Những câu hỏi liên quan
Lê Gia Linh
Xem chi tiết
~Mưa_Rain~
15 tháng 7 2018 lúc 15:30

CHUYỆN XẢY RA VÀO THỜI VUA HÙNG THỨ 18. VÌ MỊ NƯƠNG MÀ ĐÃ CÓ 1 CÂU CHUYỆN XẢY RA GIỮA HAI NGƯỜI ĐÀN ÔNG. THỜI MÀ CÔNG CHÚA MỊ NƯƠNG ĐÃ TỚI TUỔI LẤY CHỒNG, VUA HÙNG ĐÃ KẾN RỂ CHO CON. SAU ĐÓ CÓ 2 NGƯỜI ĐẾN ĐỂ XIN LẤY MỊ NƯƠNG. NGƯỜI THÌ LÀ VUA MIỀN NÚI, NGƯỜI THÌ TRỊ VÌ MỘT VÙNG NƯỚC THẲNG. SAU MỘT HỒI SUY NGHĨ, VUA NÓI:" TA CHỈ CÓ 1 CON GÁI, GIỜ CÓ TẬN 2 NGƯỜI MUỐN LẤY CON TA. HAY TA TÍNH NHƯ VẦY; AI BAN NHỮNG LỄ VẬT SAU THÌ TA GẢ LỄ VẬT LÀ.... NÓI XONG THÌ HAI NGƯỜI QUAY TRỞ VỀ. SÁNG HÔM SAU, SƠN TINH MANG LỄ VẬT ĐẾN TRƯỚC NÊN ĐƯỢC LẤY MỊ NƯƠNG. VÌ QUÁ TỨC GIẬN, THỦY TINH DÂNG NƯỚC LÊN. THỦY TINH DÂNG NƯỚC LÊN BAO NHIÊU THÌ SƠN TINH NÂNG NÚI LÊN CAO BẤY NHIÊU. THỦY TINH THUA NÊN ẤM ỨC LẮM. BỞI THẾ NÊN NĂM NÀO THỦY TINH CŨNG DÂNG NƯỚC ĐÁNH SƠN TINH CHO ĐẾN BÂY GIỜ.

HOK TỐT NHA LÊ GIA LINH.>.<

Không Tên
28 tháng 10 2018 lúc 19:10

Câu chuyện xảy ra từ rất lâu rồi, từ thời Hùng Vương thứ mười Tám. Đời ấy vua Hùng không có con trai. Người chỉ sinh được một người con gái tên gọi Mỵ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha rất yêu thương con, mong kén cho con một tấm chồng ưng ý.

Một ngày kia có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi Sơn Tinh. Chàng có tài: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những dãy núi đồi. Chàng trai còn lại tên gọi là Thủy Tinh đến từ miền biển. Chàng cũng có tài năng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Hai chàng đều tài giỏi, đều xứng làm rể của vua Hùng, làm chồng của Mỵ Nương. Vua Hùng rất băn khoăn, vua cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc, xong rồi nói:

– Hai chàng trai đều hợp ý ta nhưng ngặt ta chỉ có một người con gái nên ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.

Rồi Hùng Vương phán tiếp, sính lễ phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi".

Hôm sau, Sơn Tinh đem đầy đủ lễ vật đến trước rồi rước Mỵ Nương về núi. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ bèn hô mưa gọi gió làm thành dông bão đánh Sơn Tinh. Nước tràn ngập ruộng đồng, nhà cửa, ngập cả thành Phong Châu.

Sơn Tinh không nao núng, thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn dòng nước lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Thủy Tinh sức yếu bèn chịu thua. Nhưng oán thù sâu nặng, hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước lũ đánh Sơn Tinh. Nhưng thương thay cho Thần nước, năm nào cũng bị thần núi đánh cho thất bại, phải ngậm ngùi nhục nhã rút quân về.

mik học rồi

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Hà
Xem chi tiết
Sana .
17 tháng 5 2020 lúc 9:52

tớ ko bt

nếu bạn nói ko sao chép trên mạng thì tiên biêt !

Nguyễn Diệu Ly
18 tháng 2 2022 lúc 9:36

5A mấy vậy trường nào

Khách vãng lai đã xóa
Hi hi hi
Xem chi tiết
Vũ An Nguyễn
28 tháng 12 2016 lúc 13:00

trứng ra trước hay gà ra trước

có phải câu này ko

nhớ k mình nha

Minamoto asuna
5 tháng 1 2018 lúc 18:07

câu hỏi công chúa đưa ra là gì

dai ka lop 6A
5 tháng 1 2018 lúc 18:08
lay anh nhe
Ruby Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Quỳnh Nga
2 tháng 6 2018 lúc 9:26

Tả đầm sen trên quê hương em

Quê em ở Thái Bình. Mỗi lần dặt chân đến mảnh đất thân yêu này, em không sao quên được cánh đồng lúa chín vàng ươm, vườn nhà bà quanh năm cây sai quả. Nhưng khắc sâu trong tâm trí em hơn cả, lại chính là đầm sen giữa đình. Nó giản dị mà thân quen biết nhường nào.

Đầm sen đẹp lắm! Đẹp không những duyên dáng mà còn hấp dẫn đất trời. Sóng hồ đầm sen quanh năm trong xanh. Bốn mùa đầm sen khoác trên mình bốn bộ áo khác nhau - bốn bộ áo mà thiên nhiên may tặng cho nó.

Tuy bốn mùa như thế, song mỗi mùa đầm sen mang trên mình một nét đẹp mê hồn.

Mùa xuân, khi ngàn hoa đâm chồi nảy lộc thì đầm sen nằm im, trơ ra vài cái củ sen to tướng. Những con én bay qua bay lại, nhiều lúc sà xuống ríu rít. Đầm sen vẫn lặng lẽ ngủ say như giấc ngủ của người già cô đơn.

Nhưng sang hạ, “bà già cô đơn”dường như trở về tuổi thanh xuân mười tám đôi mươi. Đầm sen lúc này nở những nụ be bé, rồi dần dần to lên, để cuối cùng nở bung ra. Nó đã trổ những bông hoa tinh khiết:

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Quả là vậy, bông sen trắng muốt, nổi bật giữa đám lá xanh um trong đầm mới đẹp làm sao! Những bông hoa to nhỏ chen chúc nhau như một gia đình hạnh phúc. Và rồi, hương sen thơm thoang thoảng bắt đầu rón rén bước ra, tung tăng theo gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân lá. Nó cùng hòa vào nắng hè chói chang, múa cùng những tia sáng.

Vậy mà cuộc sống vui tươi của đầm sen đã trôi mau, gửi lại sự tĩnh lặng khi thu về. Chút nhị vàng tươi giờ đã biến thành hạt. Khi những hạt sen to lên, các bác nông dân chỉ việc hái về nấu chè sen hay đem ra chợ bán. Chung quanh, lá sen đã héo xuông. Giờ lá sen không xòe rộng như chiếc ô trong mùa hè nữa. Nó dùng để gói cốm. Cốm gói trong lá sen thì xanh và thơm hơn đấy.

Buồn sao khi đông về! Bây giờ, đầm sen phải cắm rễ xuống, hút những gì tinh túy, màu mỡ của đất mẹ. Nhưng nó cũng không khỏi bồi hồi, xao xuyến cuộc sống khi hè đến. Nó nhớ tiếng các bạn nhỏ cười. Nó nhớ những bông sen giản đơn mà thanh tao. Nó nhớ trời hạ trong sáng. Nó nhớ rất nhiều những tia nắng chan hòa. Song, sự sống là vậy. Lúc này, đầm sen phải chuẩn bị cho một mùa hè sắp đến. Nó phải mang đến những lợi ích vốn có cho đời như: Hoa để trang trí, nhị sen ướp trà mạn, tâm sen làm thuốc an thần.

Em rất yêu quý đầm sen. Mỗi lần về quê, em luôn ra thăm đầm sen. Em coi đầm sen là người bạn nuôi dường tâm hồn em.

Phạm Ngọc Ánh
2 tháng 6 2018 lúc 9:21

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

Phạm Ngọc Ánh
2 tháng 6 2018 lúc 9:22

Hình ảnh làng quê Việt Nam luôn gắn liền với những cảnh đẹp giản dị, quen thuộc như: cánh đồng làng, con đê xanh ngút tầm mắt…Còn với với em ấn tượng về đầm sen đang mùa nở hoa mãi là hình ảnh đẹp đầy thú vị trong kí ức mộng mơ của tuổi học trò.

Từ xa nhìn lại, đầm sen như một toà lâu đài màu xanh lấm tấm phấn hồng. Hương sen nồng nàn lan toả theo làn gió bay xa thơm ngát một vùng. Trong làn sương sớm mong manh, huyền ảo làm cho cả đầm sen như khoác lên mình tấm áo choàng bằng voan trắng, có đính thêm những hạt kim cương lấp lánh. Mặt trời từ từ nhô lên chiếu nắng xuống cho đầm sen càng thêm lóng lánh. Gió lùa vào đầm sen như bàn tay người mẹ nhẹ nhàng đánh thức đàn con nhỏ bé. Đầm sen như sực tỉnh giấc vẫy những cánh tay mềm mại chào đón ông mặt trời.

Đến bên đầm sen vào mùa hoa nở mới thấy hết vẻ đẹp diệu kì mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Bao quanh đầm sen là bờ cỏ xanh mượt mà, uốn lượn như nét vẽ mềm mại. Mặt đầm phủ kín một màu xanh, lấp ló những đoá sen hồng, sen trắng. không biết sen ở đây được trồng từ bao giờ mà sen cứ mọc chi chít dày đặc không trông thấy mặt nước, từng đoá hồng, đoá trắng thi nhau khoe sắc, toả hương. Sen hồng kiều diễm như đôi má ửng hồng của nàng thiếu nữ. Sen trắng giản dị thanh khiết vươn lên đón ánh bình minh như muốn phô ra tất cả sự trong trắng tinh khiết của mình.

Còn các nụ sen mới đẹp làm sao, từng búp, từng búp tròn lẳn, mũm mĩm tràn trề sức sống, e thẹn núp mình sau những chiếc lá ngắm nhìn những bông hoa mà lòng thầm ngưỡng mộ: Các chị hoa thật lộng lẫy, các chị ấy nở bung những cánh tròn xoe xoe, bao cánh hoa úp vào nhau đều đều, xinh xắn là bầy nhiêu chiếc má xinh xin bầu bĩnh. Mỗi bông hoa là một cô thôn nữ xinh đẹp. Các cô đang cố khoe cái nhị vàng anh ánh toả hương thơm lừng mời gọi bướm ong.

Xung quanh các bông hoa là những chiếc lá mập mạp, cứng cáp vươn cao như người lính gác ngẩng cao đầu hãnh diện vì mình được đứng bên bảo vệ những nàng hoa xinh đẹp. Còn những gương sen nằm nghiêng nghiêng trên cuống như người có tuổi ung dung ngồi trên ghế mỉm cười ngắm nhìn đàn cháu. Hương sen thoang thoảng bay theo chiều gió lúc đậm, lúc nhạt, cáy mùi thơm dìu dịu ấy xua tan cái nóng bức oi ả của mùa hè. Một vài khách du lịch dừng lại bên bờ chụp ảnh.Giữa đầm các cô các chị đang bơi thuyền thúng hái hoa sen nét mặt ánh lên miềm vui sướng. Sen có thể dùng vào nhiều việc, lá sen dùng để gói hàng, hoa sen dùng cắm lọ, ướp trà, hạt sen dùng để nấu chè hay làm mứt đều ngon…

Hoa sen tượng trưng cho cốt cách, tâm hồn người Việt thanh tao mà giản dị. Ngày xưa ông Mạc Đĩnh Chi làm bài phú "Hoa sen giếng ngọc" nên dù dung mạo xấu xí vẫn được vua trọng dụng, quí mến. Ngày nay hoa sen được chọn làm "Quốc hoa" biểu tượng của đất nước bốn mùa xanh tươi hoa lá.

Thiên nhiên thật kì diệu sinh ra một loài hoa tuyệt đẹp như hoa sen. Vẻ đẹp dịu dàng thanh khiết của đầm sen đang mùa hoa nở luôn neo đậu trong trái tim em, dù đi đến bất cứ nơi đâu, được thấy bao nhiêu cảnh lạ thì em cũng không thể quên được vẻ đẹp của đầm sen.

nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
15 tháng 10 2018 lúc 19:29

Kể một câu chuyện mà em yêu thích nhất khoảng 20 dòng . 

Vào thời giặc Minh đô hộ dân ta bị coi như cỏ rác, người dân hận chúng đến tận xương tủy.
Bấy giờ, ở vùng Lam Sơm nghĩa quân nổi dậy chống lại nhưng không thắng lợi. Thấy vậy, Đức Long Quân cho mượn gươm để giết giặc. Ở Thanh Hóa có một người tên là Lê Thận, ba lần kéo lưới chỉ thấy một thanh sắt, nhìn kĩ mới thấy là một thanh gươm khắc hai chữ "Thuận Thiên". Về sau, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn, chủ tướng là Lê Lợi. Một hôm, Lê Lợi bị giặc đuôi nên nhặt được một chuôi gươm nạm ngọc, tra vào gươm thì vừa như in. Biết đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn, nhuệ khí ngày càng tăng. Gươm thần mở đường cho quân ta đánh tan giặc. Sau khi đánh đuôi giặc Minh, Lê Lợi lên làm vua. Một đi dạo ở hồ Tả Vọng, nhân dịp Long Quân sai rùa vàng lên lấy lại gươm. Con rùa đứng nổi trên mặt nước và nói "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua nâng gươm về phía rùa vàng, rùa há miệng đớp nhanh như chớp rội lặn xuống nước.

Từ đó, hồ Tả Vọng mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 3 2019 lúc 10:41

Đề 3:

  Ta là chim Phượng Hoàng. Ta chuyên cần giúp những người khốn khó và thay trời trừng trị những kẻ tham lam bất nhân.

  Ta thường bay ngang một ngôi làng, ta thấy ở đó có một gia đình nhà kia có hai anh em trai và một người cha già.

  Chẳng bao lâu, người cha mất đi. Nhà còn hai anh em. Người anh không những không bao bọc, thương yêu em mà lại rất tham lam, đối xử với em rất tệ. Hăn lấy vợ. Viện cớ đã có gia đình riêng hắn đứng ra chia gia tài. Bởi tham lam nên hắn giành hết gia sản, chỉ cho người em một cây khế ngọt ở góc vườn. Người em vốn ngoan ngoãn lại hiền lành nên anh chia sao người em nhận vậy. Anh ta nhận cây khế, dựng một túp lều con dưới gốc, rồi làm thuê cuốc mướn sống qua ngày.

Cây khế của người em rất sai quả. Mùa khế chín, ta thấy người em thường hái trái đem ra chợ bán, lấy tiền mua gạo. Nhìn thấy người em tội nghiệp, làm lụng vất vả trong khi người anh rất sung sướng ta bèn thử lòng người em. Ta đến cây khế, thản nhiên ăn hết trái khế này đến trái khế khác. Người em thấy vậy bèn buồn bã nói với ta: "Chim ơi, thương tôi với! Chim ăn hết khế của tôi thì tôi lấy gì đổi gạo?". Ta bèn nói: "Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng".

  Đêm sau, ta quay lại khu vườn. Bảo người em trèo lên lưng, ta chở anh ta vượt qua núi cao, sông dài, biển rộng đến đảo vàng, ta thả anh ta xuống. Một lúc sau, ta tháy người em quay ra với một túi ba gang đầy vàng. Ta lại cõng anh ta vượt trùng khơi về nhà. Từ đấy, cuộc sống của người em thay đổi hẳn. Anh ta không còn khổ cực nữa. Không những vậy, anh ta còn chia bớt của cải cho những người nghèo xung quanh mình. Tuy giàu có nhưng anh ta không hề kiêu căng, vẫn sống lối sống hết sức đạm bạc.

  Người anh thấy cuộc sống của người em thay đổi thì nổi máu tham lam. Anh ta đến nhà, hỏi chuyện rồi gạ người em đổi cây khế cho mình. Người am vui vẻ đổi cây khế cho anh trai và dọn về căn nhà mà cha mẹ để lại, nhường túp lều nhỏ dưới gốc khế của mình cho anh.

  Mùa khế lại đến, ta lại đến ăn khế chín. Người anh thấy ta ăn khế thì tiếc của, bèn đuổi ta đi. Ta nói "Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng".

  Đúng hẹn, ta quay trở lại khu vườn, chở người anh đến đảo vàng. Thấy vàng hắn tối mắt tối mũi lấy đầy một túi to đến mười hai gang mà hắn may sẵn, không những vậy, hắn còn dắt theo trên người rất nhiều. Hăn quên mất rồi lời ta dặn rằng chỉ được đầy túi ba gang mà thôi. Ta chở hắn về nhưng vì hắn quá nặng nên khi bay đến giữa biển khơi ta chao cánh, gió lại thổi mạnh nên hắn rơi tỏm xuống biển.

  Thế đấy, những kẻ bát nhân, lại tham lam, ăn ở không chút nghĩa tình như hắn thfi sớm muộn cũng sẽ nhận được kết cục như vậy. Còn người em, anh ta ăn ở hiền lành, lại sống có nhân nghĩa, người tốt thì bao giờ cũng sẽ nhận được điều tốt.

Nguyễn Mai Anhh
Xem chi tiết
vanhaks
4 tháng 2 2018 lúc 18:47

I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ

- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

- Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó

2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó liên quan đến ai

- Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuyện

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

vanhaks
4 tháng 2 2018 lúc 18:48

a. Mở bài

Giới thiệu bạn mình là ai?

Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?

b. Thân bài

Kể về kỉ niệm đó:

Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?

Sự việc chính và các chi tiết.

Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

c. Kết bài

Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?

Suy nghĩ của em về người bạn đó.

Nguyễn Hải Ngân
4 tháng 2 2018 lúc 19:00

Mình tìm được 2 dàn ý chi tiết, K mình nha 

Dàn ý kể về một kỷ niệm khó quên về tình bạn số 1

I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ

- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

- Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó

2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó liên quan đến ai

- Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuyện

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

III. Kết bài

Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. Nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.

Dàn ý kể về một kỷ niệm khó quên về tình bạn số 2

1. Mở bài:

- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).

2. Thân bài:

- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.

- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).

- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).

- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).

3. Kết bài:

Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.

Dàn ý kể về một kỷ niệm khó quên về tình bạn số 3

a. Mở bài

Giới thiệu bạn mình là ai?

Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?

b. Thân bài

Kể về kỉ niệm đó:

Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?

Sự việc chính và các chi tiết.

Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

c. Kết bài

Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?

Suy nghĩ của em về người bạn đó.

Hồ Khánh Ngân
Xem chi tiết
lê thị quỳnh trang _Triệ...
7 tháng 12 2017 lúc 19:32

đề 1 : 

Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.

Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".

Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:

-     Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là...

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.

Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!

đề 2:

Trong số những cây bút viết của cô chủ thì tôi là cây bút máy được cô yêu thích nhất. Cô chủ lúc nào cũng cưng chiều và chăm sóc tôi cẩn thận từng chút một. Tôi tự hào và hạnh phúc lắm.

Tôi vốn không phải là cây bút của cô chủ. Ngày mới mua về, mẹ tặng tôi cho em trai cô. Cậu bé tuy còn nhỏ nhưng viết chữ rất đẹp mà cũng có ý thức giữ gìn. Vì mới mua nên tôi còn rất mới và là một chàng trai khá bảnh bao. Thân bút sơn nước sơn màu đen láng bóng. Hàng chữ in trên đó rõ ràng từng nét. Cái nắp bút màu bạc lấp lánh. Đặc biệt, ngòi bút viết rất trơn như chạy trên từng trang giấy trắng. Tôi rất dễ tính mà bụng tôi cũng rất khỏe, loại mực nào cũng “ăn” được mà ăn rất ngon lành. Vì vậy, cậu bé lại càng thích tôi. Một hôm, cậu khoe tôi với cô chủ. Cô chủ hứng thú, nhẹ nhàng cầm tôi lên ngắm nghía. “Chà! Đẹp quá. Lại cầm rất vừa tay”. Cô chủ vừa ngắm tôi vừa tấm tắc khen ngợi làm tôi xấu hổ. Rồi cô ngỏ lời muốn tôi làm bạn với cô chủ nhưng cậu bé không chịu. Thế là cô chủ buồn lắm.... Đến ngày sinh nhật cô, em trai tặng một món quà bí mật. Gói quà nhỏ xíu bọc giấy bên ngoải. Cậu bé chắc chắn đây là món quà mà chị rất thích. Hồi hộp, cô chủ từ từ mở ra. Một lát sau, tôi đã nằm trong bàn tay cô chủ. Cô hét lên sung sướng. Từ đó, tôi trở thành người bạn thân thiết của cô.

Cô chủ dành cho tôi không phải tình yêu của cô chủ với đồ vật mà là tình cảm đặc biệt giữa hai người bạn với nhau. Cô coi tôi như một người bạn thật sự. Cô may cho tôi một cái túi xinh xinh bằng vải và cho tôi nằm ở trong đó. Mỗi khi viết bài, cô lấy tôi ra, ngắm nhìn một chút rồi mới viết vào vở. Cô không bao giờ ấn mạnh vì sợ tôi đau nên lúc nào cô cũng nhẹ nhàng đặt tôi lên trang giấy. Trước khi đi ngủ, cô cũng không quên bơm một bụng đầy mực cho tôi, cất tôi vào túi và chúc tôi ngủ ngon. Có những lúc buồn, cô chủ không nói với ai được nên thủ thỉ tâm tình với tôi. Không rõ cô chủ có biết rằng tôi nghe và hiểu hết những điều cô nói. Nhưng nếu cho tôi một điều ước, tôi ước sao mình có thể được nói để chia sẻ với cô, để niềm vui của cô được nhân lên gấp bội và nỗi buồn sẽ được chia đôi. Nhưng tôi chỉ là một cái bút, chỉ biết nghe thôi mà không thể chia sẻ. Tôi nhớ mãi một lần khi thấy nước mắt cô chủ rơi...

Hôm đó, trên lớp học vào giờ ra giải lao, cô chủ vội đi đâu mà không mang tôi theo, để tôi nằm trên bàn mà quên nắp bút. Có cậu học trò hiếu động nô đùa làm tôi ngã từ trên bàn xuống. Thật không may, ngòi bút lại lao xuống trước và tôi đã đau xót khi biết rằng mình không còn giúp cô chủ viết bài được nữa. Chưa kịp hoàn hồn thì cậu ta lại chạy nhảy lung tung, giẫm chân cả lên mình tôi nữa... Tôi đau điếng mà không biết làm sao, chỉ mong cô chủ mau về và cứu tôi. Vừa may, cô chủ vào lớp. Nhìn thấy tôi, cô chủ lập tức chạy tới. Thấy tôi bị xước khắp mình mẩy, ngòi bút bị gãy cô chủ thương tôi chạy ra phía sau sân trường ngồi khóc. Những giọt nước mắt nóng hổi rơi trên mình tôi. Những giọt nước mắt trong sáng, tôi cảm nhận được tình yêu vô bờ cô dành cho tôi. Tôi không chỉ là cây bút bình thường mà là người bạn của cô. Hơn thế, tôi còn là món quà kỉ niệm mà em trai đã tặng cô nhân ngày sinh nhật. Tôi biết, với cô, tôi rất có ý nghĩa. Thế nên cô đã khóc rất nhiều, khóc nức nở như khi mất đi thứ gì quí giá vậy.... Cũng vì thế mà cô giận cậu bạn kia lắm.

Từ ngày tôi bị hỏng, cô chủ không bao giờ viết bút mực nữa. Cô để tôi nằm trong hộp bút nhỏ trên bàn. Dù không dùng nữa nhưng ngày nào đi học về cô cũng mở tôi ra xem, ngắm nghía tôi và kể chuyện cho tôi nghe, vẫn là những câu chuyện lớp học, bạn bè thầy cô nhưng tôi luôn luôn hào hứng. Cô chủ vẫn yêu quí tôi như ngày nào...

Là cây bút viết, đồ dùng học tập quen thuộc của học sinh, chúng tôi luôn mong nhận được từ các cô cậu học trò sự quan tâm và ý thức giữ gìn. Còn với riêng tôi, khi nhận được tình yêu của cô chủ, được coi như người bạn thân thì đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất.


k mình nha

Hồ Khánh Ngân
7 tháng 12 2017 lúc 23:47

đề 2 bạn làm hay lắm nhưng mà đề 1 hơi lạc đề nha bạn.

Nguyễn Lê Khánh Linh
Xem chi tiết
quách anh thư
7 tháng 2 2018 lúc 19:56

Dan y 
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em có rất nhiều bạn.
- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
2. Thân bài:
* Tả bạn Thắng: a/ Ngoại hình:
- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.
- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.
- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh, b/ Tính nết, tài năng:
- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.
- Học ra học, chơi ra chơi.
- Giỏi Toán nhất lớp.
- Là chân sút số một của đội bóng...
- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ... c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:
- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước. ,
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ cùa em:
- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.
- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực.

Nguyen Phuong Anh
7 tháng 2 2018 lúc 19:59

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.

Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. It lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.

– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.

Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!

Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.

Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.

Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.

Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
ò… ó… o

Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.

Nguyen Thi Khanh Linh
10 tháng 2 2018 lúc 16:40

I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ

- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

- Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó

2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó liên quan đến ai

- Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuyện

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

III. Kết bài

Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. Nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.