Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Zιήⓝ ✌ Ħc ĎốT 💦
Xem chi tiết
Anh Hùng Noob
27 tháng 3 2023 lúc 17:51

Tham khảo:

 

 

Trong cuộc sống, thái độ chấp nhận được sự khác biệt là một việc làm mà mỗi người đều cần có. Cuộc sống này là vô cùng đa dạng, mỗi người có một cuộc sống khác biệt, có một tính cách khác biệt và tác động đến những người xung quanh, bao gồm cả chúng ta, dù ít hay là nhiều. Ngay cả trong gia đình của chúng ta, mỗi thành viên cũng sẽ có những điểm khác biệt nhau và tạo nên sự đa dạng trong cuộc sống. Xã hội hiện đại buộc ta phải sống với tập thể, sống hòa nhập với những người xung quanh mình. Vì thế, việc chấp nhận sự khác biệt của người khác, tôn trọng sự khác biệt ấy chính là cách để mà ta sống vui vẻ hạnh phúc hơn, tăng cường chỉ số hạnh phúc trong cuộc đời mình. Đầu tiên, việc sống chấp nhận sự khác biệt sẽ đem đến cho chúng ta nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Khi ta chấp nhận sự khác biệt của người khác, ta sẽ dễ dàng kết bạn và được yêu quý. Từ đó, ta sẽ xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, với đồng nghiệp, với hàng xóm. Lợi ích thứ hai của việc chấp nhận sự khác biệt đó là nhận được sự tôn trọng của người khác. Khi ta tôn trọng những sự khác biệt của người khác trong khả năng cho phép thì thứ mà ta nhận lại cũng chính là sự tôn trọng của người khác dành cho mình. Cuộc sống của chúng ta sẽ có thêm những mảng màu mới, vui vẻ và sôi động hơn. Lợi ích cuối cùng của việc sống chấp nhận sự khác biệt đó là ta sẽ sống hạnh phúc hơn. Ta chấp nhận sự đa dạng, sự khác biệt và sống một cách dung hòa với điều đó như một lẽ đương nhiên. Tóm lại, việc sống chấp nhận sự khác biệt sẽ giúp ta có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp và một cuộc sống hạnh phúc hơn.

 

Thiệu Thiển Du
Xem chi tiết
Lại Hoàng Hiệp
23 tháng 12 2020 lúc 19:24

Nhân vật Giôn-xi trong Chiếc lá cuối cùng là một họa sĩ nghèo, cuộc sống bấp bênh. Mùa đông năm ấy cô bị mắc bệnh viêm phổi và đã gắn sự sống của mình với những chiếc lá thường xuân trên tường ở bên ngoài cửa sổ. Cô nghĩ: Bao giờ chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc ta lìa đời. Nhưng Xiu - người bạn cùng phòng và cụ Bơ-men - họa sĩ già ở lầu trên, biết được ý định ấy của Giôn-xi nên đã tìm cách khiến cô muốn sống trở lại. Cụ Bơ-men đã thức suốt đêm mưa tuyết để vẽ chiếc lá trên tường, chiếc lá giống như thật khiến Giôn-xi cảm thấy: chiếc lá qua đêm mưa tuyết vẫn kiên cường bám trụ, hà cớ gì ta lại từ bỏ cuộc sống này? Và cô lại vui vẻ và có ý chí đấu tranh với bệnh tật. Như vậy, Giôn-xi quả thật đáng trách khi cô có ý định từ bỏ cuộc sống . Nhưng nhờ tình yêu thương giữa con người, tính nhân đạo trong mỗi con người mà những người xung quanh đã vực dậy tinh thần, ý chí trong cô. ...

Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Trần Đình Thiên
18 tháng 7 2023 lúc 20:36

Sự nỗ lực hết mình trong cuộc sống là một khía cạnh quan trọng để chúng ta đạt được thành công và đạt được mục tiêu của mình. Đó là sự cống hiến tuyệt đối và không ngừng nghỉ để đạt được những điều mà chúng ta mong muốn. Ý nghĩa của sự nỗ lực hết mình không chỉ là về việc đạt được thành công mà còn là về quá trình phát triển bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Đầu tiên, sự nỗ lực hết mình giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và thách thức trong cuộc sống. Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ và dễ dàng. Chúng ta thường gặp phải những trở ngại và thử thách mà không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi chúng ta nỗ lực hết mình, chúng ta có thể vượt qua những khó khăn này và tiến lên phía trước. Sự nỗ lực hết mình giúp chúng ta không bỏ cuộc và không đánh mất hy vọng. Nó truyền động lực và sự kiên nhẫn để chúng ta tiếp tục cố gắng và không ngừng nghỉ. Thứ hai, sự nỗ lực hết mình giúp chúng ta phát triển bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Khi chúng ta đặt mục tiêu và nỗ lực hết mình để đạt được chúng, chúng ta không chỉ đạt được thành công mà còn trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn. Quá trình nỗ lực hết mình giúp chúng ta khám phá và phát triển những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Chúng ta học cách vượt qua giới hạn và phát triển những kỹ năng mới. Sự nỗ lực hết mình cũng giúp chúng ta rèn luyện sự kiên nhẫn và sự kiên trì, hai yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong cuộc sống. Cuối cùng, sự nỗ lực hết mình mang lại cho chúng ta cảm giác tự hào và hạnh phúc. Khi chúng ta đạt được những mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra và nhìn lại quá trình chúng ta đã đi qua, chúng ta cảm thấy tự hào về những gì chúng ta đã đạt được. Sự nỗ lực hết mình cũng mang lại cho chúng ta cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn vì chúng ta biết rằng chúng ta đã đặt tất cả sức lực và tâm huyết vào những gì chúng ta làm. Trong cuộc sống, sự nỗ lực hết mình là một yếu tố quan trọng để đạt được thành công và đạt được mục tiêu của chúng ta. Nó giúp chúng ta vượt qua khó khăn, phát triển bản thân và mang lại cảm giác tự hào và hạnh phúc. Vì vậy, hãy luôn nỗ lực hết mình và không ngừng nghỉ để đạt được những điều mà chúng ta mong muốn trong cuộc sống.

 

HMinhTD
Xem chi tiết
Hann
Xem chi tiết
Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
6 tháng 4 2022 lúc 8:39

TK:

Để thành công trong cuộc sống thì phải có sự nỗ lực, kiên quyết và bất khuất nhưng ngoài ra còn một yếu tố quan trọng đó chính là giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống. Niềm tin là một điều rất quan trọng trong tâm hồn lẫn thể xác. Niềm tin là một bí quyết, là động lực và là chìa khoá dẫn đến thành công. Nếu không kó niềm tin chúng ta như con người vô cảm, giả tạo. Nhờ niềm tin chúng ta quen biết lẫn nhau, tin tưởng và tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Trong gia đình làng xóm trường lớp cũng vậy, mọi người cần niềm tin lẫn nhau thì mới tạo nên tập thể. Trong công cuộc đấu tranh mọi người cần có niềm tin vững chắc để có nguồn động lực chiến đấu. Vì vậy, luôn giữ trong lòng niềm tin là vô cùng quan trọng, nó chính là trọng điểm trong nước đường xây dựng thành công của chúng ta.

Xuân Hùng 7.1
6 tháng 4 2022 lúc 8:39

(THAM KHẢO) Cuộc sống là nơi chứa đựng những cơ hội để con người phát triển, cùng với đó là muôn vàn những thách thức buộc con người phải vượt qua nếu muốn nắm giữ thành công và hạnh phúc. Nghịch cảnh có thể làm cho con người nản lòng, bỏ cuộc nhưng nếu chúng ta luôn giữ cho mình ánh sáng của niềm tin, chúng ta sẽ huy động được mọi sự cố gắng, sức mạnh để vượt qua tất cả.

 

“Niềm tin” là sự tin tưởng, tín nhiệm vào bản thân hoặc một điều tốt đẹp gì đó trong cuộc sống. Giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin là thái độ tín nhiệm của con người trong mọi việc, mọi hoàn cảnh. Khi có niềm tin con người có sức mạnh tinh thần to lớn để thực hiện những mong ước, dự định, mục tiêu.

Cuộc sống luôn tồn tại những trái ngang, nghịch cảnh có thể cản bước của con người, khi ấy ánh sáng của niềm tin sẽ là nhân tố quan trọng định hướng cho đường đi nước bước để vượt qua cái tối tăm của nghịch cảnh, đi đến ánh sáng của thành công, hạnh phúc.

Khi có niềm tin vào bản thân, niềm tin vào cuộc sống con người sẽ huy động được sức mạnh tinh thần, sự cố gắng, nỗ lực hết mình để vượt qua những khó khăn, thử thách. Đứng trước những khó khăn, nếu chính bản thân mình không có niềm tin sẽ vượt qua được thì chúng ta mãi cúi đầu trước hoàn cảnh và hoàn cảnh đó mãi là trở ngại ngăn cản ta đến với thành công.

Nếu không có sức mạnh của tinh thần đoàn kết, không có niềm tin vào sức mạnh dân tộc sao ông cha ta có thể làm nên những chiến thắng lẫy lừng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ để giải phóng đất nước.

Khi có niềm tin, con người sẽ luôn lạc quan, yêu đời, luôn chủ động trong cuộc sống, bởi vậy mà không khó khăn nào có thể làm ta gục ngã. Và chỉ khi có niềm tin, con người mới có thể vượt thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực: lo lắng, sợ hãi trước những bất trắc, khó khăn của cuộc sống, niềm tin giúp chúng ta thêm động lực để phát huy sức mạnh, năng lực, rèn luyện bản lĩnh trong việc đối mặt và giải quyết những vấn đề.

Niềm tin là ánh sáng dẫn đường để con người vượt qua mọi chông gai để bước lên bục vinh quang của thành công, hạnh phúc. Niềm tin là cảm xúc tinh thần tích cực, tuy không thể dễ dàng nhìn nhận bằng mắt nhưng nó có thể chi phối mạnh mẽ đến hành động, suy nghĩ của con người.

Tuy nhiên, để vượt qua nghịch cảnh, chạm tay đến hạnh phúc thì không phải chỉ có niềm tin thôi là đủ, niềm tin cần đi liền với những hành động, sự cố gắng thực tế. Niềm tin cũng cần dựa trên cơ sở thực tế bởi không phải bất kì niềm tin viển vông, siêu thực nào cũng có thể thực hiện trong khi bản thân ta không đủ năng lực thực hiện.

Để vượt qua những nghịch cảnh, thử thách, chúng ta cần nhận thức và hành động tích cực, hãy để ánh sáng của niềm tin soi đường. Khi có niềm tin, chúng ta có cơ sở vững chắc hơn đối với những thành công trong tương lai.

Minh Dương
Xem chi tiết
Trang Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Nhân
2 tháng 8 2021 lúc 7:33

Em tham khảo !

Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,... Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.

  

Tham khảo: 

1. Phân tích đề

– Yêu cầu đề bài: Trình bày quan niệm, suy nghĩ của em về lòng tự trọng

– Phạm vi tư liệu dẫn chứng: những sự việc, hành động biểu hiện cho lòng tự trọng trong cuộc sống.

– Phương pháp lập luận chính: giải thích, bình luận

2. Hệ thống luận điểm

– Luận điểm 1. Giải thích khái niệm lòng tự trọng

– Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng tự trọng

– Luận điểm 3: Vai trò của lòng tự trọng

– Luận điểm 4:Bài học nhận thức và hành động

3. Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng

Mở bài nghị luận về lòng tự trọng

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.

Thân bài nghị luận về lòng tự trọng

* Luận điểm 1. Giải thích khái niệm lòng tự trọng

– Lòng tự trọng là ý thức coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân, coi trọng giá trị của bản thân.

 

– Tại sao cần phải có lòng tự trọng?

+ Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, những điểm chưa hoàn thiện

+ Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc bởi: Người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình

+ Tự trọng giúp chúng ta sống đẹp sống có ích -> Xã hội lành mạnh hơn

+ Lòng tự trọng khơi nguồn các đức tính tốt đẹp khác

+ Có tự trọng chúng ta mới có thể học được cách tôn trọng người khác

* Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng tự trọng

– Có suy nghĩ, hành động và cách ứng xử đúng với lương tâm và đạo lí.

– Nói đi đôi với làm

– Cố gắng làm bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình, không coi cóp, gian lận

– Khi có khuyết điểm chân thành sửa sai và nhận lỗi.

– Nhìn thẳng vào hạn chế của mình khi không đủ khả năng đảm đương một công việc.

– Luôn có ý thức tự giác vươn lên để khẳng định mình ngay cả khi gặp khó khăn, trắc trở.

– Chú ý cả đến lời nói khi giao tiếp.

– Biết giữ lời hứa, tôn trọng mọi người.

 

– Luôn làm tốt nhiệm vụ không để ai nhắc nhở hoặc chê trách.

– Có thái độ sống hòa nhã với mọi người, tôn trọng người già, nhường nhịn trẻ em

* Luận điểm 3: Vai trò của lòng tự trọng

– Luôn giúp ta tự tin vào việc mình làm, luôn chủ động vững vàng trong mọi công việc, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách.

– Luôn giúp ta lạc quan, yêu đời

– Luôn giúp ta được mọi người tôn trọng

– Góp phần xây dựng xã hội văn minh.

– Dẫn chứng:

+ Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc.

+ Người Nhật: Sau chiến tranh Thế giới thứ II, sau vụ động đất, sóng thần vừa qua…

+ Hồi World Cup năm 2002, tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Rất nhiều người hâm mộ từ châu Âu sang Nhật xem bóng đá. Trong các sân vận động, sau khi trận đấu kết thúc, người xem ra về, nhưng người Nhật nán lại nhặt các vỏ đồ hộp, chai, lọ, rác vứt rải rác trong sân vận động, để mang ra thùng rác bên ngoài. Nhiều người hâm mộ Tây thấy xấu hổ, cũng quay lại, học người Nhật, nhặt các vỏ chai lọ, đồ hộp, bao giấy mà mình vứt lại, mang ra thùng rác.

 

+ Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.

* Luận điểm 4: Bài học nhận thức và hành động

– Để xây dựng lòng tự trọng bản thân mỗi con người phải luôn có ý thức học tập và rèn luyện, nói phải đi đôi với làm.

– Rèn luyện lòng tự trọng là đấu tranh với chính bản thân mình để có suy nghĩ và hành động đúng đắn.

– Luôn sống một cách chan hòa, làm những điều tốt đẹp tránh xa cái xấu

– Nhận thức những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy và sửa chữa

– Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức, lời nói và hành động.

– Lòng tự trọng có lợi không chỉ cho bản thân mình mà còn tạo nên một cộng đồng, xã hội văn minh hơn.

– Gia đình, nhà trường cần giáo dục cho con em mình lòng tự trọng để có thái độ sống tốt.

* Bàn luận mở rộng

– Cần phân biệt tự trọng với tự cao, tự đại

– Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người thiếu tự trọng, đánh mất lòng tự trọng của bản thân:

+ Làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm, đánh mất nhân cách của bản thân.

+ Nói năng ứng xử thiếu văn hóa

+ Học sinh vô lễ với thầy cô

+ Lười lao động, học tập

+ Sống lợi dụng, dựa dẫm, gặp khó khăn thì nản chí, nản lòng…

-> Tất cả những hành động việc làm đó cần bị phê phán.

Kết bài nghị luận về lòng tự trọng

– Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình.

– Mỗi người chúng ta hãy luôn sống giàu lòng tự trọng để xã hội trở nên tốt đẹp.

Phạm Ngọc Cát Tường
19 tháng 3 2023 lúc 11:10

Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,... Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.