa sạch thành quả văn minh nhân loại, cũng như quá trình tiến hóa sự sống, tự nhiên trên Trái Đất
Lời cảnh báo nhà văn G. Macket đặt ra trước toàn thể nhân loại nhiệm vụ cấp bách
+ Đoàn kết, quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình
vì sao có thể nói Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại lí trí tự nhiên nữa ? mn ơi giúp mik vs ạ
Trong thời điểm hiện nay của tình hình thế giới, vấn đề mà G.G.Mác Ket nêu ra:"Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí của tự nhiên." có còn ý nghĩa thời sự và cấp thiết hay không? Tại sao?
Ccas bạn giúp mình nhé.
Mác-két đã cảnh báo về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh một khi chiến tranh hạt nhân xảy ra, rằng chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà đi ngược lại cả lí trí tự nhiên. Để hiểu được nội cảnh báo này, cần phải cắt nghĩa được “lí trí con người” và “lí trí tự nhiên” ở đây là gì. Có thể hiểu “lí trí con người” là quy luật phát triển của văn minh loài người và “lí trí tự nhiên” là quy luật tiến hoá tất yếu của tự nhiên, sự sống.
Từ đó để hiểu: chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất. Luận cứ cảnh báo này được làm sáng tỏ bằng những chứng cứ với số liệu cụ thể về thời gian tiến hoá của sự sống con người và tự nhiên trong thế đối sánh với sức tàn phá của chiến tranh hạt nhân.
Lời cảnh báo của nhà văn G.Macket đã đặt ra trước toàn thể nhân loại một nhiệm vụ cấp bách. Đó là chúng ta phải đoàn kết, kiên quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- Bài viết nêu ra phải có tính cấp thiết đối với đời sống xã hội và con người hiện nay nó cũng là vấn đề đã có ý nghĩa lâu dài chứ không phải chỉ là nhất thời, đó là nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn hiện hữu và mọi người cần đấu tranh cho một thế giới hòa bình.Trong những năm qua thế giới có những việc làm đáng kể để làm giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Chẳng hạn :
- Các hiệp ước cấm thử, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã được nhiều nước kí kết, hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô (nay là nước Nga). Nhưng hoàn toàn không có nghĩa là nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã không còn hoặc lùi xa.
- Kho vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại và ngày càng được cải tiến.
- Chiến tranh và xung đột vẫn liên tục nổ ra nhiều nơi trên thế giới .Vì vậy thông điệp của G.Mác -két vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tiếp tục thức tỉnh và kêu gọi mọi người đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Tác phẩm đề cập đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên Trái đất và nhiệm vụ của con người đó chính là phải ngăn chặn nguy cơ đó, là đáu tranh cho một thế giới hòa bình.
Đây là một văn bản nghị luận rất giàu tính thuyết phục; tất cả các luận điểm và hệ thông luận cứ vô cùng rõ ràng , các chứng cứ đưa ra rất xác đáng, cụ thể; lập luận chặt chẽ giàu thuyết phục.
Bằng một đoạn văn, hãy trình bày câu chủ đề sau: "Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà con đi ngược lại lí trí tự nhiên"
_Mong mọi người giúp ạ_
Cám mơn ạ.
Tham khảo
Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người bởi vì con người thông minh đã làm cuộc sống ngày càng tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Có thể hiểu “lí trí con người” là quy luật phát triển của văn minh loài người và “lí trí tự nhiên” là quy luật tiến hoá tất yếu của tự nhiên, sự sống. Như vậy, chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất.Thông qua bài viết của Mác-két, khiến ta càng hiểu hơn những hiểm họa khôn lường nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra ở những cường quốc chạy đua vũ trang. Tất cả những thành quả của loài người đã đạt được về khoa học, văn hóa, lịch sử sẽ bị xóa sạch. Quan trọng hơn sự sống của hơn 7 tỉ người trên toàn hành tinh sẽ bị đe dọa. Vì vậy, việc ngăn chặn chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ không của riêng ai, đòi hỏi toàn thế giới cần chung tay để chống lại.
Vì sao có thể nói: chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa”?
- Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn đi ngược lại cả lí trí của tự nhiên. Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt toàn nhân loại mà còn tiêu huỷ mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy, nó phản tiến hoá, phản lại “lí trí tự nhiên” như cách nói của Mác-két. (“Lí trí tự nhiên” ở đây có thể hiểu là quy luật của tự nhiên, logic tất yếu của tự nhiên.)
- Để làm rõ luận điểm này, tác giả đã đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất. Tất cả cho thấy, sự sống ngày nay trên trái đất và con người là kết quả của một quá trình tiến hoá hết sức lâu dài của tự nhiên, một quá trình được tính bằng hàng triệu năm: “Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi”.
- Từ đó, tác giả dẫn người đọc đến một nhận thức rõ ràng về tính chất phản tiến hoá, phản tự nhiên của chiến tranh hạt nhân: nếu nổ ra, nó sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở vể điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá sự sống trong tự nhiên. Với luận điểm này, hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân đã được nhận thức sâu hơn ở tính chất phản tự nhiên, phản tiến hoá của nó.
Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:
"Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích."
Câu 1: Từ "lí trí" được dùng trong đoạn trích trên với ý nghĩa như thế nào? Tại sao tác giả lại cho rằng chạy đua vũ trang "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên" ?
Câu 2: "Chúng ta" được nhắc đến trong đoạn văn là những ai? "Việc đó" để chỉ việc gì?
Câu 3: Từ lời kêu gọi vì "một cuộc sống hòa bình, công bằng" của tác giả G. G. Mác-két trong văn bản trên, em hãy liên hệ với cuộc sống của chúng ta ngày nay và nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người trong việc góp sức đem lại cuộc sống bình yên cho toàn xã hội. Hãy trình bày bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi
ĐẤU TRANH CHO 1 THẾ GIỚI HÒA BÌNH
1.Nêu chiến tranh hạt nhân phản sự tiến hóa ra sao?
2.Nội dung chính và nghệ thuật của văn bản?
3.Lời kêu gọi đấu tranh vì 1 thế giới hòa bình, không có chiến tranh là gì?
4.Nêu tác động của cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân đối vs đời sống của con người?
Qua văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” hãy cho biết nhân loại đã từng trải qua thảm họa hạt nhân nào. Hiện nay, vấn đề chống lại chiến tranh hạt nhân có còn là nhiệm vụ cấp bách đối với loài người không? Vì sao?
Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 15 dòng) Dựa vảo văn bản : Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến : Chiến tranh hạt nhân và chạy đua vũ trang là tội ác !