Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bùi Ngọc Diễm Phương
Xem chi tiết
Lê Nữ Khánh Huyền
7 tháng 5 2018 lúc 9:50

Đề: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”

Bài làm:

Học tập là công việc vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Nếu không học tập chúng ta sẽ chỉ là người vô dụng. Học là quá trình tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức, cần phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài. Bởi thế, Lê – nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”.

Câu nói của Lê nin có nghĩa như thế nào? Câu nói có tới ba ý được tách riêng bởi ba dấu phẩy, ngắn gọn như một khẩu hiệu hành động. Học là quá trình lĩnh hội và tiếp thu kiến thức ở trường lớp, sách vở và trong cuộc sống. “Học” là lời thúc giục con người học tập, tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Học nữa là học hết trình độ này đến trình độ khác, là tiếp tục học, học thêm nữa. Học mãi là học liên tục, không ngừng nghỉ. Và “học mãi” đã nâng cao hơn, tiếp tục phát triển ý đã nói trước đó: mãi học tập, học tập suốt đời. Ba ý trong một câu nói màn tính chất tăng tiến chẳng những thúc giục chúng ta học tập mà còn khẳng định tính chất của công việc này: học tập là công việc lâu dài, chúng ta cần học tập mãi mãi.

Tại sao chúng ta phải học tập? Tại sao phải “học nữa, học mãi”? Bởi chỉ có con đường học tập mới giúp chúng ta có được tri thức về tự nhiên, xã hội, giúp chúng ta tồn tại được trong thế giới nói chung và xã hội loài người nói riêng. Có tri thức chúng ta sẽ nhận thức đúng đắn về những hiện tượng và quy luật của tự nhiên và xã hội. Chẳng hạn, thấy nắng thì biết đem những vật ướt ra phơi. Thấy người khác tức giận thì biết bình tĩnh, kiềm chế cơn nóng vội. Có tri thức, chúng ta khẳng định được bản thân mình, đậu vào trường đại học như mong muốn, ra trường có việc làm ổn định. Từ đó, có thu nhập để nuôi sống bản thân mình, gia đình và xã hội. Mặt khác chúng ta cần “học nữa” để công việc học tập trở thành công việc suốt đời. Nhất là khi kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, núi này cao đã có núi khác cao hơn, nếu ta bằng lòng với chính mình, ta sẽ lạc hậu, mòn mỏi chạy theo những gì nhân loại đã băng qua. Cần học tập hơn nữa để chuyên sâu hơn lĩnh vực mình đang làm việc để nâng cao trình độ tay nghề, đạt năng suất cao hơn trong công việc. Người cống nhân học tập để nâng cao tay nghề. Giám đốc học tập để nâng cao tay nghề quản lý. Việc học tập không hạn chế tuổi tác, hoàn cảnh mà tùy theo ý thức của mỗi chúng ta. Học tập không ngừng ta sẽ được trưởng thành ở mọi lĩnh vực.

Vậy chúng ta phải làm gì để thực hiện lời dạy của Lê – nin? Trước hết phải xác định mục đích học tập, nội dung học tập và sau đó là phương pháp học tập hiệu quả và khoa học. Nắm vững, xác định mục đích đúng, ta sẽ học tập có hiệu quả. Công việc học tập không dừng lại trong phạm vi nhà trường. Khi còn là học sinh, chúng ta cần học tập, đó là điều đương nhiên. Đó là thời gian chúng ta dành công sức học tập nhiều nhất. Không chỉ học ở thầy mà còn học hỏi thêm ở bạn bè, không những học ở sách vở mà cần học thêm ở ngoài thực tế cuộc sống. Chúng ta cũng cần có thái độ học tập đúng đắn. Ở trên lớp cần chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, phát biểu xây dựng bài, bài nào chưa hiểu thì nhờ thầy cô giáo giảng giải thêm. Ở nhà, chúng ta cần học bài, làm bài tập đầy đủ, tìm hiểu bài mới, đọc thêm sách tham khảo. Cần chú ý tự học để tự trau dồi thêm kiến thức cho mình. Chúng ta cũng phải có phương pháp học tập khoa học: học băng sơ đồ tư duy, không nên học tủ, học vẹt. Không nên nhét vào đầu những kiến thức lý thuyết suông mà không biết vận dụng vào thực tế. “Học đi đôi với hành”, cần có sự kết hợp giữa học và hành, vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế cuộc sống… Có như vậy, chúng ta mới có đủ hành trang vững bước vào đời. Chẳng những vậy, ngay cả khi không còn đi học, chúng ta vẫn cần học tập. Học ở đồng nghiệp để tiếp thu kinh nghiệm, học trong sách vở chuyên ngành để nâng cao chuyên môn, học trong lúc nhàn rỗi để tranh thủ thời gian, học trong khi làm việc để có điều kiện thực hành tốt… Có thể thấy, để làm việc và sống tốt nhất con người phải không ngừng học hỏi, học ở mọi lúc mọi nơi.

Trong thực tế, chính bản thân Lê – nin và những con người vĩ đại kế tục sự nghiệp của Lê-nin trên thế giới và ở nước ta như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng… đều là những tấm gương sáng trong công việc học tập. Những con người ấy đã học tập suốt đời, học ngay cả trong chốn lao tù hay khi đang ở trên gường bệnh. Và sự nghiệp cách mạng cao cả mà họ đã gây dựng nên là một minh chứng to lớn cho những thành công họ đã đạt được.

“Học, học nữa, học mãi” thực sự là lời khuyên hữu ích cho tất cả mọi người. Đặc biệt, đối với học sinh chúng em, hành trang mang theo là lời khuyên đúng đắn chứa đựng tư tưởng tiến bộ của Lê – nin: phải học tập, học tập thêm nữa, học tập suốt đời.

Bùi Ngọc Diễm Phương
Xem chi tiết
Thảo Phương
28 tháng 6 2018 lúc 9:41

Để răn dạy cho thế hệ sau này, cha ông ta đúc kết kinh nghiệm tích lũy được bao đời nay, và còn tồn tại maũi trong kho tàng văn học dân gian dưới hình thức ca dao tục ngữ, trong đó co câu "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"
- Gần mực thì đen, mực là một chất lỏng có màu đen dùng để viết chữ, chẳng may học trò vấy phải vào quần áo tay chân thì bị đen, rửa khó ra. phải cẩn thận khi dùng nó.
- Gần đèn thì sáng, có nhiều loại đèn, nhìn chung loại đèn nào cũng mang lại ánh sáng cho người dùng, đèn có ích cho mọi người.
Nghĩa khác, mực tượng trưng cho một vật xấu xa, cần phải tránh xa, đèn đại diện cho người tốt, việc tốt cần noi theo.
Song, còn một quan niệm phản bác lại ý kiến trên mà theo tooi rất đúng. Vế sau gần đèn thì sáng là đúng không bình luận, song vế trước gần mực thì đen do người sử dụng cẩu thả khi dùng. Nếu cẩn thận không bị đen.
Có nghĩa là, dù gần mực ta vẫn không bị đen như đóa hoa sen kia dù "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Ở chọn nơi chơi chọn bạn, song nếu bạn ta xấu tánh, ta phải khuyên nhủ, đôn đốc, động viên để bạn bỏ thói xấu mới đúng là bạn tốt, ta không lánh xa nó, không để nó mặc cảm nghĩ quẩn, làm càn.
Tóm lại, Câu tục ngữ trên chỉ đúng có một ý, cần phải nhìn nó, đọc nó, hiểu nó theo chiều hướng tích cực. nhằm đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn để có nhiều người tốt hơn trong xã hội.:):)

Trần Bảo Nam
Xem chi tiết
Thảo Phương
28 tháng 6 2018 lúc 9:40

MB:Hỏi đáp Ngữ văn

KB:Hỏi đáp Ngữ văn

Xem chi tiết
nguyen ngoc toan
4 tháng 5 2019 lúc 14:54

tao thấy câu đấy nó xàm hơn là đúng đắn

Tra google ra liền

Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người là ánh đuốc sáng soi đường trong đêm tối, là niềm tin vững trãi chốn lao tù, là khát vọng, là lương tri của loài người tiến bộ, người còn là một tấm gương tự học và học tập suốt đời. Người đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng có giá trị như những lời răn dạy cho con cháu đời sau. Có lẽ không ai là không biết câu: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. 
Vậy Học hỏi là gì? Học hỏi là tiếp thu tri thức của nhân loại từ sách vở, từ cuộc sống, từ những người xung quanh ta. Học hỏi là một quá trình lâu dài chứ không thể trong một thời gian ngắn bởi vậy Bác Hồ nói đó là việc phải tiếp tục suốt đời, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi. Cuộc sống ngày càng phát triển không ngừng và tri thức nhân loại thì vô tận và mỗi giây mỗi phút trôi qua là bao tri thức mới được ra đời., nếu không chịu học hỏi nâng cao tầm hiểu biết của mình thì sớm muộn gì cũng sẽ bị tụt hậu và bị đào thải khỏi cuộc sống hiện đại. Học phải đi đôi với hỏi để hiểu sâu sắc kiến thức, biến tri thức thành của mình chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động. Bác Hồ là một tấm gương sáng ngời của một người học hỏi không ngừng. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. Như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: 
…Đời bồi tàu lên đênh theo sóng bể 
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi 
Những đất tự do những trời nô lệ 
Những con đường cách mạng đang tìm đi… 
Phát biểu với sinh viên trường đại học Băng Đung trong chuyến thăm Indonesia năm 1959, Người nói đại ý: “Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình; căm ghét áp bức, ích kỷ...” Sau này, khi đã lớn tuổi, thành người đứng đầu một nhà nước độc lập, dù thời bình hay thời chiến, Người vẫn tích cực học, học trong thực tế, học suốt đời. Nói chuyện với đảng viên, Bác phê phán đảng viên mới 40 tuổi mà đã cho là mình già nên ít chịu học tập và nói rõ là mình 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm rồi kêu gọi "chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học". Người nói với cán bộ đã kết thúc một khoá huấn luyện là "anh em sẽ còn phải học nữa, học mãi khi ra làm việc". Người còn nhắc nhở cán bộ cơ quan "mỗi ngày ít nhất phải học tập một tiếng đồng hồ" và xem việc cán bộ đảng viên vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng chuyện học tập là "một khuyết điểm rất to". Người còn dặn phải "biết ham học". Rõ ràng là từ mức giác ngộ về nghĩa vụ - biết tại sao cần phải học - tiến đến mức "ham học" là đạt đến mức giác ngộ cao, là một sự thay đổi về chất bởi khi ta ham học thì tự việc học đã đem lại sự thoả mãn, thích thú trong người, ta sẽ tìm đến việc học một cách tự giác, hăm hở và khi đó việc học chắc chắn sẽ có hiệu quả cao.Người nhắc nhở "học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời", những điều được học, được nghiên cứu tại trường chỉ có thể ví như một "hạt nhân bé nhỏ" mà người học "sẽ tiếp tục săn sóc, vun xới, làm cho mọc thành cây và dần dần nở hoa, kết quả". Người khẳng định là trong cách học thì "lấy tự học làm cốt". Có thể thấy Hồ Chí Minh đã rất coi trọng trách nhiệm tự học của chính người học, tự học thêm để làm chủ được tri thức, để biến hạt hiểu biết cơ bản được gieo xuống ban đầu trong đầu óc mình nảy nở thành cây tri thức vững chãi. Người còn quan niệm việc mở mang giáo dục không chỉ là lập trường cho người lớn và trẻ em, lập ấu trĩ viên cho trẻ con mà còn phải "lập các nhà chiếu bóng, diễn kịch, câu lạc bộ, thư viện để nâng cao trình độ trí dục cho nhân dân". Với tầm nhìn xa của mình, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò không thể thiếu được của các thiết chế văn hoá trong sự nghiệp mở mang trí óc cho nhân dân. 

Câu nói của Bác ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người Việt Nam phải học theo lời dạy của Người để không ngừng tiến bộ. Tuy Bác đã ra đi nhưng người mãi là tấm gương sáng ngời của một con người suốt đời học hỏi. 
Bác đã lên đường, theo tổ tiên 
Mác – Lê-nin, thế giới người hiền 
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi 
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên

Trần Ngọc Hân
Xem chi tiết
tiên
Xem chi tiết
Phạm Lê Thiên Triệu
10 tháng 10 2018 lúc 11:26

Mỗi việc làm tốt là một niềm vui. Trong cuộc đời, ai ai cũng đã làm việc làm tốt. Tôi cũng vậy, tôi cũng đã là rất nhiều việc tốt. Nhưng việc mà tôi nhớ nhất là giúp một em bé lạc đường tìm thấy Ba của mình.

Hôm ấy, vào một buổi sáng mùa thu. Tiết trời se lạnh. Nhân ngày chủ nhật cuối tuần, mẹ cho em đi chợ. Ngồi trên chiếc xe đạp ngắm cảnh mới tuyệt là sao! Những cánh đồng mênh mông trải một màu xanh bát ngát, điểm xuyết những cánh cò trắng tưởng như trải dài đến vô tận. Con sông tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình mà đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời làng quê. Đang ngắm cảnh ở bên kia đường chợt tôi thấy tiếng xe dừng lại, ngoảnh sang mới biết hai mẹ con đã đến chợ. Tôi tự nhủ: "Nhà mình ít người chắc mẹ sẽ mua đồ nhanh thôi.". Rồi tôi bảo mẹ:

- Mẹ cứ vào chợ đi, để con trông xe cho.

Mẹ nhìn tôi cười và xoa đầu:

- Con ở đây trông xe nhé, mẹ vào mua đồ nhanh thôi.

Mẹ đi rồi, tôi loanh quanh cạnh chiếc xe. Gió thu nhè nhẹ thoảng qua, mơn man khắp da thịt. Tôi vui vẻ huýt sáo giữa buổi sớm trong lành. Chợt, tôi nghe thấy tiếng khóc vọng lại. Tôi từ từ tiến lại gần chỗ phát ra tiếng khóc thì nhận ra một em bé chừng bốn tuổi đang khóc thút thít. Đôi mắt em long lanh đầy nước. Gương mặt lộ rõ vẻ hoang mang, sợ hãi. Tôi tiến lại gần em, lau nước mắt cho em bé, tôi hỏi:

- Sao em lại đứng đây khóc thế này? Người thân của em đâu rồi?

Cô bé ngẩng mặt nhìn ngơ ngác, mếu máo vẫn chưa chịu nói gì. Phải tới khi tôi trấn an rằng sẽ giúp đỡ em tìm lại người thân, em mới chịu lên tiếng:

- “Em vào chợ với Ba , mải ngắm đồ chơi nên lạc Ba mất rồi. Hu....Hu....!”

Tôi nhìn bé đến lạ thường. Tôi dắt tay bé cùng đi gửi xe cho mẹ vì chợ đi qua đồn công an khu phố khá là xa nên tôi đưa em bé đến chốt công an giao thông gần đó để nhờ chú công an giao thông loa tin có một em bé bị lạc.

Chỉ một lát sau, tôi thấy có một người đàn ông hốt hoảng đi vào. Em bé gọi “ Ba ơi ?” Đoán đó là Ba của em bé, tôi chào lễ phép:

- Cháu chào chú ạ !, em bị lạc ở ngoài cổng chợ chú ạ!

Người đàn ông ôm trầm lấy đứa con, rối rít cảm ơn tôi. Chắc hẳn chú đã lo lắng lắm. Tôi nhẹ nhàng nhắc nhở em bé:

- Lần sau đi chợ không được để lạc nữa nghe không?

Cô bé nũng nịu dụi đầu vào ngực mẹ gật gật. Sực nhớ ra giờ này có lẽ mẹ đã mua đồ xong rồi và đang tìm tôi ngoài cổng chợ cũng nên. Tôi vội tạm biệt chú công an giao thông và hai ba con em bé rồi chạy vù đi. Ra đến cổng chợ thì vừa lúc gặp mẹ. Mẹ hỏi tôi đi đâu.

Tôi kể lại sự việc cho mẹ rồi đi ra ngoài bãi lấy xe. Mẹ khen tôi nhanh trí và biết giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn.

Tôi rất vui vì đã làm được một việc tốt. Tuy chuyện xảy ra đã lâu nhưng nó đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.

Tạ Đình Nghĩa
Xem chi tiết
Vân Anh Nguyễn.
Xem chi tiết
Lê Huy Tường
8 tháng 4 2021 lúc 20:24

em chỉ biết vt thế này thôi ạ( lớp 7 nhưng em muốn thử sức 1 tí)

như ta đa biết,tuổi trẻ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt,sôi nổi.tuổi trẻ đươn g nhiên là cần sống khác biệt.thực ra cái khác ở đây ko phải là sống độc nhất mà là khác so với các lứa tuổi còn lại.đang trong độ tuổi thanh xuân thì ai mà chẳng có những ước mơ lớn lao,ko phải đi vòng quanh thế giới thì ít nnhất cũn phải đi một nước ngoài nào đó chẳng hạn......mỗi lứa tuổi đều có một sự khác biệt riêng,một cái thú vị riêng của nó.trong đó tuổ trẻ là độ tuổi thú vị nhất,cúng ta có thể làm được những việc mà khi ta còn nhỏ hay khi ta già đi ta ko thể nghĩ đến.trong cuộc sống này,mọi thứ đều cái thú vị riêng của nó,quan trọng là bn có tìm ra đc ko thôi.

hơi ngắn,thông cảm ạ

Khôi Nguyênx
9 tháng 4 2021 lúc 20:36

a. Giới thiệu vấn đề: Để hình thành một lối sống hoàn hảo và đúng đắn là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp. "Phải tôn trọng sự khác biệt", đó là lời khuyên của các nhà tâm lý và giáo dục. Câu hỏi :"Tuổi trẻ có cần sống khác biệt?" Đó là một câu hỏi đơn giản nhưng rất khó trả lời. Sau đây là những ý kiến của em về câu hỏi trên.

b. Sự khác biệt là bản chất của đời sống đa dạng, phong phú và muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự đa dạng và khác biệt, xã hội con người có rất nhiều điểm chung tốt đẹp cũng như xấu xa. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục cần phải được duy trì và tôn trọng. Bên cạnh đó, chúng ta cần đấu tranh chống lại sự a dua đầy tội lỗi của đám đông.

c. "Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục". Biết hòa đồng với hoàn cảnh xã hội hiện tại là một kỹ năng cần thiết. "Đồng phục trong cách sống, trong cách suy nghĩ, trong cách ăn mặc" là một nét đẹp thể hiện sự hòa đồng của con người với tập thể. Khi sống hòa đồng với mọi người, tuổi trẻ chắc chắn có được niềm vui, sự đoàn kết, sự chia sẻ và bình yên trong sinh hoạt cũng như làm việc.

   Sống khác biệt chắc chắn không phải là mục đích sống của người trẻ tuổi bởi vì phần lớn họ là những người có khao khát tạo dựng cho mình một sự nghiệp, một cuộc sống vững vàng và hạnh phúc. Sống khác biệt dễ trở nên lập dị, dễ xung đột với tập thể, do đó người khác biệt dễ vấp phải sự chống đối của đa số, dễ trở thành kẻ cô đơn lạc lõng. Chỉ có sống hòa đồng, quân bình hài hòa với mọi người, người trẻ tuổi mới có được hạnh phúc và thành công. Do đó tuổi trẻ không cần phải sống khác biệt, nhất là trong hoàn cảnh bình thường.

d. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đặc biệt, cần dám sống khác biệt với số đông bởi vì số đông và tư duy số đông không phải luôn luôn đúng. Có nhiều bằng chứng của lịch sử đã cho thấy điều đó, ví dụ như Galiler. Khi đó, dám sống khác biệt chính là sự khẳng định giá trị và nhân cách của một con người. Đôi khi phải có can đảm bảo vệ và sống chết bảo vệ sự khác biệt của mình nếu đó là đúng đắn và tốt đẹp. Khuất Nguyên ngày xưa đã dám một mình trong khi cả đời đục. Tuổi trẻ là tương lai, là vận mệnh của quốc gia, cho nên trong những tình huống thử thách khắc nghiệt của Tổ quốc, họ cần dám sống khác biệt với số đông để dấn thân vào sự hiểm nguy đấu tranh cho sự tồn vong của đất nước, như những chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong thời kì trước 1945.

e. Tuổi trẻ cần phải có nhận thức đúng về sự khác biệt và hòa đồng, cần nhận thấy hòa đồng khác với a dua, về hùa, cũng như khác biệt không phải là lập dị, để từ đó biết sống hòa đồng và can đảm khác biệt khi cần thiết. Phải biết phát huy bản lĩnh của bản thân trong suy nghĩ, cũng như hành động để thể hiện bản chất tốt đẹp của tuổi trẻ là tương lai, là rường cột của nước nhà.\

ok nha cô

Trong cuộc sống, việc định hình phong cách sống và thái độ sống ngay từ khi còn trẻ là một việc quan trọng và cần thiết đối với mọi cá nhân. Thật vậy, việc định hình phong cách sống và lối sống, lối làm việc sẽ ảnh hưởng đến thành công và cuộc sống sau này của mỗi người. Trên thực tế, tuổi trẻ có lẽ là lúc mà con người tràn ngập lòng dũng cảm, tự tin vào bản thân mình, luôn sẵn sàng dấn thân cũng như cháy hết mình vào đam mê phía trước. Chính vì vậy, nhiều bạn trẻ ngày nay có xu hướng làm việc và cống hiến để tạo nên những giá trị riêng biệt, khẳng định chính bản thân mình là ai trong mắt những người xung quanh. Theo em, sự khác biệt và có phần hơi nổi loạn trong những năm tháng tuổi trẻ không phải là một cái gì đó quá xấu xa. Sự định hình phong cách không theo một quy chuẩn của những người bình thường hay thái độ sống khác biệt so với quy chuẩn có lẽ chưa chắc đó là một điều xấu xa. Bởi vì các em đang trong quá trình hình thành nhân cách và dũng cảm muốn thử sức mình trong nhiều phong cách sống, các em đang trong quá trình tìm ra bản thân mình là ai. Miễn là chỉ cần chúng ta không làm hại đến những người xung quanh, đến chính bản thân mình hay vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức thì điều đó sẽ không phải là điều gì đó quá nghiêm trọng. Sự khác biệt góp phần tạo nên chất tôi cá nhân mạnh mẽ. Mỗi cá nhân sẽ góp phần vào sự đa dạng muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Và rồi, trong những năm tháng tuổi trẻ đó, chúng ta sẽ không phải ân hận vì những năm tháng đã dám dũng cảm thử để tìm bản thân mình là ai, mình muốn gì để mà tìm ra giá trị riêng biệt mà bản thân đem đến cho cuộc sống này. Thật ra, dù là khác biệt hay không khác biệt thì sự cảm nhận hạnh phúc trong cuộc sống xung quanh vẫn là điều quan trọng nhất. Bên trong mỗi người vẫn luôn có sức mạnh nội tại và những giá trị phẩm chất riêng biệt, những giá trị tâm hồn riêng biệt mà chỉ chúng ta mới có mà thôi. Nên việc sống thật hạnh phúc, luôn cháy hết mình vì đam mê và lí tưởng hoài bão thì đó cũng là sống đẹp trong những năm tháng tuổi trẻ mà không cần quá khác biệt, không cần quá nổi trội rồi. Điều quan trọng nhất có lẽ vẫn là chúng ta biết mình là ai, mình muốn làm việc gì và mình muốn trở thành người như thế nào mà thôi. Trong những năm tháng tuổi trẻ, hãy sống hết mình vì đam mê, hoài bão. Có thể chúng ta không thành công nhưng thứ tỏa sáng nhất có lẽ là quãng thời gian mà chúng ta theo đuổi những đam mê đó. Tóm lại, việc sống khác biệt trong những năm tháng tuổi trẻ là điều cần thiết. Tuy nhiên quan trọng nhất trong những năm tháng tuổi  trẻ có lẽ vẫn là biết mình là ai, biết đam mê của mình là gì và cháy hết mình vì đam mê ấy.

Trần Nhã Uyên
Xem chi tiết
Arima Kousei
25 tháng 3 2018 lúc 13:11

Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người là ánh đuốc sáng soi đường trong đêm tối, là niềm tin vững trãi chốn lao tù, là khát vọng, là lương tri của loài người tiến bộ, người còn là một tấm gương tự học và học tập suốt đời. Người đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng có giá trị như những lời răn dạy cho con cháu đời sau. Có lẽ không ai là không biết câu: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. 
Vậy Học hỏi là gì? Học hỏi là tiếp thu tri thức của nhân loại từ sách vở, từ cuộc sống, từ những người xung quanh ta. Học hỏi là một quá trình lâu dài chứ không thể trong một thời gian ngắn bởi vậy Bác Hồ nói đó là việc phải tiếp tục suốt đời, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi. Cuộc sống ngày càng phát triển không ngừng và tri thức nhân loại thì vô tận và mỗi giây mỗi phút trôi qua là bao tri thức mới được ra đời., nếu không chịu học hỏi nâng cao tầm hiểu biết của mình thì sớm muộn gì cũng sẽ bị tụt hậu và bị đào thải khỏi cuộc sống hiện đại. Học phải đi đôi với hỏi để hiểu sâu sắc kiến thức, biến tri thức thành của mình chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động. Bác Hồ là một tấm gương sáng ngời của một người học hỏi không ngừng. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. Như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: 
…Đời bồi tàu lên đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi 
Những đất tự do những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi…
Phát biểu với sinh viên trường đại học Băng Đung trong chuyến thăm Indonesia năm 1959, Người nói đại ý: “Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình; căm ghét áp bức, ích kỷ...” Sau này, khi đã lớn tuổi, thành người đứng đầu một nhà nước độc lập, dù thời bình hay thời chiến, Người vẫn tích cực học, học trong thực tế, học suốt đời. Nói chuyện với đảng viên, Bác phê phán đảng viên mới 40 tuổi mà đã cho là mình già nên ít chịu học tập và nói rõ là mình 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm rồi kêu gọi "chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học". Người nói với cán bộ đã kết thúc một khoá huấn luyện là "anh em sẽ còn phải học nữa, học mãi khi ra làm việc". Người còn nhắc nhở cán bộ cơ quan "mỗi ngày ít nhất phải học tập một tiếng đồng hồ" và xem việc cán bộ đảng viên vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng chuyện học tập là "một khuyết điểm rất to". Người còn dặn phải "biết ham học". Rõ ràng là từ mức giác ngộ về nghĩa vụ - biết tại sao cần phải học - tiến đến mức "ham học" là đạt đến mức giác ngộ cao, là một sự thay đổi về chất bởi khi ta ham học thì tự việc học đã đem lại sự thoả mãn, thích thú trong người, ta sẽ tìm đến việc học một cách tự giác, hăm hở và khi đó việc học chắc chắn sẽ có hiệu quả cao.Người nhắc nhở "học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời", những điều được học, được nghiên cứu tại trường chỉ có thể ví như một "hạt nhân bé nhỏ" mà người học "sẽ tiếp tục săn sóc, vun xới, làm cho mọc thành cây và dần dần nở hoa, kết quả". Người khẳng định là trong cách học thì "lấy tự học làm cốt". Có thể thấy Hồ Chí Minh đã rất coi trọng trách nhiệm tự học của chính người học, tự học thêm để làm chủ được tri thức, để biến hạt hiểu biết cơ bản được gieo xuống ban đầu trong đầu óc mình nảy nở thành cây tri thức vững chãi. Người còn quan niệm việc mở mang giáo dục không chỉ là lập trường cho người lớn và trẻ em, lập ấu trĩ viên cho trẻ con mà còn phải "lập các nhà chiếu bóng, diễn kịch, câu lạc bộ, thư viện để nâng cao trình độ trí dục cho nhân dân". Với tầm nhìn xa của mình, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò không thể thiếu được của các thiết chế văn hoá trong sự nghiệp mở mang trí óc cho nhân dân.

Câu nói của Bác ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người Việt Nam phải học theo lời dạy của Người để không ngừng tiến bộ. Tuy Bác đã ra đi nhưng người mãi là tấm gương sáng ngời của một con người suốt đời học hỏi.
Bác đã lên đường, theo tổ tiên 
Mác – Lê-nin, thế giới người hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!