Ngu Văn Người
Đề: Em hãy tả anh bộ đội. Ở gần nhà em có một anh bộ đội. Anh có nước da giống màu bộ bàn ghế nhà em, mái tóc nhọn hoắt cong như hình lưỡi liềm. Đề: Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao? Hãy chứng minh? Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa.... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm Tắt đèn của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hi...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
snow 2k8
Xem chi tiết
snow 2k8
9 tháng 11 2019 lúc 12:38

trả lời nhanh hộ mình nha.thanks ^^

Khách vãng lai đã xóa
snow 2k8
10 tháng 11 2019 lúc 9:43

trả lờ họ mk ik mk sẽ k cho ai nahnh nhất mai mk phải nộp r^^

Khách vãng lai đã xóa
jeonjungkook
Xem chi tiết
Ngu Văn Người
Xem chi tiết
Huy Giang Pham Huy
7 tháng 12 2016 lúc 23:33

v~ bài tả thầy bổ sung cho là nhỏ bằng con chó

Huy Giang Pham Huy
7 tháng 12 2016 lúc 23:33

cái này đọc rồi

Thạch Bùi Việt Hà
9 tháng 12 2016 lúc 13:11

ok

Ngu Văn Người
Xem chi tiết
Ngu Văn Người
20 tháng 12 2022 lúc 22:32

=)) xưa tôi trẩu quá

 

Ngọc Anh Nguyễn Cao
Xem chi tiết
Ngu Văn Người
Xem chi tiết
chau diem hanh
1 tháng 3 2018 lúc 14:51

Hay

nguyễn thị tâm bình
Xem chi tiết

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

“Những đêm hè

Khi ve ve

Đã nghỉ

Tôi lắng nge

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ" của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kể lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.

Nước ta có rất nhiều những địa danh nổi tiếng, một trong số đó chính là Hồ Gươm nằm ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội. Kì nghỉ hè vừa qua, em đã được bố mẹ cho lên thủ đô thăm Hồ Gươm, chuyến đi đã để lại cho em rất nhiều kí ức tươi đẹp về Hồ Gươm cổ kính ấy.

Hồ Gươm hay là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, hồ Gươm trong anh, ảnh đã đẹp, bên ngoài lại càng đẹp hơn. Nằm ngay trung tâm thủ đô, hồ Gươm mang một vẻ đẹp vừa tráng lệ, vừa cổ kính khiến người ta sững sờ. Hồ to, sâu, mặt hồ trong xanh, phẳng lặng như tấm gương khổng lồ phản chiếu cả bầu trời. Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết về cụ Rùa ngậm thanh kiếm của vua Lê Lợi trong lịch sử mà em từng được nghe bố kể, cái tên hồ Hoàn Kiếm cũng xuất phát từ câu chuyện ấy mà có. Xung quanh hồ, cây cối mọc um tùm, đều là những cây cổ thụ, cây hoa được trồng lâu năm. Ấn tượng với em nhất là những hàng liễu, hàng tre xanh mát nghiêng mình, rủ mái tóc xuống mặt nước như những người thiếu nữ đang soi bóng, làm duyên. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, những chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trong không trung rồi nhẹ rơi xuống mặt hồ như những chiếc thuyền nhỏ.

Đi dạo một vòng quanh hồ, em được tham quan đền Ngọc Sơn, tháp Rùa, đài Nghiên,..Cầu Thê Húc cong cong, đỏ rực như con tôm dẫn đường du khách đến với đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm, trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm tuổi, xanh mát, tỏa bỏng cả một khoảng đất. Đứng trên cầu Thê Húc, hướng mắt ra, ta có thể nhìn thấy tháp Rùa sừng sững ngay giữa hồ. Có thể nói, nhắc đến hồ Gươm, có lẽ không ai quên được hình ảnh của tháp Rùa, là biểu tượng của cả một quần thể di tích này. Tháp Rùa nằm trên một khoảng đất trống chính giữa hồ, ở những bức tường trắng của tháp, những khóm rêu phong nổi lên khiến tháp mang một vẻ đẹp đầy cổ kính, nghiêm trang.

Ngày ngày, mỗi buổi sáng, người dân xung quanh thường ra bờ hồ tập thể dục, đến tối, hồ Gươm lại đông đúc du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan, vui chơi, hóng mát. Ngay giữa lòng thủ đô tấp nập, ồn ã ấy lại có một hồ Gươm êm đềm, lặng lẽ ở đó suốt hàng nghìn năm lịch sử. Hồ Gươm không chỉ đẹp với vẻ đẹp vốn có của nó mà còn mang một nét văn hóa, bản sắc dân tộc riêng, một trong những địa danh nổi tiếng nhất của đất nước ta. Đến thăm Hồ Gươm, em hiểu thêm được về lịch sử, về những truyền thuyết của ông cha ta, ngắm nhìn những công trình kiến trúc của dân tộc và tự hào hơn về truyền thống bản sắc của dân tộc Việt Nam ta.

Có lẽ cho dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai, hồ Gươm vẫn sẽ mãi là một địa danh nổi tiếng, ở lại trong lòng của mỗi người dân Việt Nam. Sau chuyến đi thăm quan Hồ Gươm, em đã gặt hái được cho mình nhiều điều mới mẻ, bổ ích và em hy vọng mình sẽ có dịp được trở lại hồ Gươm để chìm đắm trong cảnh sắc đẹp đẽ mà tráng lệ ấy.

Sư tử đáng yêu
29 tháng 5 2019 lúc 13:06

Đề 3: Em hãy tả lại một anh bộ đội hải quân

                                                                                     Bài làm

Anh Việt em đóng quân tại quần đảo Trường Sa. Mấy năm anh mới về thăm nhà có một lần. Lần anh về cũng chỉ được độ dăm ngày rồi lại đi nên cả nhà ai cùng nhớ thương.

Ngày anh về cả nhà em cứ nhộn nhịp hẳn lên. Bố chạy đi báo tin cho các bác họ hàng. Mẹ thì luông cuống đi chợ nấu cơm, dọn dẹp. Em cũng vui mừng hết sức vì sắp được gặp người anh mà mình yêu quý.
 
Mười giờ sáng anh về tới ngõ. Như có linh tính, mẹ em vừa nghe tiếng dép đã vội chạy ngay ra ngõ. Hai hàng nước mắt sung sướng hạnh phúc tuôn trào trên gò má đã sạm vì vất vả lam lũ. Mẹ ôm chầm lấy anh trong vòng tay gầy guộc. Anh cũng ôm chặt lấy mẹ. Rồi mẹ lau vội nước mắt, vừa cười vừa dắt tay anh vào chào hỏi mọi người. Ông cháu, cha con gặp nhau tay bắt mặt mừng, hồ hởi và hân hoan. Anh vào nhà rồi em mới nhìn thấy anh kĩ hơn. Anh thay đổi nhiều so với trước. Nom anh trông khỏe mạnh, tráng kiện hơn lúc ở nhà rất nhiều. Dáng người anh vạm vỡ, bộ ngực nở nang cân đôi, tay chân rắn chắc. Anh mặc trên người chiếc áo lính thuỷ màu trắng tinh, cổ có vạt sang hai bên, ở giữa thắt nút bằng hai đoạn vải màu thiên thanh, được sơ vin ngay ngắn trong chiếc quần vải màu xanh da trời. Trên đầu anh đội chiếc mũ bằng vải mềm như của các chú công an nhưng màu trắng đai xanh. Dưới chân là đôi giày vải bạt màu xanh cỏ ủa.
 
Đặt chiếc ba lô xuống phản, anh ngồi trò chuyện, hỏi han mọi người. Vừa cười nói anh vừa lôi từ trong ba lô ra bao nhiêu là quà từ Trường Sa Trong đám cá mực là một con búp bê vừa to vừa đẹp anh dành cho em. Sung sướng, em sà vào lòng anh nũng nịu. Nhìn gần, em thấy rõ nước da anh đã chuyến sang màu bánh mật bởi nắng gió biển khơi. Bàn tay anh xoa đầu em thô ráp và chai cứng. Nhưng đôi mắt anh vần sáng long lanh, không chút thay đổi. Giọng nói trầm ấm hơn và nghe rất đàn ông. Khó khăn và thử thách nơi đảo xa đã rèn luyện anh trở thành một người đàn ông mạnh mẽ và rắn rỏi.
 
Thời gian năm ngày trôi qua nhanh như thoi đưa. Cuối cùng cũng đã đến ngày anh lên đường trở lại đơn vị. Mọi người trong gia đình ai cũng rất buồn và lưu luyến. Em và mẹ thì ôm nhau khóc rưng rức. Anh cố nén cảm xúc động viên mẹ, vỗ về an ủi em. Trước lúc lên đường anh còn dặn: “bé út ở nhà ngoan, học giỏi. Anh không có nhà phải biết chăm sóc giúp đỡ cha mẹ. Khi nào về anh lại cho quà.” Những lời nói của anh em luôn ghi nhớ và chắc chắn em sẽ làm được và làm tốt.

Ngu Văn Người
Xem chi tiết
chau diem hanh
1 tháng 3 2018 lúc 14:52

Hay

Nguyễn Quang Vinh
Xem chi tiết
hahaha
29 tháng 12 2020 lúc 0:13

Bạn có thể tham khảo như dưới đây:

Trong bảy câu thơ đầu tiên của bài "Đồng chí", nhà thơ đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí giữa các anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Quả thật vậy, chỉ trong hai câu thơ đầu tiên, ta đã có thể thấy thấy rõ được cơ sở thứ nhất cho sự hình thành của tình đồng chí - đó là cùng chung hoàn cảnh, giai cấp và xuất thân: "Quê hương anh nước mặn đồng chua/Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". Việc tác giả đã sử dụng vế đối giữa "nước mặn đồng chua" và "đất cày lên sỏi đá" đã cho thấy được sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân nơi quê hương khó khăn, thiếu thốn của "anh" và "tôi". Tiếp đến hai câu thơ tiếp theo, câu chuyện trong bài thơ đã dường như được mở ra khi tạo tình huống cho cuộc gặp gỡ giữa hai người xa lạ "tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Nhưng đó lại là dự báo trước và cũng là bàn đạp cho cơ sở thứ hai được hình thành - đó là cùng chung về nhiệm vụ và lý tưởng: "Súng bên súng đầu sát bên đầu". Sử dụng điệp từ "súng' và "đầu" đã cho thấy giữa hai người họ đều cùng chung một nhiệm vụ, và cùng chung một suy nghĩ lý tưởng đó là chiến đấu vì Tổ quốc. Nhưng sang đến câu thơ thứ sáu, với cơ sở thứ ba đã được hình thành, tình đồng chí nảy nở giữa hai người đồng đội mới càng thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn bao giờ hết: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ". Trong khi cụm từ "đêm rét chung chăn' gợi tả sự thiếu thốn của những người lính thì cái từ "tri kỉ" ấy lại như là một sự đối lập về vật chất, đó là sự đồng điệu về tình thần. Và cũng từ ba cơ sở trên, tình đồng chí giờ đây mới thực sự có ý nghĩa, nhất là khi tác giả đã nhận ra một ý nghĩa khác trong tên mà họ hay gọi nhau là "bạn" thường ngày: "Đồng chí!". Là một cụm từ đặc biệt với câu cảm nhưng để thốt ra những điều này, không phải là đơn giản... Qua đó, ta có thể thấy được cơ sở của tình đồng chí đã được Chính Hữu khắc họa và thể hiện thật rõ nét, đặc biệt là đối với bảy câu thơ đầu của bài thơ.

P/s: câu ghép mình không có chú thích, mong bạn thông cảm nhé!

Thi tốt!

Phòng chống Corona
Xem chi tiết
Nghia
8 tháng 6 2021 lúc 8:45

ko nên tả ông nội như vậy

Khách vãng lai đã xóa

Không nên tả ông nhưu vậy , bạn biết không khi bn nói như vậy thì làm ông rất buồn. Bây giờ ông đã quá tuổi lao động rùi tìm việc rất khó. Cậu thử nghĩ lại xem , hồi bé ông giành cho bn những đồ đẹp đồ ngon nhất còn bây giờ cậu lại đi chê bai ông . Bạn không nên làm như vậy. Sau  này ông bn mất đi thì bn nghĩ bn sẽ đau khổ như thế nào không ?Nên hãy biết ơn và chăm sóc ông của bn nhé.

Khách vãng lai đã xóa