Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Ngô Minh Trí
Xem chi tiết
Lê Phúc Tiến
11 tháng 4 2019 lúc 17:32

Người này hình như bị cắt chức CTV

sakura
Xem chi tiết

Trong những năm gần đây, nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, do đó mà nền kinh tế phát triển rất nhanh chóng, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, song song với sự phát triển đó, môi trường sống của chúng ta ngày càng có dấu hiệu bị suy thoái, không chỉ bởi lượng nguồn tài nguyên đang ngày càng bị khai thác bừa bãi, quá mức mà còn bởi ý thức của con người chưa tốt trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, để bảo vệ môi trường sống thì chúng ta, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần nâng cao ý thức tuyên truyền, bảo vệ môi trường.

Môi trường chính là không gian mà con người sinh sống, phát triển vì vậy mà môi trường có thể coi là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của con người. Nói cách khác, không có môi trường thì không có con người, con người muốn duy trì sự sống và tồn tại phải phụ thuộc rất nhiều vào môi trường. Môi trường ở đây ta có thể hiểu là những yếu tố trong tự nhiên như: nước, không khí, đất, hệ sinh thái, cây cối….đó là những nhân tốc rất cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Chúng ta không thể sống mà không có nước, không thể sống mà không có không khí, vì như thế hệ hô hấp của chúng ta không thể hoạt động, đồng nghĩa với nó là con người sẽ mất đi sự sống. Các nhân tố khác cũng vậy, nó đều có vai trò quan trọng đối với sự sống ấy.

Thấy được môi trường sống có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta như thế nào ta mới thấm thía được hậu quả khôn lường nếu như môi trường sống ấy bị ô nhiễm, bị suy thoái. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế ngày càng mạnh mẽ, con người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lợi nhuận, nguồn thu để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt mà vô tình hoặc cố ý xâm hại đến môi trường. Con người sử dụng những tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, không đúng quy cách, không chỉ làm cho những nguồn tài nguyên này trở nên cạn kệt một cách nhanh chóng mà còn làm cho môi trường bị ô nhiễm, khủng hoảng nghiêm trọng bởi cách khai thác ấy.

Chẳng hạn, con người khai thác dầu khí trên biển, vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận,lại khai thác quá mức, không có những kĩ năng cần thiết thì lượng dầu có thể tràn ra mặt biển, làm ô nhiễm môi trường nước xung quanh đó. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế cùng với ý thức chưa tốt của con người đã làm cho môi trường suy thoái nghiêm trọng, không chỉ riêng tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt mà các yếu tố khác của môi trường đều bị suy thoái, như môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí, rừng….. Trong đó, nguồn nước sạch của chúng ta cũng đang bị ô nhiễm do lượng nước thải trong công nghiệp chưa được sử lí đã xả trực tiếp ra ngoài môi trường, rác thải sinh hoạt cũng là một nhân tố làm cho nguồn nước thêm ô nhiễm.

Môi trường nước có tính đặc thù hơn các môi trường khác bởi nó có sự lây lan nhanh chóng giữa các nguồn nước, giữa các dòng sông với nhau. Đất cũng là một yếu tố đang bị ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt, bởi sự ô nhiễm của nguồn nước, làm thẩm thấu, ngấm vào trong lòng đất, do con người phun các loại thuốc hóa học xuống đất trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Môi trường không khí thì bị ô nhiễm do khói thải từ các nhà máy sản xuất nông nghiệp, do bụi đường, khói, xăng xe của các phương tiện ngày càng nhiều di chuyển trên đường. Không khí cũng là nhân tố quan trọng trong cuộc sống của con người, không khí bị ô nhiễm, con người sẽ hít phải những thứ không khí độc hại, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Nói chung, sự suy thoái của bất cứ nhân tố nào trong môi trường sống cũng có thể đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của con người chúng ta. Vì vậy, vì một cuộc sống tốt đẹp, trong lành hơn con người chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường không chỉ cần tích cực học tập, rèn luyện đạo đức mà cần nâng cao ý thức gìn giữ bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, bất cứ hành động tích cực nào cũng sẽ góp phần làm cho môi trường sống trở nên tươi đẹp hơn. Cụ thể, trong hoạt động ở trường, các bạn học sinh cần tích cực dọn dẹp vệ sinh môi trường, không phá hoại cây xanh, không xả rác bừa bãi trong lớp học cũng ở sân trường.

Hành động tích cực ấy sẽ làm cho khuôn viên trường học trở nên sạch sẽ, xanh đẹp. Ngoài ra, học sinh chúng ta cần tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho những người thân và những người xung quanh chúng ta, như vậy môi trường mới được bảo vệ, cuộc sống của chúng ta mới thực sự tươi đẹp, ý nghĩa. Để không chỉ chúng ta mà những con người cùng chung sống trong xã hội này cũng có ý thức bảo vệ môi trường. Vì môi trường là của chung, chỉ có hành động của tất cả mọi người mới có thể mang lại những kết quả tốt nhất.

 Như vậy, môi trường sống có vai trò vô cùng to lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người. Tuy nhiên, thực trạng đáng báo động hiện nay là môi trường đang bị suy thoái bởi tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh, trong khi con người chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân mình mà làm cho môi trường trở nên suy thoái nghiêm trọng. Chúng ta khi còn là những học sinh ngồi trên ghế nhà trường cần nêu cao ý thức bảo vệ môi trường. Tất cả vì một tương lai tươi đẹp, trong sạch, lành mạnh của tất cả mọi người.

Nguyen Mai Linh
Xem chi tiết
Nguyen Mai Linh
26 tháng 1 2018 lúc 20:55

xin loi minh voi nen ko viet dau :) :)))))

MANH NGUYỄN BÁ
Xem chi tiết
phạm thị hương giang
Xem chi tiết
luuthianhhuyen
9 tháng 2 2018 lúc 10:48

Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt. Ôi! Một con người thanh cao và giản dị đến nhưỡng nào! Sự giản dị của Bác không chỉ thể hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay cả khi đã là một vị chủ tịch nước, trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác chỉ ở trong ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước. Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết. Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.​

                                              Tham khảo nha

Bùi HUyền Diệu
9 tháng 2 2018 lúc 10:49

Bài làm:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:”Không có gì quý hơn độc lập tự do” hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công”

Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

Nguyễn Thành Trung
Xem chi tiết
☆ᴛǫღʏᴏᴋᴏ♪
3 tháng 9 2021 lúc 9:37

Một trong những hiện tượng nóng bỏng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận đó chính là việc học sinh ngày nay ngày càng lười học.

Thật không khó để nhận thấy các em học sinh hiện nay lơ là trong học tập mà chỉ tập trung vào những thú vui tiêu khiển ở bên ngoài như chơi điện tử, lên mạng xã hội. Hầu như bạn học sinh nào cũng có một mạng xã hội là Instagram, Facebook,… và thời gian sử dụng mạng xã hội rất nhiều. Kèm theo đó là tỉ lệ học sinh nghỉ học, bỏ học sớm vẫn còn cao.

Nguyên nhân của thực trạng này không thể không nhắc đến đó là sự chủ quan; do bản tính hiếu thắng, tò mò của các em muốn biết nhiều thứ trên mạng xã hội. Đôi lúc là do việc có quá nhiều bài tập dẫn đến tình trạng chán nản không muốn làm. Ngoài ra nguyên nhân còn là do sự ham chơi ở tuổi ăn tuổi lớn. Một trong những nguyên nhân không thể không nhắc đến đó là sự thiếu quan tâm của gia đình khi bố mẹ bận rộn kiếm tiền; nhà trường tạo nhiều áp lực về học tập khiến các em chán nản…

Hậu quả của việc lười học của học sinh đó là chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, tạo lỗ hổng kiến thức cho các em. Các em sẽ có những hiểu biết sai lầm, lệch lạc về các vấn đề trong cuộc sống từ đó dẫn đến hành động sai trái. Việc lười biếng không chịu trau dồi kiến thức của thế hệ học sinh dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng là nước nhà ngày càng thiếu đi nhân tài.

Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi mỗi bạn học sinh cần có ý thức tự rèn luyện bản thân và tích cực học tập. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến con em mình, đốc thúc con em học tập, hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội… nhất có thể. Nhà trường cần giao bài tập vừa đủ và hợp lí không quá ít cũng không quá nhiều để các em rèn luyện, ôn tập và tạo cảm hứng để các em yêu thích việc học.

Việc học không chỉ là việc của một cá nhân mà nó còn ảnh hưởng đến tương lai, sự phát triển của cả một quốc gia. Mỗi học sinh chúng ta hãy cố gắng học tập và rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho đất nước, cho xã hội.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đăng Hoàng
3 tháng 9 2021 lúc 9:37

Tiếp cận xu thế giáo dục thế kỷ XXI là nhiệm vụ cấp bách to lớn của nền giáo dục của mọi quốc gia. Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người. Vì vậy, việc giáo dục học sinh cá biệt học yếu, chưa ngoan là một điều tất yếu.

Thực trạng những mặt xấu của xã hội; sự thiếu quan tâm của gia đình; những éo le trong cuộc sống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự hư đốn. Hay nói một cách khác là đạo đức học sinh yếu kém. Tình huống này, vai trò người thầy rất quan trọng trong việc rèn luyện giáo dục các em chưa ngoan trở thành học sinh ngoan. Tác động của thầy cộng hưởng với năng lực tự học, tự rèn luyện của trò tạo ra chất lượng hiệu quả cao. Ở tiểu học, điều đáng lo ngại cho giáo viên là tỉ lệ học sinh chưa tốt về mặt đạo đức tương đối cao, tỉ lệ này không giảm mà tăng hàng năm. Theo tôi, có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là ý thức và suy nghĩ của các em còn non nớt. Tôi cho rằng, các em làm việc gì đó nếu có sai trái xuất phát có thể do bản năng hoặc bệnh a dua hay bệnh lấy le… nên khi làm không lường được hậu quả việc làm sai trái của mình. Thậm chí các em còn nghĩ làm như vậy là không sai!

Khi đạo đức yếu kém thì học lực cũng tỉ lệ thuận với nó. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả, các em kiến thức bị hổng dẫn đến mất căn bản; điểm kiểm tra thấp so với các bạn cùng lớp làm các em mặc cảm đưa đến hiện tượng sợ bị kiểm tra, tiếp theo là chán học và cuối cùng nảy sinh bỏ học. Những em này phát sinh tính xấu là nói dối thường xuyên nhằm tìm cách che đậy hoặc chối tội. Chính từ hiện tượng đó đã cho tôi những suy nghĩ và phải tìm biện pháp giúp các em lấy lại kiến thức căn bản, tinh thần học tập và ngoan ngoãn hơn.

Nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tùy trường hợp hay tùy đối tượng mà xử lí, tôi không xử lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn nhưng nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tôi luôn tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm chủ bản thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Thế nhưng đối với những học sinh lỗi vi phạm không đáng kể nhưng lại vi phạm thường xuyên thì tôi không thể bỏ qua mà xử lí một cách linh động tùy theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm ở mức độ lỗi lớn hay nhỏ tôi cũng xử lí trên cơ sở giáo dục các em, cụ thể cho em đó biết chuộc lỗi, làm một việc tốt, giao cho em đó thời gian thử thách.

Đối với một học sinh không thuộc bài, không làm bài do lười học đưa đến điểm học tập kém, tôi tổ chức đôi bạn học tốt, nhóm học tốt. Thông thường thì cách này đã có từ lâu, thực hiện ở các lớp nhưng đặc biệt hơn thay vì cho học sinh giỏi kèm và kiểm tra học sinh yếu thì tôi phân nhóm. Mỗi nhóm từ ba đến bốn học sinh, giao trách nhiệm cho chính em học sinh đó làm nhóm trưởng tạm thời. Vai trò này để em cảm thấy có được lòng tin ở người thầy và bản thân phải có trách nhiệm và gương mẫu. Các em kiểm tra lẫn nhau và em đó có nhiệm vụ ghi lại phần nhận xét kiểm tra các bạn trong nhóm. Căn cứ vào kết quả, tôi tuyên dương kịp thời nếu em đó có cố gắng dù nhỏ, tạo cho em có hứng thú trong học tập.

Đối với một học sinh có cố gắng nhưng mất căn bản về kiến thức cũng đưa đến điểm học tập yếu, tôi cho học sinh giỏi kèm, hướng dẫn, vạch ra thời gian biểu để học tập theo đôi bạn. Trường hợp có học sinh biểu hiện hành vi đạo đức không tốt, làm mất trật tự trong giờ học, đánh nhau, tôi thường khuyên dạy bằng những câu chuyện thực tế ở đời giúp các em thấy được những hành vi xấu, không tốt sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường ở tương lai.

Đối với học sinh ngỗ nghịch khó dạy, tôi đưa ra một tình huống thực tế điển hình phù hợp với khả năng học sinh nhằm giáo dục tư tưởng lối sống, buộc học sinh đó phải giải quyết vấn đề, biến sự suy nghĩ đó thành hành động cụ thể gắn liền với tình thương yêu gần gũi với lớp học. Việc hạ hạnh kiểm học sinh đối với tôi chỉ là thứ yếu, cốt lõi là phải làm được việc giáo dục học sinh biết nhận thức để khi bước vào môi trường THCS, các em cảm thấy mình tự tin hơn.

Năm học 2005-2006, trường hợp một học sinh có hoàn cảnh gia đình đáng thương, cha mẹ ly dị nhau, tình cảm của em đó bị tổn thương ảnh hưởng đến chất lượng học tập hậu quả là em học yếu các môn, dẫn đến tình trạng chán học, trốn học. Tôi liên hệ và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. Tôi thường dành nhiều thời gian để gần gũi với em như một người mẹ, giúp em thấy được ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm thầy cô và bạn bè ở trường, tạo cho em thấy được khi đến trường là một niềm vui.

Suy nghĩ và hành động giáo dục rèn luyện học sinh học yếu của tôi là giúp các em có ý thức tự học, biết cố gắng vươn lên. Trường hợp này hay ở trường hợp khác, điều mà tôi đặt lên trên hết là phải hướng các em gần gũi nhiều hơn với tập thể lớp, với tình thương của người thầy. Ngoài học tập nội khóa, tôi còn động viên các em tham gia các chương trình vui chơi ngoại khóa của nhà trường, tham gia với nhóm học tốt, giao lưu nhiều mặt tình cảm để các em có niềm tin hơn. Cái chính đứng vững trong cuộc sống đó là ý chí, bản lĩnh của bản thân mình.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Hải Dương
3 tháng 9 2021 lúc 20:18

những tình cảm dịu ngọt của mẹ dành cho con được thể hiện qua những chi tiết nào trong văn bản cổng trường mở ra

Khách vãng lai đã xóa
Aoi Khánh Huyền
Xem chi tiết
Kiêm Hùng
7 tháng 11 2018 lúc 21:01
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”


Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong “Từ ấy” chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:

“Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”

Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong “Hịch tướng sĩ’, Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí ‘uống nước nhớ nguồn”, ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.

Lê Thị Thanh Vân
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh Vân
28 tháng 3 2019 lúc 5:48

Ai giup minh voi mai kiem tra roi

DANG THI THU THUY
Xem chi tiết
Linh Phương
15 tháng 4 2017 lúc 21:07

Gợi ý bằng dàn bài chung:

a) MB : - dẫn lời dạy của Bác
- nêu vấn đề nghị luận
TB : 1) tuổi trẻ là lứa tuổi nào
- tuổi trẻ là tuổi thanh thiếu niên , học sinh sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường
2) vid sao tuổi trẻ có vai trò quan trọng đối với đất nước
-tuổi trẻ là tuổi sung sức nhất trong cuộc đời mỗi người
- tuổi trẻ là tuổi dám nghĩ dám làm , ôm ấp nhiều hoài bão khát vọng lớn lao
- là tuổi có sức bật mạnh mẽ nhất
=> với bấy nhiêu những phẩm chất tinh túy ấy , tuổi trẻ sẽ là nguồn nhân lực hàng đầu trong công cuộc xây dựng đất nước phồn thịnh giàu mạnh
3) vậy để gánh vác trách nhiệm vừa vinh quang lại nặng nề ấy tuổi trẻ phải làm gì
- tuổi trẻ phải ko ngừng tu dưỡng đạo đức đẻ trở thành người có đạo đức , có nhân cãh tốt
- đồng thời phải ko ngừng học tập nâng cao kiến thức hiểu biết trở thành những người vừa có đức vừa có tài để phục vụ tổ quốc . như Bác Hồ nói " có tài ko có đức là người vô dụng có đức mà ko có tài làm việc gì cũng khó "
- việc học phải bắt đầu ngay từ bây giờ đẻ nắm bắt kiến thức cơ bản trong trường phổ thông
- chính những kiến thức có tính chất nền tảng ấy sẽ giúp chúng ta tiến xa hơn trên con đường khám phá tri thức nhân loại
- với sự phát triển vượt bậc của kh- kt sẽ ko chấp nhận những ai tự bằng lòng với mình ko chịu phấn đấu
- chúng ta phải xác định được mục tiêu học tập đúng đắn đó là : học có tri thức , kiến thức vững vàng bước vào tương lại làm rạng danh que hương đất nước
- sau khi xác định được mục tiêu học tập vinh quang ấy thi phải định ra phương pháp học tập đúng đắn : học phải đi dôi với hành , lí thuyết phải gắn với thực nghiệm
- ( đến đây bạn nêu ra một số dẫn chứng về những tấm gương tuổi trẻ góp vai trò quan trọng với đất nước từ xưa tới nay như : anh hùng trẻ tuổi trần quốc toản bóp nát quả cam , thêu lá cờ mang 6 chữ vàng " phá cường địch báo hoàng ân " lập nhiều chiến công hiển hách . trong trân đánh điện biên phủ trên ko có nhiều vị anh hùng trẻ tuổi hy sinh như phan đình giót lấy thân bịt lỗ châu mai , tỗ vĩnh diện lấy thân chèn pháo , bế văn đàn làn giá súng cho đồng dội bắn ... họ đã ko tiếc hy sinh mình để tạo lên một trận đánh " lừng lẫy 5 châu chấn động địa cầu " . hơn ai hết là tuổi trẻ của Bác Hồ, Bác đã đi tìm đường cứu nước chỉ với 2 bàn tay trắng và rồi trở về với bao nhiêu kiến thức để cứu dân cứu nước )
KB : khẳng định lai vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.

Phạm Thị Thạch Thảo
15 tháng 4 2017 lúc 21:10

Trong thư gởi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã thiết tha căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời nhắn nhủ của Bác một lần nữa càng giúp ta thấm thía hơn vai trò, trách nhiệm của thế hệ với tương lai đất nước. "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Vâng, tuổi trẻ là chặng đời con người có thể có những đóng góp lớn lao nhất cho xã hội. Vì sao vậy? Bởi lẽ, tuổi trẻ là tuổi sung sức nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tuổi trẻ là tuổi ôm ấp bao ước mơ, hoài bão. Tuổi trẻ là tuổi năng động và sáng tạo. Tuổi trẻ cũng là tuổi có sức bật mạnh hơn hết thảy. Với tất cả những phẩm chất tinh tuý ấy, không bàn cãi gì nữa, thế hệ trẻ sẽ là những chủ nhân của đất nước, sẽ là nguồn động lực hàng đầu trong công cuộc xây dựng một đất nước phát triển và giàu mạnh. Song, để có thể sống và đóng góp một cách trọn vẹn, viên mãn nhất cho đất nước, tuổi trẻ cũng cần chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để tiến vào tương lai, đảm đương vai trò, sứ mệnh thiêng liêng của mình. Tuổi trẻ ấy không ai khác chính là chúng ta, thế hệ học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy, chúng ta phải chuẩn bị những gì cho hàng trang đi vào tương lai? Thiết nghĩ, trước hết chúng ta phải là những con người có đọc dức tốt, có nhân cách cao đẹp. Đồng thời, phải không ngừng nỗ lực để nâng cao tri thức, hiểu biết, trí tuệ nhằm đem tài năng của mình phục vụ cho Tổ quốc. Nghĩa là, mỗi người phải phần đấu để trở thành con người toàn diện, vừa có đức, vừa có tài. Lời Bác dạy vẫn còn đó: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Con đường tiếp cận tri thức của nhân loại là cả một hành trình không mệt mỏi, không có chỗ dừng. Để có thể thực sự trở thành những chủ nhân vững vàng của đất nước tương lai, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập, nắm bắt một cách đầy đủ những kiến thức cơ bản để có thể tiến xa hơn trên con đường khám phá tri thức nhân loại, trở thành lực lượng lao động tri thức, trở thành những con người cốt cán của thời đại khoa học kĩ thuật. Tương lai đất nước phụ thuộc vào việc học của chúng ta. Lời nhắn nhủ của Bác đặt trong hoàn cảnh hiện nay càng sâu sắc hơn bao giờ hết. Sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, của hoa học tự nhiên, khoa học xã hội sẽ không chấp nhận những ai bằng lòng với những gì mình đang có.Điều đó cũng có nghĩ làm không chịu học, không ham học thì chúng ta sẽ bị tụt hậu. Chắc chắn, sứ mệnh của những chủ nhân tương lai sẽ không phải là chúng ta. Điều này quả là ngoài ý muốn của những ai biết yêu Tổ quốc, giống nòi, biết tự hào với truyền thống cao đẹp của "con Hồng cháu Lạc". Vậy chúng ta phải học tập như thế nà để có thể đáp ứng được yêu cầu lớn lao đó? Thiết nghĩ, mỗi người phải ý thức rõ vai trò chủ nhân tương lai đất nước. Không ngừng học tập và học hỏi, học với tất cả sự nhiệt tình và niềm say mê khám phá không ngừng để tiếp cận chân lí của tri thức nhân loại. Xác định rõ mục tiêu học tập vinh quang ấy, mỗi học sinh phải xem những tấm gương hiếu học, những gương mặt tài năng trẻ không chỉ là niềm tự hào của tuổi trẻ chúng ta mà còn là cái đích vươn lên của mỗi con người. Trau dồi kiến thức, học đến đâu chắc đến đó; kết hợp học với hành, lí thuyết gắn với thực nghiệm để có kích thích sáng tạp; tìm tòi cái mới. Và tất nhiên, không bao giờ quên ý thức trau dồi trở thành con người toàn diện cả tài và đức. Bởi chỉ thực sự có tài và có đức thì mới mong đóng góp được nhiều cho đất nước, cho dân tộc. Bác mong các cháu ma khôn lớn Nối gót ông cha bước kịp mình. (Tố Hữu) Lời Bác dạy và mong ước tha thiết của Người sẽ mãi là lẽ sống đẹp của mỗi chúng ta, hôm nay và mai sau. Bạn, tôi và tất cả chúng ta chắc chắn sẽ là những chủ nhân xứng đáng của đất nước. Và, tất nhiên phải bắt đầu ngay từ bây giờ, những gì cần thiết nhất để hoàn thành sứ mệnh của tương lai.

Thảo Phương
16 tháng 4 2017 lúc 9:05

I. I. Mở bài
Bác Hồ là 1 người rất quan tâm đến vận mệnh đất nước, đặc biệt là chú trọng tương lai của Thế Hệ Trẻ.Vì thế ngay từ khi ngôi trường đầu tiên của đất nước vừa được thành lập,Bác đã gửi thư cho học sinh và thiết tha căn dặn:"Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,dân tộc Việt Nam…".Vậy chúng ta hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ?
II.Thân bài
1. Giải thích
- "Non sông tưoi đẹp" nghĩa là một đất nước độc lập,tự do,là một đất nước do nhân dân làm chủ,có sự phát triển về mọi mặt, đặc biệt là công nghiệp,nhưng đồng thời môi trường vẫn được bảo đảm và cảnh quan thiên nhiên ko bị tàn phá. Dân tộc Việt Nam vẻ vang bước tới đài vinh quang,vẻ vang tức là nổi tiếng,tài giỏi,là làm cho mọi người khâm phục,vị nể.Dân tộc vẻ vang là dân tộc đạt được nhiều thành tựu về KH-KT,góp phần đưa xã hội văn minh,tiến bộ và đựơc các dân tộc khác nể nang,kính trọng.
- Cường quốc năm châu là những nước hùng cường,giàu mạnh trên thế giới,có nền kinh tế fát triển,văn hoá xã hội cũng fát triển,sánh vai,ngang hàng và bình đẳng.
-->Lời thư của Bác đã nêu lên 1 vấn đề quan trọng đối với tiền đồ của dân tộc ta,nêu bật mối quan hệ chặt chẽ và tác dụng to lớn của việc học tập của học sinh đối với tương lai đất nước. Đất nước ta có hùng cường,giàu mạnh hay không đều tuỳ thuộc vào kiến thức và sự hiểu biết trong quá trình học tập,vươn lên của các thế hệ học sinh.
2.Vì sao chúng ta nên thực hiện theo lời Bác dạy?
-Muốn xây dựng một đất nước hùng cường giàu mạnh không thể một sớm một chiều mà thành công.Nó đòi hỏi 1 thời gian dài, nhất là trong trường hợp nước ta lúc bấy giờ (đất nước còn rất nghèo ngàn,lạc hậu,kinh tế chậm phát triển,chúng ta đang phải đối mặt với 3 thứ giặc:giặc dốt,giặc đói và giặc ngoại xâm).Chỉ có học sinh có thể có đủ điều kiện để tích luỹ kiến tức sau này xây dựng đất nứơc giàu mạnh,vì thế Bác đã trao trọng trách này cho học sinh.
-Học tập là điều kiện tốt nhất để đưa đất nước tiến lên sánh vai với các cường quốc.Học tập đẻ nâng cao dân trí để ứng dụng kiến thức vào khoa học và đời sống để có thể ứng xử nhanh chóng trước mọi tình huống khó khăn gặp phải trong cuộc sống, để đem những kiến thức vào đời sống xây dựng đất nước văn minh,tiến bộ.Nếu mỗi học sinh đều được trang bị đầy đủ kiến thức về những lĩnh vực cần thiết thì công cuộc công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước sẽ trở nên dễ dàng hơn,và đồng thời làm vẻ vang đất nước.(cho vài dẫn chứng).
-Bác hồ đã nói "Ngày nay học tập,ngày mai giúp đời".Vì học tập của thế hệ hôm nay để tích luỹ kiến thức,xây dựng 1 xã hội mai sau bền vững, ấm no và hạnh phúc.
3.Làm gì để thực hiện
- Học sinh là đối tượng được Bác yêu thương,chăm sóc nhiều nhất vì vậy chúng ta phải biết vâng lời Bác,có ý thức học tập tốt,không xem thường việc học và luôn thấy rõ vai trò của mình đối với tương lai đất nước.
- Xác định rõ mục đích và động cơ học tập của mình để từ đó có phương pháp học tập tốt.Học tập không có nghĩa là chỉ học trong sách vở mà phải tìm hiểu,phải học tập những cái hay,cái lạ,cái văn minh tiến bộ của thế giới để rồi sáng tạo,biến đổi thành cái hay,cái riêng của đất nước mình.
- Luôn có tinh thần cầu tiến,phát huy sở trường,tài năng của mình,kiên trì phấn đấu,khắc phục mọi khó khăn trong học tập.
- Luôn chăm chỉ học tập,biết áp dụng những gì đã học vào trong thực tiễn,trong cuộc sống ,biết đoàn kết,hỗ trợ nhau trong học tập,luôn biết cập nhật mọi thông tin ,sự kiện tiến bộ của khoa học,bố trí thời gian học tập hợp lý.
- Học toàn diện,rèn luyện một cách toàn diện: đức,trí,thể,mỹ để trở thành 1 công dân tốt.
- Tham gia vào WTO thế hệ sau phải học tập để đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc.
III.Kết bài:
Khẳng định lời nhắc nhở của Bác có ý nghĩa to lớn trong việc dạy thế hệ trẻ học tập tốt xây dựng đất nước,thực hiện lời dạy của Bác, đồng thời phải đưa ra những biện pháp học tập hợp lý.