một trong những luận điểm rất quan trọng của bài Nước Đại Việt ta là sự đối lập giữa Bắc và Nam,giữa địch và ta.Sự so sánh ấy có ý nghĩa như thế nào ?
a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :
Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?
b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?
Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?
Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.
Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?
c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :
- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó
- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.
- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).
- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.
Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay
- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.
b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”
- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau
c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người
→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4
1.Đặc điểm nào để phân biệt giữa thực vậ và các sinh vật khác?
2.Tế bào thực vật có cấu tạo gồm những thành phần nào?Sự lớn lên và phânchia tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
3.So sánh cấu tạo miền hút của rễ và cấu tạo trong thân ngọn (So sánh điểm giống và khác nhau)
4.Lá gồm những bộ phận nào?Gồm có mấy bộ phận?Cho ví dụ.
5.Nêu những đặc điểm bên ngoài của lá.Các kiểu xếp lá trên thân như thế nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?
6.Viết sơ đồ quang hợp?Nêu ý nghĩa quang hợp?
7.Viết sơ đồ hô hấp?Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng với cây?
8.Ngoài chức năng quang hợp,hô hấp,lá còn có chức năng gì?Thoát hơi nước có ý nghĩa gì với cây?
Câu 6:
- Nước + cacbonic (trong điều kiện có ánh sáng và diệp lục của lá) => tinh bột + oxi
- Khái niệm đơn giản về quang hợp: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục và năng lượng ánh sáng mặt trời, sử dụng nước và khí cacbonic chế tạo ra tinh bột đông thời nhả khí oxy.
Ý nghĩa: Là nguồn duy nhất để tạo ra năng lượng nuôi sống tất cả sinh vật trên Trái Đất; bù đắp lại những chất hữu cơ đã tiêu hao trong quá trình sống; cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí; quang hợp liên quan đến mọi hoạt động sống kinh tế của con người.
Có thể phân chia vai trò của quang hợp ra làm ba mảng chính:
Tổng hợp chất hữu cơ: thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ là tinh bột là đường glucozo.
Tích luỹ năng lượng: mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lượng khổng lồ.
Điều hoà không khí: cây xanh khi quang hợp giúp điều hoà lượng hơi nước, CO2 và O2 trong không khí, góp phần điều hoà nhiệt độ không khí.
1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?
2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?
3.Để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Nhiều ý kiến cho rằng, ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.
4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh, đối lập,… có hiệu quả)
5*. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.
6*. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” bằng một sơ đồ.
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép sau đây là quan hệ gì? Trong mối quan hệ đó, mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì?
Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹo.
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Quan hệ ý nghĩa trong câu ghép trên là quan hệ nguyên nhân- kết quả
+ Trong đó vế câu "có lẽ" là giả thuyết về kết quả
+ Từ nối "bởi vì" nêu nguyên nhân: tâm hồn người Việt Nam ta rất đẹp, vì cuộc đấu tranh của ta từ trước tới nay cao quý.
1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ
2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn
3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu, dòng. Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy
4. Trong đoạn văn từ " Đồng bào ta " đến " nơi lòng nồng nàn yêu nước ", tác giả sử dụng biện pháp gì để đưa ra được nhiều dẫn chứng ? Các dẫn chứng có được sắp xếp theo thứ tự nào không? Các vế trong mô hình liên kết "Từ ... đến..." có mối quan hẹ với nhau như thế nào ?
5. Trong bài văn, tác giả đã sử dạng hình ảnh so sánh nào ? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy
6. Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay ?
“Thắng lợi đó mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại ở thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Đó là thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam?
A. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).
C. Thắng lợi trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
D. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975).
C) Hoạt động luyện tập
1.
a) Đọc gợi ý...ở dưới
Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe ( người đọc) đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói (người viết).
(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:
- Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa.
- Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học đc nhiều điều.
- Trời nóng quá, đi ăn kem thôi.
(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và két luận.
(3) Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?
b) So sánh kết luận của các lập luận trong những câu ở mục a) với các kết luận dưới đây và nhận xét về đặc điểm của luận điểm trong bản nghị luận.
- Chống nạn thất học.
- Dân ta có một lòng nồng nàng yêu nước.
- Sách là người bn lớn của con người.
(Gợi ý: Do luận điểm có vai trò quan trọng ... sắp xếp chặt chẽ.) c) Đọc văn bản sau và tra lời các câu hỏi bên dưới.
(1) Văn bản nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm.
(2) Văn bản có bố cục mấy phần? Hãy cho biết cách lập luận đc sử dụng trong bài.
Mình giúp bạn một ít thôi nhé, dài quá à ^^
(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:
- Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa.
- Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học đc nhiều điều.
- Trời nóng quá, đi ăn kem thôi.
Chú ý: Những câu mình in đậm ở bên trên là luận cứ
(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và két luận.
Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. không có luận cứ thì không có kết luận, Luận cứ hay nói cách khác là nguyên nhân còn kết luận là hậu quả, kết quả
(3) Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?
Có (bạn có thể xem qua những VD tương tự ở mục (1))
Còn câu cuối mình có làm nhưng không biết có đúng hay không nên bạn tham khảo trước các câu kia nhé ^^
Mấy bn giúp mik từ c) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới nha
Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:
? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.
? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.
? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?
? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta … của ta”, tg’ đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
? Trong bài văn, tg’ sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy?
? Đọc lại đoạn văn từ “đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:
a. Câu mở đoạn và câu kết đoạn.
b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?
c. Các sự việc được liên kết theo mô hình: “Từ đến …” có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Bố cục
- Mở bài: từ Dân ta đến lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
+ Nêu đề tài và luận đề ở câu mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
+ Tác giả chỉ dùng lí lẽ, giúp người đọc tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn.
- Thân bài: Lịch sử ta đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và hiện tại.
Tác giả dùng những dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ.
+ Nêu ngắn gọn những trang sử anh hùng, sáng ngời tinh thần yêu nước của tổ tiên ta.
+ Dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân trong thời kì kháng chiến bấy giờ.
-> Phần này có ý nghĩa giáo dục, thuyết phục thiết thực nên tư liệu, từ ngữ, câu văn nhiều hơn, dài hơn.
=> Phần này đúng kiểu nghị luận chứng minh.
- Kết bài: phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy tinh thần yêu nước đó.
+ Phần này có nhiệm vụ nhắc nhở hành động.
=> Tác giả chỉ dùng lí lẽ ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu vấn đề và làm theo.
=> Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.
b) Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại ?
- Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển.
- Hữu nghị hợp tác giúp nhau cùng phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật...
- Tạo sự hiếu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.