nêu cảm nghỉ của em về môn Giáo Dục Công Dân 6
Bạn nào có bài tập trắc nghiệm giáo dục công dân lớp 12 không?
Hoặc có đề thi mẫu môn giáo dục công dân của bộ giáo dục thì chia sẻ cho mình với. Plzzz
Cảm ơn nhiều nhé.
Bạn tham khảo ở đây nhé:
Giáo dục công dân
Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Thực hiện pháp luật
Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Công dân với các quyền dân chủ
500 câu hỏi môn Giáo dục công dân
Câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12
Theo em,con cháu cần phải biết ơn thầy,cô giáo cũ của mik ko
Môn Giáo dục công dân
Có. Vì biết ơn là truyền thống lâu đời và tốt đẹp của dân tộc ta
chúng ta cần phải biết ơn thầy cô giáo cũ của mình vì các thầy giáo dục mình nên người và dạy dỗ mình trong suốt năm trồng người của các thầy cô
Có vì đó là truyền thống, thể hiện sự tôn sư trọng đạo của con người
hãy viết 5 bài luận ngắn về môn giáo dục công dân để viết báo tường
Con thuyền ra khơi khi cánh buồm căng gió, thuyền lướt sóng vượt mọi trùng khơi đưa các thủy thủ đến bến bờ mong muốn. Và trên con thuyền ấy, thầy cô chính là thuyền trưởng, chúng em chính là thủy thủ và hành trang kiến thức chính là cánh buồm. Buồm càng căng gió thì thuyền chạy càng nhanh...
Ngoài khơi xa bao la từng đợt sóng
Con thuyền nhỏ vẫn hướng đích tiến lên
Bởi bên em có thuyền trưởng ngày đêm
Cùng thủy thủ vững tay chèo lái.
Trên đại dương mênh mông tri thức ấy, biết bao con tàu cùng đoàn thủy thủ đã ra khơi chinh phục những chân trời mới. Thầy cô – những người thuyền trưởng tài ba luôn sát cánh bên thủy thủ chúng em vượt qua ngàn trùng dương xa xôi, mở ra cho chúng em những ánh sáng mới.
Thầy cô ơi! Những người thiêng liêng cao quý, những người thuyền trường tận tụy ngày đêm, đưa đoàn thủy thủ cập bến an toàn, những người mở ra con đường mới cho đàn em thơ dại, công ơn của thầy cô, ôi làm sao có thể kể hết được. Dẫu sóng gió, phong ba, những cánh buồm vẫn căng gió, con thuyền vẫn lướt sóng mạnh mẽ vượt mọi trùng khơi. Với chúng em, những người thủy thủ, tình cảm của thầy cô như ngọn hải đăng soi sáng cho những con tàu trên biển cả mênh mông bị lạc trên đường về. Những luồng sóng phát lên ánh sáng đem đến những niềm tràn dâng cho biết bao người đi biển khi đói mặt với những cơn giông bão dữ dội.
Hôm nay đây chúng em đang từng bước trưởng thành dưới mái trường.... được thầy cô truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu để chúng em có thể trở thành những thuyền trưởng tương lai, tiếp nối con đường thiêng liêng cao cả là tiếp tục dẫn dắt những mầm non tương lai chinh phuc hải trình tri thức.
Nhân ngày lễ Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng em xin được gửi tặng đến thầy cô ngàn lời yêu thương, ngàn trái tim kính phục. Bằng tấm lòng thành kính, xin dành tặng đến người thuyền trưởng những lời tri ân sâu sắc ấy.
hãy viết 5 bài luận ngắn về môn giáo dục công dân để viết báo tường
Cuối thu, tiết trời lạnh dần. Những chiếc lá cuối cùng cũng trôi theo gió. Bầu trời cao, xanh thẳm, chốc chốc lại gợn lên những làn sóng trắng. Cảnh vật tĩnh lặng lắm! Màn sương tàn nhẫn nhỏ thêm vài giọt trắng xóa, mờ ảo lên sự cô đơn đang nảy nở trong lòng tôi.
Người ta thường bảo nhau là mưa buồn. Nhưng tôi lại nghĩ, khoảnh khắc này còn hơn thế nữa! Mỗi lúc như vậy, đôi mắt tôi lại vô thức mà nhìn theo bao kỉ niệm thời thơ ấu, bao kỉ niệm thời cắp xách đến trường! Trong số đó, có một câu chuyện mà tôi nhớ nhất. Đó là một lần, tôi đã khiến cho người mà tôi kính trọng, thất vọng!... Hồi đó, có lẽ là vào lớp 5. Khi ấy, tôi học toán giỏi lắm! Kì kiểm tra nào, con 10 luôn bị tay tôi cầm chắc.Thầy toán cưng tôi nhất. Tôi cũng thích toán! Chẳng biết có liên quan gì về yếu tố di truyền không, hay là tôi chỉ đơn thuần thích cái số điểm tròn xoe kia!
Dù sao, tất cả đều chỉ là những suy nghĩ ban đầu! Tôi dần mất đi cái cảm giác yêu thích. Bài tập ngày càng làm tôi chán nản. Ngoài thời gian ở trường, bố mẹ tôi vẫn ngốn cho tôi hàng tấn thứ! Nhiều đến nỗi, đôi lúc, tôi nghĩ là đầu mình sắp sửa nổ tung, như một quả bom hẹn giờ! Rồi tới một đêm, hôm ấy là chủ nhật. Khi bao đứa trẻ khác đang tận hưởng cái niềm vui ngày nghỉ, thì tôi lại đang làm cái công việc thường ngày: cả núi bài tập. Hàng giờ đồng hồ, tôi cứ suy nghĩ, cứ viết, lặp lại theo một trình tự, và hoạt động như một cổ máy! Xong bài tập của bố mẹ cho, não tôi đã mệt lả, chỉ còn bài tập ở trường. Giở cuốn sách giáo khoa ra, chẳng hiểu nỗi, tôi nhìn thì cứ nhìn, nhưng suy nghĩ thì không! Suy nghĩ của tôi như vừa mới phá vỡ cái xiềng xích của nó, chạy lung tung, rồi nấp đi đâu mất! Tôi mệt lắm rồi! Bỗng nhiên, trong đầu tôi lại nảy ra một ý, mà trước giờ chưa từng xuất hiện: "Nhất thiết phải làm sao? Chắc gì thầy đã kiểm tra!". Rồi như một phản xạ, ngay lập tức, một ý nghĩ khác chống đối lại: "Nhỡ đâu thầy kiểm thì sao?", "Lớp nhiều người như thế, chẳng nhẽ lại trúng mình?", "Sao lại không"....Tất cả cứ rối tung lên! Tôi bực tức hét lên một tiếng, trong khi thậm chí tôi cũng không biết mình vừa làm gì! Tôi có đủ thông minh để biết bên nào là đúng. Thế là tôi lại làm bài tiếp. Nhưng cũng chỉ được một lát, sự mệt mỏi lại thống trị cơ thể tôi! Tay tôi bắt đầu viết nguệch ngoạc một cách thiếu tự chủ! Tôi mạnh tay quẳng cây viết đi. Ngã người ra sau, tôi nhìn lên đồng hồ, đã khuya rồi. Mắt tôi như bị rút hết sức lực, đổ sụp xuống. "Muốn ra sao thì ra!"
Cuối cùng thì tôi cũng đã đầu hàng! Tôi nhanh chóng gấp tập vở lại, rồi cuộn tròn trong chăn. Giữa sự ấm áp và cái mê hoặc của giấc ngủ, tôi bất giác lo lắng. Nhưng chỉ trong khoảng khắc, tất cả đã bị vùi lấp... Sáng hôm sau, tôi dậy trễ. Tôi nhanh chóng nhét vài miếng bánh lót dạ rồi đi học. Tới lớp, tôi run người! Tay và trán tôi đẫm mồ hôi. Cái cảm giác lo lắng lại quay trở lại! Tôi thở từng nhịp một như cố gắng lắm. Có đứa bạn quay sang bảo tôi chỉ nó làm bài. Tôi bảo nó nên tự mình làm thì tốt hơn. Nếu như là mọi ngày thì tôi sẽ giúp nó, nhưng hôm nay, ngay cả cái đề tôi còn chưa đọc qua! Sau điểm danh, thầy bắt đầu sửa bài tập. Tim tôi đập thình thịch theo từng mi-li-mét mà ngón tay thầy dò trên danh sách lớp. Nhưng bề ngoài, tôi cũng cười cười nói nói, tựa hồ như tự an tâm mình và che giấu đi cái nỗi sợ hãi, cùng tiếng tim đập! Rồi thầy dừng lại, ngẩng mặt lên và nhìn chằm chằm vào tôi. Thầy nở một nụ cười, và điều đó khiến tôi lạnh sóng lưng: "Em lên làm bài đi!".
Những lời đó như giúp tôi phá vỡ đi cái nỗi sợ hãi bâng quơ cũ, nhưng đem lại một nỗi sợ thật sự. Tôi từ từ đứng dậy. Tôi thú nhận với thầy tất cả, trong tiếng nấc. Tôi đứng mà cứ cúi gầm mặt xuống, dể cho mái tóc che đi đôi mắt cay xè của mình, tôi không dám nhìn mặt thầy! Hai tay tôi cứ bám chặt vào nhau. Tôi nhìn thấy một giọt nước rơi xuống quyển vở, rồi 2, rồi 3 và một bàn tay đã chai sạn, nhẹ nhàng nhấc quyển vở của tôi lên. Tôi lén lút ngẩng mặt nhìn, tôi thấy thầy! Thầy trông khác lắm! Khuôn mặt thầy không để lộ bất kì một xúc cảm nào cả. Nhưng tôi đọc được: thầy đang rất buồn! Rồi thầy đặt quyển vở xuống, trở lại bục giảng. Thầy lấy bút chì và viết gì đó. Tôi đoán chắc đó là con không đầu tiên của tôi! Suốt tiết, tôi vẫn cứ cúi mặt!...
Tiếng chuông reo lên, các bạn khác ùa ra khỏi lớp như đàn ong vỡ tổ. Riêng tôi, tôi vẫn cứ ngồi đấy, vẫn cứ lặng thinh. Tôi ân hận lắm! Tôi vừa khóc, vừa kéo quyển vở lại, hoàn thành nốt đống bài tập đáng ghét này. Giá như tôi đừng quá chây lười, giá như tôi đã làm bài tập thì tôi đã không khiến thầy thất vọng! Cái cảm giác khi làm cho người mà mình kính trọng, người đặt cả niềm tin vào mình, là cái cảm giác hết sức tồi tệ! Tôi ước cho Trái Đất ngừng quay, tôi ước cho thời gian ngừng chảy, tôi ước cho đôi mắt trở nên mù lòa, để tôi không phải nhìn thấy vẻ buồn trên khuôn mặt thầy nữa! Tôi ngửa mặt lên, để cho hai hàng nước mắt chảy xuống đôi bàn tay, để chúng xóa sạch cái tội lỗi... Bỗng, có một bàn tay đưa lên, lau nước mắt cho tôi, một bàn tay chai sạn! Tôi biết một người có bàn tay như thế, thầy! Thầy đã ngồi bên tôi từ lúc nào. Tôi nghẹn ngào mà nói lời xin lỗi, và tôi lại một lần nữa cúi mặt. Nhưng rồi, bàn tay thầy đã nâng khuôn mặt của tôi lên, để cho tôi nhìn vào đôi mắt thầy."Thế em đã làm xong bài tập chưa?", thầy hỏi. Tôi không trả lời, chỉ biết lẳng lặng gật đầu. Thầy nhoẻn miệng cười, một nụ cười khiến lòng tôi ấm áp, như một cách nói khác của từ "tốt lắm!". Thầy lấy một cây bút bi và cuốn sổ điểm ra. Tôi đã suýt nữa ngất xỉu vì hạnh phúc khi nhìn thấy một con mười viết bằng bút chì, ngay chỗ tên tôi. Thầy dùng bút bi đỏ lại con mười ấy, nắn nót. Ngay cả khi tôi khiến thầy thất vọng, thầy vẫn luôn đặt niềm tin vào tôi!...
Cũng đã là một khoảng thời gian lâu lắm rồi! Nhưng tất cả vẫn cứ theo tôi mãi. Đó là một bài học dành cho tôi, một bài học rất ý nghĩa. Tôi còn nhớ rõ bàn tay của thầy, nụ cười của thầy, và cả con mười băng bút chì kia nữa! Hãy cố gắng đừng làm cho người khác thất vọng. Nếu không, thế giới chỉ là một nấm mồ!...
Viết 1 đoạn văn ngắn nêu lên những khó khăn vướng mắc mà em gặp phải trong 2 học tuần qua( Môn Hoạt động trải nghiệm)
Giúp mik nhanh với ak(xl mng vì mik k chọn được môn HĐTN nên phải chọn môn giáo dục công dân )
Khó khăn trước hết thuộc về bản thân các nhà giáo. Do việc dạy học trực tuyến, học qua mạng không phải là công việc tiến hành thường xuyên như ở bậc đại học. Vì thế, trong khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc dạy học trực tuyến được các nhà trường triển khai để đảm bảo cho học sinh được duy trì học tập, đảm bảo học kiến thức, kỹ năng các bộ môn, nhất là học sinh cuối cấp, khi bắt tay thực hiện, khá nhiều giáo viên lúng túng về kỹ thuật thực hiện.
Có nhiều nguyên nhân, song, chủ yếu vẫn là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở nhiều giáo viên còn hạn chế, việc sử dụng các phần mềm học trực tuyến chưa thông thạo dẫn đến thực hiện chưa hiệu quả. Hơn nữa, đa phần giáo viên đã quen với không gian trực tiếp trước học trò, nay đứng trong không gian trực tuyến để giảng bài, nhiều thầy cô sẽ lúng túng hoặc không tự tin khi triển khai bài giảng.
đề bài còn thiếu nx ak. Đầu bài đầy đủ là: Viết 1 đoạn văn ngắn nêu lên những khó khăn vướng mắc mà em gặp phải trong 2 học tuần qua và cách em đã vượt qua những khó khăn đó
Giups mik nhanh vs ak. Mik cảm ơn
Không ý của mik nghĩa là chỉ cần viết những khó khăn vướng mắc mà mik gặp phải trong 2 tuần qua và cách em đã vượt qua những khó khăn đó thôi ak chứ k cần phải lời văn như thế ạ
Hãy tinh tục ngữ ca dao nói về tính tiết kiệm
Môn giáo dục công dân nha
TỤC NGỮ
1.
Kến tha lâu cũng đầy tổ
Ở đây các bạn có thể hiểu 2 nghĩa là muốn nói tính cần cù siêng năng của con kiến và tính tiết kiệm của nó nếu như nó tha về tổ mà ăn ngay và luôn thì chẳng thể nào đầy được.
2.
Tích tiểu thành đại
Câu nói thể hiện tính đức tính tiết kiêm, ý muốn nhắn nhủ chúng dành dụm từ ít thêm một ít sẽ có ngày thành nhiều, mang ý nghĩa to lớn.
3.
Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói
Thể hiện sự tiết kiệm rõ rệt trong từng từ, “ăn ít no lâu” nghe nó rất nghịch lý, tuy nhiên ăn ít ở đây tức là ăn dè chừng ăn dành dụm để ăn được nhiều ngày, còn nếu như ăn nhiều thì những ngày sau sẽ đói không có gì để ăn.
4.
Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí
Câu này dịch ra có nghĩa là có ít mà chi tiêu dè dặt hơn có nhiều nhưng tiêu hoang phí, ý muốn phê phán những người tiêu xài phung phí một cách bừa bãi.
5.
Ăn chắc ,mặc bền
Câu tục ngữ thể hiện một tinh thần tiết kiệm, một sự bình dị trong ăn mặc. Các bạn có thể hiểu là nghĩa của câu tục ngữ là tầng lớp người lao động nghèo trong xã hội xưa, đồng thời đây còn là một lời khuyên về cách sử dụng thành quả lao động sao cho hợp lí, sao cho giản dị.
6.
Ăn phải dành. có phải kiệm
Câu nói trên muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết dành dụm tiết kiệm cho về sau.
7.
Góp gió thành bão
Câu trên ý muốn nói là gom góp những điều nhỏ nhặt để tạo thành một thứ lớn hơn.
8.
Khi lành để dành khi đau
Ý muốn nói cuộc đời ta sẽ luôn có những chông chênh vấp ngã, đau ốm, bệnh tât. Do vậy mà lúc thành công và khỏe mạnh thì ta nên tiết kiệm cho những ngày sau này đau ốm có cái để lo.
9.
Con nhà lính , tính nhà quan
Đây là câu nói ám chỉ những kẻ học đòi, chơi trội, không biết thân biết phận. Tính nhà quan ở đây tức là tính khí của kẻ giàu sang, quyền thế.
10.
Một miếng khi đói, bằng một gói khi no
Câu này là một câu tục ngữ rất nổi tiếng ở nước ta. Ý muốn nói khi khó khăn đói rách mà có ai thương mình cho mình miếng ăn thì sẽ cảm động lắm. Nhưng khi đã giàu có rồi, chúc tụng nhau và tặng nhau những báu vật có giá trị ngàn vàng cũng không thể bằng cái thuở cơ hàn mà có người động lòng giúp đỡ. Ý nghĩa thực sự của cầu này là,khuyên ta nên trân trọng những người giúp đỡ mình trong lúc khó khăn.
CA DAO
1.
Ở đây một hạt cơm rơi
Ngòai kia bao hạt mồ hôi thấm đồng
Hai câu ca dao trên muốn nhắn nhủ chúng ta sống phải biết tiết kiệm và biết ơn những người đã tạo nên thành quả để ta hưởng thụ.
2.
Đi đâu mà chẳng ăn dè
Đến khi ăn hết lại ghè chẳng ra
Hai câu thơ thể hiện sự châm biếm đối với những người tham lam, ăn tiêu phung phí qua hình ảnh “ăn dè”, cho đến khi hết tài sản thì chẳng còn gì để mà ăn.
3..
Tiết kiệm sẵn có đồng tiền
Phòng khi túng lở không phiền lụy ai
Hai câu ca dao muốn nhắn nhủ chúng ta khi tạo ra thành quả thì hãy nên tiết kiệm lại 1 ít để phòng ngừa sau này sẽ gặp những tai ương bệnh tật mà chúng ta không hề biết trước, đến lúc đó có cái để mà xoay sở.
4.
Heo kia chẳng vỗ thời to
Từng xu góp lại thành kho lúc nào
Hai câu thơ có ý nghĩa tiết kiệm bỏ heo, một hình thức thông dụng khi tiết kiệm, mỗi ngày góp 1 ít không ngờ sau này sẽ hưởng thụ một “mớ”.
5
Làm người phải biết tiện tần
Đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi.
Ý muốn nói những người đã đủ ăn đủ mặc thì nên dành dụm tiết kiệm, đừng nên tiêu xài phung phí.
6.
Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm sông hương mặc người
Hai câu ca dao thể hiện rõ tấm lòng chung thủy của người con gái cùng với tình yêu thương thắm thiết với chồng minh của một cô gái tràn đầy sức sống. Ngoài ra còn thể hiện là một người vợ tiết kiệm, không tiêu sài phung phí, căn bản.
7.
Đàn ông rộng miệng thì sang
Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà.
Ý nghĩa của 2 câu thơ trên là đàn ông miệng rộng thì sang trọng, còn đàn bà miệng rộng thì không phải là người vợ tốt. Muốn nói người đàn ông miệng rộng sẽ dễ dàng tiếp xúc xã giao với xã hội nhiều để kiếm ra tiền. Còn đàn bà miệng rộng thì tham ăn tham tình. Trong 2 câu thơ cũng nói lên tính tiết kiệm của tác giả.
Nếu đúng k mình với nha
Hãy nêu những luật về an toàn giao thông(giáo dục công dân 6)
Mong mọi người giúp đỡ ạ*cúi đầu*
- Tuân thủ đúng luật giao thông
- Không đi xe máy lạng lách, đánh võng.
- Tham gia chấp hành luật lệ giao thông đúng quy định
- Không đi hàng ba, hàng bốn; chở ba, chở bốn trên đường
- Khi có đèn đỏ phải dừng lại, khi có đèn xanh mới được đi.
- Tuyên truyền mọi người thực hiện tốt an toàn khi tham gia giao thông.
Mình viết nôm na vậy đó
-QUAN SÁT ĐÈN GIAO THÔNG
-ĐỘI MŨ BẢO HIỂM
-CÀI QUAI ĐÚNG QUY ĐỊNH
nêu cảm nghỉ của em về môn văn
Ngữ văn là một môn học tuy không nhìu bạn thích nhưng đây là một môn học khá hay nếu nếu các bạn biết khám phá ra cái thú vị của nó,người ta nói văn học là nhân học ,đúng văn học giúp chúng ta biết yêu thương,biết thông cảm . Các bạn trẻ thời nay rất đam mê âm nhạc ,âm nhạc cũng là 1 phần văn học
Trong ngôn ngữ mà ta giao tiếp thường ngày ,đó cũng là 1 dạng văn học nhưng thuộc ngôn ngữ nói ,nó được tăng cấp lên thành văn học viết ,rồi đến âm nhạc ,rồi đến hội họa ,đến điêu khắc ,nó đều là các hình thức văn học nhưng lại thể hiện ở các mặc khác nhau. Thật sự văn học là một môn học rất hay nếu bạn đã cảm nhận được về nó.Đừng ghét nó nhé,vì nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống nếu bạn biết cách vận dụng nó đấy!!!!!!!!!!!!!
Mặc dù ai nói môn này theo cảm nhận của em nhưng viết thì theo cảm nhận giáo viên thì mình thấy chung quy cũng do điểm số.
Một văn bản đưa ra, mang nội dung như thế này như thế kia, chúng ta được học tác phẩm đó, học ý nghĩa của nó, và khi chúng ta phân tích lại bằng suy nghĩ của mình thì dựa trên suy nghĩ đó mà giáo viên chấm điểm cho chúng ta, đó gọi là điểm của học sinh, điểm bằng cảm nhận học sinh.
Nhưng bạn cho rằng tại sao văn nói lên suy nghĩ của mình nhưng không được điểm cao, phải chăng là do các bạn suy nghĩ không đúng vấn đề, chưa đúng nội dung của bài văn đó? Nghĩa là bạn không hiểu bài văn đó nói gì thì lẽ đương nhiên điểm văn bạn sẽ thấp tè tè, vì khả năng cảm thụ văn học bạn kém.
Để khắc phục trình trạng học sinh học xong chả hiểu gì nên các giáo viên mới soạn giáo án cho chúng ta học, để chúng ta nắm được nội dung bài đó 1 cách máy móc, nếu như các bạn không-thể-cảm-nhận được nữa thì chỉ có cách là học vẹt để lấy điểm thôi.
Bản thân ai nói rằng văn là học vẹt thì cũng có phần đúng, nhưng nó chỉ đúng với những ai cảm thụ văn học kém nhưng lại muốn lấy điểm 6-7-8. Bản thân bạn có quyền không học, có quyền cảm nhận theo khả năng của bạn, vì khi thi thì chính bạn là người cầm viết chứ không phải giáo viên, và điểm số là thang đánh giá mức cảm thụ văn học của bạn, bạn kém thì điểm kém, bạn cảm nhận tốt, có nhiều ý văn hay, thì thậm chí không cần học bài cũng sẽ viết được điểm cao, tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng đó nên chúng ta mới phải học vẹt.
Thế nên mọi người cũng không nên anti, bức xúc giáo viên hay môn Ngữ Văn nhiều quá.
Bài tập môn giáo dục công dân 6: "Hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông tỉnh Ninh Bình" tìm hiểu thông qua tivi, mạng internet rồi viết thành báo cáo ngắn"
Viết về ngôi trường hạnh phúc môn GDĐP, k có môn GDĐP để chọn nên mik chọn Giáo dục công dân nha, đừng làm ngôi trường hạnh phúc môn GDCD nha, GDĐP á. Giúp mik ik =))