Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đây Tôi
Xem chi tiết
Dz Hạt Me
16 tháng 4 lúc 20:32


   Vấn đề ăn quà vặt hiện nay của học sinh 

Lan nt
Xem chi tiết
01 - Dương Nguyễn Thuận...
Xem chi tiết
Nguyễn thị Phụng
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
23 tháng 5 2018 lúc 3:10

Đáp án B

Ngô Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Lê Tuấn Kiệt
4 tháng 5 2022 lúc 21:07

Em cảm thấy môi trường hiện nay đã bị con người làm bẩn đi rất nhiều. Như việc các nhà máy xi măng , nhà máy xăng dầu làm việc tạo ra khí thải . Chính việc nhỏ nhất như vứt rác đúng nơi quy định cũng là một điều khó lắm hay sao ? Mà mọi người ko ai chịu vứt rác đúng chỗ vậy . Bởi vì ai cũng nghĩ vứt một vài mẩu rác như vậy thì sẽ có những bác lao công dọn , nhưng ko mỗi người đều có suy nghĩ như vậy thì mỗi người vứt 1 ít thì sẽ thành nhiều , cũng ko ai đi theo dọn rác cho chúng ta phía sau . Vì vẫy chúng ta nên giữ gìn và bảo vệ môi trường . ( có thể bớt lại một số câu nhé , vì mình viết thật lòng nên là hơi dài )

Lê Tuấn Kiệt
4 tháng 5 2022 lúc 21:21

Em cảm thấy môi trường hiện nay đã bị con người làm bẩn đi rất nhiều. Như việc các nhà máy xi măng , nhà máy xăng dầu làm việc tạo ra khí thải . Chính việc nhỏ nhất như vứt rác đúng nơi quy định cũng là một điều khó lắm hay sao ? Mà mọi người ko ai chịu vứt rác đúng chỗ vậy . Bởi vì ai cũng nghĩ vứt một vài mẩu rác như vậy thì sẽ có những bác lao công dọn , nhưng ko mỗi người đều có suy nghĩ như vậy thì mỗi người vứt 1 ít thì sẽ thành nhiều , cũng ko ai đi theo dọn rác cho chúng ta phía sau . Vì vẫy chúng ta nên giữ gìn và bảo vệ môi trường . ( có thể bớt lại một số câu nhé , vì mình viết thật lòng nên là hơi dài 

Nguyễn Vũ Bảo Phúc
5 tháng 5 2022 lúc 6:08

Môi trường bao gồm những yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí, sinh vật,….mang lại nhiều lợi ích to lớn, đóng vai trò quan trọng trong sự sống của loài người. Tuy nhiên hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm một cách trầm trọng, nhận được sự quan tâm và lo lắng của nhiều quốc gia trên thế giới.

Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là một tình trạng mà tất cả những yếu tố tự nhiên đã và đang bị nhiễm các chất cặn bẩn, chất độc hại, có hại với sức khỏe con người. Với môi trường đất đai, con người sử dụng những chất thuốc hóa học như thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật,….

Tuy diệt được các loài có hại nhưng những sinh vật có ích cũng bị nhiễm độc thuốc ảnh hưởng theo, làm đất bị thoái hóa trầm trọng, đặc biệt là Việt Nam tình trạng này còn trầm trọng hơn khi ngoài việc phun thuốc hóa học để chống sâu bệnh hại quá liều mà do tỉ lệ dân số nước ta khá cao so với diện tích đất khiến cho diện tích đất trồng đang bị thu hẹp lại.

Với môi trường nước, các nhà máy hoạt động thải chất bẩn ra các con sông mà không xử lý, gây nhiễm độc nước làm nhiều loài sinh vật biển chết hàng loạt. Trong đó phải kể đến sự việc cá chết hàng loạt vào năm 2016 nhà máy Formosa thải chất thải trực tiếp xuống sông khiến các vùng biển Vũng Áng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế bị nhiễm độc nặng, ảnh hưởng đến công việc ngư dân và đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người dân.

Ngoài ra, việc phun thuốc hóa học không chỉ làm đất bị suy thoái, mà còn gây ô nhiễm nguồn nước khi phun thuốc trước hoặc sau các ngày mưa làm thuốc hóa học theo đất đổ ra các con sông, đồng thời khí độc trong thuốc bay hơi sẽ ảnh hưởng đến môi trường không khí. Môi trường không khí hiện nay cũng đang bị ô nhiễm rất lớn bởi khí thải của các phương tiện giao thông, các nhà máy chưa qua xử lý.

Đặc biệt tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề phải kể đến thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc khi người dân Trung Quốc gần như không thấy mặt trời, ra đường luôn phải đội mũ bảo hộ. Đây quả thực là một tình trạng hết sức nguy cấp và có dấu hiệu gia tăng khi khí hậu đang dần biến đổi, vùng Bắc cực có dấu hiệu băng tan.

Tình trạng ô nhiễm gây ra rất nhiều tác hại mà không chỉ sinh vật, con người sẽ là nạn nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp. Với sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường gián tiếp gây ra những căn bệnh nguy hiểm khi họ ăn phải hoặc uống, sử dụng phải nguồn nước nhiễm độc, sinh vật chết do nhiễm chì nặng gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt Việt Nam ta hiện nay đang là nước đứng thứ hai thế giới vì tỉ lệ người bị mắc bệnh ung thư.

 

Người Lạ Ơi
Xem chi tiết
VuongTung10x
29 tháng 9 2019 lúc 23:14

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết.  Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc , chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.Với tư cách là một sinh viên chúng tôi xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong vấn đề lớn đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên Việt Nam trong thời đại ngày nay.Khi nhắc đến hai chữ  “Sinh viên’Đã có rất nhiều bài viết chỉ ra các nguyên nhân dẩn đến việc xuống cấp đạo đức của học sinh, sinh viên. Có ý kiến cho rằng do gia đình thiếu sự quan tâm, chưa kết hợp với nhà trường trong giáo dục đạo đức của các em. Nhưng trong thực tế, không phải trường hợp học sinh vi phạm đạo đức nào cũng ở trong hoàn cảnh gia đình không quan tâm. Nhà trường thường xuyên giáo dục các em về tính trung thực, phải biết vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Nhưng trong thực tế các em lại chứng kiến có quá nhiều người lớn không trung thực nhưng vẫn "thành đạt". Tệ nạn sử dụng bằng giả hay mua bằng, gian dối trong báo cáo thành tích, sự thiếu nghiêm minh của pháp luật tác động lên các em hàng ngày trách sao các em không thiếu niềm tin với những điều học được trong nhà trường. Những thứ mà các em đang học trong nhà trường dường như là một mớ lý thuyết không áp dụng được cho cuộc sống. Trong một cuộc họp chuyên môn đầu năm học 2011-2012 ở một phòng GD-ĐT cấp huyện của tỉnh An Giang, một giáo viên dạy toán lâu năm đã đề nghị nên chấp nhận với thực tế, học thật, đánh giá thật, có thể trong một vài năm huyện sẽ thua các đơn vị huyện thị khác, nhưng bù lại chúng ta biết chính xác thực trạng của học sinh mà có hướng nâng chất lượng thật sự. Vị trưởng phòng GD-ĐT huyện trầm ngâm phát biểu "Thế thì chúng ta sẽ thua các huyện thị nhiều lắm". Vậy ra thành tích học tập của các em được xem như là một thứ đảm bảo cho vị trí chiếc ghế của người lớn sao? Ngay cả trong nhà trường các em cũng đã chứng kiến bao nhiêu là điều thiếu trung thực. Chỉ với các chỉ tiêu về chất lượng bộ môn, chống lưu ban bỏ học, phổ cập giáo dục... cũng đã làm cho những thầy cô của chúng phải chấp nhận với việc ai cũng làm như vậy.

Về vấn đề đạo đức của HS hiện nay (nói bao quát là đạo đức thanh thiếu niên - TTN), dư luận xã hội cho rằng: HS “chưa ngoan” là do “nhiều gia đình mải kiếm sống, thiếu sự quan tâm đến con, trong khi nhà trường chưa phải là chỗ dựa tinh thần cho HS”; và do môn giáo dục công dân (GDCD - tức môn giáo dục đạo đức) chỉ là môn học phụ.

Hai cách hiểu như thế về nguyên nhân khiến HS “chưa ngoan” - theo tôi - là không khoa học và chưa nhìn thẳng và nhìn sâu vào hiện thực đời sống xã hội, mà chỉ là sự nhìn nhận vấn đề một cách quá đơn giản, hời hợt, sơ sài, né tránh những gì mà họ cho rằng “phạm húy”(?).

Như chúng ta đã chứng kiến thường ngày, qua các phương tiện truyền thông và nhận định của Bộ Công an:  Tội phạm lứa tuổi TTN nói chung và tội phạm trong HSSV nói riêng đang gia tăng nghiêm trọng và có nhiều kẻ phạm tội rất man rợ, gây kinh hoàng cho xã hội và tạo tâm lý thất vọng về “một bộ phận không nhỏ” TTN đang sống rất buông thả, lười biếng học hành và lao động, yêu đương bừa bãi, ham hưởng thụ, thích quậy phá, coi thường luật pháp (chứ không phải là không biết gì về pháp luật!), sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có tiền và ăn chơi - kể cả cướp của, giết người (thậm chí giết cả ông, bà, cha, mẹ...)!!! Song, nguyên nhân chính của tình trạng suy đồi đạo đức của TTN và HSSV là do đâu? Điều này lâu nay cán bộ các cơ quan có trách nhiệm, các chuyên gia tâm lý - giáo dục và các phương tiện truyền thông còn chưa bắt mạch được đúng; còn né tránh khi giải thích nguyên nhân và chưa nhìn sâu, nhìn thẳng vào vấn đề.

Trước hết, nói về môn GDCD. Đành rằng môn học này, chương trình và số tiết dạy (ở tiểu học và THCS) không nhiều bằng các môn văn, toán, nội dung SGK dù chưa hay, biên soạn chưa tốt, nhưng cũng dạy cho HS những điều cơ bản về đạo đức công dân, về lối sống, cách đối nhân xử thế đúng mực. Nhiều GV dạy môn GDCD có thể dạy chưa giỏi, chưa hay, ít vận dụng những điều nêu trong SGK với thực tế đời sống; nhưng nhìn chung, họ cũng chuyển tải được nội dung SGK đến với HS. Ở THCS và THPT, HS còn phải học các môn khác, nhiều tiết (giờ dạy) hơn, như văn, toán, lý, hóa, sử, sinh, địa, ngoại ngữ... Suy cho cùng, môn học nào cũng dạy HSSV những điều đúng đắn, tốt đẹp, đều hướng các em đến với chân - thiện - mỹ, đặc biệt là các môn KHXH&NV. Thực tế môn lịch sử nhiều năm là môn thi tốt nghiệp THPT, nhưng tại sao HS học rất kém và cũng “chưa ngoan”? Nói khái quát: Nhà trường (cả xưa và nay) không bao giờ xa rời mục đích nhân văn và nhân bản khi truyền thụ kiến thức cho người học. HSSV có tiếp thụ được kiến thức hay không, có trở thành người tốt hay không, còn tùy thuộc vào môi trường gia đình và xã hội. Cho nên, không thể nhận định rằng: Vì môn GDCD (môn đạo đức) chỉ là môn phụ, ít giờ học, dạy không đạt chất lượng, không thi tốt nghiệp, nên HS “chưa ngoan”!

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một điều: Rất nhiều GV hiện nay thiếu quan tâm và rất ngại việc giáo dục đạo đức cho HS. Vì giáo dục đạo đức thì phải căn dặn, nhắc nhở, phê bình và xử lý kỷ luật HS chưa ngoan, nên GV rất dễ bị HS và phụ huynh thù ghét, thậm chí xâm phạm đến danh dự và thân thể người thầy.

Về nhận định thứ hai, cho rằng: “Nhiều gia đình mải kiếm sống, thiếu sự quan tâm đến con, trong khi nhà trường chưa phải là chỗ dựa tinh thần cho HS ...”, tôi thấy cũng là một nhận định phiến diện và rất hời hợt! Đành rằng, có một bộ phận các gia đình - mà trong đó các bậc cha mẹ là những người tử tế (Tôi nhấn mạnh hai chữ “tử tế”, đồng nghĩa với lương - thiện - đích - thực) bận rộn công tác, làm ăn, ít thì giờ dạy bảo con cái. Song, tôi xin hỏi vài điều:

Trong xã hội hiện nay, có bao nhiêu phần trăm các gia đình thực sự tử tế, thực sự sống lương thiện? Đừng dựa vào các con số “hoành tráng” mà vô nghĩa: địa phương nào cũng nhan nhản các “Khu (tổ) dân cư văn hóa”; nơi nào cũng 100% là các “Gia đình văn hóa”! Những con số do “bệnh thành tích” đẻ ra, làm cho những người trung thực, tự trọng và có lương tri cảm thấy nhức nhối, khó chịu và còn thấy xấu hổ! Bởi nó tô hồng, giả tạo, không đúng với thực tế.

Một thực trạng bức bối của xã hội thời kinh tế thị trường sơ khai và do Nhà nước buông lỏng quản lý xã hội, luật pháp không nghiêm! Những cái đó, làm cho đạo đức xã hội ... “lan tỏa” suy đồi nghiêm trọng! Nó làm cho rất đông, rất đông, rất nhiều những người làm ông bà, cha mẹ, anh chị trở nên bất lương, nhiều kẻ trở thành tội phạm nguy hiểm. Ông cha ta có những câu thấm thía: “Rau nào, sâu ấy”; “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy”; “Con hư là tại mẹ cha/ Cháu hư là tại cả bà lẫn ông”. Quả thật, loài hổ dữ tất phải sinh “hổ dữ”. Con hổ không thể đẻ ra con thỏ, và ngược lại! Thế thì làm sao mà họ giáo dục được cho con cháu trở nên ngoan ngoãn, chứ chưa nói trở nên người tử tế?

Chủ tịch Hồ Chí Minh có minh triết: “Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có tốt, thì xã hội mới tốt”. Câu ấy cực kỳ đúng đắn, sáng suốt, có đầy đủ cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn. Bác Hồ rất quan tâm đến đạo đức gia đình và đạo đức xã hội, cũng như Bác rất chăm lo đến môi trường giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, kết hợp hài hòa với giáo dục nhà trường. Con trẻ được sinh ra trong một gia đình lương thiện, thì rất hiếm khi trở thành kẻ xấu, kẻ ác. Khoa học Âu - Mỹ đã chứng minh: Tội ác (và các tính nết của con người) có gen di truyền. Cố nhiên, theo lẽ biện chứng, thì hoàn cảnh xã hội có tác dụng rất lớn tạo nên tính cách con người.

Cho nên, vấn đề HS “chưa ngoan”, phải đồng thời nêu lên ba nguyên nhân chính: 1- Có rất nhiều gia đình có những ông bà, cha mẹ, anh chị không phải là người tốt. Sự thật (qua các biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày và qua báo chí phản ánh) là có rất nhiều, rất nhiều người lớn không tử tế, không lương thiện. 2- Xã hội đang suy thoái về đạo đức, lối sống - trong đó có “một bộ phận không nhỏ” là cán bộ, công chức Nhà nước - kể cả nhiều người có chức vụ cao và rất cao. Điều này không cần phải chứng minh! 3- Văn bản hệ thống pháp luật còn nhiều yếu kém, sơ hở và xử lý pháp luật không nghiêm. Vì thế, muốn cho TTN và HS chăm ngoan, muốn có lớp trẻ tốt để đưa đất nước phát triển phồn vinh, thì trước hết phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục gia đình (Mỗi người lớn phải làm gương tốt cho con cháu noi theo); phải làm cho đạo đức xã hội thật-sự-trong-sáng, thật-sự-tốt-đẹp, đồng thời phải nâng cao chất lượng biên soạn các bộ luật và việc xử lý pháp luật phải kịp thời, nghiêm minh; bên cạnh đó là việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường học. Đây là một công cuộc cách mạng nhân văn rất to lớn, một yêu cầu vừa cần kíp vừa lâu dài của đất nước và thời đại, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và toàn dân phải tiến hành thường xuyên, tích cực, bền bỉ.

Có người khuyến cáo rằng: Ngày nay, muốn cho đất nước phát triển, văn minh, thì chớ quá tập trung vào kinh tế mà xem nhẹ việc phát triển văn hóa - giáo dục và xử lý pháp luật nghiêm minh! Tiếc rằng, xã hội ta còn QUÁ HIẾM những con người trung thực và dũng cảm như thế! Chưa kể là còn QUÁ HIẾM những cái tai biết lắng nghe ý kiến của những người trung thực và thông minh!

TTN và HSSV sinh ra từ mỗi gia đình. Thời gian chủ yếu là các em sống với gia đình và giao tiếp ngoài xã hội. Gia đình chính là mái trường đầu tiên của mỗi người và cha mẹ chính là thầy giáo đầu tiên và suốt đời của các em! Thế nên, gia đình và xã hội có tốt, thì TTN và HSSV mới chăm ngoan, mới trở nên con người tử tế và có ích cho đất nước và dân tộc, mới thật sự nâng cao được chất lượng văn hóa và giá trị con người Việt Nam ta.

nguyễn nhật tân
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
12 tháng 9 2021 lúc 16:34

adu tân ơi

* Moon Tea *  방탄소년단
Xem chi tiết