Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ngô Thế Trường ( CRIS DE...
Xem chi tiết
Khánh Quốc
Xem chi tiết
oki pạn
28 tháng 1 2022 lúc 10:20

Tham khảo:

Mùa xuân vẫn tuần hoàn theo thời gian, vạn vật  đổi, tưởng chừng như ông đồ, một vẫn mãi cùng mùa xuân vẽ nên cuộc sống dân tộc đến muôn đời. Thế nhưng, thật tàn nhẫn, mùa xuân đã đến, phố vẫn đông người qua nhưng ông đồ đã bị lãng quên từ bao giờ. Khi văn hoa Tây phương thắng thế, nền Nho học bị thất sủng, người ta không còn mảy may quan tâm đến ông đồ, đến chữ ông đồ viết, đến nền văn hoá vốn đã tồn tại đến nghìn năm qua của dân tộc. Quốc hồn, quốc túy bị xem thường và hình ảnh đại diện của nó cũng bị bứt bỏ ra khỏi tầm nhìn.

Câu hỏi tu từ và biện pháp nghệ thuật nhân hóa (Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu) lan tỏa nỗi buồn, thấm cả vào những vật vô tri vô giác. Tất cả như đồng cảm với nỗi niềm của ông đồ trước con người và thời thế. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi bay) gợi không gian buồn thảm, vắng lặng nhấn mạnh sự lẻ loi, bẽ bàng của ông đồ…

Thiên nhiên đồng cảm, còn con người thì vô tình đến đáng sợ. Một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một, chữ Nho đã trở nên lỗi thời, những người như ông đồ bị rơi vào quên lãng. Ông đồ trở thành “di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Đó cũng là tiếng thở dài của thế gian trước một lớp người sắp chìm vào quá vãng.

Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Lan
26 tháng 2 2022 lúc 10:49

1. Đoạn trích trên sử dụng thể thơ năm chữ. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là biểu cảm.

2. Nội dung chính của đoạn thơ: Miêu tả khung cảnh buồn bã, đáng thương của ông đồ. Vẫn là quang cảnh cũ nhưng không khí đã khác: không ai còn chú ý đến ông đồ già nữa, ông đồ già gần như bị lãng quên.

3. Câu "Người thuê viết nay đâu?" thuộc kiểu câu nghi vấn, thực hiện hành động hỏi. Mục đích của hành động hỏi ấy để bộc lộ cảm xúc xót xa trước sự lãng quên của mọi người.

4. (Học sinh viết thành đoạn văn, chú ý hình thức: 5-7 câu, đưa ra được suy nghĩ, nhận định, chứng minh thuyết phục)

Hiền Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Đức Huy
2 tháng 2 2022 lúc 17:30

Tham khảo

Câu 1: Mục đích của câu nói là hình ảnh ông đồ đang dần trở nên phai mờ trong kí ức mỗi người

Câu 2:Trường từ vựng là sách vở( có : viết,giấy,mực,nghiên)

Cau3:Nếu hai khổ thơ đầu nói về khung cảnh tấp nập của không gian đi xin chữ với cảnh nhộn nhịp, đông vui, thì đến hai khổ thơ sau tác giả lại thể hiện một nỗi buồn man mác, đó là cảnh vật cũng đang dần xa vắng đi, mỗi năm khách đến viết chữ lại vắng, người thuê viết, tác giả tự hỏi nay đâu, không thấy, và những nghiêng mực, và tàu giấy đỏ nay không còn tươi thắm như trước nữa, nó đang đọng lại những nỗi sầu không lối, tất cả những hình ảnh đó đã thể hiện một cảm xúc dạt dào trong con mắt của thi sĩ, tác giả đang thể hiện sự tiếc nuối của những giá trị truyền thống, con người đang dần mất đi những nét cổ truyền và giá trị về cội nguồn. Nguồn gốc lịch sử của dân tộc Việt Nam, trong những truyền thống đó con người cũng đang dần bị mai một đi giá trị về cội nguồn, hình ảnh ông đồ đang buồn man mác, với sự xa vắng, xưa và nay, hình ảnh đó đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc: Ông đồ vẫn ngồi đó Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Hình ảnh ông đồ đang bị lạc lõng trong cuộc đời, không gian rộng lớn đó, con người đang dần lãng quên đi hình ảnh ông đồ, ông đồ vẫn đang ngồi đó trên nghiêng bút và tấm mực tàu, nhưng nay người viết đã đi đâu hết rồi chỉ còn lại hình ảnh của ông đồ xưa, ngoài trời từng chiếc lá bay rơi rụng trên giấy, nhưng tâm hồn của chính tác giả, cũng đang thể hiện một cái nhìn mới mẻ về sự vật và nó thể hiện sự man mác trong tâm hồn của chính tác giả.

Bài 2:Bài thơ có kết cấu độc đáo, đầu cuối tương ứng. Mở đầu bài thơ là “Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già”, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, tương phản rõ nét, làm nổi bật chủ đề của bài thơ, từ đó khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc về một văn hóa truyền thống giờ đây đã bị thay đổi. Quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học

Bài 3:

Ông đồ giàxuất hiện trong khổ thơ đầu, gọi theo tuổi tác, thể hiện sự tôn trọng, gợi về thời gian của phong tục viết câu đối Tết và thưởng thức câu đối.

Ông đồ xưaxuất hiện trong khổ thơ cuối, của thời đã qua. Cách gọi này thể hiện hình ảnh ông đồ đã lùi hẳn vào quá khứ, gợi được sự thương cảm, xót xa.

Nguyễn Quang Tùng
Xem chi tiết
Thanh Trang Vũ
Xem chi tiết
Mai Thanh Thái Hưng
14 tháng 4 2022 lúc 22:53

REFER

Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác thơ không nhiều nhưng chỉ với bài Ông đồ, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới. Ông đồ là người dạy học chữ nho xưa. Nhà nho xưa nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học, gọi là ông đồ, thầy đồ. Mỗi dịp Tết đến, ông đồ thường được nhiều người thuê viết chữ, câu đối để trang trí trong nhà.Kết thúc bài thơ Ông đồ, nhà thơ Vũ Đình Liên có viết:

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Đoạn thơ với đầy cảm xúc thương nhớ của tác giả đối với thầy đồ già xưa, câu hỏi chan chứa nỗi nhớ khiến độc giả hồi tưởng những năm khi mùa hoa đào nở ông đồ ngồi đó viết những nét chữ " như phượng múa rồng bay".Nhưng từ khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ nho không còn được trọng, ngày Tết không mấy ai sắm câu đối hoặc chơi chữ, ông đồ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời. Từ đó, hình ảnh ông đồ chỉ còn là “cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn”.

Huyền Anh Phạm
Xem chi tiết
Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:32

Câu 1 : Đoạn trích từ văn bản Ông đồ. Tác giả là Vũ Đình Liên 

Câu 2 :  Mùa xuân hiện tại vẫn phố xưa nhưng cuộc sống đã thay đổi, không còn ai chú ý đến ông đồ nữa

Phương thức biểu đạt:  Biểu cảm kết hợp miêu tả và tự sự

Câu 3 :

- Điệp từ: thể hiện sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ. Hình ảnh ông đồ tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố đông người qua nhưng không người thuê viết.

- Câu hỏi tu từ : không có lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn...

- Nhân hóa : cái sầu, cái buồn như ngấm vào cả sự vật (giấy, nghiên), những vật vô tri cũng buồn cùng ông đồ cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng.

=> Làm nổi bật, thể hiện ông đồ đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời.

Câu 4 : Khi đặt trong cảnh Nho học suy tàn, ông đồ trong bức tranh hiện lên với tâm trạng của những u sầu, buồn bã. Vẫn là ông đồ, vẫn là mực tàu, giấy đỏ ấy nhưng chẳng còn cảnh nhộn nhịp thuở nào.Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong khổ thơ bị lãng quên, không còn ai quan tâm đến ông đồ.Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc.

Câu 5 :Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc. Còn duyên kẻ đón người đưa - Hết duyên di sớm về trưa, một mình. Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả nên giấy đỏ như nhạt đi và nghiên mực hóa sầu tủi. Hay nhất là cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Hiện thực trong thơ là hiện thực của nỗi lòng, nỗi lòng đang vui như những năm ông đồ “đắt khách” nào có thấy gió mưa. Gió thổi lá bay, lá vàng cuối mùa rơi trên mặt giấy, nó rơi và nằm tại đấy vì mặt giấy chưa được dùng đến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt cái lá ấy đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối bất động củaÔng đồ ngồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẻ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này với đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt, xót xa của sự biến thiên

 

Câu 5 :

 

Hiền Nguyễn
Xem chi tiết
hee???
1 tháng 3 2022 lúc 20:23

tham khảo

Nhân vật Ông Đồ đem lại cho chúng ta cái cảm giác xao xuyến ,xót xa ,một sự thương thương cảm vô cùng to lớn khi nhìn lại hình ảnh ông đồ trong hoàn cảnh bị lãng quên bởi thời gian. Trông ông ,thân hình gầy yếu lặng lẽ dưới gió rét ,sương buôn ,vẫn cố chờ cho đến khi có người nhờ mình thuê viết.Trong thời hưng thịnh ,ông đồ là 1 người được mọi người yêu thích ,những đường bút nhẹ nhàng như rồng bay phượng múa làm cho mọi người phải xiêu lòng ,thế nhưng bây giờ điều đó đã trở nên xao lãng đối với mọi người. Thế là cứ năm này qua năm khác ,thân già yếu này vẫn ngồi bên đường chờ người đến thuê viết ,nhưng không chẳng có ai chú ý đến ông,chỉ nhìn thấy những khuôn mặt đầy dẫy sự xa lánh của mọi người .Ông đồ già rồi cũng đã đi rồi ,hình dáng gầy gò ốm yếu của ông không còn nữa .Biết chừng nào. Ông đồ sẽ còn xuất hiện trong tâm trí mọi người nữa , hình ảnh mà tất cả mọi người đã từng rất kính trọng trước đây.

Đỗ Tuệ Lâm
1 tháng 3 2022 lúc 20:31

hic đau lòng đang làm tới kết bài hoc24 lỗi mất hết chữ:(((

Thanh Tô
Xem chi tiết
Thanh Tô
4 tháng 10 2021 lúc 15:37

mn chỉ giúp mình.

Tô Hà Thu
4 tháng 10 2021 lúc 15:37

Tham khảo :

 

Trái bần ấy lẻ loi trên dòng sông trôi đi đâu thì chưa ai biết. “Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” câu thơ thể hiện được sự lênh đênh của thân phận người phụ nữ. Họ không được quyết định thân phận và số phận của mình, họ nhỏ bé lẻ loi đơn độc như trái bần trôi để mặc cho sóng gió táp dồi trôi dạt khắp nơi.  
༺ミ𝒮σɱєσиє...彡༻
4 tháng 10 2021 lúc 15:38

nói về số phận của người phụ nữ ngày xưa, diễn tả xúc động chân thực cuộc đời thân phận nhỏ bé đắng cay của người họ. Họ ko có quyền quyết định số phận mà phải lệ thuộc vào hoàn cảnh