Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
qwewe
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
23 tháng 4 2020 lúc 14:24

1

trong đời  sống : 

-Giải thích giúp ta  hiểu những điều  chưa biết trong mọi lĩnh vực

-Muốn giải thích được thì cần phải có các tri thức khoa học ; chuẩn xác về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống

Trong văn nghị luận :

- Giải thích làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng ; đạo lí ; phẩm chất ; quan hệ ;... cần được giải thích

-Nhằm nâng cao nhận thức ; trí tuệ ; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người

2. Có 4 bước làm một bài văn lập luận giải thích:

B1:Tìm hiểu đề ; tìm ý

B2:lập dàn bài

B3:viết bài

B4:đọc lại và sửa chữa

3.  Hãy nêu dàn ý chung để làm một đề văn lập luận giải thích. 

MB:-Nêu luận điểm cần giải thích

     - Trích dẫn câu tục ngữ ; ca dao ; châm ngôn ;... ( nếu có)

TB: giải thích nghĩa của câu ca dao ; châm ngôn (nếu có) theo trình tự sau :

nghĩa của từ nghĩa cụm từ nghĩa của cả câu => nghĩa bóng => nghĩa sâu

-Nêu lí lẽ chứng minh luận điểm

-Nêu dẫn chứng chứng minh luận điểm 

Lưu ý : dẫn chứng không được lấn lướt  luận điểm

KB: Khẳng định lại luận điểm , rút ra bài học cho bản thân

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thái Sơn
23 tháng 4 2020 lúc 14:29

II bài tập : 

bài 1 :

Vấn đề được giải thích : Lòng nhân đạo

phương pháp giải thích:

+ Nêu định nghĩa 

+Nêu các biểu hiện

+So sánh ; đối chiếu với các hiện tượng ; vấn đề khác

+ Chỉ ra nguyên nhân ; mặt lợi ; ý nghĩa ; cách noi theo 

Khách vãng lai đã xóa
No name
Xem chi tiết
Đào Vân Anh
17 tháng 3 2022 lúc 21:03

 Tham khảo :Cuộc sống là một hành trình dài, với nhiều những thử thách. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã đem đến một bài học quý giá dành cho mỗi người.

Câu tục ngữ bao gồm hai vế câu “đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Ở vế câu đầu tiên, “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Hiểu sâu xa hơn thì đi một ngày đàng có nghĩa là đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa có hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Như vậy, câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.

Mỗi hành trình đều đem đến cho con người những bài học vô cùng quý giá. Từ những bước đi đầu tiên, chúng ta cũng sẽ học hỏi được một điều gì đó. Dân tộc Việt Nam sẽ không quên được những bước đi đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville, Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Trong suốt “hành trình ngàn dặm” đó, Người đã đi qua nhiều nước phương Tây, phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Con đường ấy tuy đầy khó khăn và trắc trở. Nhưng đến cuối cùng, Bác cũng tìm đến được với ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Nếu như không chịu bước đi, vị trí của con người sẽ mãi ở vạch xuất phát. Mỗi bước đi cho dù có nhỏ bé, ngắn ngủi nhưng từ những bước đi nhỏ ấy chúng ta mới đi qua một cuộc hành trình ngàn dặm. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Thành công của con người được tích lũy từ những trải nghiệm trong cuộc sống.

Bên cạnh đó vẫn có những người sống thụ động, hèn nhát. Họ không dám tiến bước về phía trước, thoát khỏi vùng an toàn của mình để chinh phục mục tiêu của bản thân. Ngược lại họ chỉ trông chờ vào những điều may mắn theo tâm lý: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” hay “Há miệng chờ sung”. Đó quả thật là lối sống đáng phê phán trong xã hội hiện đại.

Đối với một học sinh, chúng ta cần phải tích cực trải nghiệm nhiều hơn. Mỗi một hành trình đều sẽ giúp nâng cao kiến thức, tích lũy kỹ năng cần thiết để tiến tới thành công.

Như vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Không ngừng học tập, khám phá tri thức là một điều vô cùng quan trọng để vươn tới thành công.

Soke Soắn
Xem chi tiết
Công chúa cầu vồng
14 tháng 4 2018 lúc 17:50

Con người sáng tạo ra toàn bộ của cải vật chất trong đời sống hàng ngày và trở thành trung tâm của vũ trụ. Chính vì vậy vai trò của con người là vô cùng to lớn, ông cha ta có câu tục ngữ “ người sống, đống vàng” để nói về ý nghĩa sự tồn tại của con người.

Trước hết câu tục ngữ đề cao giá trị quý báu của con người bằng việc so sánh với “ đống vàng” – hiện thân của sự cao sang, có giá trị lớn. Mặt khác “ đống vàng” ở đây còn chỉ những thứ vật chất của cải đều được con người làm ra vì vậy có con người là có tất cả. Từ xa xưa, từ thời nguyên thủy, khi con người bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh đã biết lấy sự lao động để tìm kiếm thức ăn và tạo ra của cải. Quá trình đó vẫn được phát triển cho đến ngày nay, con người không chỉ tạo ra đồ ăn thức uống dùng hàng ngày mà còn phát triển thêm nhiều bước tiến mới về mọi mặt trong đời sống, làm cho cuộc sống con người ngày càng tiện nghi hơn.

Ông cha ta từ xưa đã đề cao con người “ một mặt người bằng mười mặt của”, điều đó được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày, khi có động đất, lũ lụt xảy ra, mọi người luôn chú trọng bảo vệ con người, di chuyển người dân đến nơi an toàn sau đó mới di chuyển đồ đạc, của cải. Hàng loạt những dịch vụ y tế được phát triển để phục vụ cho sức khỏe và tuổi thọ của con người. Bởi lẽ, con người sáng tạo ra của cải, không có con người của cải sẽ không thể sử dụng được. Của cải nếu mất có thể làm lại nhưng nếu con người mất đi sẽ không thể sống lại được nữa.
Giá trị của con người không những thể hiện ở sức lao động mà còn được thể hiện ở trí tuệ.

Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

PROMOTED CONTENT by Mgid Mỡ ở bụng và hai bên hông sẽ biến mất chỉ trong 3 ngày! Tôi đã kiếm được 350 triệu đồng với mẹo này! Rất dễ, bạn chỉ cần Tất cả các ký sinh trùng sẽ ra khỏi cơ thể bạn sau một đêm! Thử vận may của bạn với cá độ thể thao nhanthuong88.com

Bằng trí tuệ của mình, con người đã và đang xây dựng một thế giới văn minh và ngày càng tiến bộ, những công trình kiến trúc, những nghiên cứu khoa học ra đời và phát triển phục vụ cho một thế giới văn minh. So với thời kì cổ đại, xã hội ngày nay đã có một bước nhảy vọt vô cùng mạnh mẽ, tất cả là nhờ vào trí óc và sức lao động của con người. Tuy vậy, câu tục ngữ không phủ nhận vai trò của của cải , vật chất. Vốn dĩ, để tồn tại được con người phải sử dụng lương thực, thực phẩm, nước uống từ tự nhiên hằng ngày, thế nhưng nếu không có con người thì mọi thứ trong tự nhiên đều không thể được khai thác và sử dụng. Con người hiểu được ý nghĩa của cải vật chất và lao động để biến những của cải vật chất từ tự nhiên và trí óc trở thành thứ có ích cho cuộc sống. Con người làm chủ thời gian, trồng trọt làm ra lúa gạo, khai thác sử dụng những tài nguyên thiên nhiên, vì vậy giá trị của con người là vô cùng to lớn.
Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, mọi người cần quan tâm đến sức khỏe của chính bản thân vì không gì quan trọng bằng sức khỏe tốt. Có sức khỏe tốt, con người sẽ sống lâu và ngày càng cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp từ trí tuệ và sức lao động của mình.

Tuy nhiên ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển thì lại xuất hiện không ít mặt trái từ những người không biết quý trọng tính mạng của những người xung quanh mình. Họ sản xuất ra những thực phẩm không đảm bảo sức khỏe, những đồ dùng có chứa chất gây bệnh cho mọi người, họ đang đầu độc toàn xã hội. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người không quan tâm đến bản thân, sa đọa vào những tệ nạn như rượu chè, cờ bạc, làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh nan y, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bản thân và làm hoang phí của cải vật chất. Đây là điều đáng phải lên án và răn đe, chúng ta cần phải chung tay bài trừ những tệ nạn xã hội để bảo vệ cho chính bản thân mình và những người thân xung quanh.

Xã hội càng phát triển lại càng chứng minh được tầm quan trọng của con người, con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống . Câu tục ngữ “ người sống, đống vàng” tuy chỉ có bốn từ những đã thực sự đã đúc kết lại phương châm sống coi trọng giá trị con người của ông cha ta và phương châm đó hoàn toàn đúng đắn. Kế thừa triết lí sống của ông cha , chúng ta càng phải nỗ lực hơn nữa trong việc bảo vệ bản thân và tích cực trong những hoạt động tập thể, phát huy tối đa giá trị của con người.

Công chúa cầu vồng
14 tháng 4 2018 lúc 17:51

Trên thế gian này, con người là quý giá nhất. Con người có thể làm ra mọi thứ. Con người nắm giữ, sử dụng thời gian, làm ra vàng bạc, lúa gạo, biết suy nghĩ. Sức lao động của con người là vô hạn và cũng là cái để con người thực hiện những ước mơ, là phương tiện tồn tại cùng với thời gian. Điều đó cũng được ông cha ta hiểu từ xưa tới giờ và được đúc kết lại bằng câu tục ngữ: “Người sống, đống vàng”.

Câu tục ngữ trên thuộc câu so sánh ẩn dưới hai vế đối xứng với nhau. Vần lưng giữa câu làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu. Câu tục ngữ mang hai nghĩa.

Nghĩa thứ nhất dân gian ví con người quý như vàng bạc, làm tôn giá trị tới mức đỉnh cao. Nghĩa thứ hai là có con người thì sẽ có của cải, vật chất. Đúng như câu tục ngữ, người xưa cũng đã từng có câu:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

NHIỀU NGƯỜI ĐỌC by Mgid

Thật vậy, từ ngày xưa, nhân dân ta không có những phương tiện máy móc như hiện giờ, mọi người chỉ biết dựa vào sức người, đôi tay và khối não. Đó chính là những công cụ sống mà được truyền từ đời này sang đời khác và bất kì thời nào thì giá trị của con người vẫn luôn được xem là bậc nhất, luôn được mọi người quan tâm hàng đầu. Ngay cả từ thời trái đất còn sơ khai, con người đã biết săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi để tồn tại. Trải qua thời gian thì những phát minh được ra đời, những kinh nghiệm được đúc kết lại làm hành trang vững bước cho thế hệ sau. Cứ dần dần như vậy mà ngày nay, chúng ta đã được hưởng một thành quả lớn nhất là đời sống ổn định, có của ăn, của để, có cây trồng, vật nuôi phục vụ đời sống.

Có thể nói con người làm chủ trên trái đất này, không có con người thì tất cả sẽ vô vị, trở nên lạnh lẽo, dù có nhiều của cải đến đâu thì cũng chỉ là vô nghĩa vì không được con người khai thác, sử dụng. Con người với năng lực của mình đã xây dựng nên được những tháp chùa, nhưng toà lâu đài cổ kính trường tồn cùng thời gian. Năng lực của con người sẽ mãi là một thứ vũ khí mạnh nhất để chống lại bất kì kẻ thù nào và cũng là cái để làm nên tất cả.

Nói tóm lại, câu tục ngữ trên khẳng định tầm quan trọng và đề cao năng lực giá trị con người. Nó không chỉ là một sự khẳng định mà nó còn là một lời khuyên, một bài học, một tư tưởng đúng đắn dành cho mỗi chúng ta.

❤Cô nàng ngốc ❤
14 tháng 4 2018 lúc 17:52

Như ta đã biết con người có thể làm ra của cải vật chất và làm được ra tất cả mọi thứ,vì con người biết sử dụng thời gian để làm ra lương thực và tiền bạc hơn ở chỗ là họ biết suy nghĩ.Nhưng không phải ai cũng có thể khỏe mãi và trẻ mãi không già được sức lao động của con người có giới hạn,nhưng một khi còn sống và làm việc được thì nhất định sẽ sống và làm việc hết mình để nhằm góp một phần nhỏ công sức của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.Chính vì thế ông cha ta có câu “ người sống đống vàng”.

Ta hiểu câu tục ngữ trên như nào? “ người sống đống vàng” trước hết câu tục ngữ đề cao giá trị của con người bằng việc so sánh con người với đồn vàng thể hiện ta có giá trị lớn.Mặ khác “ đống vàng” ở đây có nghĩa là chỉ những thứ vật của cải đều do con người làm ra vì vậy có con người là có tất cả,con người là người tạo ta của cải vật chất và mọi thứ chỉ cần con người còn sống và lao động được thì sẽ của cải,vật chất. Giá trị của con người không những được thể hiện ở sức lao động mà nó còn được thể hiện ở trí tuệ:

“ Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Từ xa xưa,đặc biệt là trong thời kì chiến tranh nhân dân ta phải vừa sống với chiến tranh vừa phải tăng gia sản xuất để lấy lương thưc,những mảnh đất cằn cỗi,công cụ thô sơ chứ không có máy móc hiện đại như bây giờ nhưng họ vẫn miệt mài sản xuất và làm ra lúa gạo,một phần để nuôi sống bản thân và gia đình ,một phần cung cấp cho chiến tranh.Đa phần mọi người đều dựa vào sức của chính mình sử dụng đôi tay và khối não để làm việc.bằng trí tuệ của mình con người đã và đang xây dựng một thế giới văn minh ngày càng tiến bộ với những công trình kiến trúc,những nghiên cứu khoa học ngày càng ra đời và phát triển để phục vụ cho một thế giới văn minh.So với thời kì cổ đại thì ngày nay là một bước nhảy vọt vô cùng mạnh mẽ tất cả đều nhờ vào trí óc và sưc láo động của con người.

Ngay từ thời kì nguyên thủy con người dần được hình thành và bắt đầu biết săn bắn,và dần biết trồng trọt và chăn nuôi để tồn tại.Sau đó trải qua thời gian thì các công cụ phục phụ cho sản xuất dần được ra đời và con người không còn là lao động chính trong việc sản xuất nữa mà thay vào đó là các trang thiết bị hiện đại như ngày nay,cho lượng năng xuất tăng cao và con người dần có của ăn của để như ngày nay.Quá trình đó vẫn được phát triển cho đến ngày nay,con người không chỉ tạo ra đồ ăn thức uống mà còn tạo ra nhiều bước phát triển mới trên các lĩnh vực,làm cho con người ngày càng tiện nghi và hiện đại hơn.

Không chỉ bây giờ con người mới được đề cao về năng lự mà từ xa xưa ông cha ta đã đề cao con người “ một mặt người bằng mười mặt của” điều đó được thể hiện trong cuộc sông hằng ngày,trong chính sách của nhà nước luon luôn chú trọng đến an sinh xã hội.Những nơi có động đất,lũ lụt mọi người luôn chú trọng đến việc cứu người trước tiên sau đó với di chuyển đồ đạc của cải.Của cải mất thì có thể kiếm lại được,người ma mất đi thì không thể sống lại nữa. Hiểu được câu tục ngữ mọi người cần quan tâm đến sức khỏe của mình vì không gì quan trọng bằng sức khỏe tốt có sức khỏe là có tất cả.

Tuy nhiên trong ngày nay một xã hội ngày càng phát triển nhưng cũng không ít những người không biết quý trọng tính mạng của những người xung quanh.Họ sản xuất ra những thứ độc hại,không tốt cho sức khỏe chỉ vì nhằm lợi ích cá nhân,người ta nói con người luôn có lòng tham không đáy quả thực như vậy.

Xã hội càng phát triển càng chứng minh được tầm quan trọng của con người,con người làm chủ cuộc sống.Câu tục ngữ giúp ta phần nào hiểu được giá trị quan trọng của con người,vì vậy chúng ta phải nỗ lực hơn nữa trong việc bảo vệ bản thân và tích cực trong những hoạt động tập thể,phát huy tối đa giá trị của con người.

~Tiểu Hoa Hoa~
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 6 2018 lúc 5:52

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.

Anh Thanh
12 tháng 8 2021 lúc 19:32

Bài Làm : 

 - a, Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

  Chúng ta có thể hiểu được câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công theo hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên nghĩa đen của câu tục ngữ cho chúng ta biết "Thất bại" là những lần ta không làm được việc, chưa đạt được mục tiêu mình mong muốn ; "Mẹ" là người sinh ra và nuôi dạy ta lớn khôn còn "Thành công" là có kết quả tốt với mục tiêu mình mong muốn, ngược lại với thất bại. Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ là lời khuyên nhủ ta, không được gục ngã trước thất bại mà phải đứng lên nó, lấy nó làm động lức tiến tới thành công. 

 - Cách trình bày nội dung : 

  + Giải thích câu tục ngữ có 2 nghĩa, đen và bóng. 

  + Đầu tiên giải thích nghĩa đen.

  + Cuối cùng là giải thích nghĩa bóng.

Khách vãng lai đã xóa
Võ Minh Khoa
Xem chi tiết
Võ Minh Khoa
Xem chi tiết
Hùng Hoàng
18 tháng 12 2023 lúc 20:57

bạn tham khảo nhé:

Có người cho rằng, con người có thể làm chủ được thiên nhiên. Suy nghĩ trên là hoàn toàn sai lầm.

Đầu tiên, hiểu một cách đơn giản nhất, thiên nhiên là tất cả những vật chất bao quanh con người, không do con người tạo ra mà tự sinh ra dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các thực thể trong tự nhiên thường thấy như sông, núi…

Từ xưa đến nay, con người luôn mong muốn có thể chinh phục thiên nhiên. Nhưng theo tôi, con người cần chung sống hòa bình với thiên nhiên. Bởi thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhân loại.

Thiên nhiên cung cấp cho con những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Đất đai để sinh sống, trồng trọt. Nguồn nước để tắm rửa, sinh hoạt. Rừng cung cấp nguyên liệu để xây dựng, các vị thuốc quý để chữa bệnh… Không chỉ vậy, thiên nhiên còn cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Nhiều khu du lịch sinh thái đang ngày càng được nhân rộng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của con người. Ngoài ra thiên nhiên cũng là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa.

Nhưng có thực trạng đáng buồn là ngày hôm nay, con người đang tàn phá thiên nhiên một cách nghiêm trọng. Từ không khí, nguồn nước đến đất đai đều đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm. Nhiều cánh rừng bị tàn phá, các loài động thực vật quý hiếm bị săn bắt trái phép. Việc tàn phá thiên nhiên sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người. Trái Đất ngày càng nóng lên, các hình thức thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn hay các dịch bệnh mới xuất hiện. Từ sức khỏe của con người, đến sự phát triển kinh tế đều chịu ảnh hưởng của môi trường. Cuộc sống bình yên của nhân loại đang bị đe dọa từ chính những hành vi của chúng ta.

Chính vì vậy, việc bảo vệ môi trường thiên nhiên vô cùng quan trọng. Chỉ một hành động nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định, tích cực trồng rừng, hạn chế sử dụng đồ nhựa, tắt điện khi không sử dụng… đều đem đến ảnh hưởng tích cực cho môi trường. Rõ ràng, việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, cấp bách.

Thiên nhiên giống như một người mẹ bảo vệ con người. Bởi vậy, chúng ta và thiên nhiên cần chung sống hòa bình.

Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
animepham
6 tháng 5 2022 lúc 17:56

tham khảo********

Môi trường sống có những ảnh hưởng nhất định đến con người. Điều đó được thể hiện qua lời khuyên quý giá của ông cha ta qua câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Câu tục ngữ đã mượn hai hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của con người là mực và đèn. Trước hết, “mực” là mực tàu để viết bút lông khi dùng phải mài vào đĩa có nước rồi nhúng ngòi bút lông vào mực mài đó mà viết chữ nho nếu sơ ý hoặc không cẩn thận thì dễ bị dây mực ra chân tay, quần áo, đen bẩn. Còn “đèn” là vật phát sáng ngồi gần đèn sẽ sáng sủa rạng rỡ. Tuy nhiên không dừng lại ở nghĩa này, điều mà ông cha ta muốn nói sâu xa hơn là sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt. Sở dĩ như vậy vì con người ta là sự bắt chước, sự học hỏi - bắt chước cái hay cái tốt và cũng bắt chước được cả cái dở cái xấu.

Có thể kể đến nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao là dẫn chứng cho “gần mực thì đen” vốn là anh nông dân hiền lành chất phát bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội phải đi tù, sau bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà tù của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người như thế. Ngược lại câu chuyện “Mẹ hiền dạy con” đã chứng minh rõ nét nhất cho “gần đèn thì rạng”. Mạnh Tử khi còn bé sống gần trường học nên lễ phép chăm chỉ học hành, giả sử người mẹ của Mạnh Tử cho cậu sống gần chợ hay ở nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh tử đã trở thành bậc hiền tài của Trung Quốc. Còn trong thực tế cuộc sống, chúng ta có thế thấy được rằng học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt. Gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Ngược lại, nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu.

 

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể bắt gặp một số người không chịu ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh - “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… Họ đều là những con người đã lựa chọn rời xa chốn quan trường để tìm về với thiên nhiên đẹp đẽ, không màng những bon chen quyền lực, địa vị.

Đối với lứa tuổi học sinh, việc kết bạn là hết sức quan trọng. Nếu chơi với những bạn chăm ngoan, học giỏi, lễ phép, biết kính trên nhường dưới... thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt đẹp và sẽ trở thành người tốt. Bạn bè sẽ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một lời khuyên đúng đắn, giàu giá trị đối với mỗi người. Mỗi người cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

⭐Hannie⭐
6 tháng 5 2022 lúc 17:56

Tham khảo

I. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Ví dụ: Có thể nói những câu tục ngữ và ca dao có vai trò vô cùng quan trọng, một trong những ý nghĩa quan trọng đó là dạy bảo chúng ta về những thói hư trong cuộc sống, những cách ứng xử vô cùng ý nghĩa và những bài học về cách làm người. Một trong những câu tục ngữ có ý nghĩa dạy dỗ sâu sắc về chọn bạn mà chơi đó là câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.

II. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

– Nghĩa bóng:

+ Mực là mực viết, khi gần mực, dùng mực thì chúng ta sẽ bị vấy bẩn, dính mực và đen

+ Đèn là ánh sáng, nơi phát ra ánh sáng, gần nơi sáng sủa thì chúng ta cũng sáng

– Nghĩa đen:

+ Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy

+ Khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng

2. Những biểu hiện về câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

- Những đứa trẻ hư chơi với nhau sẽ hư, chơi với những đứa trẻ hư sẽ trở nên hư hỏng

 

- Những đứa trẻ tốt, sáng sủa chơi với nhau thì chỉ có tốt đẹp và sáng hơn

- Những đứa trẻ xấu khi chơi với những đứa trẻ tốt cũng sẽ trở nên tốt đẹp

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Ví dụ: Câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng là một câu tục ngữ rất đúng. Chúng ta nên chọn bạn mà chơi trong học tập cũng như trong công việc.



 

Lý Ngọc Quỳnh Anh
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
4 tháng 4 2022 lúc 20:06

Tham khảo:

a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trề.
– Câu tục ngữ có hai vế, mỗi vế nêu lên một thái độ đối với lao động.
– Tay là cơ quan quan trọng nhất của con người làm việc.
Hình ảnh bàn tay ở đây tượng trưng cho con người. Tay làm là hình ảnh con người chăm chỉ, tay quai là hình ảnh con người lười biếng, không chịu làm việc .
Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày
– Hàm và miệng là cơ quan giúp cho con người ăn uống. Hình ảnh hàm và miệng ở đây tượng trưng cho cuộc sống của cơn người. Người chăm chỉ mới có cái để ăn (liên hệ với câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho), nói rộng ra người có chăm làm cuộc sống mới được đảm bảo, kẻ lười biếng thì chẳng có gì đề ăn. Nói rộng ra kẻ lười biếng cuộc sống sẽ khổ sở, thiếu thôn.
– Câu tục ngữ khuyên mọi người cần chăm chỉ lao động, chê trách thái độ lười biếng.
b. Nêu dẫn chứng chứng minh người lao động chăm chỉ sẽ có một cuộc sống no đủ tốt đẹp. (Lây các dẫn chứng trong cuộc sống thực tế ở xung quanh, có thể nêu lên cụ thể).
– Người nông dân chăm chỉ cày sâu cuốc bẫm, mùa đến sẽ, thu hoạch tốt.
– Người công nhân chăm chỉ, có tay nghề giỏi sẽ có năng suất cao do đó lương cao, được thưởng nhiều. Cuộc sống vì thế sẽ sung túc.
– Người thợ thủ công chăm chỉ làm ra được nhiều sản phẩm, thu nhập cao. Vì thế gia đình có cuộc sổng đầy đủ.