Những câu hỏi liên quan
Ngọc
Xem chi tiết
Edward Paros
13 tháng 4 2023 lúc 23:09

Môn lịch sử là một trong những môn học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, phương pháp, kỹ thuật dạy - học, đánh giá và kiểm tra trong môn học này đã bị lạc hậu và cần phải đổi mới để phù hợp với xu hướng giáo dục hiện đại. Trong bài tham luận này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về sự cần thiết của đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy - học và kiểm tra đánh giá trong môn lịch sử.

Đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy - học trong môn lịch sử

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường chỉ sử dụng phương pháp truyền thống như giảng bài, giao bài tập và đặt câu hỏi cho học sinh. Tuy nhiên, những phương pháp này không đảm bảo tính tương tác và tính ứng dụng trong thực tế.

Để đổi mới phương pháp, giáo viên cần áp dụng phương pháp học tập hành động, bao gồm các hoạt động như thảo luận nhóm, trò chơi giáo dục, tìm hiểu nghiên cứu và thực tế. Kỹ thuật này sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và truyền thống trong quá khứ, đồng thời hình thành tính kỷ luật, sáng tạo và thành quả.

Đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn lịch sử

Đánh giá và kiểm tra là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập. Tuy nhiên, cách thức kiểm tra và đánh giá trong môn lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế. Hầu hết các bài kiểm tra đơn giản chỉ xoay quanh các bài học và dữ liệu cơ bản.

Để đổi mới kiểm tra và đánh giá, giáo viên cần sử dụng phương pháp đánh giá đa dạng và phức tạp hơn. Nó có thể bao gồm đánh giá trung bình kỳ, đánh giá cuối kỳ và bài kiểm tra kiến thức thực tế. Ngoài ra, giáo viên cần đảm bảo tính khách quan và ứng dụng của bài kiểm tra.

Kết luận

Việc đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy - học, kiểm tra và đánh giá trong môn lịch sử là cần thiết để giúp học sinh phát triển bản thân và học tập hiệu quả hơn. Giáo viên cần thực hiện những thay đổi này để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục hiện đại và giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập của mình.

Ngọc Phùng Nhi
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
1 tháng 4 2022 lúc 19:36

Cần làm rõ những ý như sau cho phần thân bài :

- Nêu được vấn đề cần nghị luận.

- Giải thích: Khái niệm về việc học: đó là quá trình rèn luyện, tiếp thu tri thức, học hỏi, tiếp cận với thực tế cuộc sống được thông qua sách vở, bạn bè, thầy cô,...

- Khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của việc học đối với tất cả mọi người. Đã học thì phải học đều các môn. Luôn có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ thì mới hiểu và nắm vững một cách có hệ thống.

- Dẫn chứng: Gương học tập của Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, gương học tập của cô bé Trần Bình Gấm bán khoai bán vé số đậu ba trường đại học,..

- Bàn luận mở rộng:

+ Học tập là thước đo giá trị phẩm chất con người

+ Giúp ích cho xã hội, góp phần phát triển đất nước

+ Là chìa khóa mở cửa văn minh

- Tác hại của việc không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại đối với đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm: bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo,..trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội → Phê phán cuộc sống không đáng sống, trở nên vô dụng.

- Liên hệ bản thân.

( Mb và kb bạn có thể tự làm)

Hà Vi
Xem chi tiết
Mun Bánh Xèo
31 tháng 3 2021 lúc 19:09

Theo bản thân tôi, đánh giá định kì vào cuối học kì 1 của năm học chưa thể thật sự xem là đánh giá cả một quá trình vì cho dù bài kiểm tra là tổng hợp kiến thức của cả một học kì nhưng học sinh vẫn có thể vì những lý do khách quan mà cho ra kết quả không chính xác.

Ví dụ: Học sinh A là học sinh giỏi của lớp, cả quá trình học tập suốt học kì 1 của em đều được GV đánh giá cao nhưng đến ngày thi, do em bị ốm, sốt, sức khoẻ em không đủ nên bài làm của em chưa thể hoàn thành hết thì em phải xuống phòng y tế. Nếu căn cứ trên kết quả đánh giá của bài kiểm tra này thì kết quả đánh giá của em A sẽ không còn chính xác nữa.

Phạm Quốc Khánh
2 tháng 5 2021 lúc 21:13

Theo bản thân tôi, đánh giá định kì vào cuối học kì 1 của năm học chưa thể thật sự xem là đánh giá cả một quá trình vì cho dù bài kiểm tra là tổng hợp kiến thức của cả một học kì nhưng học sinh vẫn có thể vì những lý do khách quan mà cho ra kết quả không chính xác.

Ví dụ: Học sinh A là học sinh giỏi của lớp, cả quá trình học tập suốt học kì 1 của em đều được GV đánh giá cao nhưng đến ngày thi, do em bị ốm, sốt, sức khoẻ em không đủ nên bài làm của em chưa thể hoàn thành hết thì em phải xuống phòng y tế. Nếu căn cứ trên kết quả đánh giá của bài kiểm tra này thì kết quả đánh giá của em A sẽ không còn chính xác nữa.

chúc bạn học thật tốt nha!!!

Vũ Quang Huy
27 tháng 2 2022 lúc 19:41

cái đó thì chịu 

Mai Thảo
Xem chi tiết
lưu ánh quang
29 tháng 4 2021 lúc 20:10

GỬI CÁI ...........................................................

Nguyễn Đình Nhật Long
1 tháng 5 2021 lúc 13:07

lol

Nhật Minh
3 tháng 5 2021 lúc 22:08

Thầy cô hãy viết trong khoảng 100 từ thể hiện quan điểm của mình về tình huống sau:

Trong một lần kiểm tra định kì học kì II, ở một môn học, một giáo viên cho học sinh ôn tập bằng cách để các em học thuộc lòng 10 câu hỏi với 10 câu trả lời được cung cấp sẵn. 10 câu hỏi này bao quát được một số nội dung trọng tâm của môn học. Đề kiểm tra gồm ba câu hỏi tương tự với ba câu hỏi trong 10 câu đã được ôn tập. Kết quả kiểm tra của học sinh rất cao. Như vậy, nếu dựa vào kết quả kiểm tra này để đánh giá khả năng học tập của học sinh thì sẽ dẫn tới những hệ quả gì? Cách thức đánh giá học sinh này có vi phạm nguyên tắc nào trong 6 nguyên tắc kể trên ko? Nếu có, đó là nguyên tắc gì và vì sao?

(Sử dụng ví dụ minh họa trong giáo trình ”Đánh giá kết quả học tập ở bậc tiểu học”, 2008, Vũ Thị Phương Anh & Hoàng Thị Tuyết)

Phạm Minh Khuê
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
8 tháng 5 2021 lúc 8:56

Sau khi hoàn thành Mô đun 3.0, thầy/ cô muốn tìm hiểu thêm về vấn đề những vấn đề sau:

-Đối với học sinh Tiểu học, những phương pháp kiểm tra đánh giá nào mà thầy/ cô có thể sử dụng một cách hiệu quả.

-Những công cụ kiểm tra đánh giá nào mà thầy/ cô có thể sử dụng để đánh giá học sinh tiểu học một cách chính xác nhất.

-Cách thức xây dựng một bảng kiểm tra đánh giá cho môn học.

Nguyên Khang Lê
Xem chi tiết
Name
31 tháng 10 2021 lúc 9:05

mk ko hiểu cho lắm

Hạnh Hồng
31 tháng 10 2021 lúc 21:11

??? báo cáo

_Thỏ Kunny_
1 tháng 11 2021 lúc 16:41

ko hiểu đề cho lắm 

Minh Tranvan
Xem chi tiết
Cherry
30 tháng 3 2021 lúc 15:11

Bạn tham khảo link:

https://hoatieu.vn/goi-y-hoc-tap-mo-dun-3-207042

Huyy
Xem chi tiết
❄Jewish Hải❄
23 tháng 1 2022 lúc 12:03

Trong mỗi chúng ta ai cũng có cho mình một ước mơ riêng, được trở thành những con người có ích cho xã hội. Và để đạt được giấc mơ đó mỗi người cần phải học tập và rèn luyện thật nhiều. Thế nhưng bên cạnh những con người đang cần mẫn học tập trau dồi kiến thức bản thân cũng có rất nhiều bạn trẻ lơ đãng trong học tập và còn mải chơi. Và nó thật đúng với câu ca dao mà các cụ bao đời vẫn nhắc nhở nhau rằng.

“Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
ang đâu những kẻ say sưa tối ngày”.

Thật vậy cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu về tri thức lại càng được đề cao. Dù bạn có ở bất kì đâu làm trong bất kì ngành nghề lĩnh vực nào thì cũng yêu cầu có bằng cấp học vấn. Dù có là những nghề cao quý như giáo viên, hay bác sĩ… cho đến những nghề tưởng chừng chỉ là dùng tay chân như công nhân, nông dân. Thế nhưng bạn đừng nghĩ những người lao động chân tay là không cần tri thức chỉ biết dùng sức lực để kiếm tiền. Bởi vì nếu không có tri thức thì họ sẽ bị lệ thuộc vào người khác, và nếu không có tri thức họ sẽ không thể phát minh ra những công cụ sản xuất tiên tiến giúp hạn chế sức người, tăng năng suất lao động.

Trong bất cứ xã hội nào thì cũng luôn trọng dụng những người có tri thức. Từ lịch sử xa xưa những người có tri thức luôn được đề cao đó là những anh hùng dân tộc như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo… Hay đến những người có đóng góp đáng kể cho nền văn học nước nhà như : Nguyễn Du, Nguyễn Trãi… cho đến Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Lịch sử sẽ mãi chẳng thể nhớ mặt đặt tên cho họ nếu họ không dùng tri thức của mình để chinh phục nhân loại.

Thời xa xưa khi mà đất nước ta vẫn còn chịu ách thống trị của thực dân phong kiến nhà nước không quan tâm đến vấn đề giáo dục nhân dân nghèo nàn lạc hậu. Những người nghèo khổ phải chịu sự áp bức bóc lột đô hộ của quan tham. Lúc ấy họ chỉ biết than thân trách phận rằng cuộc sống họ khổ cực lầm than nhưng không hề hay biết chính cái dốt cái thiếu hiểu biết đã đẩy họ đến bước đường cùng như vậy. Xót xa nhất phải kể đến những người phụ nữ vì tư tưởng phong kiến lạc hậu không cho họ được học hành như cánh mày râu, suốt ngày chỉ biết quanh quẩn chuyện bếp núc nội trợ chính vì thế nên suốt đời họ không có tiếng nói không dám đấu tranh giành giật hạnh phúc cho riêng mình. Phải đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thì phụ nữ mới ý thức được thân phận thực sự của mình. Hay cuộc đời bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, một người phụ nữ có học vấn đã dám đứng lên dùng ngòi bút chiến đấu dũng cảm nói lên sự bất bình đẳng trong xã hội.

Tuổi trẻ là một giai đoạn mà con người chưa hoàn thiện về nhận thức, suy nghĩ cũng vô cùng nông nổi, dễ bị cuốn vào những thói ăn chơi đàn đúm. Các cụ thường nói “cái tốt khó học cái xấu dễ lây”, những thứ cám dỗ sẽ khiến bạn trở nên sa đọa nhanh hơn và khó lòng rút chân ra được. Thế nhưng tuổi trẻ cũng là lúc con người ta có nhiều đam mê và quyết tâm nhất để học tập và lao động. Nếu bạn không biết tận dụng nó để học để trau dồi kiến thức, đạo đức mà trượt dài trong tệ nạn thì có nghĩa là bạn đã đánh mất mình rồi đấy.

Các cụ ngày xưa đã từng dạy rằng “ có công mài sắt có ngày nên kim”. Để đạt được thành công thì con người ta phải đánh đổi đó không phải là những thứ gì quá xa xôi mà chính là thời gian, công sức mồ hôi và nước mắt. Chỉ có học thì con người ta mới có thể mở mang kiến thức và mang đến những đỉnh vinh quang mới. Đến một nhà hiền triết như Lê nin cũng từng nói “ Học, học nữa học mãi”. Vì thế khi còn trẻ bạn hãy tự cho mình cái quyền được vấp ngã được thử thách để tôi luyện chất thép trong con người. Trên con đường thành công sẽ không bao giờ có dấu chân của những kẻ lười biếng. Chỉ khi nào chúng ta trải qua khổ tận rồi mới tới được ngày cam lai mà thôi. Hãy sống làm sao để sau này chính bạn không phải thốt lên hai từ “Giá như…”

Con đường học vấn không bao giờ và chưa bao giờ là dễ dàng cả. Để đạt được thành công có khi bạn phải trải qua một chặng đường vô cùng gian nan và khổ ải. Vì thế ngay từ lúc này khi bạn còn trẻ còn nhiệt huyết và đam mê hãy cháy hết mình vì nó để tương lai của bạn sáng lạn và tươi đẹp hơn.

~Nguyễn Tú~
Xem chi tiết
Trần Mạnh
6 tháng 5 2021 lúc 19:46

Việc học đi đôi với hành luôn là vấn đề thiết thực và quan trọng. Học mà không có hành thì chỉ là lí thuyết xuông, kiến thức không nắm vững, thực hành sẽ lúng túng, thất bại. Chính vì thế, học với hành có mối quan hệ mật thiết trong sự phát triển con người. Những người thực hành tốt sẽ có nhiều cơ hội, đạt đựoc thành công. Học là kim chỉ nam, hướng dẫn cho hành. Hành bổ sung, củng cố kiến thức cho học. Chúng ta cần phải luôn đem những thứ mình học vào trong thực hành thì mới đâp ứng được nhu cầu khắt khe ngày nay khi đất nước đang dần phất triển và hội nhập.