Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Clothilde Beauvais
Đề số 3 Phần I. Văn – Tiếng Việt (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) a). Đọc dòng thơ sau và viết tiếp 3 dòng thơ còn lại để được một khổ thơ chính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kínhcủa Phạm Tiến Duật. Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ. Không có kính rồi xe không có đèn b). Đoạn trích sau được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Cho biết nội dung chính của đoạn trích. ...Có ở đâu như thế này không: Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh thì...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Dream Lily
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
20 tháng 3 2022 lúc 18:32

C1:

Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim

hoàn cảnh ra đời: được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

C2:

 -Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh “trái tim”.

- Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển: Chỉ người lính lái xe. Chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

C3: Văn bản : Đồng chí

tác giả : Chính Hữu

C4: em làm theo như sau nha:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ

-  Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.

+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.

Tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung:

+ Giọng thơ tếu nhộn, hài hước: “Không có”, “ừ thì có”.

+ Hiện thực: gió, bụi vốn khắc nghiệt bỗng mờ đi dưới sắc thái tươi vui, hóm hỉnh.

+ Cái nhìn lạc quan vào hiện thực

=> Họ là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ.

_stalist_
Xem chi tiết
Minh
Xem chi tiết
Bùi yến nhi
Xem chi tiết

Bỏ qua những khó khăn, vất vả, những người lính Trường Sơn đã kết bạn với nhau trên đường đi chiến đấu, tiếp cho nhau thêm sức mạnh tiến tới. Ba khổ thơ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã đề cao tinh thần đoàn kết cao đẹp của người lính cụ Hồ. Chính sức mạnh của họ đã đưa kháng chiến tới thắng lợi.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” tiêu biểu cho hồn thơ Phạm Tiến Duật trong “Vầng trăng – Quầng lửa”. Đây là đoạn cuối bài thơ ghi lại cảnh trú quân dã chiến của tiểu đội xe không kính, ca ngợi tình đồng đội và lí tưởng chiến đấu cao cả của những chiến sĩ lái xe trên con đường mòn Hồ Chí Minh.

Sau mỗi trận mưa bom bão đạn cùng với những chiếc xe bị tàn phá nặng nề hơn, họ lại gặp nhau trong những phút dừng chân ngắn ngủi tạo thành một “tiểu đội xe không kính”

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới.
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Con đường giải phóng miền Nam là con đường đi tới chính nghĩa, họ càng đi càng có thêm nhiều bạn: “Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới”. Họ có thể “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” mà không cần mở cửa xe, thoải mái, tự hào và thắm tình đồng đội. Cũng là cái nắm tay, cái bắt tay của người lính nhưng mỗi thời một khác. Anh Vệ quốc quân trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp:

Miệng cười buốt giá
Thương nhau nắm lấy bàn tay.

Chỉ một cái bắt tay cũng ấm lòng, đủ động viên nhau, cảm thông với nhau. Cái bắt tay thay cho lời nói. Chỉ có những người lính, những chiếc xe thời chống Mĩ mới có thể có những cái bắt tay ấy. Cái bắt tay truyền cho nhau cả tâm hồn, tình cảm. Tình cảm ấy thắm thiết như ruột thịt, như anh em trong gia đình. “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời – Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” – một cách định nghĩa về gia đình thật lạ, thật tếu hóm và tình cảm thật sâu nặng, thiêng liêng giúp con người xích lại gần nhau trong những cái chung: chung bát, chung đĩa, nắm cơm, bếp lửa, chung hoàn cảnh, chung con đường với vô vàn thách thức nguy hiểm phía trước. Khi hành quân các anh động viên, chào hỏi nhau trong cảnh ngộ độc đáo, những sinh hoạt, nghỉ ngơi thật ngắn ngủi, cái ăn, giấc ngủ thật giản dị, gian khổ nhưng tâm hồn người lính thật vui tươi, lạc quan, có cái gì xao xuyến: “Võng mắc chông chênh đường xe chạy”. “Chông chênh” gì thì chông chênh nhưng ý chí chiến đấu, khí phách, nghị lực vẫn vững vàng, kiên định, vượt lên tất cả. Chính mình đồng đội đã tiếp cho họ sức mạnh để tâm hồn họ phơi phới lạc quan.

Tình cảm gia đình người lính thật bình dị, ấm áp, thân thương tạo nên sức mạnh, nâng bước chân người lính, để rồi các anh lại tiếp tục hành quân: “Lại đi lại đi trời xanh thêm”. Điệp ngữ “lại đi” diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính. Hình ảnh “trời xanh thêm” là một nét vẽ rất tài hoa mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: lạc quan, yêu đời, chan chứa hi vọng; “lại đi” là đi đến thắng lợi cuối cùng. Trong tâm hồn họ, trời như xanh thêm, chứa chan hi vọng lạc quan dào dạt.

Khổ thơ cuối tạo nên kết cấu đối lập, bất ngờ, sâu sắc, đối lập giữa 2 phương diện vật chất và tinh thần, giữa vẻ bên ngoài và bên trong của chiếc xe. Trải qua mưa bom bão đạn, những chiếc xe ban đầu đã không có kính, bị bom Mỹ làm cho biến dạng đến trần bụi:

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước

Điệp từ “không có” được nhắc lại ba lần nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của những chiếc xe, còn cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường. Những chiếc xe đầy thương tích, chiến tích: không kính, không đèn, không mui xe, thùng xe bị xước,… Chiếc xe mang tầm vóc của những anh hùng lẫm liệt, vô danh đã nguyện hi sinh cả cuộc đời mình vì độc lập, tự do cho dân tộc, những anh hùng không tên ấy kiên quyết hi sinh đến phút cuối cùng. Ay vậy mà những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích đó lại như những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến với một tình cảm thiêng liêng:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Mọi thứ của xe có thể không còn nguyên vẹn, chỉ cần nguyên vẹn trái tim người lính – trái tim hướng về miền Nam ruột thịt thì xe vẫn chạy. Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không đè bẹp được tinh thần, ý chí chiến đấu của người lính. Đối lập với những cái “không có” ở trên, chỉ có một cái “có” duy nhất đó là có “trái tim”. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất đất nước đang vẫy gọi. Bởi vì trong những chiếc xe đó lại nguyên vẹn một trái tim dũng cảm. Hình ảnh trái tim là một hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp gợi ra biết bao ý nghĩa. Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp và thiêng liêng: tất cả vì miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, lòng dũng cảm tuyệt vời. Trái tim mang tinh thần lạc quan và một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất Bắc Nam. Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ mãi đến muôn thế hệ mai sau. Nhà văn đã tô đậm những cái “không” để làm nổi bật cái “có” – nổi bật chân lí của thời đại: bom đạn, chiến tranh có thể làm méo mó những chiếc xe, huỷ hoại những giá trị vật chất nhưng không thể bẻ gãy được những giá trị tinh thần cao đẹp… để rồi một nước nhỏ như Việt Nam đã chiến thắng một cường quốc lớn.

Như vậy, qua ba khổ thơ cuối bài thơ đã cho ta thấy tinh thần đấu tranh kiên cường, dũng cảm của những người lính. Họ chiến đấu bằng tất cả lòng nhiệt huyết và niềm tin của mình vào tương lai tươi sáng, họ luôn hướng tới miền Nam phía trước. Đây là tấm gương sáng cho giới trẻ mọi thế hệ noi theo.

Khách vãng lai đã xóa

hết sức mng bn thng cảm mik chưa đc kĩ nha

Khổ thơ nêu bật ý chí quyết tâm giải phóng miền nam của người chiến sĩ lái xe. Hai câu đầu tác giả sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của chiếc xe ''không kính'', ''không đèn'', ''không mui'', ''thùng xe xước'' qua đó cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường.

Những chiếc xe trần trụi ấy vẫn băng ra chiến trường dù mọi thứ trong xe không còn nguyên vẹn chỉ cần vẹn nguyên 1 trái tim người lính - trái tim vì miền nam thì xe vẫn chạy.

Đó không chỉ là sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên mọi gian khổ ác liệt mà còn là sức mạnh của tình yêu nước. Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng ko đè bẹp được tinh thần, ý chí chiến đấu của những chiến sĩ lái xe,x e vẫn chạy không chỉ vì có động cơ máy móc mà con có cả động cơ tinh thần ''vì miền nam phía trước''.

Nghệ thuật đối lập những cái ''không có'' ở bên ngoài là một cái ''có'' ở bên trong - đó là trái tim người lính. Trái tim thay thế cho mọi thiếu thốn, hợp nhất với người chiến sĩ trở thành 1 cơ thể sống không gì ngăn cản, tàn phá được trái tim chạy bằng xương máu của người chiến sĩ.

Trái tim ấy tạo ra niềm tin, niềm lạc quan và sức mạnh chiến thắng. Trái tim yêu thương, trái tim cam trường của người chiến sĩ lái xe vừa là hình ảnh hoán dụ vừa là hình ảnh ẩn dụ gợi ra bao ý nghĩa. Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp thiêng liêng tất cả vì miền nam thân yêu. Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ đến muôn thế hệ mai sau khiến ta ko quên được 1 thế hệ thanh niên thời kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của dân tộc.

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 8 2018 lúc 4:47

 - Giống nhau:

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài Đồng chí cùng viết về những người lính kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn hiểm nguy. Họ cùng phải trải qua những hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất, những điều kiện vô vùng khó khăn, nguy hiểm.

       + Những người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính là những người lính trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ chống Pháp, chống Mỹ có những điểm chung: lòng yêu nước, tinh thần quật cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc bất chấp mọi gian khổ, nguy hiểm, gian khổ.

    - Khác nhau:

       + Bài thơ Đồng chí nhấn mạnh vào tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất. Vẻ đẹp nhất ở những người lính đó là tinh thần đồng đội, đồng chí sâu sắc, thắm thiết xuất phát từ sự chia sẻ, thấu hiểu và tinh thần yêu nước, luôn sát cánh bên nhau trong chiến đấu.

       + Bài thơ về tiểu đội xe không kính lại nhấn mạnh tới tinh thần quả cảm, hiên ngang của những người lính lái xe trẻ trung, vui tươi trước thách thức vô vàn nguy hiểm phía trước.

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính: khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, bất chấp hiểm nguy, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam sục sôi, quyết liệt. Đó là thế hệ anh hùng, bất khuất, mạnh mẽ.

Nguyễn Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Như Mai
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 6 2019 lúc 18:23

Đề tài:

- Bài thơ phản ánh được cái khốc liệt, gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính.

- Bài thơ là khú hát ngợi ca vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

Ngọc :))
Xem chi tiết
︵✰Ah
27 tháng 1 2022 lúc 8:09

Tham Khảo 

Khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe khong kính là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Khổ thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe bị bom đạn chiến trường, những khó khăn trên các nẻo đường làm hư hại. Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật . Sau khi đọc xong , chắc hẳn ai cũng thốt lên " Ôi , sao mà họ dũng cảm thế !". Những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

GIANT
Xem chi tiết