Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
duka
Xem chi tiết
silence
Xem chi tiết
silence
6 tháng 10 2018 lúc 21:29

có ai ko!!! giúp mik câu này với!! làm ơn!!

duka
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Duy
26 tháng 8 2016 lúc 17:08

Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8,  hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ngợi ca tình yêu thương giữa  con người với con người. 

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây 
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao: 
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” 
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình: 
“Anh em như thể tay chân 
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” 
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như: 
“Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” 
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng” 
Cũng với ‎ nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần. 
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả: 
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn 
Lấy trí nhân để thay cường bạo” 
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần ‎í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ. 
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy! 
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: 
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế 
Người yêu người sống để yêu nhau"

Nguyen Thi Mai
26 tháng 8 2016 lúc 17:09

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây 
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao: 
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” 
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình: 
“Anh em như thể tay chân 
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” 
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như: 
“Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” 
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng” 
Cũng với ‎ nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần. 
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả: 
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn 
Lấy trí nhân để thay cường bạo” 
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần ‎í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ. 
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy! 
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: 
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế 
Người yêu người sống để yêu nhau"

Thảo Phương
26 tháng 8 2016 lúc 17:10
a) Mở bài:      - Có thể nêu mục đích của văn chương (văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu  biết và tình yêu thương).- Giới thiệu vấn đề cần giải quyết.      b) Thân bài: Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội.- Tình cảm xóm giềng:+ Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố).+ Ông giáo với lão Hạc (Lão Hạc - Nam Cao).- Tình cảm gia đình:+ Tình cảm vợ chồng: Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố).+ Tình cảm cha mẹ và con cái:• Người mẹ âu yếm đưa con đến trường (Tôi đi học - Thanh Tịnh); Lão Hạc thương con (Lão Hạc - Nam Cao).• Con trai lão Hạc thương cha (Lão Hạc - Nam Cao); bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng).c) Kết bài:  

 

Nêu tác dụng của văn chương (khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn).            
silence
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Hoàng Lê Anh Tú
Xem chi tiết
Luminos
2 tháng 12 2021 lúc 20:06

Cậu kham thảo nhé

Nhắc đến con trai lão, ta hiểu lão yêu con sâu sắc đến nhường nào! Lão thương con không lấy được vợ, phẫn chí phải ra đi. Trong việc lỡ dở tình duyên này, lão luôn day dứt vì mình không phải. Ai đời làm cha mà không lo nổi hạnh phúc cả đời cho con, để nó phải đi làm đồn điền cao su? Lão thương con đứt ruột nhưng lại bất lực để con ra đi. Tất cả cũng chỉ tại những hủ tục của xã hội đương thời: bên nhà gái thách cưới nặng quá, lão nghèo nên không thể lo nổi, khiến trai gái yêu nhau mà không đến được với nhau. Xã hội xưa bên nhà gái thách cưới rất nặng. Lão không cho nó bán vườn đâu phải vì không thương nó, đứa con mới lớn sao hiểu được sự lo lắng của người cha đã từng trải, suy nghĩ thấu đáo cho tương lai của con: “ Ai lại bán vườn đi lấy vợ ? Vả lại bán vườn đi thì cưới vợ về ở đâu? Với lại , nói cho cũng nữa, nếu đằng gái họ cứ khăng khăng đòi như vậy, thì dẫu có bán vườn đi cũng không đủ cưới”. Con trai lão “thấy bố nói thế thì thôi ngay”, “thôi” nhưng nó có vẻ buồn vì “hai đứa mê nhau lắm”. Trước lúc đi xa, nó không những không giận bố mà còn biếu bố hẳn 3 đồng bạc. Đối với lão, tất cả những chi tiết ấy như một kỉ vật thiêng liêng về lòng hiếu thảo. Bởi vậy khi nhắc đến con trong những cuộc trò chuyện với ông giáo, đôi mắt lão Hạc lại rưng rưng. Lão ngậm ngùi trong tiếng nấc, bất lực, cam chịu thấy con ra đi: “Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?”. Con trai đi rồi, lão cô đơn nay lại càng cô đơn hơn. Lí lẽ lão biện hộ để giữ lại mảnh vườn cho con rất lạ: lão đứng về phía con mà chống lại mọi thứ. Viết giấy làm văn tự nhượng lại cho ông giáo là người nhiều chữ nghĩa, lí luận đã đành, lão còn chống lại cả chính mình nữa: “của mẹ nó tậu thì nó hưởng”. Ông giáo khuyên cứ để tiền đấy mà ăn, lão năn nỉ: “ Đã đành rằng thế. Nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, hết tiền cả. Nó vợ con chưa có, ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao? Tôi cắn rơm cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi”. Thì ra tình thương con không chỉ thể hiện qua cách ứng xử, vs lão Hạc, nó là một nguyên tắc sống. Chính lão không cho phép mình động chạm vào thứ mực thước tinh thần do chính lão đặt ra. Cuộc đời lão như dòng sông bên lở bên bồi. Lão là bên lở cứ lở mãi để bên bồi của con được bồi đắp thêm phù sa màu mỡ. tươi tốt Lão âm thầm hi sinh chỉ mong con có một tương lai tốt đẹp .

        Để lấp đầy khoảng trống của nỗi nhớ con, lão dành cả tình yêu thương cho con chó được đặt tên là “cậu Vàng” – kỉ vật của người con trai để lại. Cách lão Hạc đối xử vs cậu Vàng càng làm nổi bật tấm lòng nhân hậu của lão. Con chó như một đứa con, thậm chí còn “như một đứa con cầu tự” do thần thánh ban cho. Lão chăm sóc nó như một con người, bắt rận, tắm táp cho nó. Bao nhiêu tình thương của một người cha, lão dành cho con chó. Trong cái xã hội mà nhiều khi con người còn đối xử tệ bạc vs nhau, liệu có mấy ai yêu thương một con chó như lão Hạc: “Những buổi tối, khi lão uống rượu thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”? Con chó gợi hình bóng của đứa con, bởi thế, trò chuyện vs con chó cũng là cách lão tâm sự về con: “Cậu có nhớ bố cậu không hả, cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về…” Cứ như vậy, bao nhiêu nỗi niềm, lão kể ra bằng hết cho cậu Vàng. Cậu con trai duy nhất dứt khỏi vòng tay của cha, lão coi con chó như con, như cháu. Đau đớn biết bao khi lão phải dứt tình bán cho chó đi! Không bán cậu Vàng đi lão làm sao nuôi nổi mà không để nó ốm, trong khi lão cũng đang đói dài “tính ra cậu Vàng ấy còn ăn khỏe hơn cả tôi”. Không bán cậu Vàng làm sao lão có đủ tiền để khi nhắm mắt xuôi tay mà không mấy “liên lụy đến hàng xóm láng giềng”? Còn nếu phải bán con chó đi, lão mất đi một nguồn an ủi. Vợ lão mất, con trai đi bằn bặt, chỉ có mình nó để giải khuây, thiếu nó lão lấy ai sống cùng? Lão nói nhiều đến việc bán chó khiến ông giáo “nghe câu ấy đã nhàm”. Lão nói nhiều bởi lão đắn đo, nhưng rồi suy đi tính lại, lão vẫn phải quyết định bán nó đi. Cái giá mà lão Hạc phải trả cho việc bán cậu Vàng là quá đắt. Lão tức tưởi trong sự giày vò, lão day dứt khôn nguôi trong nỗi niềm ân hận. Tận nơi sâu thẳm của lương tâm, lão Hạc thấy mình như một người mắc lỗi, một tội lỗi không thể tha thứ. Chẳng vậy mà hôm sau sang nhà ông giáo để báo tin, mặc dầu vs bộ mặt “cố làm ra vẻ vui vẻ” nhưng kì thực lòng lão đâu có vui. Chỉ cần một câu hỏi cho có chuyện của ông giáo: “Thế nó cho bắt à?” là nỗi đau trong lòng lão lại dâng lên, tạo nên đột biến trên khuôn mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Lão ân hận vì thương con chó vẫn quấn quít vs mình hàng ngày, ân hận vì đã đẩy nó đến cái chết thương tâm. Đôi mắt đầy trách móc của con chó còn là câu hỏi ám ảnh con người lương thiện ấy đến suốt đời: “thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Hiện thực nghiệt ngã đã cướp đứa con của lão, đói nghèo lại lấy mất người bạn tri kỉ. Lão như bị đứt đi từng mảng của cuộc sống, dường như đã thấy trước cái chết của mình. Chứng kiến cảnh đó, ông giáo không xót xa năm quyển sách như trước nữa. Trước kia, ông giáo quý mấy quyển sách đó cũng là vì sách là kỉ vật về một thời đầy mơ ước. Mặt khác vì – cũng theo như cách nói của Nam Cao- khi một người bị đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau của mình, hơi sức đâu mà nghĩ đến cái đau của người khác. Những rồi sau đó, ông giáo đã hiểu…. Bao nhiêu đau đớn, buồn vui như những cơn bão lòng dồn dập ập đến và khi cơn bão ấy rút đi, nó để lại những vết tích tan hoang, khiến cái gì đó trong lòng lão vỡ ra nhưng không sao hàn gắn được. Có thể nói: cái đau của lão Hạc là cái đau của một người giàu lòng yêu thương và có nhân cách.

        Câu nói về kiếp người của lão Hạc như xát muối vào tim lão và cả người đọc. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là cách duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hóa. Trước khi chết, lão vẫn mang lòng tự trọng cao. Trao trọn ba mươi đồng bạc và văn tự cho ông giáo – để giữ lại mảnh vườn cho con và khỏi phiền lụy tới hàng xóm láng giềng lo tang cho mình – lão không còn một đồng. Ngày qua ngày, lão kiếm mọi thứ để nhét vào cái dạ dày của mình mà không đủ no: củ chuối, sung luộc, con trai, con ốc…. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo ngờ đâu cũng là những lời trăng trối sau cùng. Kết cục bi thảm của lão Hạc được báo trước nhưng vẫn không khỏi khiến ta bất ngờ, thương cảm. Trong những dòng cuối truyện, NC viết : “chỉ có tôi với Binh Tư hiểu”. Nhưng Binh Tư đâu có hiểu nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của lão Hạc. Chỉ có ông giáo hiểu mọi chuyện từ đầu đến cuối. Lão Hạc đúng là khổ vì ăn nhưng chưa bao giờ vì miếng ăn mà đánh đổi nhân cách cho dù là phải chết. Cái chết của lão là một sự minh oan. Hơn thế nữa, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng yêu con âm thầm mà lớn lao.