C1:Em hãy kể tên một tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết và kể một câu chuyện về tấm gương đó
C2:Em đã làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của bản thân
1.Hãy nêu một vài tấm gương về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?Em học tập được những gì qua tấm gương đó?
2.Hãy nêu tính siêng năng và kiên trì của em trong học tập,lao động và rèn luyện trong cuộc sống?
3.Để thực hiện tốt đức tính tiết kiệm,HS cần phải làm gì?
4.Em hãy nêu cách rèn luyện tính lễ độ của bản thân trong cuộc sống?
5.Tôn trọng kỉ luật giúp chúng ta như thế nào trong học tập?Em đã tôn trọng kỉ luật trong nhà trường chưa?Vì sao?
6.Hãy sưu tầm những câu ca dao,tục ngữ nói về lòng biết ơn?
7.Kể những việc làm của em thể hiện tính yêu thiên nhiên,sống hòa hợp với thiên nhiên?
8.Sống chan hòa với mọi người giúp ta những gì?Em đã sống chan hòa với mọi người như thế nào?
9.Hãy nêu một tấm gương tích cực,tự giác trong lao động,học tập ở trường mà em biết?Em học hỏi được những gì từ tấm gương đó?
10.Hãy nêu một việc làm của bản thân để thể hiện tính lịch sự và tế nhị?
11.Em hãy nêu mục đích học tập của mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường?Vì sao em lại đặt ra mục đích đó?
Trời ơi , sao nhiều thế bạn . Để mình làm , lúc nào đó mình đăng bài làm lên cho bạn nha. Sẽ nhanh thôi!!!
Bạn đừng dựa vào người khác quá nhiều,nếu quá nhiều thì sẽ đánh mất lòng tin của họ đấy!
Kể một tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập mà em biết.
Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính siêng năng của em.
Nguyễn Ngọc Ký,Tô Lịch,Cao Bá Quát,...
Ngày nào em cũng làm xong bài tập trước khi đi ngủ
Em hãy tìm câu chuyện về tấm gương nghèo vượt khó trong học tập
Em hãy tìm câu chuyện về cong uoc Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em
Em hãy tìm câu chuyện về Công dân nước cộng hòa xã hội Việt Nam
Em hãy tìm câu chuyện về quyền và nghĩa vụ học tập
Câu chuyện về tấm gương nghèo vượt khó trong học tập
- Sách giáo dục công dân bài 11 trang 26
Câu chuyện về công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em
- Sách giáo dục công dân bài 12 trang 29
Câu chuyện về Công dân nước Cộng hòa xã hội Việt Nam
- Sách giáo dục công dân bài 13 trang 32
Câu chuyện về quyền và nghĩa vụ học tập
- Sách giáo dục công dân bài 15 trang 39
Tất cả đều nằm trong sách giáo dục công dân
Kể về một tấm gương vượt khó ở lớp, trường, địa phương mà em biết. Qua đó, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho bản thân
(ĐCSVN) – Ngày 24/11, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng với tựa đề: “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Toàn cảnh Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021
Xây dựng và phát triển văn hóa, con người vì sự phát triển bền vững
Văn hóa hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hoá của dân tộc
Khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII
Khẳng định vai trò của văn hóa trong việc phát triển nhanh và bền vững đất nước
Khơi dậy động lực và sức mạnh nội sinh của văn hoá thúc đẩy sự phát triển đất nước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
“Kính thưa các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Thưa các vị đại biểu,
Thưa toàn thể các đồng chí,
Hôm nay, tại Thủ đô Hà Nội - "nơi lắng hồn núi sông ngàn năm"; "nơi hội tụ, kết tinh và toả sáng nền văn hoá, văn minh của Dân tộc"; "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người"; "Thành phố vì hoà bình"; "hào hoa và thanh lịch"; "văn hiến và anh hùng";... chúng ta long trọng tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hoá. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa về nhiều phương diện; tôi rất vui mừng và hào hứng được đến dự Hội nghị này. Sở dĩ tôi nói như vậy là vì 3 lý do:
- Vị trí, vai trò quan trọng của văn hoá: Văn hoá là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hoá còn thì Dân tộc còn,...
- 75 năm nay (từ ngày 24/11/1946), hôm nay mới lại có Hội nghị toàn quốc về văn hoá với quy mô lớn thế này.
- Họp sau Đại hội Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận, Khối Nội chính; và sắp tới sẽ còn có Hội nghị về đối ngoại và về xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần tôi vẫn nói: "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng" và "Dọc ngang thông suốt".
Trước hết, tôi xin gửi đến các vị đại biểu, các vị khách quý cùng toàn thể các đồng chí lời chào thân ái, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.
Thưa các đồng chí,
Chúng ta đều đã biết, Văn hoá là một phạm trù rất rộng, có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Đến nay, trên thế giới có tới gần 200 định nghĩa khác nhau về Văn hoá. Nhưng chung quy có thể hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng: thì văn hoá là trình độ phát triển về tinh thần và vật chất của nhân loại trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định (thời kỳ đồ đá, thời kỳ đồ đồng,... văn hoá Đông Sơn, văn hoá lúa nước,...). Nghĩa hẹp: thì văn hoá là những hoạt động tinh thần của một xã hội, gồm có những lĩnh vực: giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức (lối sống, cách cư xử, ứng xử giữa người với người,...). Văn hoá cũng bao gồm cả văn hoá vật thể (các di tích lịch sử, các công trình văn hoá, di sản văn hoá, những sản phẩm văn hoá: Kim tự tháp, đình, chùa, miếu thờ,...) và phi vật thể (ca dao, dân ca, hò vè, lễ hội; các phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi địa phương...). Văn hoá chúng ta bàn ở đây chủ yếu là theo nghĩa hẹp.
Nhưng dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến văn hoá là nói đến những gì là tinh hoa, tinh tuý nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hoá, một gia đình có văn hoá, một dân tộc có văn hoá; lối sống văn hoá, nếp sống văn hoá, cách ứng xử có văn hoá,...). Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi... là vô văn hoá, phi văn hoá, phản văn hoá. Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng.
Việt Nam là một đất nước có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trải qua không biết bao nhiêu sự biến đổi, thăng trầm do thiên nhiên và con người gây ra, đã tích luỹ, tạo ra và phát huy được nhiều giá trị, bản sắc văn hoá riêng của Dân tộc, làm nên hồn cốt của Dân tộc; đồng thời tiếp thu và góp phần đóng góp vào nền văn hoá chung của nhân loại. Nhận thức sâu sắc được vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hoá trong sự phát triển của đất nước ta, dân tộc ta, cho nên ngay từ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930, Đảng ta đã đề cập đến vấn đề phải phát triển văn hoá của dân tộc; và năm 1943, khi nước nhà còn chưa giành được độc lập, Đảng ta đã đề ra "Đề cương văn hoá Việt Nam", trong đó chỉ rõ "Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hoá)", và chủ trương phát triển văn hoá theo ba hướng: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng. Những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Văn kiện quan trọng này đã tạo ra một luồng sinh khí mới để tập hợp đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, tập hợp nhân dân phát huy vai trò của văn hoá, thống nhất về nhận thức, tư tưởng và tổ chức, khơi dậy khát vọng của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chuẩn bị tinh thần và lực lượng cho cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, năm 1945.
Trong cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược, với khẩu hiệu "Văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn hoá", "xây dựng đời sống mới", văn hoá Việt Nam đã thực sự trở thành động lực tinh thần để huy động tất cả mọi nguồn lực cho cuộc kháng chiến, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", năm 1954.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cả nước ta đã tập trung vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giành thống nhất nước nhà, Đảng ta đã thường xuyên quan tâm đến công tác văn hoá, động viên và cổ vũ đội ngũ văn nghệ sĩ và những lực lượng làm công tác văn hoá phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá mới, con người mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng năm 1960 đã xác định mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về văn hoá và áp dụng những nhận thức đó vào việc xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, thiết thực, phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, nâng cao không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đảng ta đã nhấn mạnh đến công tác phát triển nền văn nghệ, báo chí, xuất bản, truyền thanh, điện ảnh, thư viện, bảo tồn bảo tàng, nâng cao tính tư tưởng, tính chiến đấu, tính quần chúng của các công việc đó. Đồng thời, Đảng ta cũng đã đặc biệt quan tâm đến công tác văn hoá quần chúng, xây dựng các hoạt động và các thiết chế văn hoá ở cơ sở, nâng cao dân trí, xây dựng đời sống văn hoá mới, cải tạo các thói quen và nếp sống cũ, xây dựng thói quen và lối sống mới.
Sự lãnh đạo của Đảng trong suốt thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1975 đã góp phần phát huy vai trò của văn hoá Việt Nam thực hiện nhiệm vụ vừa kiến quốc, vừa kháng chiến, huy động được các binh chủng, các lực lượng làm công tác văn hoá của toàn dân tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giành Đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất Tổ quốc, thu giang sơn về một mối. Lời kêu gọi thiết tha, sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do!"; "Nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt Nam là một! Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!" đã trở thành lẽ sống thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam, là hồn cốt thiêng liêng của Văn hoá Việt Nam!; "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!"; thậm chí "Còn cái lai quần cũng đánh!" (chị Út Tịch). Đồng thời: "Đạp quân thù xuống đất đen, súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa!".
Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã đánh giá rất cao về những đóng góp của Ngành văn hoá, văn học nghệ thuật Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước và khẳng định: Nền văn hoá, văn nghệ nước ta xứng đáng đứng vào "Vị trí tiên phong của nền văn hoá văn nghệ chống đế quốc, phong kiến trên phạm vi toàn thế giới trong thời đại ngày nay". Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta chẳng những là Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, Người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mà còn là Nhà văn hoá kiệt xuất, được thế giới phong tặng danh hiệu vẻ vang "Danh nhân văn hoá thế giới"! (cùng với Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Chu Văn An và mới hôm qua có thêm: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương).
Từ năm 1975 đến năm 1985 là giai đoạn bản lề chuyển từ chiến tranh sang hoà bình, đất nước ta phải khắc phục hàng loạt những hậu quả của chiến tranh, khôi phục lại các cơ sở kinh tế, văn hoá, giáo dục bị tàn phá; thống nhất về thể chế và thiết chế văn hoá trên phạm vi cả nước. Đồng bào cả nước đã đồng cam, cộng khổ, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng để vượt qua những thách thức do cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình hình phức tạp của quốc tế lúc đó gây ra.
Bước vào thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã tiến hành đổi mới đồng bộ và toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Riêng về lĩnh vực văn hoá, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị rất quan trọng để tập trung xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ mới. Trên cơ sở tổng kết những thành tựu đã đạt được về lĩnh vực văn hoá những năm đầu thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII và đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII năm 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là những nghị quyết có ý nghĩa chiến lược về phát triển văn hoá Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng ta đã chọn 8 lĩnh vực để tập trung chỉ đạo, trong đó quan trọng nhất là vấn đề xây dựng con người với trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã xác định, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Tiếp đó là Nghị quyết số 33 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá XI năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong Nghị quyết này, Đảng ta tiếp tục khẳng định những quan điểm, nhiệm vụ mà Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đã nêu; đồng thời bổ sung, nhấn mạnh một số vấn đề mới, khẳng định mục tiêu, vai trò, nhiệm vụ của văn hoá. Về mục tiêu chung, Đảng ta chỉ rõ: Xây dựng nền văn hoá Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học; làm cho văn hoá phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Đảng ta nhấn mạnh, văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; làm rõ đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; nhấn mạnh trọng tâm của việc xây dựng văn hoá là xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp… Trong Nghị quyết này, Đảng ta đã xác định một số nhiệm vụ mới là xây dựng văn hoá trong chính trị và kinh tế; phát triển các ngành công nghiệp văn hoá và hoàn thiện thị trường văn hoá. Bộ Chính trị khoá XII đã ban hành Kết luận số 76-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Nhắc lại một cách vắn tắt như vậy để muốn khẳng định rằng: Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn luôn coi trọng vai trò của văn hoá và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hoá trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức của Đảng về văn hoá ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. Đảng ta xác định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; xác định phát triển văn hoá đồng bộ, hài hoà với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Nói sâu sắc, ngắn gọn như Bác Hồ là: "Văn hoá soi đường cho quốc dân đi"! Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội; kế thừa những truyền thống văn hoá tốt đẹp của Dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hoá của thế giới, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao. Đồng thời, Đảng ta khẳng định: Con người là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hoá, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới; phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí của phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là một tiêu chí của tiến bộ, văn minh.
Đảng ta khẳng định: Trọng tâm xây dựng và phát triển văn hoá là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh; chú trọng mối quan hệ giữa văn hoá và chính trị, văn hoá và kinh tế; xây dựng văn hoá trong Đảng và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hoá công chức, văn hoá công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên. Đảng ta cũng đã xác định, chủ thể xây dựng và phát triển văn hoá là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đóng vai trò quan trọng; nhấn mạnh đến phát huy tối đa các nguồn lực từ Nhà nước và xã hội, từ trong nước và nước ngoài để phát triển văn hoá.
Như vậy, nhận thức của Đảng ta về xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ đổi mới đã từng bước được bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện, toàn diện và sâu sắc hơn. Đây là tiền đề rất cơ bản để chúng ta quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện trong thực tế.
Thưa các vị đại biểu, thưa các đồng chí,
Nhìn lại những thành tựu trên lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là trong 35 năm đổi mới gần đây, chúng ta có quyền tự hào về những đóng góp to lớn của nền văn hoá vào sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc. Những thành tựu nổi bật cần khẳng định là nhận thức về văn hoá ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn trên các lĩnh vực, các loại hình; các sản phẩm văn hoá ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hoá của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển. Văn hoá trong chính trị và trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả, tích cực. Công nghiệp văn hoá và thị trường văn hoá có bước khởi sắc. Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế có bước phát triển mới. Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Việc đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái gây tác hại đến văn hoá, lối sống được chú trọng. Nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đã được biểu dương, lan toả vào đời sống xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá nói riêng, xây dựng và phát triển đất nước nói chung.
Nhân dịp này, tôi xin được thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng, biểu dương và cảm ơn những đóng góp to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn thể cán bộ, đảng viên và đặc biệt là của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, của các lực lượng tham gia trên mặt trận văn hoá trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém trên lĩnh vực văn hoá, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục. Hạn chế, yếu kém nổi bật được nhắc lại nhiều lần lâu nay là văn hoá chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hoá trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí. Phát triển các lĩnh vực văn hoá chưa đồng bộ, còn phiến diện, nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất. Thiếu những tác phẩm văn hoá, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người. Môi trường văn hoá vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực. Sự chênh lệch về hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, các miền còn lớn. Đời sống văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo còn không ít khó khăn. Nhiều di sản văn hoá quý báu của dân tộc có nguy cơ bị xuống cấp, mai một, thậm chí bị tiêu vong. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hoá còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hoá các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hoá. Đầu tư cho văn hoá chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao… Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hoá chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hoá trong thời kỳ mới. Công tác giới thiệu, quảng bá văn hoá Việt Nam ra nước ngoài chưa mạnh; tiếp nhận tinh hoa văn hoá nhân loại còn hạn chế; chưa coi trọng đúng mức và có biện pháp tích cực để giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc; nhiều khi bắt chước nước ngoài một cách nhố nhăng, phản cảm, không có chọn lọc (nói nặng ra là "vô văn hoá", "phản văn hoá").
Những yếu kém, bất cập nêu trên chậm được giải quyết mặc dù đã được nhắc đi, nhắc lại trong nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng. Sự yếu kém, khuyết điểm này đã gây hệ luỵ, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, đến xây dựng con người và môi trường văn hoá của chúng ta.
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan vẫn là chính. Đặc biệt là trong công tác lãnh đạo, quản lý, chúng ta chưa nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về đường lối văn hoá của Đảng, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Phương thức lãnh đạo và quản lý văn hoá chậm được đổi mới, chưa thích ứng kịp thời với sự vận động và phát triển văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Việc thể chế hoá và tổ chức thực hiện đường lối văn hoá của Đảng còn thiếu đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả. Công tác tổ chức và công tác cán bộ trên lĩnh vực văn hoá còn nhiều bất cập. Trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển văn hoá chưa cao. Chúng ta cần phân tích sâu sắc các nguyên nhân này để tìm cách khắc phục, nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc chấn hưng và phát triển nền văn hoá Việt Nam trong thời gian tới.
Hình ảnh tại Hội trường Diên Hồng, Hà Nội.
Thưa các vị đại biểu, thưa các đồng chí,
Với tầm nhìn từ nay cho đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nền văn hoá Việt Nam cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong 35 năm đổi mới vừa qua đã tạo nên thế và lực mới, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế; niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là một lợi thế cực kỳ to lớn để chúng ta tăng cường lòng tự hào dân tộc, quyết tâm đổi mới và chấn hưng văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới. Mặt khác, những thiếu sót, khuyết điểm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng văn hoá vừa qua cũng là những rào cản lớn đối với phát triển văn hoá. Sự tác động của quá trình toàn cầu hoá, cạnh tranh quốc tế và cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng cũng sẽ diễn ra quyết liệt, phức tạp hơn. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, xã hội số, văn hoá số,... vừa đem lại những cơ hội, vừa tạo ra thách thức mới trong việc xây dựng và phát triển văn hoá. Đồng thời, chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức của an sinh truyền thống, an sinh phi truyền thống, nhất là sự biến đổi khí hậu và dịch bệnh, trước hết là đối phó, thích ứng và sống cùng đại dịch COVID-19, vừa bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là "nền tảng tinh thần", "động lực phát triển", và "soi đường cho quốc dân đi"; phát huy giá trị văn hoá và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.
Có thể nói, phát triển văn hoá là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Đây là lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội Đảng, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hoá, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược. Văn kiện Đại hội đã nhấn mạnh một trong những quan điểm chỉ đạo cốt lõi và xuyên suốt là: "Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hoá và con người Việt Nam,... kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất".
Để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hoá của dân tộc, chúng ta cần tập trung thực hiện thật tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Một là, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; phát huy cao độ những giá trị văn hoá, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, 2030, tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Hai là, xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hoá, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo. Những giá trị ấy được nuôi dưỡng bởi văn hoá gia đình Việt Nam với những giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; được bồi đắp, phát triển bởi nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với hệ giá trị: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học; trên nền tảng của hệ giá trị quốc gia và cũng là mục tiêu phấn đấu cao cả của dân tộc ta: Hoà bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc.
Ba là, phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, môi trường văn hoá, đời sống văn hoá: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hoá mới. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hoá, phản văn hoá; bảo vệ những giá trị chân - thiện - mỹ. Nâng cao đời sống văn hoá của nhân dân; xây dựng đời sống văn hoá vui tươi, lành mạnh, hạnh phúc; khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, miền của đất nước.
Bốn là, phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hoá là nhân dân; tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng của văn hoá, của người dân, các dân tộc, các vùng, miền; phát triển các phong trào văn hoá sâu rộng, thực chất; cải thiện điều kiện, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, bảo đảm sự công bằng. Đề cao, phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, của những người làm công tác văn hoá.
Năm là, chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hoá, về đạo đức; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, để Đảng ta và hệ thống chính trị của nước ta thật sự là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho lương tri và phẩm giá con người Việt Nam. Xây dựng văn hoá trong lãnh đạo, quản lý; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu theo tư tưởng, đạo đức, phong cách văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nâng cao vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng; hiệu quả quản lý của Nhà nước; sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong sự nghiệp phát triển văn hoá.
Sáu là, xây dựng môi trường văn hoá số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hoá thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, xây dựng thị trường văn hoá lành mạnh.
Để chấn hưng và phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam theo phương hướng nói trên, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung thực hiện một cách quyết liệt và có hiệu quả một số giải pháp sau:
Trước hết là tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá để đáp ứng yêu cầu phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong xây dựng, phát triển văn hoá từ trung ương đến cơ sở. Cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp phải nhận thức sâu sắc và quán triệt đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về Văn hoá và trên cơ sở đó xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện, huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hoá. Khắc phục tư tưởng "duy kinh tế", chỉ tập trung cho kinh tế mà ít quan tâm đến văn hoá. Phải quán triệt nghiêm túc quan điểm "văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội". Đại hội XIII của Đảng vừa qua đã xác định: Chiến lược phát triển tổng thể của đất nước ta trong thời gian tới là đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững; bảo đảm gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó: Phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Đây là quan điểm chỉ đạo rất cơ bản cần phải được triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt trong nhiệm vụ của các ngành, các cấp.
Đối với công tác quản lý nhà nước, cần sớm khắc phục tình trạng chậm thể chế hoá đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi về phát triển văn hoá, xây dựng con người. Đẩy mạnh công tác sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý văn hoá từ trung ương đến cơ sở. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, chú ý đến tính đặc thù của hoạt động văn hoá, nghệ thuật. Nâng mức đầu tư một cách hợp lý từ nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời khơi thông các nguồn lực xã hội, nguồn lực trong nước và nước ngoài cho phát triển văn hoá. Trong quá trình đa dạng hoá các hoạt động văn hoá, Nhà nước cần chú trọng đầu tư vào dòng chủ lưu của văn hoá cách mạng để làm nòng cốt và dẫn dắt, truyền cảm hứng chủ đạo trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tâm hồn, tình cảm trong sáng, lành mạnh, góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội.
Thứ hai là xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hoá tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hoá Việt Nam trong giai đoạn mới; sớm khắc phục tình trạng chắp vá, tuỳ tiện trong bố trí cán bộ làm công tác văn hoá, ở cả trung ương và địa phương. Đảng ta đã nhiều lần nhấn mạnh: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc". Công tác lãnh đạo và quản lý văn hoá không chỉ đòi hỏi có phẩm chất chính trị mà còn phải có trình độ chuyên môn, am hiểu đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, có tầm nhìn sâu rộng, có khả năng vận động và thuyết phục các tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển văn hoá. Đặc biệt chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ làm công tác văn hoá, văn học, nghệ thuật. Đội ngũ này có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp văn hoá nói riêng và trong sự nghiệp cách mạng nói chung. Bác Hồ đã từng căn dặn: "Để làm trọn nhiệm vụ cao quý của mình, văn nghệ sĩ cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, giữ gìn thái độ khiêm tốn; phải thật sự hoà mình với quần chúng, cố gắng học tập chính trị, trau dồi nghề nghiệp" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, trang 647). Đổi mới chính sách đãi ngộ, sử dụng đối với đội ngũ văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hoá. Tôn vinh tài năng và cống hiến của họ cho sự phát triển văn hoá nước nhà. Bên cạnh việc tập trung nâng cao đời sống văn hoá ở cơ sở, cần phải chú trọng xây dựng và phát triển văn hoá đỉnh cao, phấn đấu có nhiều tài năng lớn ở các loại hình văn hoá, nghệ thuật, có những tác phẩm tầm cỡ, phản ánh được sâu sắc hiện thực đổi mới vĩ đại của đất nước, có ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam hiện nay.
Thứ ba là quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hoá của thời đại. Phát triển "sức mạnh mềm" của văn hoá Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới. Hiện nay, cả nước ta có tới 166 bảo tàng, trong đó có 4 bảo tàng quốc gia với hơn 3 triệu hiện vật; 3.486 tổng di tích được xếp hạng quốc gia, trong đó có 1.626 di tích lịch sử; 105 di tích quốc gia đặc biệt; 288 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia (riêng Hà Nội có 21 lễ hội); 27 di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là "di sản văn hoá thế giới" (riêng tỉnh Bắc Ninh đã có 2 di sản văn hoá thế giới là Dân ca quan họ và Ca trù)... Đó là một tài sản vô cùng quý báu do Tổ tiên, Cha ông ta mấy nghìn năm để lại, không phải nơi nào cũng có được; chúng ta có trách nhiệm phải giữ gìn, trân trọng và phát huy. Nếu không là chúng ta có tội với lịch sử, là vong ân bội nghĩa với Tổ tiên, Cha ông chúng ta. Bác Hồ trước lúc đi xa vẫn còn dặn lại rằng: "Muốn yêu Tổ quốc mình thì phải yêu những khúc hát Dân ca!" (Nhạc sĩ Trần Hoàn với bài hát rất xúc động "Lời Bác dặn trước lúc đi xa"; "Giữa Mạc Tư Khoa tôi nghe câu hò ví dặm").
Thứ tư là chú trọng xây dựng văn hoá ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình và xã hội; nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết; trọng tình nghĩa, trọng công lý và đạo lý xã hội ("Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng"; "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"; "Thương người như thể thương thân"; "Lá lành đùm lá rách"; "Lá rách ít đùm lá rách nhiều"; "Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ"; "Kính lão đắc thọ"; "Kính già, già để tuổi cho"; "Anh em như thể chân tay"; "Kính trên nhường dưới"; "Vợ ta đói rách ta thương, vợ người áo gấm xông hương mặc người"; "Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn; Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông"; "Đói cho sạch, rách cho thơm"; "Thật thà là cha quỷ quái"; "Tôn sư trọng đạo"; "Lời chào cao hơn mâm cỗ"; "Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng"; giữ lấy "nếp nhà", giữ lấy "Chân quê" (bài thơ của Nguyễn Bính năm 1936); giữ lấy tình nghĩa thuỷ chung son sắt (bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu năm 1954)... Xây dựng các quy tắc ứng xử văn minh trong các cơ quan công quyền, trong cộng đồng, nhất là trong không gian mạng, trong giới văn nghệ sĩ v.v…
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực; chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "quét sạch chủ nghĩa cá nhân", nguồn gốc của mọi sự tham nhũng, tiêu cực, hư hỏng ngay trong các ngành văn hoá, các cơ quan làm công tác văn hoá. Chú trọng thực hiện quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 các khoá XI, XII và đặc biệt là các Kết luận, quyết định của Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII của Đảng mới đây về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Thưa các vị đại biểu và các đồng chí,
Hội nghị văn hoá toàn quốc của chúng ta hôm nay là một dịp quan trọng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, nhất là những người làm công tác văn hoá, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ của cả nước, quán triệt sâu sắc, toàn diện và đồng bộ hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng ta, đặc biệt là quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về việc xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền Văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta cùng nhau nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn và toàn diện hơn về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hoá trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong việc thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, xứng tầm với sự nghiệp đổi mới và truyền thống lịch sử vẻ vang ngàn năm văn hiến của Dân tộc.
Tôi tha thiết mong rằng, sau Hội nghị này, công tác văn hoá của chúng ta sẽ có bước chuyển biến, tiến bộ mới, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, ghi một dấu mốc mới trên con đường chấn hưng, phát triển nền văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới. Tôi tin rằng, với một Đất nước, một Dân tộc trọng văn hiến, trọng hiền tài, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng; Nhân dân đoàn kết, cần cù, sáng tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ tâm huyết, tài năng, có trách nhiệm cao với Nhân dân, với Đảng, với Tổ quốc và tương lai của Dân tộc; cùng với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, nhất định chúng ta sẽ khắc phục được mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức để chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp tục làm vẻ vang thêm cho Dân tộc, cho Giống nòi, tạo thành sức mạnh vô song để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, Nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, Đất nước ta ngày càng phồn vinh, xứng đáng với truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng của một Dân tộc anh hùng, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Và chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể nói rằng Hội nghị của chúng ta hôm nay có ý nghĩa thiết thực và thành công tốt đẹp về thực chất.
Xin chúc các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các quý vị đại biểu, các đồng chí và toàn thể đồng bào ta sức khoẻ, hạnh phúc và thắng lợi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!”
Bài1 Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính siêng năng của em
Bài2 kể một tấm gương kiên trì , vượt khó trong học tập mà em biết
Bài3 em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng , kiên trì
1 đi học về em lập tức vào quét nhà
2 bạn nghĩa tuy nhà bạn ấy nghèo nhưng bạn lại học rất giỏi
3 có công mài sắt có ngày nên kim
Bài 1: Ăn cơm xong em lập tức học bài
Bài 2: Bạn Nghi tuy khó khăn nhưng bạn học rất giỏi
Bài 3: Có công mài sắt có ngày nên kim. Có chí thì nên. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững. Thua keo này bày keo khác.
cảm ơn bạn nha
cute quá à
Kể một tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập mà em biết.
Học sinh nêu tên cụ thể những bạn học sinh trong lớp hoặc trong trường mình.
Giúp mình làm 3 bài này với!
a) Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính siêng năng của em
b) Kể một tấm gương kiên trì,vượt khó trong học tập mà em biết
c)Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng,kiên trì
a) Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính siêng năng của em: đi học đúng giờm làm bài tập đầy đủ, chăm chỉ việc nhà...
b) Kể một tấm gương kiên trì,vượt khó trong học tập mà em biết:
Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát...
c)Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng,kiên trì
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Năng nhặt chặt bị
- Luyện khổ thành tài.
- Có chí thì nên
- Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
a) Em sáng nào cũng dậy sớm để quét sân, quét nhà , và nấu bữa sáng ăn nhẹ giúp ba mẹ.
b) Một tấm gương vượt khó học tập: Cao Bá Quát, Nguyễn NGọc Kí....
c)- Đầu tắt mặt tối
-Bán mặt cho đất bán lưng cho trời
- Một nắng hai sương
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
- Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
- Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày thì được nửa gang.
- Gái thì giữ lấy chữ trinh
Siêng năng chín chắn trời dành phúc cho.
- Dẫu rằng chí thiểu tài hèn
Chịu khó nhẫn nại cũng nên cơ đồ.
- Năng nhặt chặt bị.
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Cần cù bù thông minh.
- Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
- Ghét kẻ lười, không ai cười kẻ lấm gối.
- Chịu khó mới có mà ăn
- Đi lâu xa đâu cũng tới.
- Hay làm đắp ấm vào thân.
- Bới đất nhặt cỏ.
- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
- Dù ai nói ngả nói nghiêng,
lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức ngừơi sỏi đá cũng thành cơm.
câu 1 kể về một việc tốt mà em đã làm
câu 2 kể một lần em mắc lỗi [ đánh vỡ bình hoa , nói dối ]
câu 3 kể về 1 thầy cô giáo mà em yêu quý
câu 4 kể về 1 kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi
câu 5 kể về tấm gương tốt vượt khó trong học tập hay trong việc giúp đỡ pạn
Bài 1
Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.
Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.
Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?
Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…
Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm
Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!
Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.
Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:
– Có chuyện chi đó cháu?
– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!
Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:
– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.
Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.
Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.
Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.
Bài 2
Ngày còn nhỏ ai chẳng có lần vô tinh làm vỡ cái bát hay cái chén thậm chí là cả những vật to lớn và quý giá. Và hẳn sẽ bị người lớn mắng. tôi cũng vậy, không biết bao nhiêu lần tôi bị mắng là vụng về, hậu đậu vì những chuyện vô tình ấy. Nhưng có một lần mà tôi tôi đã chẳng may làm vỡ chiếc lọ hoa mà tôi còn được khen nữa.
Ngày còn bé , tôi thích dọn dẹp nhà cửa những lúc bố mẹ vắng nhà vì cô giáo nói rằng giúp đỡ bố mẹ là rất ngoan . Một lần, bố tôi đi làm còn mẹ tôi thì đi chợ, tôi hào hứng dọn dẹp nhà cửa từ căn gác xép đến tầng một, lau nhà sạch sẽ. Cứ tưởng đến khuôn mặt mẹ cười tươi sung sướng, được mẹ xoa đầu âu yếm:” Con gái mẹ ngoan lắm” là tôi lai phấn khởi vô cùng. Vừa lau nhà tôi vừa hát theo nhịp bài hát mà mình yêu thích. Căn nhà tuy rộng nhưng qua những câu hát vớ vẩn của tôi thì cũng đã xong. Sàn nhà sạch bóng thơm mát làm tôi thích thú vô cùng.
Bỗng nhiên con miu ở đâu về mà chân nó lấm láp đày đất cát bẩn vô cùng. Nó cứ chạy lăng xăng quanh nhà làm ngôi nhà mà tôi vừa lau sach sẽ giờ đây đầy ắp những vết chân . tôi tức giận quát nó ầm mĩ :
-Miu! Đi ra ngoài mau lên!
Nó cứ thích đùa tôi nên chạy khắp nơi.
-mày có nghe lời chị không? Đi ra ngay!
Tôi chưa bao giờ quát mắng nó to như vậy nhưng chẳng hiểu có chuyện gì mà nó không chịu nghe lời cứ chạy từ phòng này sang phòng khác. Thế là tôi vớ luôn cai dép ném vào chỗ nó cho nó chừa cai thói không chịu nghe lời. nhưng chao ôi! Thật là một tai họa! thật là khủng khiếp!cái dép văng đúng vào chậu hoa của bố tôi. Tôi sững sờ nhìn cái bình bị văng xuống đất thành từng mảnh vụn, nước bắn ra và mấy bông hoa cẩm chướng nằm la liệt trên nền nhà. Tôi thẫn thờ khi nhớ ra đó chính là chiếc lọ hoa quý mà ông để lại cho bố tôi. Bố quý nó vô cùng . bố cất nó ở trong tủ cẩn thận thỉnh thoảng lại mang ra lau chùi cho sáng bóng. Mấy hôm nay mẹ tôi đem nó ra để cắm vái bông hoa cho phòng khách thêm đẹp vì nghĩ rằng chiếc lọ đẹp mà cứ cất trong tủ mãi thì cũng phí. Vậy mà mới mang ra chưa được đầy một tuần thì đã….tôi ngồi sệt xuống sàn nhà. Con miu có vẻ nhận ra tai họa của việc chơi đùa quá đáng của mình, vẻ mặt nó buồn rầu. nó chậm chạp đi về phía tôi hươ hươ cái chân vào tay tôi như thầm xin lỗi. tôi nhấc nó lên vuốt ve bộ lông mềm mại của nó. Biết làm gì bây giờ?tôi biết làm thế nào?thể nào bố về tôi cũng sẽ bị mắng. tôi lặng lẽ thu dọn đống đổ nát rồi lau lại nhà.
Bỗng có người bấm chuông bên ngoài, tôi chẳng hiểu ai đến nhà tôi vào giờ này. Tôi chạy ra mở của.
- A, bố! sao bố lại về nhà?
- hôm nay công ti sơn lại văn phòng và sửa lại mạch điện hỏng nên bố được nghỉ.
- Bố!-tôi ôm chầm lấy bố òa lên khóc- con thật hư bố ạ…hic …hic…cái lọ hoa của bố…
Tôi không thể nói hết câu và bố tôi cũng nhận ra ngay mọi việc.
- nó bị vỡ rồi sao?
Tôi cúi đầu không nói gì. Bố lau giiotj nước mắt lăn trên má tôi:
- bố sẽ không mắng con đâu, con gái ngoan của bố ạ .
bố cười tươi. Chưa bao giờ tôi thấy bố tuyệt vời như lúc này. Rồi hai bố con tôi cùng nhau dọn dẹp nhà cửa.
các bạn biết không, người lớn không quá đáng như chúng ta thường nghĩ, như bố tôi vậy bố tuyệt vời vô cùng. Vậy nếu các bạn có làm gì sai đừng nói dối cũng đừng sợ, hãy tin vào bố, mẹ.
bài 3
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
bài 4
Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.
Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:
- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!
Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.
Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.
Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.
Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.
Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:
- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!
Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.
Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?
bài 5
“Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”
Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.
Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.
Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.
Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.
Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.
Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.
học tốt !
Kể một tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập mà em biết.
like nha
ông cao bá quát bạn ak
nguyễn ngọc ký nữa
ong cuộc sống không phải ai cũng may mắn sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Không phải bạn nào cũng may mắn được vui vẻ tung tăng cắp sách đến trường. Có những bạn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn , nhưng bạn rất giàu nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống. Bạn đó chính là Văn - bạn cùng học lớp em.
Văn năm nay bằng tuổi em. Dáng nhỏ. Da ngăm đen nhưng khuôn mặt tròn trịa và nổi hơn cả là đôi mắt tinh anh, sáng. Ngắm nhìn Văn ai cũng bảo Văn là con nhà có điều kiện . Áo quần bao giờ cũng ngay ngắn, phẳng phiu. Chiếc khăn quàng đỏ luôn đeo gọn gàng trên ve áo. Trông bạn thế mà đẹp trai. Nhưng. Văn lại là học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của lớp 6E Trường Trung học Cơ sở Kiền Bái em đấy. Bố Văn bỏ nhà đi khi bạn còn rất bé, do vậy em và mẹ em sống rất vất vả, mẹ phải đi làm xa để kiếm tiền nuôi Văn ăn học. Nghe bạn kể : " Lâu lắm rồi mẹ không về nhà. Có khi phải một vài năm mẹ mới về đấy, thương mẹ đi làm khó nhọc, mình đã cố gắng học tập để mai sau giúp mẹ đỡ phần nào vất vả."
Cũng vì mẹ đi làm xa, nên Văn ở cùng bà ngoại và hai bác. Hai bác hàng ngày đi làm đồng áng vất vả, mệt nhọc. Biết cuộc sống khó khăn như vậy, những khi ngoài giờ đi học Văn thường xuyên đỡ đần, giúp bà và hai bác. Ngoài giờ học, Văn làm công việc ở nhà như làm cỏ vườn, chăn bò ngoài bến, gặt lúa ngoài đồng Đò, đun nước, nấu cơm… có khi rảnh rỗi bạn đi nhặt phế liệu hay hđếm hương thuê ở ngoài xóm . Có khi bạn chở rau muống ra chợ Trịnh bán để kiếm tiền mua đồ dùng học tập.
Dù hoàn cảnh éo le, nhưng Văn vẫn ngày ngày tới trường, trừ những khi đau ốm phải nghỉ học, không nghe được bài giảng của thầy cô thì Văn sẽ nhờ các bạn trong lớp giảng lại bài để không bị chậm kiến thức. Vì việc nhà bận rộn nên có khi đun nước hay nhặt rau… Văn cũng đem sách ra ôn bài. Những thời gian để học em luôn cố gắng hoàn thành các bài tập thầy, cô giao về nhà. Nhà nghèo, Văn được bạn bè tặng cho bộ sách đã cũ hoặc là các anh chị cho có quyển còn thiếu, mỗi khi soạn bài Văn phải mượn sách của bạn để làm bài. Năm nay, Cô Nhung - Hiệu trưởng tặng bạn bộ sách mới, Văn rất vui và hứa với cô giữ gìn bộ sách ấy thật tốt.
Nhà bạn ở Đội 1 - xa trường học, mỗi khi bạn đi học bạn dậy sớm hơn, nếu là đi học ngày mưa thì đường càng khó đi thêm, con đường trở nên lầy lội và rất trơn, chiếc xe đạp cũ của bạn nhiều khi bị hỏng, Bạn lại đi bộ đoạn đường khá dài. Hôm đó, em cố đợi bạn cùng đi học cho vui, dù nhiều khó khăn như vậy em vẫn cố gắng học tập, ngày ngày tới trường.
Ở trường, Văn học giỏi môn Toán. Cô Huệ luôn khen bạn là nhanh nhẹn và thông minh. Bạn tốt bụng lắm. Thấy ai có chuyện gì bạn luôn hỏi han, giúp đỡ. Năm ngoái , trong buổi festival Tiếng Anh, chẳng may em bị ngã bong gân, đau nhiều lắm. Một mình Văn đã dìu em về nhà, bôi cao cho em. Với thầy cô, ông bà, người lớn tuổi Văn đều lễ phép vâng lời, sống hoà nhã hơn.
Văn đúng là tấm gương sáng cho em học tập. Cuối năm ngoái, bạn được cô Tổng phụ trách đè nghị khen thường danh hiệu :" Học sinh nghèo vượt khó " của trường em.
Chúc bn hok tốt nha!