Những câu hỏi liên quan
l i n h
Xem chi tiết
Đức Toàn Vũ Duy
Xem chi tiết
Đức Toàn Vũ Duy
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Văn
23 tháng 2 2021 lúc 9:51

                                                                         bài làm

đoạn văn 8-10 câu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Hoài
Xem chi tiết
anonymous
15 tháng 12 2020 lúc 9:05

Dân gian có câu: "Lời chào cao hơn mâm cỗ". Đúng vậy, trong cuộc sống hằng ngày lời chào hỏi đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trước hết, ta cần hiểu chào hỏi là biểu lộ sự thân thiện, quen biết, đồng thời là một phương tiện đặc biệt để gây thiện cảm.Văn hóa chào hỏi là văn hóa ứng xử thể hiện sự lễ phép, lịch sự của cho ông ta. Lời chào cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm gắn bó, thân thiết của người chào đối với người được chào hỏi. Thế nhưng hiện nay, vẫn tồn tại một bộ phận người dân hay cụ thể hơn là học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước đang đi ngược lại với văn hóa tốt đẹp này. Họ cho rằng chào hỏi là một lời lẽ màu mè, đã quen nhau rồi sao còn phải chào nhau nữa. Một số khác thì lại cho rằng mình đã chào nhiều lần mà người kia không để ý, thì thôi không phải chào nữa. Một số khác thì lại chào kiểu chống đối chào quá to như hét vào mặt người ta. Lại có những người ngại giao tiếp, không thích chào hỏi, thấy người quen đi qua lờ đi, giả vờ như không quen biết, sợ tốn mất một lời chào. Một câu chào chỉ đơn giản thôi, sao lại khó đến vậy? Không chào hỏi là một hành động tự biến mình thành một người vô lễ, không biết cách chào hỏi biến mình thành một người không biết cách tôn trọng người khác. Hậu quả của nó không chỉ dừng ở đó, mà việc không chào hỏi hay không biết cách chào hỏi sẽ làm rạn nứt tình cảm vốn có của hai bên. Đành rằng chào hỏi mình không được gì, nhưng nếu không chào hỏi mình sẽ mất nhiều thứ. Chúng ta có thể đánh mất niềm tin của mọi người đặt vào chúng ta, việc có niềm tin của mọi người là vô cùng khó. Tại sao học sinh bây giờ lại quên mất văn hóa chào hỏi như vậy? Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nước ta đã mở cửa và tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhưng làm sao để hòa nhập mà không tan thì là một câu hỏi lớn đặt ra.  Bên cạnh đó với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ai cũng bộn bề lo toan, miếng cơm manh áo, dường như văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi bị lãng quên, xem nhẹ, thay vào đó là việc kiếm tiền. Chính vì bận rộn nên việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ cũng rất ít, ở thành phố mọi việc đều giao cho người giúp việc, giao cho cô giáo vì vậy việc giáo dục con càng khó hơn. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiện vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Một lời chào tuy giản đơn nhưng mang lại thật nhiều lợi ích. Nhưng đáng tiếc thay một bộ phận học sinh ngày nay đang quên mất điều đó. Vì vậy, không bây giờ thì bao giờ hãy tự tạo cho mình kĩ năng chào hỏi, một kĩ năng sống vô cùng cần thiết trên con đường đời, các bạn học sinh nhé!

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hoài
Xem chi tiết
anonymous
15 tháng 12 2020 lúc 9:06

Dân gian có câu: "Lời chào cao hơn mâm cỗ". Đúng vậy, trong cuộc sống hằng ngày lời chào hỏi đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trước hết, ta cần hiểu chào hỏi là biểu lộ sự thân thiện, quen biết, đồng thời là một phương tiện đặc biệt để gây thiện cảm.Văn hóa chào hỏi là văn hóa ứng xử thể hiện sự lễ phép, lịch sự của cho ông ta. Lời chào cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm gắn bó, thân thiết của người chào đối với người được chào hỏi. Thế nhưng hiện nay, vẫn tồn tại một bộ phận người dân hay cụ thể hơn là học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước đang đi ngược lại với văn hóa tốt đẹp này. Họ cho rằng chào hỏi là một lời lẽ màu mè, đã quen nhau rồi sao còn phải chào nhau nữa. Một số khác thì lại cho rằng mình đã chào nhiều lần mà người kia không để ý, thì thôi không phải chào nữa. Một số khác thì lại chào kiểu chống đối chào quá to như hét vào mặt người ta. Lại có những người ngại giao tiếp, không thích chào hỏi, thấy người quen đi qua lờ đi, giả vờ như không quen biết, sợ tốn mất một lời chào. Một câu chào chỉ đơn giản thôi, sao lại khó đến vậy? Không chào hỏi là một hành động tự biến mình thành một người vô lễ, không biết cách chào hỏi biến mình thành một người không biết cách tôn trọng người khác. Hậu quả của nó không chỉ dừng ở đó, mà việc không chào hỏi hay không biết cách chào hỏi sẽ làm rạn nứt tình cảm vốn có của hai bên. Đành rằng chào hỏi mình không được gì, nhưng nếu không chào hỏi mình sẽ mất nhiều thứ. Chúng ta có thể đánh mất niềm tin của mọi người đặt vào chúng ta, việc có niềm tin của mọi người là vô cùng khó. Tại sao học sinh bây giờ lại quên mất văn hóa chào hỏi như vậy? Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nước ta đã mở cửa và tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhưng làm sao để hòa nhập mà không tan thì là một câu hỏi lớn đặt ra.  Bên cạnh đó với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ai cũng bộn bề lo toan, miếng cơm manh áo, dường như văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi bị lãng quên, xem nhẹ, thay vào đó là việc kiếm tiền. Chính vì bận rộn nên việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ cũng rất ít, ở thành phố mọi việc đều giao cho người giúp việc, giao cho cô giáo vì vậy việc giáo dục con càng khó hơn. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiện vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Một lời chào tuy giản đơn nhưng mang lại thật nhiều lợi ích. Nhưng đáng tiếc thay một bộ phận học sinh ngày nay đang quên mất điều đó. Vì vậy, không bây giờ thì bao giờ hãy tự tạo cho mình kĩ năng chào hỏi, một kĩ năng sống vô cùng cần thiết trên con đường đời, các bạn học sinh nhé!

Bình luận (0)
Trang Lê Hà Minh
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
16 tháng 9 2021 lúc 17:41

tk

Mỗi đất nước , họ đều có lãnh thổ , dân tộc riêng , phong tục tập quán ,bản sắc dân tộc ..ngay cả tiếng nói ở các nước cũng riêng .
Tiếng nói của dân tộc chính là yếu tố quan trọng nhất . Để cho họ, những người khác biết mình la người nước nào. Không nói những nơi nào khác , ngay cả trên đất nước Việt Nam ta , tiếng việt chính là thứ tiếng mà mọi con người sinh ra trên đất nước việt nam đều phải biết . Nó chính là thứ tiếng thiêng liêng nhất của đất nước Việt Nam , mang bản sắc văn hóa dân tộc.Vậy mà, những người Việt Nam không biết trân trọng nó mà lại biến những thứ tiếng đó thành những kí hiệu , con số . Một trong số những người đang làm như vậy là thế hệ 9x.
Những người sử dụng như thế chỉ biết khẳng định đẳng cấp của mình mà không biết rằng, họ làm thế là bôi nhọ đất nước mình không. Chà đạp lên tổ quốc yêu dấu của mình. Nói thứ tiếng đó thì có gì là xấu hổ chứ. Mà hơn thế là chúng ta phải tự hào rằng đó chính là thứ tiếng thiêng liêng đẹp đẽ nhất , và nó là nguồn gốc để khai sinh ra đất nước Việt Nam này, chúng ta phải tự hào khi chúng ta là những người con của đất nước Việt Nam.
Chính vì thế, chúng ta hãy sử dụng tiếng việt một cách thật đúng ý nghĩa và đừng bao giờ đánh mất thứ tiếng đẹp đẽ đó.
Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Ngân Hà
Xem chi tiết
Bao Tran
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
10 tháng 2 2022 lúc 10:50

Lê - Nin đã từng có câu nói rất hay :"Học, học nữa, học mãi". Vậy theo mọi người  nghĩ thì học là gì?Tại sao chúng ta phải học? Học là cả một quá trình tích lũy kiến thức của nhân loại, và rất vất vả để học. Nhưng chúng ta phải học vì chỉ có học mới giúp chúng ta hiểu hơn về thế giới xung quanh mình, giúp chúng ta hiểu sâu hơn nữa về quá khứ, về những trang lịch sử hào hùng, những việc làm mà tạo nên, gây dựng lên một đất nước. Nó còn là một phương tiện  sẽ giúp ta vững bước trong cuộc sống và còn là bàn đạp cho bước tiến thành công tốt đẹp về mai sau. Nhưng quan trọng hơn hết, chúng ta phải học một cách hợp lí nhất để mang lại hiệu quả cao. Đừng có học cho có, học một cách đối phó mà hãy học thật chăm chú và quyết tâm. Vì vậy, chúng ta nên tự học. Tự học sẽ giúp chúng ta học sâu hơn về một vấn đề, tự tìm hiểu. Vậy nên , các bạn nên tự học.

Bình luận (0)
Rhider
10 tháng 2 2022 lúc 9:47

Tham khảo

Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người, sự hiểu biết chỉ có được nhờ không ngừng học hỏi. Muốn đạt được kết quả trong học tập, nắm vững tri thức, không có gì quan trọng bằng tinh thần tự học. Tự học là tự mình lựa chọn, tiếp cận và tiếp nhận tri thức mà không cần ai nhắc nhở hay dạy bảo. Tự học là quá trình diễn ra song song với quá trình giáo dục ở trường học. Nghĩa là ngoài việc học ở trường, chúng ta còn phải biết tự mình chủ động nghiên cứu kiến thức, tìm tòi, khám phá thế giới tri thức để hoàn thiện bản thân, kiện toàn năng lực, hướng đến sáng tạo. Tự học chính là hành trình của sự tìm kiếm và sáng tạo. Ai có tinh thần tự học, không ngừng nỗ lực lấp đầy tri thức, người ấy sẽ mau chóng tiến bộ, có hiểu biết sâu rộng, vững chắc, tự tin trong học tập và trong làm việc, không ngại khó khăn, thử thách trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Người biết tự học thường rất giàu dũng khí, quả cảm trong hành động, có nhiều cống hiến cho xã hội. Bản thân họ sẽ là tấm gương cho người khác noi theo. Người không biết tự học không những luôn phụ thuộc vào sách vở, thầy cô mà kiến thức cũng hạn hẹp, suy nghĩ nông cạn, thiếu sáng tạo và khó làm được những việc lớn lao. Muốn có được tinh thần tự học, không gì quan trọng hơn là tự tin ở bản thân, sống có ước mơ, hoài bão lớn lao, biết sống vì người khác. Hãy nhớ rằng không phải sự nỗ lực nào cũng dẫn ta đến thành công, nhưng chắc chắn mọi nỗ lực sẽ giúp bạn tiến bộ hơn và tạo ra những cơ sở để chiến thắng. Cuộc sống có muôn vàn khó khăn nhưng nếu có đủ dũng khí, bạn sẽ dễ dàng vượt qua được. Nếu bạn có một ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn đến thành công.

Bình luận (0)
31 Trần Bảo Yến Nhi 7a8
Xem chi tiết
kieuanhk505
23 tháng 9 2021 lúc 15:44

Đã đến giờ chúng em học online rồi, nhưng dịch quá!Chúng em không thể đi học được vì dịch covid, chúng em đành phải học online. Ngoài chúng em ra tất cả người khác đều vì dịch mà không thể đi làm, nuôi sống gia đình và bản thân. khi học online chúng em có khả năng không thể theo kịp được bài học, các cô giáo, thầy giáo cũng không thể dạy học chúng em sát xao được. Vì dịch nên luật pháp cũng ra quy định nghiêm ngặt hơn, các chú công an đứng ở chốt và quản mọi người cho ra đường. Khiến mọi người thường trốn ra ngoài đi làm kiếm tiền. Vì dịch nên trong cuộc sống xã hội cũng trở nên khó khăn hơn.

Bình luận (0)
nthv_.
23 tháng 9 2021 lúc 15:46

Tham khảo:

Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS bởi hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,... và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường - một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng. Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát. Chúng ta hãy coi đây là "thời cơ" để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà. Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của vi-rút. "Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Bình luận (0)