viết một đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm kể về một em bé đang hờn dỗi mẹ
viết một đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ( khoảng 150 - 200 chữ ) kể về người mẹ của em
"Em hãy kể lại việc em bé đang hờn dỗi với mẹ"
Giúp mình với mình đang cần gấp mai mình phải nộp rùi!
Có tự sự xen lẫn với miêu tả và biểu cảm nha!
Cảm ơn các pạn nhìu!
Tôi đến thăm Em vào lúc gia đình em đang bối rối quá. Hằng - đứa con lên hai tuổi của Em thì đang gào lên như ống bê bổ. Mẹ Em thì đang giận giữ, mắng mỏ. Hai vợ chồng em thì đang tiu nghỉu như mèo bị cắt tai.
Thấy tôi đẩy cổng bước vào, vợ chồng em vội chạy ra đón, mừng rỡ như người bị đắm tàu vớ được phao cứu hộ. Mẹ em thôi mắng, có vẻ cụt hứng. Hằng thôi khóc, trố mắt nhìn tôi.
Tưởng có chuyện gì ghê gớm lắm, tôi bắt đầu hồi hộp lo âu. Ai ngờ… chỉ là chuyện nhỏ tí xíu:
Anh bán kem đạp xe qua trước cổng. Leng keng.... Leng keng. Em khoát tay từ chối. Anh bán kem dừng lại, rung chuông liên hồi để dụ con nít. Leng keng.... Leng keng. Tiếng chuông dai dẳng, nhức nhối và đáng ghét quá chừng. Bé Hằng từ dưới bếp chạy tới, nhõng nhẽo, ngước mắt nhìn lên, giọng tha thiết…
– Ba!
– Gì?
– Ba mua kem cho con.
– Không!
Anh bán kem vẫn đứng đó, vẫn leng keng, leng keng. Cố đấm ăn xôi. Em nổi nóng.
– Tôi không mua. Anh đi lẹ giùm tôi.
Anh bán kem nguýt một cái, rồi hờn dỗi nhấn bàn đạp. Bánh xe lăn. Bé Hằng khóc gào lên, giãy đành đạch.
Vợ em hốt hoảng chạy tới.
– Tại sao con mình khóc vậy anh?
– Nó đòi ăn kem. Anh không cho. Chỉ có thế thôi.
– Nó khóc muốn hụt hơi kìa!
– Không chết đâu. Bổ phổi mà.
– Sao anh không mua kem cho nó?
– Nó mới ăn bánh hồi nãy. Không nên chiều con một cách phi lý như vậy.
-- Nhưng......
-- Anh nói rồi. Em đừng chiều con quá, đâm ra hư cho mà coi.
Vợ chồng em thường nhất trí trong phương pháp giáo dục. Em bao giờ cũng có lý, vợ em vẫn công nhận như vậy. Hai đứa ngồi nhìn bé Hằng khóc như hai nhà tâm lý đang lặng lẽ quan sát và nghiên cứu.
Mẹ em từ bên hàng xóm về, thấy bè Hằng giãy giụa khốn khổ trên vũng nước, bèn đau đứt ruột. Bà bồng lấy cháu, vừa dỗ dành vừa đi lấy bánh kẹo cho nó ăn, vừa la mắng vợ chồng em. Mắng xối xả. Mắng tưng bừng như bắn pháo hoa vào mặt họ.
– Bay sanh con mà không biết thương con.
– Tụi con thương nó chứ. Nhưng tụi con không muốn chiều nó quá, sợ nó hư, vợ em thanh minh.
– Trứng khôn hơn vịt. Cho bay học cho lắm để bay dạy cả cha mẹ. Họ nhà tôm cứt để đằng đầu.
Hai vợ chồng em im lặng nhìn nhau. Tiu nghỉu,buồn nẫu ruột. Bé Hằng đắc thắng ngồi trên đùi bà nội, mặc đồ mới tinh, nhai kẹo nhóp nhép, ra vẻ bất cần đời và coi thường cả…cha mẹ.
Chỉ trong vòng mười phút, em bị hai cú sốc.
Là người đàn ông, nghĩa là một sinh vật kiêu ngạo. Em muốn làm chủ cuộc đời mình, thế mà anh chàng bán kem dám xía vào công việc của em. Hắn lắc chuông leng keng, ngay trước cổng nhà rem. Khoát tay ra lệnh cho hắn đi chỗ khác, thì hắn lờ đi như không biết. Vì hắn lì mà bé Hằng đòi ăn kem. Vì hắn mà gia đình em gặp rắc rối.
Hằng là con của em. Em yêu nó hơn chính bản thân mình, vì người cha nào mà chẳng yêu con. Thế mà mẹ em lại la mắng em là không biết thương con. Em là người trí thức, Em biết chọn cho con mình một đường lối giáo dục chân chính, thế mà mẹ em lại chê là trứng khôn hơn vịt. Chính mẹ em mới là người thương cháu một cách mù quáng. Cháu hư tại bà là thế. Sau này khi cháu hư thì bà đã khuất. Nỗi đau ấy sẽ chụp lên vợ chồng em, mẹ em nào có biết. Oan khiên biết nhường nào!
Em tự hỏi: Phải làm gì để lập lại trật tự trong cái gia đình bé nhỏ này?
Tôi đồng ý với Em rằng bé Hằng lên hai tuổi, tức là bé bắt đầu bước vào một khúc ngoặt mới của tiến trình giáo dục. Tuổi lên hai thì hay hờn dỗi. Hờn dỗi để đấu tranh đòi quyền được nuông chiều, một quyền lợi, mà dường như cha mẹ sắp rút lại để trao cho em của bé. Từ giờ phút này cha mẹ chỉ chiều chuộng bé một cách hữu lý và hữu tình và phải biết nóikhông với những đòi hỏi không chính đáng. Hôm nay không biết nói không với bé, thì sau này bé sẽ mãi mãi nói không với cha mẹ.
Đúng như Rm nói: bé càng khóc hụt hơi thì cảnh bổ phổi, vì chỉ khi đó bé mới tống hết khí cặn ra khỏi phổi, để đón nhận không khí mới. Mẹ Em thuộc thế hệ chỉ biết giáo dục theo truyền thống và tình cảm. Những tiến bộ khoa học về ngành tâm lý giáo dục chỉ là chuyện xa lạ đối với mẹ Em. Xin Em hiểu và thông cảm với mẹ. Nhưng Em cũng phải biết nói không với mẹ trong lãnh vực này.
Tôi chia sẻ với Em trước cảnh bé Hằng đang đứng về phe đối lập của Em. Bé được bà nội bênh vực và nuông chiều. Bé đang lắng nghe tiếng nói của bà nội nửa như đùa, nửa như thật; nửa như chua chua, nửa như ngòn ngọt: “Con theo nội, nội cho con ăn. Con đừng theo cha con nữa, cha con khó quá à! Con hun nội một miếng coi…”
Cảm ơn bạn Trương Lan Anh nha mà bạn ơi cái này là bạn tự làm hay là ở trên mạng vậy???
viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả , biểu cảm với cả hai đề tài sau:
a)Kể chuyện một em bé đang hờn dỗi với mẹ
b)Kể chuyện lớp em có bạn mới nhập học
Chúng tôi đang ngồi học, bỗng nổi lên tiếng xì xào râm ran khắp phòng làm tôi phải ngẩng lên để xem có chuyện gì . Thầy giáo khẽ gõ thước lên bàn :
- Các em yên lặng nào !
Nhưng bỗng một bạn đứng lên và nói :
- Thưa thầy, có một bạn nào ngoài kia đấy ạ
Lúc này tôi mới để ý một cái đầu nho nhỏ lấp ló bên khung cửa gỗ, nó có vẻ hốt hoảng và khép nép thêm . Thầy tôi cũng vội nói :
- Em nào đấy, vào đi
Cái hình dáng ấy nhẹ nhàng bước vào , cả lớp càng ồn ào , cả tôi nữa, khi đó là một cô bé gầy gò, đen nhẻm với cặp mắt to , trong cặp mắt sâu thẳm đến lạ lùng. Thầy chợt giới thiệu :
- Đây là bạn mới của chúng ta, bạn chuyển sang trường ta học - Rồi thầy quay sang chỗ cô bé đang ngập ngừng với nét mặt trìu mến :
- Em hãy tự giới thiệu về mình đi chứ
Khỏi phải nói lúc ấy lớp tôi chăm chú đến mức nào . Cô bạn mới của chúng tôi rụt rè trong chiếc áo trắng sờn vai, cái cặp làn bên người :
- MÌnh ở Nghệ An ra, mình tên là Thu, mình rất vui được làm quen với các bạn, mong các bạn giúp đỡ mình .
Đâu đó lại nổ lên những tràng vỗ tay không ngớt, thầy giáo khẽ nâng chiếc gọng kính, đó là dấu hiệu thầy hài lòng. Đến lượt phân chỗ, Thu được ngồi cạnh tôi, vì chỗ tôi có một chỗ trống khá rộng. Rồi bắt đầu từ ấy, lớp tôi thêm hòa đồng với cô bé vì tính dễ chịu, hơi ít nói của bạn . Còn tôi, tôi quá vui mừng , Thu học rất giỏi và thường xuyên giúp đỡ tôi rất nhiều. Hy vọng chúng tôi sẽ gắn bó với nhau hơn.
Viết một bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và cha,mẹ (Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm)
- Viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm liên quan đến các sự việc trọng tâm sau:
+ Kể về một kỉ niệm đáng nhớ với một con vật nuôi
+ Kể một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng
k chép mạng ạ :O
Viết 3 đoan văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm với 3 đề sau:
a) Kể chuyện 1 em bé đang hờn giỗi với mẹ
b) Kể 1 bạn học sinh phạm lỗi
c) Kể chuyện con chim con tập chuyền cành theo chim mẹ
Viết đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố MT và BC với 2 đề tài sau:
1/ Kể chuyện một em bé đang hờn dỗi mẹ.
2/ Kể chuyện lớp em có bạn mới nhập học.
Câu hỏi của Đỗ Manh Tiến - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến
câu 2 mình làm rồi , nên mình chỉ làm câu 1 thôi nhé :
Vào một buổi chiều, tôi thả bộ rong trên con phố nhỏ, hoàng hôn xuống thật mau, dòng người xe cộ lại bắt đầu ồn ào tấp nập. Tôi dừng lại một quán nhỏ đơn sơ cạnh lan can đường , chị chủ quán người nhỏ nhắn, dáng mảnh dẻ hỏi tôi :
- bác dùng gì ạ ?
- Cho tôi một cốc chè
Chị tươi cười nói " dạ " rồi đi vào gian sau lấy chiếc ấm tích pha nước. Tôi nhìn xung quanh, một cậu bé trạc tuổi chín hay tám gì đó đang lên dây cót chiếc ô tô nhỏ, cậu thích thú khi nó chạy vèo đi và nhoẻn cười về phía tôi . Tôi cũng gật đầu lại , lát sau chị chủ quán đã chạy lên với cốc nước chè vàng sóng sánh. Tôi thong thả đỡ lấy và ngồi nhâm nhi cái vị đạm đà của món quà rất dân dã ấy. Bỗng cậu bé kêu lên :
- Mẹ ơi ! ô tô của con hỏng rồi
Chị tất tả đến bên cạnh cậu bé và khẽ dỗ giành
- Yên nào, rồi mẹ sẽ mua cho con cái mới
Cậu bé dường như không để ý tới mẹ nói gì, càng khóc to hơn :
- Ứ ừ, con muốn ô tô bây giờ cơ
- Khi nào bố về rồi bố sẽ mua cho con cái mới ngay mà
Cậu bé vùng vằng, rồi giãy nảy lên và càng hét ầm ĩ hơn , chị chủ quán thẹn thùng xin lỗi tôi rồi quay lại :
- Con phải ngoan, không mẹ đánh đòn !
Cậu bé vẫn khóc lóc, tôi đành đem chiếc ô tô mua cho đứa cháu con anh rể và nói :
- Đây, bác cho cháu cái này, cháu thấy đẹp chưa ?
Cậu nhìn thấy chiếc ô tô màu đỏ, có bộ phận pin nên chẳng mấy chốc hết khóc mà còn khoanh tay ạ tôi rõ to. Tôi hài lòng, còn chị chủ quán thì hốt hoảng :
- Bác đừng làm thế, con nhà em nó hờn mỗi tí mà, bác cho nó cái đắt tiền thế rồi nó phá ra đấy !
Tôi vội xua tay và trả tiền rồi đứng lên, cậu bé có vẻ khoái chí lắm, và nó nói với tôi khi nào sang chơi với nó, chị chủ quán thì rối rít cảm ơn. Tôi nhẹ nhàng bước ra khỏi quán đi về phía những ánh đèn lập lòe, rồi hình ảnh đứa cháu rể mà tôi hứa sẽ mua cho nó ô tô lại hiện ra , tôi bật cười " khéo có khi về rồi nó cũng như thằng bé kia cho xem " .
Đề: Em hãy viết đoạn văn từ 8-10 câu bằng lời kể của em, kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm về việc bé Hồng gặp mẹ
Tham khảo
Trong lòng mẹ trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng là đoạn trích đã gây nhiều xúc động mạnh mẽ cho người đọc khi thể hiện gần như trọn vẹn những tình cảm sâu sắc của tình mẫu tử thiêng liêng chất chứa trong từng câu chữ. Bé Hồng - nhân vật chính trong trích đoạn trích không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa,thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến cùng sự kính trọng, niềm tin yêu không gì kể xiết mà cậu bé dành cho mẹ.
Thoáng thấy mẹ, Hồng đẫ bối rối gọi.Hồng bối rối, run, lập cập, vội vã, vì đó chỉ là linh cảm, vẫn chưa biết xác thực đó có phải mẹ hay không. Hồng luôn khát khao tình mẹ, "như một người bộ hành ngã gục giữa xa mạc" khát khao gặp dòng suối mát.
Khi gặp mẹ và ngồi trong lòng mẹ, Hồng đa oà khóc, những giọt nước mắt có chút tủi hận và cả sự sung sướng, mãn nguyện. Vì nỗi khao khát bao lâu đã được giải toả, được vỡ oà trong tiếng khóc. Hồng cảm nhận đc vẻ đẹp tuyệt vời của mẹ lúc bấy giờ. Hồng vui mừng đến mê man, cảm giặc bấy lâu mất đi mơn man khắp da thịt. Những câu nói mỉa mai của người cô tan đi, chìm nghỉm ngay tức khắc trước tình mẫu tử mãnh liệt.
Những rung động cực điểm của một linh hồn thơ dại.
Thể hiện tình yêu thương bất diệt, thiêng liêng của Hồng đối với người mẹ bất hạnh.
“Mợ ơi… mợ ơi… mợ ơi!”, tiếng gọi thống thiết của bé Hồng đã khuấy động cả không gian. Tiếng kêu vội vã, kéo dài mà mơ hồ có một sự sợ hãi đã diễn giải đầy đủ những khát khao trong tâm hồn đứa trẻ thiếu thốn tình thương. Thật xúc động biết bao trước giây phút lo lắng hồi hộp khi sợ nhận nhầm người mà mình gọi là “mợ”. Điều đó lại càng khẳng định cho niềm mong mỏi được gặp mẹ của bé Hồng. Bởi không phải những xúc cảm mãnh liệt thôi thúc thì tiếng nói cất lên sẽ rất e dè ,thận trọng, thậm chí không dám cất lên khi chưa chắc chắn. Nhưng dẫu cho có sự mơ hồ, tình mẫu tử thiêng liêng, nỗi nhớ nhung khắc khoải trong bao năm xa cách, tiếng gọi đã vang lên đến độ đã níu kéo được chân người, xé toạc không gian. Nhưng sự “ngờ ngợ” ấy đã không còn mơ hồ nữa, khi người thiếu phụ dừng xe lại và bé Hồng nhận ra đích thị là mẹ. Người mẹ trở về trong niềm vui, hân hoan và hạnh phúc của đứa con trai bé bỏng. Lần nữa, bé Hồng lại cất tiếng khóc khi được đón nhận sự chở che, thương yêu, bảo bọc: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Nếu những lần trước là tiếng khóc kìm nén, những giọt nước mắt rưng rưng không tràn ra được thì giờ đây lại là những tiếng nức nở làm vơi đi nỗi uất ức, tủi cực trong lòng. Tiếng khóc vang vọng hơn không còn chất chứa nỗi niềm xót xa mà tràn trề niềm hạnh phúc. Giọt nước mắt hôm nay hoà chung giữa hai con người, là sự oà vỡ của cả hai tâm hồn mẹ – con làm nên tình mẫu tử.
Hình ảnh người mẹ được diễn tả bằng những nét tươi tắn sinh động trong đôi mắt nhìn của đứa con, mẹ vẫn đẹp một cách lạ lùng. Vẻ đẹp ấy không cần rực rỡ mà nó chỉ giản dị và vô cùng thân thương. Bởi trong cái nhìn của bé Hồng bằng tất cả sự xúc động và tình thương vô bờ bến thì mẹ bao giờ chẳng là người đẹp nhất! Từ đó, gợi đến niềm ước mơ mà bất kỳ đứa con nào cũng khát khao khi đứng trước mẹ “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”
Dường như ,đoạn văn đã ắp đầy những cảm xúc êm ái lan toả toàn bộ không gian và thời gian. Phút giây gặp gỡ ấy như ngưng đọng mãi niềm hạnh phúc trong trái tim nhân vật cũng như người đọc.
Cảnh đời thực của những số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ vẫn còn bị ràng buộc bởi hủ tục phong kiến khắt khe đã được ghi lại đầy đủ đậm nét bằng những trang hồi ký nóng hổi niềm thương cảm của chính tác giả. Nhằm phản ánh một xã hội bất công, đồng thời lên tiếng bảo vệ cho con người bất hạnh, tác phẩm đã thể hiện một tinh thần nhân đạo cao cả. Gắn với tình cảm chân thành của nhà văn là sự chuyển tải nỗi xúc động trong từng câu chữ hình ảnh đã khắc hoạ sâu sắc giá trị tình cảm thiêng liêng trong gia đình: tình mẫu tử. Trong lòng mẹ cũng là tiêu biểu cho phong cách “văn nóng” của Nguyên Hồng.
Có những tình cảm dễ dàng đổ vỡ trước chông gai nhưng tình mẫu tử thiêng liêng của bé Hồng đã không hề suy xuyển. Đó cũng là sự nhắc nhở cho mỗi con người phải biết thương yêu kính trọng mẹ với tất cả tình cảm của mình. Có những tác phẩm đã mau chóng bị lãng quên nhưng giá trị Trong lòng mẹ cũng như Những ngày thơ ấu sẽ mãi mãi trường tồn bởi nó không những chứa đựng một tình cảm nhân đạo sâu sắc mà còn là một triết lí về giá trị tình cảm gia đình, thấm đượm chất thơ giữa cuộc đời nhiều cay cực.
Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.(văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm) KHÔNG CHÉP MẠNG !!!!!!!!!!!!!