Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hà Tuyết
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Mai Thảo
4 tháng 5 2016 lúc 20:08

Tôi thấy thật đáng thương cho họ. Mặc dù cùng là con người với nhau nhưng tôi khinh bỉ họ đến tủy xương. Trẻ em và phụ nữ cũng là con người, cũng có linh hồn và cũng biết suy nghĩ, biết cái nào đúng, cái nào sai. Đâu phải đàn ông mới là trụ cột gia đình, đâu phải đàn ông mới làm ra tiền, giúp ích cho xã hội. Phụ nữ chúng tôi cũng vậy chứ. Hiện nay, phụ nữ đã góp phần rất lớn trong xã hội và gia đình. Nên ai có ý nghĩ ''Trọng nam khinh nữ'' thì bỏ ngay cái tư tưởng lạc hậu ấy đi. 

 

Nguyễn Lê Mai Thảo
4 tháng 5 2016 lúc 20:09

Trả lời xong mà bức xúc qá mà ucche

Duong Thi Nhuong
5 tháng 5 2016 lúc 9:31

Bn Nguyễn Lê Thảo Mai ns đúng đấy. Ko nên có cái tư tưởng " Trọng nam khinh nữ'' mà hãy bỏ cái suy nghĩ ấy đi. Cx là con gái nên mk hiểu, cái tư tưởng ấy thật khiến mk bức xúc.

anh hoang
Xem chi tiết
Nguyễn An Thuận
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
5 tháng 2 2022 lúc 21:14

Tham khảo:

Bạo hành trẻ em được xem chính là một trong những vấn nạn kinh khủng mà nó vẫn đang tồn tại trong xã hội hiện nay. Khi tình trạng này ngày càng xảy ra với mức độ cao thì nó đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người phải thay đổi thái độ sống, phải quan tâm, chăm sóc nhiều hơn nữa tới trẻ em cũng đồng nghĩa là quan tâm đến chính tương lai của đất nước chúng ta. Bởi trẻ em chính là tương lai của đất nước, chăm lo cho trẻ em chính là chăm lo cho tương lai của nước nhà. Trong những năm gần đây ta không thể nào không nhắc đến khi mà dư luận lên sóng “sôi sùng sục” bởi đã xuất hiện quá nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở mọi địa điểm. Bạo hành trẻ em xuất hiện ở xung quanh cuộc sống của chúng ta có thể là trong gia đình, quán kinh doanh và cả trường học. Tuy nhiên ta cũng nhận thấy được rằng cũng chính những điều đáng buồn là trẻ em không những bị bạo hành về thể xác mà còn bị bạo hành về tinh thần. Thế rồi chính những biểu hiện cho sự bạo hành về thể xác là các hành vi bóc lột sức lao động, hay lại đánh đập, ngược đãi trẻ em đến thậm tệ. Có trường hợp còn đánh đập những trẻ em còn quá nhỏ như mới 2 tháng tuổi chưa có ý thức. Không thể bỏ qua những ngày vừa qua báo chí và các phương tiện giao thông đại chúng đưa tin làm cả dư luận xôn xao và phải bàng hoàng bé Hảo, 4 tuổi bị ngay chính người mẹ của mình bạo hành một cách tàn nhẫn. Làm sao mà không bất bình trước cảnh người mẹ tàn nhẫn ấy thú tội những lời lạnh tanh: Khi mà thấy con nghịch tờ tiền, bà đã dùng kéo cắt ngón tay để “cảnh cáo” bé. Thực sự đây là một người mẹ vô lương. Bạo hành trẻ em thực sự là một trong những hiện tượng đời sống mà cả xã hội quan tâm. Hãy chung tay và đẩy lùi nạn bạo hành trẻ em, để tiếng cười của trẻ thật trong sáng, để trẻ sống trong tình yêu thương của cha mẹ và chắc chắn rằng tương lai của đất nước sẽ thực sự tốt đẹp hơn trong tương lai vì một thế hệ trẻ em không có bạo hành.

『ʏɪɴɢʏᴜᴇ』
5 tháng 2 2022 lúc 21:16

Tham khảo :

Bạo hành trẻ em trong gia đình chính là tình trạng những người cha, người mẹ hoặc những người thân trong gia đình sử dụng những hành động xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của các em. Đó có thể là cha mẹ ruột đánh đập con cái. Hay cũng có thể là cảnh mẹ kế, cha dượng ghẻ lạnh, hắt hủi con riêng của vợ hoặc chồng. Hay đơn giản, đó là những lời chê bai, chửi bới, xúc phạm đến tâm hồn, tinh thần con trẻ. Bạo hành trẻ em giống như một tội ác khó dung thứ, khi mà nạn nhân chỉ là những đứa trẻ non nớt, vô tội. Bạo hành không chỉ ảnh hưởng tới thân thể mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của các em rất nhiều. Những thân thể non nớt với những vết thương rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nối dài khắp cơ thể, những vết sẹo mãi chẳng lành. Như bé G.K trong ví dụ trên, việc gãy xương sườn và sạn sọ não không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng của bé thời điểm đó mà còn để lại những di chứng xấu về sau này. Nếu không được chăm sóc, thể chất bé sẽ không thể phát triển bình thường như bao bạn khác được nữa. Nếu như nỗi đau thể xác ám ảnh, đau đớn ảnh hưởng một thì những tổn thương, những ám ảnh tâm lý ảnh hưởng tới các bé gấp mười lần. Thay vì việc vui cười, chạy nhảy như bao bạn đồng trang lứa khác thì các bé lại sống trong cảnh hoang mang, sợ hãi thường trực với những trận đòn roi không ngớt, những câu mắng chửi ác độc. Dần dần, nó tạo tâm lý trầm cảm, sợ hãi và tự ti cho các bé. Sự phát triển của trẻ ngày một lệch lạc hơn khi chúng không được định hướng đúng đắn. Và rất có thể, sau này khi lớn lên, chúng cũng sẽ lại trở thành những kẻ vũ phu, những kẻ bạo hành người khác… Bản thân những người bạo hành cũng sẽ bị pháp luật xử lý, bị xã hội lên án hay chính lương tâm họ cũng sẽ bị căn dứt trước những hành động nhẫn tâm của mình.

Vũ Quang Huy
7 tháng 2 2022 lúc 7:46

tham khảo:

Chúng ta vẫn thường hay nói với nhau rằng: trẻ em là những mầm xanh tương lai cho đất nước. Nhưng những ngày qua chúng ta đều thấy trên tivi, báo đài đưa rất nhiều những thông tin về vấn nạn bạo hành trẻ. Đây thực sự đã trở thành vấn nạn nhức nhối gây ra sự bức xúc trong dư luận. Như thế nào thì gọi là bạo hành ? Bạo hành đó là những hành động và lời nói mang tính chất vũ phu, bạo ngược, thậm chí là độc ác như lăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn… bất chấp pháp luật, đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác. Cụ thể đối tượng bị bào hành ở đây là trẻ em. Bạo hành là một hành động xấu xa cần phải lên án, Bác Hồ đã từng viết: “Trẻ em … là bầy con cưng”, “trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ. Biết học hành là ngoan”. Vậy mà có những búp non không những bị vùi dập một cách thô bạo, phũ phàng, mà còn bị rẻ rúng, khinh thường. Chúng ta có thể thấy bạo hành trẻ đang không chỉ len lỏi ở đường phố mà còn len lỏi vào học đường, gia đình. Những nơi đó đáng nhẽ phải là nơi mà trẻ được yêu thương, nâng niu nhất thì giờ đây lại trở thành một nơi ám ảnh xấu tới tuổi thơ của các em.Không thể mãi để vấn nạn này tiếp tục nếu như không muốn những mầm non tương lai của đất nước bị hủy hoại, tương lai của đất nước bị ảnh hưởng. Mỗi người chúng ta phải chúng ta lên án những hành động bạo hành trẻ, mạnh dạn tố giác và không dung thứ cho hành động đó. Pháp luật phải nghiêm minh trừng trị thật nặng đối với những kẻ có hành vi bạo hành. Bên cạnh đó nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới chính sách bảo vệ trẻ, hệ thống giáo dục cần quan tâm tới đào tạo đội ngũ giáo viên chuẩn mực trong cách dạy dỗ, giao tiếp ứng xử đối với học sinh.

Nguyễn Thị Hiền
Xem chi tiết
Mac Willer
2 tháng 5 2021 lúc 21:40

Biện pháp : phá dỡ trường học!!!

Dương Trọng Trung
3 tháng 5 2021 lúc 8:44

1. Xử lý tình huống bị bạn học trêu ghẹo

2. Xử lý tình huống khi bị đe dọa dùng vũ lực

3. Xử lý tình huống khi bị đánh đập

 

Dương Thanh Hằng
3 tháng 5 2021 lúc 10:38

1. Xử lý tình huống bị bạn học trêu ghẹo

2. Xử lý tình huống khi bị đe dọa dùng vũ lực

3. Xử lý tình huống khi bị đánh đập

Huyền ume môn Anh
Xem chi tiết
ducvong
26 tháng 11 2021 lúc 19:55

gắn gọn động viên minh và nười dân

S - Sakura Vietnam
26 tháng 11 2021 lúc 19:56

Bài hát có nội dung mong ước của tuổi thơ có một cuộc sống hoà bình, tình thân ái với mọi người, biết yêu quý và bảo vệ nền hoà bình trên thế giới.

Phần sau mik chx có câu trả lời !

Ngũ Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thiên Kim
25 tháng 12 2016 lúc 7:01
Khủng bố đã xuất hiện và tồn tại từ hàng nghìn năm nay, nhưng sự kiện ngày 11-9-2001 mới là mốc đen tang tóc đánh dấu sự hiện diện rất nguy hiểm của khủng bố trong đời sống xã hội quốc tế. Cũng từ thời điểm này, việc nghiên cứu chủ nghĩa khủng bố được triển khai rộng và sâu hơn.Khái niệm Chủ nghĩa khủng bố, Khủng bố, Hoạt động khủng bố, trong nhiều trường hợp được các nhà nghiên cứu, các học giả, sử dụng với ý nghĩa tương đương, bởi lẽ, có quan điểm khá phổ biến cho rằng với chủ nghĩa khủng bố, tư tưởng được hòa tan trong hành động. Trong hầu hết các nghiên cứu, những khái niệm trên được dùng theo nghĩa song trùng. Tuy nhiên, nếu nhìn chủ nghĩa khủng bố dưới góc độ hệ tư tưởng, theo tiến sĩ luật học N. N.A-pha-na-sép thì: "đặc trưng của hệ tư tưởng của chủ nghĩa khủng bố như là một phức thể các nguyên tắc tư tưởng cực kỳ cấp tiến (cực tả, cực hữu, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ly khai, chủ nghĩa nước lớn,…), là sự luận chứng cho việc áp dụng bạo lực dưới những hình thức khác nhau một cách bất hợp pháp để đạt đến các mục tiêu xã hội, chủ yếu là về mặt chính trị, của các cơ cấu trên đây".Lần đầu tiên người ta bắt gặp thuật ngữ chủ nghĩa khủng bố (terrorism) vào năm 1798; thuật ngữ này do nhà triết học người Đức Ê-ma-nu-en Căng sử dụng. Cũng năm ấy, thuật ngữ này xuất hiện trong một phụ lục của Đại từ điển Viện Hàn lâm Pháp.Khái niệm về chủ nghĩa khủng bố thay đổi theo thời gian. Theo một nghiên cứu của CIA, thì từ năm 1936 đến 1981, có không ít hơn 109 định nghĩa khác nhau về chủ nghĩa khủng bố, và nghiên cứu này cũng bất đồng quan điểm với các định nghĩa đã thu thập được(1). Thực tế cho thấy, do cách nhìn nhận khủng bố từ nhiều góc độ khác nhau, do nhiều nguyên nhân chủ quan (có thể theo một ý đồ nào đó) hoặc khách quan, do các mối quan hệ chính trị biến đổi theo thời gian, nên các định nghĩa về chủ nghĩa khủng bố dễ sai lệch nhau, thậm chí trái ngược nhau. Dưới đây là một vài định nghĩa được nhiều người chấp nhận.Các cơ quan hữu quan của Liên hợp quốc định nghĩa hoạt động khủng bố như sau: "Hoạt động khủng bố là hoạt động huỷ hoại nhân quyền, quyền dân chủ và tự do cá nhân, uy hiếp sự an toàn và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, tạo sức ép lên quốc gia, phá vỡ văn minh xã hội, là hành vi phạm tội với việc gây hậu quả bất lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội"(2). Tuyên ngôn về vấn đề chủ nghĩa khủng bố của Liên hợp quốc nêu rõ: "Tất cả các hình thức của chủ nghĩa khủng bố, dù xảy ra ở nơi nào, ai là kẻ chủ mưu, và hành vi phạm tội ra sao, cũng không thể thanh minh, cho nên thông qua các điều của Hiệp ước Quốc tế, cần tăng thêm mức độ xử phạt"(3).Định nghĩa về khủng bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (1998) cho rằng: "Hoạt động khủng bố là một hành động bạo lực có mưu tính trước, nhằm những mục đích chính trị, thực hiện hướng vào những mục tiêu phi quân sự, bởi những tổ chức dưới cấp nhà nước hay bởi những cá nhân bí mật, thường với mục đích gây ảnh hưởng với một đối tượng nào đó" (4).Theo nhiều nhà nghiên cứu, các loại hình khủng bố có thể kể tới vào thời điểm hiện nay là: 1- Khủng bố nhà nước; 2- Khủng bố mang tính tôn giáo; 3- Khủng bố mang tính chất chính trị; 4- Khủng bố mang mầu sắc chủ nghĩa ly khai; 5- Khủng bố mang tính chất phản kháng, trả thù.Nói chung, cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, bởi trong nhiều trường hợp, các loại hình khủng bố có thể lồng vào nhau, đan xen nhau, và ta khó có thể phân biệt rạch ròi, đâu là loại hình này, đâu là loại hình kia. Chẳng hạn, các hoạt động khủng bố ở Tre-xni-a vừa mang mầu sắc tôn giáo, vừa mang mầu sắc của chủ nghĩa ly khai. Có thể đưa thêm vào loại hình thứ 6: Tổ hợp của các loại hình khủng bố đã nêu trên. Cố nhà báo Eqbal Ahmad (1939-1999), biên tập trị sự của báo Chủng tộc và Giai cấp, còn xem xét hai loại hình nữa của chủ nghĩa khủng bố: chủ nghĩa khủng bố hình sự, và chủ nghĩa khủng bố của (phe) đối lập(5). Tuy nhiên, hai loại hình này dường như đã được bao hàm trong năm loại hình đã nêu.Nguyên nhân phát sinh và dung dưỡng chủ nghĩa khủng bốSẽ là sai lầm nếu cố gắng quy lý do bùng phát chủ nghĩa khủng bố vào một hoặc hai nguyên nhân nào đó. Do hoạt động khủng bố đa dạng và xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau, với những điều kiện địa chính trị, xã hội khác nhau, nên nguyên nhân gây ra chúng cũng có thể khác nhau. Về đại thể, giới nghiên cứu lý luận đề cập đến các nguyên nhân cơ bản sau:1 - Các hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa. Trong khi toàn cầu hóa mang lại cho các nước phát triển những lợi ích to lớn, những cơ hội phát triển mạnh mẽ thì nó mang lại cho các nước đang phát triển đầy những thách thức và rất nhiều khó khăn. Hệ quả của sự kiện này là khoảng cách giầu nghèo ngày càng mở rộng, mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với tình trạng phân phối không công bằng ngày một tăng. Sự bần cùng về kinh tế gạt một bộ phận không nhỏ dân chúng ra bên lề của tiến trình phát triển, và nó góp phần làm suy thoái đạo đức, tư tưởng, tạo ra một khoảng trống về mặt tinh thần, để chủ nghĩa khủng bố có điều kiện xâm nhập. Toàn cầu hóa về văn hóa, bên cạnh những mặt tích cực, cũng có những tác động tiêu cực, nó làm phai nhạt bản sắc văn hóa của dân tộc, tôn giáo, lợi dụng mối đe dọa hiện hữu này rồi thổi phồng nó lên; một số tổ chức Hồi giáo cực đoan đã vận động, tuyên truyền dân chúng, để tạo nên sự phản kháng mạnh mẽ, thậm chí là quá khích. Toàn cầu hóa với mặt trái đầy mâu thuẫn đã tạo ra môi trường dung dưỡng và phát triển cho chủ nghĩa khủng bố. Và, đến lượt mình, chủ nghĩa khủng bố cũng đang trong quá trình toàn cầu hóa.Mặt tiêu cực của toàn cầu hóa không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra sự bùng phát của chủ nghĩa khủng bố, nhưng nó là một trong những nguyên nhân chủ chốt, không thể xem nhẹ(6).2 - Tình trạng nghèo đói toàn cầu. Cuối thế kỷ XX đã đi vào lịch sử thế giới như là một thời kỳ bần cùng hoá trên cấp độ toàn cầu. Toàn cầu hoá sự nghèo đói - điều đã xoá bỏ phần lớn những thành tựu của tiến trình phi thực dân hoá sau chiến tranh - bắt nguồn tại Thế giới thứ ba trùng với sự tấn công dữ dội của cuộc khủng hoảng nợ. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, tình trạng này đã lan ra nhiều vùng quan trọng trên thế giới, bao gồm cả Bắc Mỹ, Tây Âu, các nước thuộc Liên Xô, cũng như Đông Nam Á và Viễn Đông(7). Tình trạng toàn cầu hoá nghèo đói đã đẩy một phần không nhỏ nhân loại vào cảnh khốn cùng (theo một đánh giá của Liên hợp quốc, tại Đông Phi, 23 triệu người, mà nhiều người trong số đó đã chết, đang ở trong vòng nguy cơ của nạn đói). Những người khốn khổ này sẽ làm gì trên con đường đói khát?. Phản ứng lại xã hội, cái xã hội mà họ cho rằng đã mang đến cho họ đói khổ, là phản ứng tự nhiên. Những thủ lĩnh khủng bố đã và đang tận dụng tâm lý khủng hoảng này để gieo rắc tư tưởng phản kháng, thù hận, và trong nhiều trường hợp chúng đã thành công. Nghèo đói, tuyệt vọng, mất lòng tin vào tương lai, vào xã hội, thế hệ trẻ dễ ngả theo sự dẫn dụ của các tổ chức khủng bố, các tổ chức tội phạm. Chẳng hạn, sự kiện đẫm máu ngày 28-4-2004 tại Thái Lan đã cho thấy lớp trẻ bị lợi dụng và bị đẩy vào một cuộc bạo động không có khả năng chiến thắng. Những kẻ tham gia bạo động mới chỉ từ 15 đến 20 tuổi (có 2 người khoảng 40 tuổi), được trang bị bằng dao rựa, gậy gộc, tấn công hết sức liều lĩnh vào 10 trạm kiểm soát và đồn cảnh sát tại 3 tỉnh miền nam Thái Lan, kết quả là 127 người chết mà hầu hết là thuộc lực lượng nổi dậy.Nạn nghèo đói có thể được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa tới sự phản kháng, đưa tới tình trạng bạo lực - môi trường thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố. Cựu tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn cho rằng, xã hội Mỹ đang ngày càng giàu, nhưng vấn đề nghèo đói của thế giới lại ngày càng nghiêm trọng. Trong tình hình này, đói nghèo rất dễ trở thành mảnh đất để chủ nghĩa khủng bố phát sinh. Trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau, một bài học mà người Mỹ cần ghi nhớ là "hoa thơm không thể hưởng một mình"3 - Chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Chủ nghĩa dân tộc mang tính chất bành trướng có thể sinh ra chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa bá quyền. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan kiểu bảo thủ có thể dẫn đến chủ nghĩa bài ngoại, hoặc chủ nghĩa ly khai. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan được coi là một trong những nguồn gốc dai dẳng nhất, mạnh mẽ nhất và chết người nhất đẻ ra chủ nghĩa khủng bố(8). Tuy nhiên, ở đây cần có sự phân biệt giữa chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố. Chủ nghĩa cực đoan sinh ra từ cách cảm nhận cực đoan về các hiện tượng của đời sống xã hội, còn chủ nghĩa khủng bố ra đời từ những cực đoan của chủ nghĩa cực đoan. Khi kẻ cực đoan ném đá, thì kẻ khủng bố bắt đầu đánh bom; khi kẻ cực đoan mới chỉ đe dọa giết người thì kẻ khủng bố đã ra tay sát hại trên thực tế(9).4 –Chủ nghĩa Tôn giáo cực đoan. Có một số học giả và cả chính khách trên thế giới cho rằng tôn giáo là vườn ươm để chủ nghĩa khủng bố sinh sôi. Có người còn đánh đồng Hồi giáo với chủ nghĩa khủng bố, cho rằng Hồi giáo là nguyên nhân đẻ ra chủ nghĩa khủng bố, rằng trong tình hình hiện nay, khi các hình thức tôn giáo đi tới chủ nghĩa cực đoan thì chúng càng dễ trực tiếp đẻ ra chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản bác lại các mệnh đề trên.Việc đánh đồng chủ nghĩa khủng bố với Hồi giáo là không thể chấp nhận được, nhưng cũng không thể phủ định một thực tế là không ít hoạt động khủng bố có nguồn gốc từ tôn giáo. Có thể nhận xét một cách không quá đáng rằng, mọi thứ tư tưởng hệ nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố về mặt thế giới quan đều có thể quy về chủ nghĩa cực đoan (cực đoan dân tộc, cực đoan tôn giáo,…).5 - Sự thiếu vắng hệ tư tưởng cách mạng. Theo Eqbal Ahmad, việc thiếu vắng hệ tư tưởng cách mạng đã làm cho khủng bố bành trướng trong thời đại của chúng ta(10).Sự thiếu vắng một hệ tư tưởng cách mạng đã tạo ra một khoảng trống, mà chủ nghĩa khủng bố có thể lợi dụng để xâm nhập, lôi cuốn, phủ dụ, và đưa không ít người vào con đường lầm lạc. Dĩ nhiên công tác tuyên truyền của các tổ chức khủng bố, các giáo phái cực đoan, quá khích, đóng một vai trò không nhỏ trên lĩnh vực đó.6 - Chủ nghĩa cường quyền và bá quyền. Dù về mặt lý luận, người ta vẫn chưa thống nhất với quan điểm cho rằng chủ nghĩa cường quyền và bá quyền là một trong những nguyên nhân đưa đến chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, chủ nghĩa cường quyền, bá quyền là nguyên nhân gây ra sự phản kháng, thậm chí sự phản kháng của cả một dân tộc. Hoạt động khủng bố, trong nhiều trường hợp là thủ đoạn của sự phản kháng. Có thể lấy trường hợp của Bin La-den để phân tích. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, Mỹ đã huy động người Hồi giáo chống lại việc Liên Xô can thiệp vào Áp-ga-ni-xtan, Bin La-den là một trong những nhân vật quan trọng được CIA tuyển mộ đầu tiên. Bin La-den đã bôn ba khắp nơi để chiêu binh mãi mã cho cuộc Jihad (chiến đấu) chống chủ nghĩa cộng sản. Nhưng đến năm 1990, Mỹ đưa quân vào A-rập Xê-út, đây là thánh địa của Hồi giáo (quê hương của Mô-ha-mét), để tiến hành Chiến tranh Vùng Vịnh, và sau đó, khi đã kết thúc cuộc chiến tranh này, Mỹ không chịu rút quân, mặc dù đã nhiều lần Bin La-den đề nghị Mỹ "hãy rút đi". Sau đó, như người ta đã biết, để phản kháng lại sự bội tín của ông chủ cũ của mình, Bin La-den lại tiến hành một cuộc Jihad mới, nhưng lần này là để chống Mỹ. Không loại trừ còn có những nguyên nhân khác đưa đến sự phản kháng và hoạt động khủng bố của Bin La-den, song rõ ràng, trong trường hợp này, hậu quả tiêu cực của chủ nghĩa cường quyền, bá quyền đóng vai trò không nhỏ.Chống chủ nghĩa khủng bố - Cuộc chiến đầy gian nanChống chủ nghĩa khủng bố là vấn đề lớn, cấp bách được đặt ra trước toàn nhân loại, nhưng việc giải quyết nó lại không thể nhanh gọn, thời gian không thể tính theo đơn vị tháng, năm, mà phải cần tới cả thập kỷ, nhiều thập kỷ, hoặc lâu hơn thế rất nhiều!. Bởi lẽ, loại trừ chủ nghĩa khủng bố có nghĩa là phải loại trừ mọi căn nguyên sinh ra chủ nghĩa khủng bố, đó là nạn nghèo đói, là những hậu quả tiêu cực của toàn cầu hoá, những mâu thuẫn trong quan hệ Bắc - Nam, là sự biến thái cực đoan của mọi thứ chủ nghĩa cực đoan, là chủ nghĩa cường quyền, bá quyền, v.v.. Bên cạnh đó, việc củng cố và phát huy vai trò của các tổ chức an ninh chống khủng bố như In-ter-pon, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục đối với thế hệ trẻ cũng hết sức cần thiết.Tuy nhiên, đã có nhiều hiện tượng tiêu cực phát sinh từ thực tiễn của cuộc đấu tranh chống khủng bố mà các học giả chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố đã cảnh báo.Trước hết, đó là sự lợi dụng chủ nghĩa khủng bố để thực hiện những mưu đồ cá nhân. Có quốc gia đã uỷ thác cho chủ nghĩa khủng bố những vấn đề mà mình khó giải quyết, lại có quốc gia cần tới chủ nghĩa khủng bố như một cái cớ để thực thi chính sách nhà nước. Chủ nghĩa khủng bố trở thành vật hiến tế cho cuộc đấu tranh vì lợi ích(11).Thứ hai, hiện tượng quốc gia này vì một lý do nào đó đã dung túng cho các tổ chức khủng bố, mà các tổ chức này đã tiến hành khủng bố ở quốc gia khác, đã tạo ra một tình trạng không lành mạnh, thiếu tin tưởng lẫn nhau trong công cuộc chống khủng bố nói riêng, và trong quan hệ quốc tế nói chung.Không thể chống khủng bố, khi có những thành viên của "liên minh" chống khủng bố lại cần đến khủng bố như một thứ công cụ để thực hiện ý đồ riêng tư.Chủ nghĩa khủng bố chống lại nhân loại, cho nên việc loại bỏ chủ nghĩa khủng bố ra khỏi đời sống xã hội quốc tế là công việc chẳng của riêng ai. Đây là một quá trình gian nan, phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ dựa trên sự tin cậy lẫn nhau của cộng đồng quốc tế. Đây là một quá trình lâu dài, và về một phương diện nào đó, nó gắn bó hữu cơ với việc thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ mà Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ vào tháng 9-2000 đã đề ra. Đây là một quá trình phải mang tính phi mâu thuẫn, bởi nếu vừa chống khủng bố, vừa nuôi dưỡng khủng bố thì khủng bố sẽ vẫn tồn tại..

"Nói một cách gián tiếp thì cần có một chính sách ngoại giao, sẽ gây sức ép cho các nước để hỗ trợ chống khủng bố", chuyên gia an ninh người Pháp này cho hay.

"Đầu tiên, chúng ta phải đảm bảo thực thi luật pháp tốt hơn nữa ở những khu vực mà các lái buôn thuốc phiện và vũ khí hoạt động. Chính phủ nên chuyển trọng tâm chú ý từ các vấn đề xã hội và kinh tế và tập trung đảm bảo an ninh cho các công dân, đó mới là vấn đề cốt lõi", ông Pinatel nói thêm.

"Chúng ta cũng cần phải xử mạnh tay hơn với những thiếu niên tái phạm tội lỗi. Chúng ta cũng cần loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO và nói với họ rằng các vị có một quân đội đủ mạnh để đóng cửa biên giới".

4. Đỗ Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
9 tháng 1 2022 lúc 21:34

Báo công an

N    N
9 tháng 1 2022 lúc 21:35

Em sẽ báo ngay cho bác tổ dân phố hay báo lên công an để tìm cách giải quyết nhanh nhất 

Thái Hưng Mai Thanh
9 tháng 1 2022 lúc 21:38

call the police:))

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
13 tháng 8 2019 lúc 15:31

- Nếu là Thanh và Hà, em sẽ kiên quyết từ chối không nhận gói hàng của người phụ nữ, bởi em biết đó là một gói hàng chứa những điều phạm pháp, nên công an mới rượt đuổi và người phụ nữ cố tình giấu đi.

- Người phụ nữ làm một việc xấu xa, buôn bán đồ quốc cấm vi phạm pháp luật, cần bị pháp luật xử lí.

Hoàng Tiến Thành
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quảng
9 tháng 4 2020 lúc 12:30

Trong bối cảnh người dân trên toàn thế giới đang thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do vi-rút Corona, việc đảm bảo tất cả trẻ em được tiếp tục học tập trong một môi trường thân thiện, tôn trọng, hòa nhập và hỗ trợ là rất quan trọng.

Trong đó, nhà trường và giáo viên đóng vai trò then chốt. Việc chia sẻ thông tin chính xác và khoa học về COVID-19 sẽ giúp giảm bớt nỗi sợ hãi, lo lắng về dịch bệnh và tăng cường khả năng ứng phó của trẻ em trước các tác động gián tiếp của dịch bệnh đối với cuộc sống.

Tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như dùng khuỷu tay che miệng, mũi khi ho, hắt hơi và rửa tay thường xuyên. Tìm hiểu thêm về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.Một trong những cách hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ em trước vi-rút Corona và các bệnh khác chính là khuyến khích trẻ em rửa tay thường xuyên, tối thiểu 20 giây/lần. Để dạy trẻ thói quen rửa tay, thay vì dọa dẫm, giáo viên có thể cho trẻ hát theo ban nhạc The Wiggles hoặc nhảy theo điệu nhảy này để vừa học vừa vui. Xem thêm về rửa tay tại đây.Xây dựng một công cụ để theo dõi hành vi rửa tay ở học sinh và thưởng cho trẻ nào rửa tay thường xuyên/kịp thời. Sử dụng con rối hoặc búp bê để minh họa cho trẻ các triệu chứng bệnh (hắt hơi, ho, sốt), những điều cần làm khi bị ốm (đau đầu, đau bụng hoặc sốt và mệt mỏi) và cách an ủi một bạn bị ốm (nuôi dưỡng lòng thấu cảm và hành vi bày tỏ sự quan tâm một cách an toàn).Khi ngồi theo vòng tròn, để tạo khoảng cách an toàn giữa các trẻ, cho trẻ tập giãn cách nhau một sải tay hoặc tập bắt chước chim vẫy cánh để trẻ biết cách duy trì khoảng cách an toàn với người khác và không chạm vào người bạn.Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ sao cho phù hợp với lứa tuổi; tránh cung cấp quá nhiều thông tin khiến trẻ choáng ngợp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình. Thảo luận với trẻ em về những cảm giác trẻ đang trải qua, giải thích với trẻ rằng đó là những cảm giác bình thường trước những tình huống bất thường như hiện nay.Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng (đứng xa bạn bè hơn, tránh tụ tập nơi đám đông, không chạm vào người khác nếu không cần thiết, v.v). Đồng thời, tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.Giúp trẻ hiểu các khái niệm cơ bản về phòng, chống dịch bệnh. Sử dụng các bài tập để minh họa cách vi khuẩn phát tán. Chẳng hạn, bạn có thể đổ nước có màu vào một bình xịt, sau đó xịt nước màu lên một tờ giấy trắng để trẻ quan sát xem giọt nước có thể lan đi bao xa.Minh họa lí do vì sao rửa tay bằng xà phòng trong vòng 20 giây lại quan trọng đến vậy. Chẳng hạn, đổ một ít nhũ lên tay của học sinh, yêu cầu trẻ chỉ rửa tay bằng nước xem còn bao nhiêu nhũ sót lại trên tay. Sau đó, yêu cầu trẻ rửa tay lại bằng xà phòng và nước trong 20 giây xem nhũ trên tay đã được rửa sạch ra sao.Yêu cầu học sinh đọc một đoạn văn, rồi phân tích các hành vi dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao trong đoạn văn đó và đề xuất phương hướng thay đổi hành vi. Chẳng hạn, một thầy giáo đến trường khi bị cảm lạnh. Thầy hắt hơi và lấy tay che mũi, miệng. Thầy bắt tay với đồng nghiệp. Sau đó, thầy lau tay bằng khăn mùi xoa rồi lên lớp. Thầy giáo đã làm gì dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao? Đáng lẽ, thầy giáo nên làm thế nào?Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ sao cho phù hợp với lứa tuổi; tránh cung cấp quá nhiều thông tin khiến trẻ choáng ngợp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình. Thảo luận với trẻ em về những cảm giác trẻ đang trải qua, giải thích với trẻ rằng đó là những cảm giác bình thường trước những tình huống bất thường như hiện nay.Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng (đứng xa bạn bè hơn, tránh tụ tập nơi đám đông, không chạm vào người khác nếu không cần thiết, v.v). Đồng thời, tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.Giúp trẻ hiểu các khái niệm cơ bản về phòng, chống dịch bệnh. Sử dụng các bài tập để minh họa cách vi khuẩn phát tán. Chẳng hạn, bạn có thể đổ nước có màu vào một bình xịt, sau đó xịt nước màu lên một tờ giấy trắng để trẻ quan sát xem giọt nước có thể lan đi bao xa.Minh họa lí do vì sao rửa tay bằng xà phòng trong vòng 20 giây lại quan trọng đến vậy. Chẳng hạn, đổ một ít nhũ lên tay của học sinh, yêu cầu trẻ chỉ rửa tay bằng nước xem còn bao nhiêu nhũ sót lại trên tay. Sau đó, yêu cầu trẻ rửa tay lại bằng xà phòng và nước trong 20 giây xem nhũ trên tay đã được rửa sạch ra sao.Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ sao cho phù hợp với lứa tuổi; tránh cung cấp quá nhiều thông tin khiến trẻ choáng ngợp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình. Thảo luận với trẻ em về những cảm giác trẻ đang trải qua, giải thích với trẻ rằng đó là những cảm giác bình thường trước những tình huống bất thường như hiện nay.Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng (đứng xa bạn bè hơn, tránh tụ tập nơi đám đông, không chạm vào người khác nếu không cần thiết, v.v). Đồng thời, tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.Giúp trẻ hiểu các khái niệm cơ bản về phòng, chống dịch bệnh. Sử dụng các bài tập để minh họa cách vi khuẩn phát tán. Chẳng hạn, bạn có thể đổ nước có màu vào một bình xịt, sau đó xịt nước màu lên một tờ giấy trắng để trẻ quan sát xem giọt nước có thể lan đi bao xa.Minh họa lí do vì sao rửa tay bằng xà phòng trong vòng 20 giây lại quan trọng đến vậy. Chẳng hạn, đổ một ít nhũ lên tay của học sinh, yêu cầu trẻ chỉ rửa tay bằng nước xem còn bao nhiêu nhũ sót lại trên tay. Sau đó, yêu cầu trẻ rửa tay lại bằng xà phòng và nước trong 20 giây xem nhũ trên tay đã được rửa sạch ra sao.Yêu cầu học sinh đọc một đoạn văn, rồi phân tích các hành vi dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao trong đoạn văn đó và đề xuất phương hướng thay đổi hành vi. Chẳng hạn, một thầy giáo đến trường khi bị cảm lạnh. Thầy hắt hơi và lấy tay che mũi, miệng. Thầy bắt tay với đồng nghiệp. Sau đó, thầy lau tay bằng khăn mùi xoa rồi lên lớp. Thầy giáo đã làm gì dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao? Đáng lẽ, thầy giáo nên làm thế nào?Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ.Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng, đồng thời tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.Nhắc nhở học sinh chia sẻ những hành vi có lợi cho sức khỏe đã được học với các thành viên khác trong gia đình.Khuyến khích học sinh đấu tranh, ngăn chặn hành vi kì thị. Thảo luận về những phản ứng mà các em có thể gặp phải xung quanh vấn đề phân biệt đối xử, giải thích với trẻ rằng đó là những phản ứng thường gặp trong các tình huống khẩn cấp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình, nhưng cũng giải thích rằng nỗi lo sợ và kì thị chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Lời nói cũng rất quan trọng, việc sử dụng ngôn ngữ lan truyền những định kiến đang tồn tại chỉ càng khiến người dân sao nhãng việc thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân mà thôi. Đọc thêm những điều nên làm và không nên làm khi nói về vi-rút corona với trẻ em tại đây.Nâng cao tinh thần chủ động của học sinh trong việc tuyên truyền những thông tin xác thực về y tế công cộng.Lồng ghép nội dung giáo dục về sức khỏe liên quan vào các môn học khác. Các môn khoa học tự nhiên có thể dạy các em về vi-rút, cơ chế truyền bệnh và tầm quan trọng của vắc-xin. Các môn khoa học xã hội có thể tập trung vào lịch sử của các đại dịch và quá trình xây dựng chính sách về đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người dân.Cho học sinh tự thực hiện hoạt động tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh, kênh thông tin của nhà trường hay làm áp-phích.Các bài học nâng cao hiểu biết về phương tiện truyền thông có thể khuyến khích học sinh phát triển tư duy phản biện, giao tiếp hiệu quả và trở thành công dân tích cực, từ đó cải thiện năng lực phát hiện tin giả của các em.Lắng nghe và trả lời thắc mắc của học sinh.Nhấn mạnh rằng học sinh có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng, đồng thời tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.Khuyến khích học sinh đấu tranh, ngăn chặn hành vi kì thị. Thảo luận về những phản ứng mà các em có thể gặp phải xung quanh vấn đề phân biệt đối xử, giải thích với trẻ rằng đó là những phản ứng thường gặp trong các tình huống khẩn cấp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình, nhưng cũng giải thích rằng nỗi lo sợ và kì thị chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. . Lời nói cũng rất quan trọng, việc sử dụng ngôn ngữ lan truyền những định kiến đang tồn tại chỉ càng khiến người dân sao nhãng việc thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân mà thôi. Đọc thêm những điều nên làm và không nên làm khi nói về vi-rút corona với trẻ em tại đây.Lồng ghép nội dung giáo dục về sức khỏe liên quan vào các môn học khác. Các môn khoa học tự nhiên có thể dạy các em về vi-rút, cơ chế truyền bệnh và tầm quan trọng của vắc-xin. Các môn khoa học xã hội có thể tập trung vào lịch sử của các đại dịch, tác động gián tiếp của đại dịch và các chính sách công có thể khuyến khích lòng khoan dung và gắn kết xã hội như thế nào.Cho học sinh tự thực hiện hoạt động tuyên truyền thông qua mạng xã hội, đài phát thanh hoặc truyền hình địa phương.Các bài học nâng cao hiểu biết về phương tiện truyền thông có thể khuyến khích học sinh phát triển tư duy phản biện, giao tiếp hiệu quả và trở thành công dân tích cực, từ đó cải thiện năng lực phát hiện tin giả của các em.
Khách vãng lai đã xóa