Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Yuri Harin
Xem chi tiết
Trương Thành Bảo Nam
25 tháng 2 2022 lúc 18:38

Bắt đầu từ đầu thế kỉ XX, khi văn hóa tư tưởng phương Tây có dịp du nhập vào Việt Nam thì nền Hán học và chữ Nho đã dần dần mất đi vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa dân tộc. Các nhà nho, từ chỗ là trung tâm của đời sống văn hóa, được cả xã hội tôn vinh, ngợi ca thì nay đã dần trở nên lạc lõng, bơ vơ trong thời hiện đại, dần chìm vào quên lãng. Nhận thức được điều đó, Vũ Đình Liên đã viết lên bài thơ “Ông đồ”, kí thác tâm tư, chia sẻ nỗi buồn, bộc lộ sự thương cảm chân thành với một lớp người nhà nho khi đó và thể hiện sự tiếc nuối trong cảnh cũ người xưa về giá trị văn hóa đẹp đẽ của một thời vang bóng.

 

Có thể nói, bài thơ giống như một câu chuyện về một cuộc đời, một số phận hẩm hiu bị đầy vào nghịch cảnh. Đó là cuộc đời của một ông đồ làm nghề viết câu đối trong mỗi độ tết đến, xuân về. Cuộc đời ấy chia làm hai giai đoạn gắn liền với hai thời kì thịnh – suy của nền văn hóa Hán học. Trước hết, đó là thời đắc ý, vàng son lên ngôi của ông đồ:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

“Mỗi năm … lại thấy” có nghĩa là năm nào cũng thế, cứ mội độ hoa đào nở rộ – báo hiệu thời khắc của ngày hội xuân đã tới là ông đồ với bút nghiên, giấy đỏ lại xuất hiện. Và vì thế, ông đồ cùng với hoa đào – xứ giả của mùa xuân đã trở thành một trong các tín hiệu không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến. Khi đó, mọi người dân đều náo nức, tươi vui xuống phố xếp hàng, người qua kẻ lại tấp nập đợi xem ông đồ viết chữ:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay. Và ông đồ hiện lên như một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Những nét chữ vuông tươi tắn lần lượt được in trên tờ giấy đỏ như một tuyệt tác “phượng múa rồng bay”. Dẫu không còn chỗ đứng trang trọng như các bậc tiền bối ngày xưa, vì phải làm nghề “bán chữ” nhưng ông đồ vẫn được an ủi phần nào vì ít nhiều ông đã và đang làm đẹp cho đời, đem lại không khí tết, niềm vui hân hoan cho mọi người xung quanh. Thế nhưng, thời hoàng kim ấy của ông đồ đã dần dần khép lại, ông đồ rời vào tình cảnh ế khách rồi thất thế:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nơi đâu? Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu.

Từ “nhưng” được đặt ngay đầu khổ thơ, giống như một cánh cửa của hai thời kì trước và sau, thinh và suy, hoàng kim – thất thế. Hoa đào thì vẫn nở, đường phố vẫn nhộn nhịp người qua và ông đồ thì vẫn ngồi đó nhưng “người thuê viết nơi đâu?”. Mọi người đã thờ ơ, lạnh nhạt và không còn quan tâm tới ông đồ. Câu hỏi tu từ được gieo giữa khổ thơ, thể hiện niềm tiếc nuối ngậm ngùi đến xót xa. Vì thế, ông đồ hiện lên thật tiều tụy, đáng thương: “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” ngồi nhìn “lá vàng rơi” và “mưa bụi bay” giăng đầy kín lối, chán chường, vô vọng. Nghệ thuật nhân hóa khiến cho giấy mực vốn vô tri nay cũng thấm thía tâm trạng giống như con người: giấy chẳng còn thắm đỏ, mực thì khô đọng lại thành cục sầu. Câu thơ vang lên rồi reo vào lòng người đọc một nỗi buồn trống trải. Bút pháp tả cảnh ngụ tình được tác giả sử dụng điêu luyện, thể hiện nỗi đau buồn xót xa trong tâm hồn ông đồ thất thế. Khép lại bài thơ là một lời tâm tư, chứa đầy sự suy ngẫm, day dứt của nhà thơ:

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

    Kết cấu đầu cuối tương ứng, với sự đối sánh giữa hai hình ảnh: hoa đào nở và sự hiện diện – vắng bóng của ông đồ ở khổ một và hai, tác giả đã làm nổi bật lên cấu tứ của toàn bài “cảnh cũ người đâu”. Hoa đào thì vẫn nở nhưng ông đồ và các khách hàng giờ đã trôi dạt về phương nào?. Câu hỏi tu từ cuối bài dâng lên một niềm hụt hẫng, trống trải đến ngơ ngẩn, tiếc nuối, khắc khoải trong lòng nhà thơ về ông đồ hay chính là sự phai tàn mai một của nét đẹp văn hóa dân tộc đã đi vào dĩ vãng. Cho nên giá trị bài thơ không chỉ dừng lại ở ý nghĩa nhân đạo mà còn thể hiện ý nghĩa nhân văn và một tinh thần dân tộc rất đáng trân trọng. Xét về nghệ thuật bài thơ, tác phẩm được viết theo thể năm chữ có sự đan xen bằng trắc tuần tự, đều đặn tạo nên âm hưởng trầm lắng, u buồn, phù hợp với nội dung mà tác giả muốn nói tới. Trong bài, chúng ta thấy tác giả sử dụng rất thành công nghệ thuật tả cảnh ngụ tình rất độc đáo, diễn tả những thời điểm khác nhau lên xuống của thời thế ông đồ. Khi ông đồ đang được trọng dụng lên ngôi thì khung cảnh rộn rã, màu sắc tươi vui, không khí náo nhiệt (khổ 1, 2); nhưng khi ông đồ thất thế thì tâm trạng ông đồ buồn tủi xót xa đã thấm sang cảnh vật, khiến cảnh vật như mang nặng tâm hồn con người (khổ 3, 4). Bên cạnh đó nhà thơ còn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ nghệ thuật như: nhân hóa, câu hỏi tu từ, so sánh tương phản kết hợp với ngôn ngữ giàu hình ảnh đã góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc cho bài thơ. Và nhịp điệu trong bài cũng có sự biến đổi rất linh hoạt theo từng hoàn cảnh thời thế, tâm trạng ông đồ: khi thì nhanh, dồn dập, náo nức (khổ 1, 2); khi thì chậm rãi, nặng nề (khổ 3); khi lại trầm tư, suy ngẫm (khổ cuối)… Tất cả đã làm nên thành công tuyệt bút của tác phẩm.

 Tóm lại, bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là một tác phẩm hay, độc đáo có sức ám ảnh thật lớn đối với người đọc về giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam qua bao đời nay. Vượt qua khuôn khổ nội dung câu chữ trong tác phẩm, câu hỏi tu từ cuối bài thơ như một lời nhắc nhở khéo léo của thi nhân về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trong hôm nay và mãi mãi mai sau!.

Lê Thanh Minh
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
8 tháng 8 2023 lúc 20:22

Đối với cô bé bán diêm, người bà như một tia sáng ấm áp trong cuộc đời đau khổ của cô. Bà là người duy nhất yêu thương cô khi bà con sống. Người bà ấy ra đi, cô bé cũng mất đi chỗ dựa duy nhất. Chính vì vậy, cô bé bán diêm dành một tình cảm sâu sắc dành cho người bà của mình. Cô bé yêu thương và trân trọng người bà. Hạnh phúc của cô bé chính là khi có bà ở bên cạnh.

Vũ Phương Thảo
Xem chi tiết
Bách Nguyễn Chí
Xem chi tiết
ngọc nguyễn
Xem chi tiết
qlamm
11 tháng 3 2022 lúc 9:59

cần bài nào?

Nguyễn Hữu Huy
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
15 tháng 4 2021 lúc 10:56

Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ. Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Vì sao lại như thế? Do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.

Nguyễn Đình Hùng
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
8 tháng 11 2016 lúc 0:14

trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí cacboníc đề thải ra môi trường. trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lương cung cấp cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể để thực hiện các hoạt động trao đổi chất. Như vậy hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ này gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.

đạt nguyễn
Xem chi tiết
Thủy Tô
2 tháng 5 2023 lúc 15:42

Người không học không thể thành tài. Từ xưa đến nay, chúng ta luôn hiểu được tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện của bản thân có tác động to lớn như thế nào đến sự phát triển của nhân loại. Chính vì thế, chúng ta cần tích cực đọc sách, học những điều hay trong sách để trở thành công dân tốt, bởi lẽ: “Sách là người bạn lớn của con người”. Sách là nguồn tri thức vô tận của con người, là phương tiện lưu trữ tri thức,lịch sử, văn hóa từ hàng nghìn đời nay nhằm giúp cho thế hệ sau này có tài liệu tìm hiểu, mở mang hiểu biết. Sách là một tài sản vô giá của con người, là nơi hội tụ tinh hoa tri thức của nhân loại cho bây giờ và mãi mãi. Đọc sách giúp con người tiếp thu nguồn tri thức để hoàn thiện bản thân, suy nghĩ đúng đắn hơn và đủ kiến thức để tìm kiếm công việc nuôi sống bản thân. Sách đem lại cho ta vô vàn tri thức. Sách đưa ta đến với những vật vĩ mô như cả vũ trụ rộng lớn, hay cho ta biết rằng cả một thế giới nhỏ bé đang ở trong lòng bàn tay mình. Với vô vàn thể loại, lĩnh vực khác nhau, mỗi cuốn sách lại đem đến cho chúng ta một chân trời mới. Sách không chỉ đem đến cho chúng ta tri thức để nâng cao vốn hiểu biết mà còn đem đến cho chúng ta những bài học quý giá, giúp chúng ta hoàn thiện bản thân. Từ đó có ý thức sống tốt hơn và có định hướng hành động đúng đắn. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều loại sách khác nhau chưa được kiểm chứng về chất lượng, mang đến những thông tin không chính xác cho người đọc, điều hướng độc giả đi theo suy nghĩ sai lệch của tác giả. Thế nên mỗi người cần có sự lựa chọn thông minh cho bản thân mình để có thể tiếp thu những điều tốt đẹp nhất từ sách mà không gặp phải những cuốn sách có nội dung sai lệch. Nhân loại có một kho tàng sách khổng lồ mà cả đời ta cũng không thể đọc và hiểu hết được. Hãy lựa chọn những cuốn sách phù hợp với bản thân mình và học tập thật chăm chỉ để trở thành một công dân tốt cho xã hội.

Phan Tú Quyên
Xem chi tiết