Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Luxaris
Xem chi tiết
khang lê
Xem chi tiết
Trường Phan
2 tháng 1 2022 lúc 11:09

Nỗi nhớ về tuổi thơ, sự hoài niệm về tuổi thơ, tình bà cháu và tình yêu quê hương, đất nước 

Tracy Hanah
Xem chi tiết
Chí Hiếu Vương
6 tháng 1 2022 lúc 8:39

Tình cảm của người bà dành cho người cháu là : Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới

còn câu hỏi kia bạn thông cảm , mik chưa có giúp bạn đc

 

 

gấu trúc panda
Xem chi tiết
Miinhhoa
27 tháng 12 2020 lúc 14:25

Tình cảm,cảm xúc được thể hiện trong bài thơ "Tiếng gà trưa" là 

-Tình cảm của bà dành cho cháu 

- Tình yêu bà ,yêu những kỉ niệm tuổi thơ 

- Tình yêu  làng xóm,yêu quê hương,đất nước 

Cherry
27 tháng 12 2020 lúc 20:08

Tình cảm,cảm xúc được thể hiện trong bài thơ "Tiếng gà trưa" là 

-Tình cảm của bà dành cho cháu 

- Tình yêu bà ,yêu những kỉ niệm tuổi thơ 

- Tình yêu  làng xóm,yêu quê hương,đất nước 

??????!!!!!!
Xem chi tiết
trần châu
21 tháng 11 2016 lúc 12:38

1.Tiếng gà vọng vào tâm trí tác giả trong thời điểm: buổi trưa, trong xóm nhỏ, trên đường hành quân.

2. Vì:

+ buổi trưa ở làng quê là thời điểm rất yên tĩnh, do đó tiếng gà có thể khua động cả không gian.

+ tiếng gà đem lạ niềm vui cho con người, giúp con người vơi đi nỗi vất vả cực nhọc.

+ tiếng gà gợi về những kỉ niệm tốt lành thưở ấu thơ: " những quả trứng hồng, bộ quần áo mới và tình bà cháu thân thương, ...."

3. Chi tiết bà mắng cháu gợi lên:

+ lời mắng yêu, vì bà muốn cháu mình sau này được xinh đẹp, có hạnh phúc.

+ thể hiện chân thật tình cảm giản dị mà sâu sắc trong tình yêu bà dành cho cháu.

+ cháu nhớ kỉ niệm này vì cháu cảm nhận được tình yêu thương ấy của bà dành cho cháu.

4. trong kỉ niệm tuổi thơ của cháu, hình ảnh bà hiện lên với những đức tính cao quý là :

+ nghèo nhưng hiền thảo

+ hết lòng thương yêu con cháu

+ kiên trì, tần tảo, nhẫn nại, chắt chiu trong hoàn cảnh nghèo

+ hi sinh, chịu đựng

5. sau khi học xong bài tiếng gà trưa thì ở văn bản này tình cảm sâu sắc được bộc lộ là:

+ tình yêu loài vật, yêu bà

+ tình yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nước

Thảo Phương
21 tháng 11 2016 lúc 12:26

Câu 1.

-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2.

a.Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

b.Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

Câu 3.

-Hình ảnh người bà :

+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ

+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4.

-Mỗi khổ trong bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu, trong bài này chỉ có khổ 3,5,6 là 4 câu, còn các khổ khác thường nhiều câu hơn ( 5 -6 câu, khổ 1 tới 7 câu).

-Cách gieo vần : phần lớn là vần cách, không nhất thiết gieo đúng vần mà chỉ cần đúng âm điệu. Câu cuối khổ trước cũng không vần với câu đầu khổ sau.

-Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần, dùng để mở đầu khổ thơ thứ 2,3,4,7. =>Tác dụng :

+việc bắt đầu khổ thơ bằng câu thơ 3 tiếng góp phần tạo nên điểm nhấn cảm xúc.

+Sau tiếng gà trưa là kỉ niệm => câu thơ khiến cho mạch cảm xúc trong bài được liên mạch, kết nối các khổ thơ với nhau, mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ => Tình cảm chân thật, da diết, nồng nàn.

Thời Sênh
10 tháng 12 2018 lúc 20:13

1.tiếng gà vọng vào tâm chí tác giả vào lúc trên đường hành quân ,tạm nghỉ ở một xóm nhỏ ven đường,bỗng nghe thấy tiếng gà nhảy ổ.

2,Vì âm thanh ấy đã đưa con người sống lại những năm tháng hồn nhiên ,tươi đẹp nhất của đời mình.

3,Tình cảm bà cháu sâu nặng , thắm thiết .Bà tần tảo,chắt chiu chăm lo cho cháu ,cháu yêu thương quý trọng bà .

4,hình ảnh bà hiện lên với đức tính cao quý là chịu thương chịu khó,nhẫn nại ,chăm lo và thương cháu hết mực.

5,tình cảm yêu đất nước vô cùng sắc gắn liền với tình cảm gia đình của người cháu .

bikiptrollban
Xem chi tiết
Hung Nguyên kim
8 tháng 12 2021 lúc 19:33

Tình cảm thương cháu của người bà chỉ mong cháu mình sau này sẽ xinh đẹp

- em đã từng bị ông bà mắng

-lời mắng của ông,bà  là lời mắng yêu chỉ muốn cháu mình sau này lớn lên sẽ đẹp,cháu mình ngoan hơn và muốn cháu nên người....

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 10 2017 lúc 1:53

Tình cảm bà cháu thật sâu đậm. Bà là người tần tảo, chịu thương, chịu khó chăm chút từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống dù còn nhiều khó khăn. Bà cố gắng dành dụm, chắt chiu để dành từng con gà, quả trứng để mua cho cháu bộ quần áo mới. Bà luôn chăm lo cho cháu dù cuộc sống có nhiều khó khăn. Còn người cháu thì luôn yêu thương và nhớ đến bà, biết ơn bà. Dù khi đi xa quê hương nhưng người cháu vẫn luôn nhớ đến bà, nhớ quê hương.

thiên bảo
Xem chi tiết
❤️ Jackson Paker ❤️
3 tháng 1 2021 lúc 19:42
Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam vào những năm chống Mỹ. Các tác phẩm của bà thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và tình yêu quê hương, đất nước. Tình cảm quê hương thường rất sâu kín trong mỗi con người mà nhiều khi chỉ cần một sự việc bất ngờ, tình cảm ấy sẽ trỗi dậy quyết liệt. “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có lẽ được ra đời trong trường hợp như thế. Bài thơ đã để lại trong em nhiều ấn tượng mạnh mẽ. Tiếng gà trưa đã gợi lên trong lòng người chiến sĩ bao nỗi nhớ cồn cào, da diết về tuổi thơ hạnh phúc bên người bà thân thương. Bởi vậy, tiếng gà trong chiến tranh khốc liệt có sức lay động lớn đối với tâm hồn những người cầm súng. Khổ thơ cuối đã thể hiện trọn vẹn niềm khát khao về một cuộc sống hòa bình, không có chiến tranh trên quê hương người lính trẻ. Cứ tưởng rằng tiếng gà trưa chỉ đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ. Nhưng thật bất ngờ và thú vị khi những hồi ức ấy đã khẳng định, làm sâu sắc thêm những tình cảm trong hiện tại. Từ tình yêu bà nảy nở thành tình yêu quê hương, yêu tổ quốc. Đó là một chuỗi tình cảm liền mạch khiến bài thơ càng cảm động, có sức gợi thắm thía: “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ.” Điệp từ “vì” đã nhấn mạnh mục đích cao đẹp, lớn lao của cuộc chiến đấu, giải phóng nửa phần đất nước, là động lực thúc giục người lính trẻ cầm chắc cây súng, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Tiếng gà trưa làm sáng lên trong tâm hồn tình yêu xóm làng, quê hương, yêu bà, yêu gia đình. Trái tim người lính trẻ luôn vững vàng niềm tin về một ngày mai có cuộc sống yên vui, hạnh phúc. Đoạn thơ giúp em cảm thấy biết ơn thế hệ đi trước, những giải phóng quân thời chống Mỹ đã đấu tranh vì hòa bình cho chúng em được sống trong niềm vui, hạnh phúc ngày hôm nay và mai sau.
❤️ Jackson Paker ❤️
3 tháng 1 2021 lúc 19:43
Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam vào những năm chống Mỹ. Các tác phẩm của bà thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và tình yêu quê hương, đất nước. Tình cảm quê hương thường rất sâu kín trong mỗi con người mà nhiều khi chỉ cần một sự việc bất ngờ, tình cảm ấy sẽ trỗi dậy quyết liệt. “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có lẽ được ra đời trong trường hợp như thế. Bài thơ đã để lại trong em nhiều ấn tượng mạnh mẽ. Tiếng gà trưa đã gợi lên trong lòng người chiến sĩ bao nỗi nhớ cồn cào, da diết về tuổi thơ hạnh phúc bên người bà thân thương. Bởi vậy, tiếng gà trong chiến tranh khốc liệt có sức lay động lớn đối với tâm hồn những người cầm súng. Khổ thơ cuối đã thể hiện trọn vẹn niềm khát khao về một cuộc sống hòa bình, không có chiến tranh trên quê hương người lính trẻ. Cứ tưởng rằng tiếng gà trưa chỉ đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ. Nhưng thật bất ngờ và thú vị khi những hồi ức ấy đã khẳng định, làm sâu sắc thêm những tình cảm trong hiện tại. Từ tình yêu bà nảy nở thành tình yêu quê hương, yêu tổ quốc. Đó là một chuỗi tình cảm liền mạch khiến bài thơ càng cảm động, có sức gợi thắm thía: “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ.” Điệp từ “vì” đã nhấn mạnh mục đích cao đẹp, lớn lao của cuộc chiến đấu, giải phóng nửa phần đất nước, là động lực thúc giục người lính trẻ cầm chắc cây súng, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Tiếng gà trưa làm sáng lên trong tâm hồn tình yêu xóm làng, quê hương, yêu bà, yêu gia đình. Trái tim người lính trẻ luôn vững vàng niềm tin về một ngày mai có cuộc sống yên vui, hạnh phúc. Đoạn thơ giúp em cảm thấy biết ơn thế hệ đi trước, những giải phóng quân thời chống Mỹ đã đấu tranh vì hòa bình cho chúng em được sống trong niềm vui, hạnh phúc ngày hôm nay và mai saubạn tự rút gọn nhé mình làm hơi dài
7.11-Minh Thanh- 37
Xem chi tiết