Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Văn An
Xem chi tiết
Sophia Thanh
3 tháng 5 2018 lúc 18:24

Chọn lọc hàng loạt:
-Ưu điểm:Đơn giản, dễ làm, thời gian ngắn, không cần đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, hiệu quản chọn lọc khá cao
-Nhược điểm: chỉ căn cứ vào kiểu hình không kiểm tra được đặc tính di truyền của giống.
Kiểm tra năng suất:
-Ưu điểm: kiểm tra được đặc tính di truyền của giống.
-Nhược điểm: thời gian lâu,cần trình độ kĩ thuật cao, chọn lọc được số lượng vật nuôi ít trong 1 lần.

khiem
Xem chi tiết

Chọn lọc hàng loạt:

-Ưu điểm:Đơn giản, dễ làm, thời gian ngắn, không cần đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, hiệu quản chọn lọc khá cao

-Nhược điểm: chỉ căn cứ vào kiểu hình không kiểm tra được đặc tính di truyền của giống.

Kiểm tra năng suất:

-Ưu điểm: kiểm tra được đặc tính di truyền của giống.

-Nhược điểm: thời gian lâu,cần trình độ kĩ thuật cao, chọn lọc được số lượng vật nuôi ít trong 1 lần.

Nguyễn Nhật Tiên Tiên
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Phương
14 tháng 3 2017 lúc 10:55
Có rất nhiều loài vật đã được con người thuần hoá, nuôi dưỡng và trở thành "thú cưng" trong mỗi giã đình. Nhưng trong số đó, có thể nói mèo là loài vật được yêu chiều, nâng niu nhất.

Mèo nhà là một phần loài trong họ mèo (trong họ mèo còn có báo, linh miêu..). Theo những căn cứ khoa học đáng tin cậy thì chúng đã sống gần gũi với loài người trong khoảng từ 3.500 năm đến 8.000 năm.

Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi. Các màu lông mèo rất đa dạng: màu trắng, màu vàng, màu xám tro... Có những chú mèo mang nhiều màu lông nên có những tên gọi như mèo tam thể (có ba màu lông), mèo vằn (hai màu lông chạy xen nhau), mèo đốm,...

Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên đã được mèo mẹ dạy các động tác săn bắt mồi như chạy, nhảy, leo trèo, rình và vồ mồi. Mèo 4 tháng tuổi có thể bắt được chuột, gián, thạch sùng... Chúng giao tiếp bằng cách kêu "meo”, "mi-ao", "gừ-gừ", rít, gầm gừ và ngôn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau.

Thông thường mèo nặng từ 2,5 kg đến 7 kg. Cá biệt, một số chú mèo từng đạt tới trọng lượng 23 kg vì được cho ăn quá nhiều. Trái lại, cũng có những chú mèo rất nhỏ (chưa tới 1,8 kg), ở tình trạng nuôi trong nhà, mèo thường sống được từ 14 năm tới 20 năm. Chú mèo già nhất từng biết đến trên thế giới đã sống 36 năm. Mèo giữ năng lượng bằng cách ngủ nhiều hơn đa số các loài động vật khác, đặc biệt khi chúng già đi. Thời gian ngủ hàng ngày có khác nhau, thường là 12 giờ đến 16 giờ, mức trung bình 13 giờ đến 14 giờ. Một số chú mèo có thể ngủ 20 giờ trong ngày. Vì thường chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay đùa nghịch vào buổi tối và sáng sớm.

Mèo là những "vận động viên điền kinh" tài giỏi có thể chạy rất nhanh và nhảy xuống đất từ độ cao lớn. Có điều đó vì chúng có cấu tạo cơ thể rất đặc biệt.

Mèo có bốn chân, mỗi bàn chân đều có vuốt và đệm thịt ở phần tiếp xúc với mặt đất. Giống như mọi thành viên khác của họ mèo, vuốt của mèo thu lại được. Bình thường, ở vị trí nghỉ các vuốt được thu lại trong da và lông quanh đệm ngón. Điều này giữ vuốt luôn sắc bởi chúng không tiếp xúc với mặt đất cũng như cho phép mèo đi nhẹ nhàng rình mồi. Các vuốt chân trước thường sắc hơn so với phía sau. Mèo có thể giương một hay nhiều vuốt ra tùy theo nhu cầu. Khi rơi từ trên cao xuống, mèo có thể sử dụng cảm giác thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nó tự xoay thân tới vị trí thích hợp. Khả năng này được gọi là "phản xạ thăng bằng." Nó luôn chỉnh lại thăng bằng cơ thể theo một cách, khiến chúng luôn có đủ thời gian thực hiện phản xạ này khi rơi. Giống như chó, mèo là loài vật đi trên đầu ngón chân: chúng bước trực tiếp trên các ngón, các xương bàn chân của chúng tạo thành phần thấp nhìn thấy được của cẳng chân. Mèo có thể bước rất chính xác, bởi vì khi đi, chúng đặt bàn chân sau (hầu như) trực tiếp lên đầu của bàn chân trước, giảm thiểu tiếng ồn và dấu vết để lại. Điều này cũng giúp chúng có vị trí đặt chân sau tốt khi bước đi trên bề mặt ghồ ghề.

Hỗ trợ đắc lực cho mèo trong quá trình di chuyển, ngoài chân ra còn có đuôi. Đuôi mèo dài và uyển chuyển, chúng được dùng để xua đuổi ruồi muỗi. Nhưng chức năng chủ yếu là giữ thăng bằng khi chạy nhảy leo trèo.

Tai mèo khá thính. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao. Nhờ tính năng động cao của cơ tai mà mèo có thể quay người về một hướng và vểnh tai theo hướng khác. Mắt mèo cũng là một bộ phận khá đặc hiệt. Nghiên cứu cho thấy tầm nhìn của mèo tốt nhất vào ban đêm so với người, và kém nhất vào ban ngày. Màu mắt của mèo khá đa dạng: màu vàng, màu đen, màu nâu, màu xanh... về thính giác, con người và mèo có tầm thính giác ở mức thấp tương tự như nhau, nhưng mèo có thể nghe được những âm thanh ở độ cao lớn hơn, thậm chí tốt hơn cả chó. Khi nghe âm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng đó; mỗi vành tai mèo có thể quay độc lập về hướng nguồn âm thanh. Khứu giác của mèo cũng rất phát triển. Nó mạnh gấp 14 lần so với của con người. Số lượng tế bào khứu giác ở mũi của chúng cũng nhiều gấp đôi, do dó mèo có thể ngửi thấy những mùi mà chúng ta không nhận thấy được.

Mèo là động vật ăn thịt thế nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn là những loài vật nhỏ như: chuột, rắn, cóc nhái, cá... Vũ khí để săn mồi là móng vuốt. Khi gặp con mồi, nó thường đứng từ xa cách con mồi khoảng chừng 5 đến 6 mét. Sau đó nó nằm bẹp hạ cơ thể xuống sát đất, mắt chăm chăm nhìn không nháy mắt đến đối tượng đồng thời bước tới con mồi cần săn rất nhẹ nhàng. Khi đến gần khoảng cách mà nó cảm thấy ăn chắc, loài mèo tung ra sức mạnh cuối cùng bằng cách đẩy mạnh 2 chân sau và đồng thời phóng mạnh toàn cơ thể tới phía trước và dùng móng sắc nhọn duỗi thẳng ra và chụp lấy con mồi. Ngày nay, loài mèo luôn sống với người qua nhiều thế hệ con cháu. Cho nên, thức ăn của loài mèo là cơm hoặc thức ăn sẵn. Nhưng thức ăn ưa thích nhất của loài mèo vẫn là món cá.

Mèo thường tránh nơi ẩm ướt và ở rất sạch sẽ. Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra, tiết nước bọt vào chân của nó rồi bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm lấy vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói quen thường thấy ở loài mèo ngay cả khi cơ thể của nó không có vết bẩn nào cả.

Trải qua một thời gian dài được con người thuần dưỡng, ngày nay, mèo đã trở thành một loài vật cưng trong nhiều gia đình, đặc biệt là các em nhỏ. Mèo không chỉ là một "người bảo vệ", một "dũng sĩ diệt chuột" mà còn là một loài vật cảnh hết sức dễ thương. Có lẽ bởi vậy, tinh cảm giữa con người và loài mèo sẽ ngày càng gắn bó hơn.
hoang tien manh
Xem chi tiết
Khanh Tay Mon
18 tháng 4 2019 lúc 22:40

-)Nghien nho:Doi voi thuc an dang hat

-)Cat ngan: dung cho thuc an tho xanh

-)Hap,nau:doi voi thuc an co chat doc hai, kho tieu

-)len men,duong hoa:Dung cho thuc an giau tinh bot

-)Tao thuc an hon hop:Tron nhieu loai thuc an da qua xu li

LA HỮU THANH
Xem chi tiết
Linh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Hạnh
2 tháng 5 2017 lúc 8:59

-Mục đích dự trữ thức ăn vật nuôi:

+ Giúp thức ăn lâu hỏng

+ Giúp giữ được dất dinh dưỡng

+ Cung cấp thức ăn cho vật nuôi khi cần

-Ví dụ

+Làm khô: Rơm, cỏ tươi, các loại hạt, các loại củ

+Ủ xanh: Thức ăn xanh

Hang Nguyen
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
11 tháng 11 2016 lúc 20:44

* Một số phương pháp nhân giống vô tính thường gặp

1. Phương pháp tách cây
Phương pháp này đơn giản, giữ được tính ưu việt của cây mẹ, bộ rễ phát triển, dễ sống và mọc nhanh. Phương pháp này thích hợp với các loài cây bụi và cây có rễ chùm. Nghề nuôi trồng hoa gia đình thường dùng cách này thời gian tách cây theo loài hoa: Hoa nở mùa xuân tách vào mùa thu (tháng 10 - 11) hoa nở vào mùa thu tách cây vào mùa xuân (tháng 3 - 4).

Xem hình

Hình 1: Tách cây để trồng

Có hai phương pháp tách cây: (l) Đào cây lên, bỏ đất để lộ rễ, cắt rời các bộ phận rễ cây con từ cây mẹ, làm như vậy không ảnh hưởng đến cây mẹ, bảo vệ được sự hoàn chỉnh của bộ rễ. (2) Không đào hết cây mẹ lên mà chỉ đào bên cạnh rồi cắt lấy cây con đem trồng.

Xem hình

Hình 2: Các loại cây sau khi tách cây

2. Phương pháp chiết cành
Nhân giống bằng chiết cành là phương pháp lấy cành cây uốn cong xuống đất hoặc di ng đất bùn bao lại lấy cành chỗ đắp đất hoặc bao bi ri đều phải cạo vỏ gây ra vết thương để tạo mô sẹo và kích thích cây ra rễ. Sau khi ra rễ mới tiến hành cắt thành một cây độc lập. Phương pháp này thường dùng cho cây hoa giâm cành khó ra rễ. Do trong quá trình ra rễ, cành chiết nhận được dinh dưỡng từ cây mẹ nên tỷ lệ sống cao.

Chiết cành thường có mấy phương pháp sau:
Chiết nén một cành Chọn một cành sát đất uốn cong vùi vào đất, để ngọn cành lộ ra ngoài đất chỗ vùi cắt một vết thương, không lâu chỗ vết thương sẽ mọc rễ cây mới

Xem hình

Hình 3: Chiết nén một cành

(2) Chiết nén nhiều cành
Những cây hoa mọc phương pháp chiết nén mô đất. Đậu mùa xuân, cắt thành vết thương các cành đinh chiết rồi lấp đất cao lên, phủ kín các vết thương, sau 20 – 30 ngày các cành sẽ mọc rễ và thành cây

Xem hình

Hình 4: Nén phủ đất

(3) Chiết nén cành liên tục
Những cây hoa có cành dài như hoa kim ngân, có thể dùng cách này. Làm thế này ta sẽ có nhiều cây mới cùng một lúc

Xem hình

Hình 5: Chiết nén liên tục

(4) Chiết cành cao
Phương pháp này ta thường gọi là chiết cành.
Những cây có cành cứng thô khó nén xuống đất thì ta dùng phương pháp chiết cành. Trước hết chọn vị trí dễ ra rễ, cắt thành vòng vỏ, bọc bùn và rêu thành túi Polyethylen, bưộc kín hai đầu, thường xuyên tưới nước, để giữ ẩm, sau khi ra rễ cắt tách cây ra trồng. Cây ngọc lan, cây trà, đỗ quyên ta thường dùng cách này

Xem hình

Hình 6: Chiết cành cao

Thời gian chiết cành thường vào mùa xuân, khi trời ấm áp, hoa rụng, nhựa cây bắt đầu chảy, những cây hoa thường xanh thì chiết vào cát tháng có mưa phùn.

3. Phương pháp giâm hom
Phương pháp giâm hòm có: giâm cành, giâm lá, giâm chồi và giâm rễ. Trong đó giâm cành tốc độ sinh sản nhanh hơn, hiệu quả tốt hơn cả.

I. giâm lá
Ví dụ giâm lá thu hải đừơng: chọn lá, cắt vát gân lá cắm cuống lá vào đất ẩm phần cắt phủ cát lên, hai bên lá đặt hai tấm kính làm cho lá dính vào cát sau một thời gian bỏ kính ra. Cách cắm lá thường dùng cho cây thu hải đừơng lá có khả năng tái sinh Một số loài cây cuống và gân lá mọc ra rễ bất định, cần phải chọn gốc có lá có một chồi để cắm mới thành cây mới,nên ngươi ta gọi là giâm chồi lá

Xem hình

Hình 7: Giâm lá có chồi (cắm lá)

2) Giâm cành
Đất chậu để giâm cành thường là đất cát. Giâm cành phải chọn cành khỏe của năm hiện tại, lấy phần ngọn cành hoặc phần giữa để làm cành giâm. Cành giâm của cây thân cỏ có độ dài là 12 - 14 cm, cây thân gỗ có độ dài 10 - 20 cm là vừa.. Độ sâu cảm vào đất là 1/2 - 1/8 cành. Lúc cắm cắt hai đầu cành cắm, ở giữa để lại 3 - 4 chồi, chồi đoạn cuối là rễ mọc. Dâm bụt, nguyệt quế, trúc tiết, hải đừơng đều có thể giâm cành.

Xem hình

Hình 8: Giâm cành cây tùng

3) Giâm rễ
Ta thường chọn những rễ dài 6 - 9 cm, độ lớn trung bình gần với thân cây để cắm. Lúc cắm xuống đất cần chú ý: Đầu nhỏ cắm xuống dưới, đầu lớn lên trên, chờ khi đoạn rễ mọc rễ mới, thêm một ít đất. Những cây hoa để cắm rễ có: tường vi, dây tím...

Xem hình

Hình 9: Giâm rễ

Thời gian giâm rễ. Hàng năm tiến hành 2 lần đầu vào tháng 2 -4, lần 2 vào tháng 10. Một số loài có thể tiến hành cắm rễ quanh năm. Sau khi cắm giâm cành rễ cần tưới nước, mỗi ngày tưới một lần. Một số loài cây cảnh 1 năm dễ bị gãy thì nên cắm ướt, khi gặp mưa cần phải che ni lông, hoặc có vườn ươm cắm giâm cành.

4. Phương pháp ghép cành
Phương pháp ghép cành là lấy mô từ một phần cây (cành hoặc chồi, gọi là cành ghép) nối ghép vào một cây khác (gọi là gốc ghép). Cành ghép phải chọn ở cây tốt. Gốc ghép thường là cây mọc dại hoặc cây mọc từ hạt. Bộ rễ của chúng phát triển, sinh trưởng khỏe để sau khi thếp ghép cây sinh trưởng mạnh. . . .

Có 4 phương pháp ghép: Ghép cành, ghép bằng, ghép chồi, ghép dựa
(l) Ghép cành
Nói chung ghép cành được tiến hành vào mùa xuân, có 2 cách: Ghép nêm và ghép cắt.
Ghép nêm thích hợp với gốc ghép to. Cách ghép như sau: Bổ đôi phía trên gốc ghép sâu khoảng 3 cm, cắt cành ghép nghiêng. hai bên vừa với mặt cắt gốc ghép, đặt vào rồi dùng dây đay buộc chặt, phủ kín đất để vết cắt không bốc hơi.

Xem hình

Hình 10: Ghép nêm

Ghép cắt thích hợp với gốc ghép có thân 1 - 2 cm.

Cách làm như sau: Chọn cành sinh trưởng tốt, cắt đoạn nhỏ dài 6cm, mỗi một đoạn có 8 chồi, lấy vải ướt bọc lại. Lúc ghép cắt một mặt nghiêng dài 2 cm, mặt kia cắt một mặt nghiêng nhỏ; Trên gốc ghép cắt một đoạn cách mặt đất 5 cm, bổ dọc gốc ghép bằng độ dài vết cắt của cành ghép, sau đó cắm cành ghép vào vết cắt gốc ghép, để cho hai bên tiếp xúc nhau và dùng đai buộc chặt, chỉ để lộ chồi ra ngoài, sau đó phủ kín đất 4 phía để đề phòng nước bốc hơi

Xem hình

Hình 11: Cách ghép cắt

(2) Ghép bằng
Ghép bằng là cắt gốc cành ghép và đỉnh gốc ghép thành mặt nhẵn, nối ghép với nhau rồi dùng dây buộc cố định lại. Mặt cắt của gốc ghép và cành ghép phải bằng nhau

Xem hình

Hình 12: Ghép bằng

(3) Ghép chồi
Ghép chồi thường dùng cách ghép chữ "T", trước hết chọn cành 1 năm mập khoẻ, bỏ hết lá, và cắt ngang phía trên chồi bên, làm cho chồi'thành hình thuẫn. Sau đó bổ cấy ghép ở chỗ cách mặt đắt .5 - 6 cm, phía .hướng âm thành hình chữ "T" , lấy dao tách vỏ rồi gắn chồi ghép vào và dùng dây bọc chặt, để lộ cuống và chồi. Việc này nên tiến hành vào cuối hè, đầu thu.

Xem hình

Hình 13: Ghép chồi

Xem hình

Hình 14: Cách ghép chồi hình chữ T

Xem hình

Hình 15: Cách ghép chồi chồi ghép

Xem hình

Hình 16: Cách ghép cắt

Xem hình

Hình 17: Cách ghép chồi hình chữ T, hình thuẫn và hình chữ nhật

(4) Ghép dựa

Ghép dựa thường dùng cho cây ngọc lan, khó sinh sản. Do cành ghép không cất rời cây mẹ mà cây mẹ vẫn cung cấp dinh dưỡng và nước cho cành ghép, nên cây dễ sống. Lúc ghép trước hết đưa gốc ghép vào chậu, dựa một bên vào cây mẹ, sau dó cắt cành bên cây mẹ và thân gốc ghép dài khoảng 4 cm, sâu đến tầng gỗ làm cho tầng li be của hai bên dính liền nhau và buộc chặt bằng dây polyethylen, chờ sau khi dính liền thì cắt phần dưới cành ghép, đồng thời cắt phía trên gốc ghép là ta được một cây mới.

Xem hình

Hình 18: Cách ghép dựa

Ngoài ra còn có cách ghép lưỡi,

Xem hình

Hình 19: Cách ghép lưỡi

ghép gốc rễ

Xem hình

Hình 20: Cách ghép rễ

 

, ghép cành cắm xuống đất

Xem hình

Hình 21: Ghép cành cắm xuống đất

Xem hình

Hình 22: Cách ghép nêm

Xem hình

Hình 23: Cách ghép bụng

Xem hình

Hình 24: Cách ghép yên ngựa

Xem hình

Hình 25: Cách ghép rễ

Xem hình

Hình 26: Cách ghép dựa

Xem hình

Hình 27: Ghép cành cắm xuống đất


5. Nhân giống bào tử

Một số loài quyết không có cơ quan sinh sản lưỡng tính mà phải dùng phương pháp sinh sản đơn tính. Ngoài việc tách cây để nuôi trồng còn có thể dùng bào tử để nuôi. Người ta dùng phương pháp gieo bào tử trên than, than củi rêu,dịch dinh dưỡng và thạch. nhưng dùng giá thể nào cũng phải khử trùng, thậm chí cả buồng nuôi, nhà kính cũng phải khử trùng. Chọn một lá có bào tử già, khoẻ mạnh thông qua khử trùng đặt lên mặt giá thể và ép nhẹ. Sau đó để trong điều kiện ánh sáng yếu, giữ nhiệt độ 18 – 24oC, độ ẩm tương đố > 90%, khi giá thể khô thì phải phun nước. Khoảng 1 - 2 tháng bào tử sẽ nảy mầm và mọc thành cây con.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
11 tháng 11 2016 lúc 20:45

Đặc điểm của các phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép mắt :

Giâm cành: Cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi từ thân cây mẹ, giâm xuống đất. Sau thời gian từ cành giâm ra rễ hình thành cây mới .Vd:cây mì,mia,...

Ghép mắt (ghép cành): Dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt, chồi, cành) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép).Vd:hoa hồng,...

Chiết cành: Bóc khoanh vỏ của cành, bó đất. Sau thời gian khi cành ra rễ,cắt khỏi cây mẹ đem trồng xuống đất.Vd:bưởi,mân,...

Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 11 2016 lúc 14:38

Câu 1: Trả lời:

Một số loài quyết không có cơ quan sinh sản lưỡng tính mà phải dùng phương pháp sinh sản đơn tính. Ngoài việc tách cây để nuôi trồng còn có thể dùng bào tử để nuôi. Người ta dùng phương pháp gieo bào tử trên than, than củi rêu,dịch dinh dưỡng và thạch. nhưng dùng giá thể nào cũng phải khử trùng, thậm chí cả buồng nuôi, nhà kính cũng phải khử trùng. Chọn một lá có bào tử già, khoẻ mạnh thông qua khử trùng đặt lên mặt giá thể và ép nhẹ. Sau đó để trong điều kiện ánh sáng yếu, giữ nhiệt độ 18 – 24oC, độ ẩm tương đố > 90%, khi giá thể khô thì phải phun nước. Khoảng 1 - 2 tháng bào tử sẽ nảy mầm và mọc thành cây con.

ngoxuanluong
Xem chi tiết
Đoàn Hương Giang
11 tháng 3 2017 lúc 19:52

-) Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọ những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi

-) Quản lí giống vật nuôi là bao gồm việc tổ chức và sử dụng các giống vật nuôi

Vann Thanhh
Xem chi tiết
Vann Thanhh
1 tháng 12 2019 lúc 19:17

Giup mik vs

bucminh

Khách vãng lai đã xóa