Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hướng Tới Tương Lai
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
24 tháng 11 2016 lúc 17:33

MÔI TRƯỜNG
Môi trường không phải đâu xa
Cái xanh, cái đẹp quanh ta đấy mà
Môi trường ngay trong mọi nhà
Ở ngay thôn xóm và qua phố phường.
Môi trường trên mỗi tuyến đường
Và trên tất cả bốn phương quanh mình.
Con người sạch, đẹp càng xinh
Môi trường xanh, sạch ắt mình sống lâu.
Xa xưa dân đã có câu
Sạch làng đẹp ruộng bảo nhau mà làm
Đất nước ngày một huy hoàng
Kinh tế phát triển dân sang, dân giàu.
Môi trường cũng phải đi đầu
Việc này thế giới làm lâu lắm rồi
Bắt tay vào làm đi thôi
Đừng nhìn đừng đứng, đừng ngồi mà trông!
Già trẻ, trai gái một lòng
Vì môi trường sạch, cộng đồng làm ngay
Chúng ta hãy nắm chặt tay
Môi trường xanh, sạch tháng ngày chăm lo
Ai ơi xin nhớ kỹ cho
Môi trường xanh, sạch còn chờ đợi ai.


KHÔNG ĐỀ
Tôi đi xuyên việt truyền thông
Môi trường xanh, sạch mà lòng rất vui
Vợ tôi thấy vậy mỉm cười
Liệu ông theo kịp được người ta không?
Xe đạp tôi đã sửa xong
Chờ ngày xuất phát mà lòng xốn xang
Quần áo, giày dép gọn gàng
Thuốc men, tiền bạc tôi mang đủ dùng.
Con cháu thì động viên ông
Đạp xe cho khỏe, thành công ông về.
Đường đi đèo dốc suối khe
Mưa mưa, nắng nóng luôn đe dọa mình
Nếu ngồi mà nghĩ cũng kinh
Đi rồi mới biết sức mình là đâu.
Ngày đầu người mỏi mệt đau
Thân thể ê ẩm cái đầu nghĩ suy
Đường đi ơi hỡi đường đi
Gian nan phía trước liệu thì vượt qua?
Hà Nội đến Huế đâu xa
Sáu trăm cây số sức ta đạp bằng
Càng đi khí thế càng hăng
Ăn ngon, ngủ khỏe sức tăng hơn nhiều.
Đi Đà Nẵng qua hai đèo
Phú già, Phướng tượng ngoằn nghèo quanh co.
Qua đèo lại tới Lăng Cô
Hải Vân dài dốc đèo chờ đợi ta
Thành phố Đà Nặng không xa
Hội An – Quảng Ngãi vượt qua Tam Kỳ.
Môi trường những chỗ tôi đi
Cái xanh, cái đẹp nhiều khi phải bàn
Rác rưởi nhiều chỗ hiên ngang
Chất lên thành đống quanh làng quanh thôn.
Sao không xử lý không chôn
Vứt rác sao cứ lối mòn năm xưa?
Sa Huỳnh tôi tới buổi trưa
Dọc đường nắng nóng không mưa tý nào.
Ngũ Hoành Sơn – Biển Sa Huỳnh thật đẹp sao
Tháp Chàm, Cổ Trà bản biết bao nhiêu tình.
Nghĩ về phố Hội đẹp xinh
Di sản phố cổ nguyên hình ngàn xưa
Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Tuy Hòa phố trẻ mộng mơ vươn mình
Nha Trang biển hẹn lung linh
In bóng biển bạc chữ tình nên duyên
Cam Ranh, Phan Rí đến liền
Đồng Nai, Long Khánh nhỡn tiền tới nơi
Thành phố Hồ Chí Minh đây thật rồi
Lung linh hòn ngọc sáng trời viễn đông
Tới thăm thăm phủ đầu Rồng
Đây Dinh Thống Nhất chiến công huy hoàng
Chính đây sử mới tiếp trang
Chính đây dân chúng hát vang hòa bình
Nơi đây kết thúc hành trình
Nhưng tôi vẫn khỏe, vẫn xinh, vẫn dòn
Vẫn xanh màu áo cỏ non
Vẫn chiếc xe đạp bon bon đường dài
Hành trình có một không hai
Ngồi vui ngẫu hứng viết vài câu thơ
Tới đích mà vẫn như mơ
Thành công thắng lợi dành cho toàn đoàn
Hôm nay ca khúc khải hoàn
Mọi người vui vẻ, hân hoan xum vầy
Chúng ta tay nắm chặt tay
Môi trường xanh sạch tháng ngày chăm lo
Ai ơi hãy nhớ kỹ cho
Môi trường xanh sạch còn chờ đợi ai

nguyen tran bao yen
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Nhi
3 tháng 9 2018 lúc 8:58

Hi everyone. Today I would to share with you my typical day.I usually get up at 5:35 in the morning. After washing my face and brushing my teeth, I do morning exercises for fifteen minutes. Then I have breakfast with Mum and Dad at 6:15 and leave home for school at 6:30. My classes start at 7:00 and end at 11:15. After that I go home, and have lunch with my family at 12:00. After lunch I usually have a short rest. In the afternoon, I study my lessons, read books, and do homework from 1:30 p.m. to 4:00 p.m. I often play badminton with my friends on the ground at 4:30. I come back home and have dinner at 6:00 p.m. After dinner, I often watch the news on TV for thirty minutes. Then I prepare for the new lessons and go to bed at 10:20 p.m.
That’s all about my typical day. Thank you so much for listening!

Nguyễn Thị Yến Nhi
3 tháng 9 2018 lúc 9:00

Chào mọi người. Hôm nay tôi muốn chia sẻ với bạn một ngày điển hình của tôi. Tôi thường thức dậy lúc 5:35 sáng. Sau khi rửa mặt và đánh răng, tôi tập các bài tập buổi sáng trong mười lăm phút. Sau đó, tôi ăn sáng với mẹ và bố lúc 6:15 và rời nhà đi học lúc 6:30. Các lớp học của tôi bắt đầu lúc 7:00 và kết thúc lúc 11:15. Sau đó tôi về nhà và ăn trưa cùng gia đình vào lúc 12:00. Sau bữa trưa, tôi thường nghỉ ngơi ngắn. Vào buổi chiều, tôi học các bài học, đọc sách và làm bài tập về nhà từ 1:30 chiều. đến 4:00 chiều Tôi thường chơi cầu lông với bạn bè trên mặt đất lúc 4:30. Tôi về nhà và ăn tối lúc 6:00 chiều Sau bữa tối, tôi thường xem tin tức trên TV trong ba mươi phút. Sau đó, tôi chuẩn bị cho những bài học mới và đi ngủ lúc 10:20 chiều.
Đó là tất cả về ngày điển hình của tôi. Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã lắng nghe!

Phần này là phần dịch nha

Milo Murphy
3 tháng 9 2018 lúc 9:04

A:hello dude, nice to see u again

B: hi man, nice to meet u too

A:where are u going ?

B:I'm going to the stadium.And u ?

A:I'm doing my daily routine:going to the market to buy some apple

B:ohh, see ya

A:ok,bye

My Lê
Xem chi tiết
My Lê
19 tháng 4 2023 lúc 21:40

ai làm đc,mik tick cho ạ!!

 

Anh Hong
Xem chi tiết
Karick
Xem chi tiết

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh, tên em là........Sau đây em xin đại diện cho tổ...thuyết trình về bức tranh của nhóm em.

Bức tranh này có chủ đề "đoàn trong trái tim em". Đoàn trong trái tim mỗi chúng ta là tuổi trẻ, là nhiệt huyết, là cả một thanh xuân,...Chúng ta nên cảm thấy vinh dự khi được mặc trên mình màu áo xanh của đoàn, tiếp tục nối bước các thế hệ trước. Trong bức tranh của chúng em có hình ảnh những người đoàn viên đang đứng trên một bông sen, bông sen ấy như tượng trưng cho những người con của Đồng Tháp Mười toả nắng rực rỡ. Đoàn giúp ta có được tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, có thêm hành trang mới để bước vào đời,...

Bài thuyết trình của nhóm em đến đây là hết, cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Em xin cảm ơn!

lê vũ minh hoàng
Xem chi tiết
 Đoàn Thái Hà
Xem chi tiết
❖ Kẹo/Min bad girl ❄ (Bo...
27 tháng 12 2020 lúc 20:37

Võ Thị Sáu - một người con gái sinh ra ở vùng Đất Đỏ thuộc vùng Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của nước Việt Nam ta ngày nay. Chị sinh năm 1933, là người con gái vô cùng thông minh, mưu trí, có tinh thần yêu nước và dũng cảm. Dù tuổi đời còn rất nhỏ nhưng chị đã tham gia làm liên lạc viên cho đoàn quân cách mạng của chúng ta và lập được rất nhiều chiến công hiển hách đáng khen thưởng.

Năm 1948, chị được cấp trên giao cho nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là phải đánh phá một buổi lễ mít tinh nhằm kỷ niệm ngày chào mừng Quốc khánh của thực dân Pháp để gây nhiễu loạn và phá hoại âm mưu của kẻ thù. Tại buổi lễ mít tinh đó chị Võ Thị Sáu đã tung lựu đạn vào khán đài có tỉnh trưởng Lê Thành Trường - một lãnh đạo cấp cao của bè lũ tay sai cho thực dân Pháp để giải tán đám đông. Chính chiến công này đã giúp cho chị Võ Thị Sáu của chúng ta lập thêm nhiều chiến công khác oanh liệt hơn.

Sau đó, chị Võ Thị Sáu được cơ quan trung ương Đảng giao cho nhiệm vụ tiêu diệt kẻ gian tế, nên tháng 2 năm 1950 trong khi đi làm nhiệm vụ chị đã bị kẻ thù bắt giữ. Bọn giặc ngoại xâm đã tra tấn chị Võ Thị Sáu của chúng ta vô cùng dã man, bắt chị khai ra những đồng đội của mình. Nhưng chị anh dũng kiên quyết không khai chúng dùng nhiều thủ đoạn tra tấn tàn bạo như dùng dùi điện cho điện giật vào người chị, hay dùng dùi nung lửa nóng khoan lên người chị…Nhưng mọi hình thức tra tấn dã man thời trung cổ đó càng làm chị thêm căm hận kẻ thù chị kiên quyết không hé răng nửa lời.

Cuối cùng không làm được gì chị Võ Thị Sáu chúng buộc lòng đày chị ra Côn Đảo là nơi chuyên giam giữ và đày đọa những người tù chính trị của nước ta, là nấm mồ chôn thân của rất nhiều người anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam ta.

Tới ngày 23/1/1952, chị Võ Thị Sáu anh hùng của chúng ta bị mang ra pháp trường xử tử khi tuổi đời chỉ tròn mười chín tuổi. Cho tới sau này khi đất nước chúng ta hoàn toàn sạch bóng kẻ thù năm 1993 chị Võ Thị Sáu được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, là một trong những chiến sĩ vô cùng trẻ tuổi của ta được vinh danh thiên cổ.

Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.

Khách vãng lai đã xóa
Ngọc Mai_NBK
28 tháng 2 2021 lúc 12:03

Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Vua Quang Trung-Nguyễn Huệ

Vào thế kỉ thứ XVI, đất nước chìm vào cuộc nội chiến do hai chúa: chúa Trịnh chuyên quyền lấn át vua Lê ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ra sức xây dựng và mở mang thế lực ở Đàng Trong. Nội chiến của nước ta là điều kiện thuận lợi cho phong kiến phương Bắc tiến quân xâm lấn. Năm 1786, ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa và làm chủ được nhiều nơi. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt đưa quân vào Thăng Long. Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi vua và chỉ huy toàn lực lượng tiến quân ra Bắc. Hành quân thần tốc và chỉ trong năm ngày chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ giải phóng hoàn toàn thành Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước ta. Giải phóng hoàn toàn đất nước, vua Quang Trung bắt tay xây dựng Tổ quốc. Tiếc thay, mọi cải cách của ông đang tiến hành thì ông đột ngột từ trần. Người anh hùng áo vải, cờ đào khi ấy chỉ mới bốn mươi tuổi. Vua Quang Trung mất đi để lại trong lòng người dân Việt sự kính trọng, mến tiếc khôn nguôi và lòng tự hào về một anh hùng chống ngoại xâm lỗi lạc.

Khách vãng lai đã xóa
_No Way_
Xem chi tiết
Darlingg🥝
6 tháng 6 2019 lúc 10:05

Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến trường lại phải nai lưng ra kiếm sống. Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi bặm của cuộc đời. Hàng ngày phải đương đầu với biết bao khó khăn của cuộc sống, phải đối diện với hầu hết những cặn bã của xã hội, làm thế nào để các em có thể giữ gìn được sự trong sáng cho tâm hồn mình.
Mỗi em đều có những hoàn cảnh sống riêng, có những con đường riêng để rồi các em sớm gặp nhau trên đường đời. Khi những bạn nhỏ như các em được cha mẹ nâng niu, chăm bẵm, lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ, được đến trường với những bộ quần áo mới đắt tiền và được đưa đón thương yêu thì các em với đầu trần chấn bươn trải trên khắp các con đường ngõ phố để kiếm sống. Để rồi khi thì bị hắt hủi, khi bị đánh đuổi và cả những khi nhịn đói chịu rét trên hè phố hay ghế đá công viên. Trước khi đến với đám bạn nơi đường phố, chắc rằng nhiều em cũng có gia đình. Nhưng rồi hoàn cảnh xô đẩy đã cướp đi của các em cha mẹ và gia đình. Có em mất cha mất mẹ vì thiên tai lũ lụt, có em thì bỏ quê ra đi vì nghèo quá. Nhưng cũng có em thì bỏ nhà đi bụi, nhưng số đáng trách này không nhiều. Thương tâm nhất là những đứa trẻ vô thừa nhận. Mẹ các em sinh ra các em rồi đang tâm vứt bỏ. Các em lớn lên trong những trại trẻ mồ côi rồi phải tự ra đường kiếm sống.
Những đứa trẻ ấy ngay từ nhỏ đã phải chịu bao nhiêu thiệt thòi, khổ cực. Các em không được vui chơi, không được đến trường. Đã có lúc tôi vô tình được chứng kiến cảnh các em cùng nhau nô đùa trong công viên. Bên cạnh đó la liệt những nón áo, hòm đánh giày, báo, những túi đựng ni lông đồng nát. Các em vui đùa thật vô tư. Nhưng nếu có khách gọi là chúng lại lao ra tranh nhau khách. Nhũng nụ cười hồn nhiên vô tư lại được thay thế bằng vẻ mặt thật khắc nghiệt. Tôi thương chúng vô cùng nhưng tôi chẳng có nhiều tiền để cho chúng. Mỗi người tự lo cho mình có cuộc sống yên ổn đã quá mệt nhọc rồi, liệu mấy ai còn đủ thời gian rảnh để suy nghĩ xem số phận những đứa trẻ ấy sẽ ra sao. Hay chúng lại trở thành những kẻ phạm tội, để rồi khi tạm biệt đường phố chúng lại đến với song sắt nhà tù.
Nhìn những đứa trẻ lang thang trên đường phố với một tương lai mờ mịt, trong lòng tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc.Giá như, những người quyền cao chức trọng bớt ăn chơi xa xỉ, những thanh niên con nhà giàu bớt những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng thì chắc rằng sẽ có rất nhiều em nhỏ đáng lang thang kia có được một chốn bình yên để đi về, có được một chỗ ấm áp để trú chân trong những mùa đông rét mướt.
Cuộc sống còn bộn bề những lo toan và còn bao nhiêu bất trắc. Sẽ vẫn còn những đứa trẻ lang thang, không nhà không cửa, không người che chở yêu thương. Chỉ mong rằng, những bậc cha mẹ biết nghĩ hơn, sinh ít con để đảm bảo cuộc sống cho chúng, những bà mẹ hãy có trách nhiệm hơn khi đã trót sinh ra một đứa trẻ. Đừng vì cuộc sống của riêng mình mà nỡ bỏ rơi đứa con do mình đứt ruột đẻ ra. Và cũng mong rằng chúng ta sẽ quan tâm giúp đỡ để hạn chế những thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra, để những đứa trẻ không phỉ rời bỏ gia đình, quê hương bản quán mà đi tha phương cầu thực… Còn biết bao cảnh ngộ đáng thương tâm, nếu mỗi chúng ta đều biết sống nhân hậu hơn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn, và chắc hẳn trên đường phố sẽ bớt đi những mảnh đời côi cút, chắp vá.
Nhân dân ta vốn có truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, đã khuyên chúng ta:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Lời dạy đầy tình nghĩa ấy chắc rằng sẽ lay động lương tâm mỗi con người, để trái tim ta không bị chai sạn trước những mảnh đời đáng thương hơn mình. Khi trái tim con người còn biết rung động với niềm vui và nỗi buồn của đồng loại, khi ấy cuộc sống vẫn thật tuyệt vời. Những em nhỏ mồ côi kia rồi sẽ được cộng đồng yêu thương, sẻ chia bất hạnh và cuộc sống của các em sẽ bớt nhọc nhằn hơn.

loigiaihay.com

Bình luận

Bài tiếp theo 

Báo lỗi - Góp ý

CÁC BÀI LIÊN QUAN: - Văn nghị luận lớp 9



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/suy-nghi-cua-anh-chi-khi-nhin-nhung-em-be-khong-noi-nuong-tua-c36a13686.html#ixzz5q29XK54v

~Hok tốt~

๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
7 tháng 6 2019 lúc 8:41

Hiện tại, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đang tổ chức quản lý, nuôi dưỡng thường xuyên cho 104 đối tượng xã hội . Trong đó có 17 người già cô đơn, 39 trẻ mồ côi, 15 người tâm thần, 19 người tàn tật. Trong khi đó, toàn tỉnh hiện có khoảng 1.080 trẻ em khuyết tật, tàn tật, hơn 31.600 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chưa kể tới con số hơn 30.000 trẻ em đang sống trong các hộ nghèo. Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, sự giúp đỡ của doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Toàn tỉnh đã cấp được 100 máy trợ thính và đo, lắp chân giả miễn phí với trị giá 160 triệu đồng cho người tàn tật; trợ giúp cho người khuyết tật gần 1.100 xe lăn trị giá 1,3 tỷ đồng và 50 xe đạp cho trẻ mồ côi trị giá 50 triệu đồng; tổ chức dạy nghề may và thêu ren cho 370 người với kinh phí gần 1 tỷ đồng. Tính đến nay, tỷ lệ trẻ em khuyết tật được chỉnh hình đã đạt 51%. Riêng trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh đã đưa 242 em nhỏ khuyết tật đi khám sàng lọc và phẫu thuật, điều trị khuyết tật vận động, 256 em đi phẫu thuật nụ cười, 143 em được phẫu thuật mắt, 13 em được phẫu thuật tim bẩm sinh… Hội Người tàn tật, trẻ mồ côi tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành vận động ủng hộ kinh phí xây dựng nhà tình thương tặng cho người khuyết tật với kinh phí 355 triệu đồng.  Đó là những con số từ văn bản báo cáo của các cơ sở, ngành hữu quan, một kết quả thật sự đáng trân trọng. Tuy nhiên, trong các hội nghị luận đàm về công tác bảo trợ xã hội vẫn có phần lớn số ý kiến cho rằng, đối tượng bảo trợ xã hội lớn nhưng nguồn lực đầu tư vào các chính sách, chương trình bảo trợ cho các đối tượng này còn thấp. Việc triển khai, thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật và trẻ mồ côi ở một số địa phương, cơ sở còn chậm. Y thức nhân đạo trong cộng đồng còn hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này là do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi còn hạn chế. Các cơ quan chức năng, ngành, đoàn thể  chưa thực sự chủ động trong công tác tham mưu và triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát  chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, hình thức tuyên truyền còn chưa phong phú.

Để công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật trẻ mồ côi đạt được hiệu quả hơn nữa, vừa qua, BTV Tỉnh ủy đã có Kết luận số 27-KL/TU ngày 8/9/2011 chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân tiếp tục thực hiện chỉ thị số 28-CT/TU ngày 12/5/2008 của BTV Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi. Giải pháp để thực hiện là đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và nhân dân về Luật Người khuyết tật. Từng bước xã hội hóa công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật và trẻ mồ côi. Thực hiện tốt các chương trình nhân đạo về người tàn tật và trẻ mồ côi như: xây dựng quỹ “người khuyết tật, trẻ mồ côi” vào ngày 18/4 hàng năm; tổ chức chương trình dạy nghề, trợ giúp xe lăn và xe đạp, chương trình xây nhà đại đoàn kết… cho người tàn tật. Vận động sự đóng góp về vật chất, tinh thần của các tổ chức và cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước để hỗ trợ người tàn tật, trẻ mồ côi, giúp họ từng bước cải thiện cuộc sống hòa nhập với cộng đồng. Tăng cường công tác điều tra, khảo sát tổng hợp nắm chắc số lượng, phân loại người khuyết tật, trẻ mồ côi và có cơ chế chính sách phù hợp để chăm sóc, giúp đỡ lâu dài. Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện cho người tàn tật, trẻ mồ côi ngày càng tiếp cận thuận lợi, bình đẳng và chất lượng hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản và các chương trình về sinh kế để ổn định cuộc sống có tính dài hạn hơn. Đó là nền tảng cơ bản để từng bước đưa công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi đi vào thực chất và đạt được hiệu quả cao hơn.

Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Đại Yến
14 tháng 11 2021 lúc 16:39

Tham khảo/:

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

Thuy Bui
14 tháng 11 2021 lúc 16:41

Tham khảo:

Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em rất ấn tượng với khổ thơ đầu tiên. Ở đó, tác giả vẽ nên một khung cảnh, khi mà cả trái đất chỉ mới có trẻ con mà thôi. Trẻ con chính là sinh vật đầu tiên xuất hiện, như một ngôi sao sáng, như một đốm lửa màu nhiệm. Thế giới xung quanh lúc này xám xịt và lạnh lẽo, trụi trần, chẳng có gì cả. Tác giả đã khắc họa trái đất lúc ấy không cây cỏ, không muông thú, chim chóc, không có màu sắc, không có ánh sáng. Và trẻ con chính là nét bút tươi mới đầu tiên của nơi đây, là mầm non, là hi vọng về một tương lai khác của trái đất. Những hình ảnh thơ ấy, đã gợi lên sự tò mò về những điều mới lạ trên trái đất từ khi có trẻ con. Đó là cách mở đầu hay, thú vị và hấp dẫn.

HACKER VN2009
14 tháng 11 2021 lúc 16:42

Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.