Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Huỳnh Tấn Phát
Xem chi tiết
Huỳnh Tấn Phát
Xem chi tiết
Quang Thái
Xem chi tiết
Active_ Susanbel11
17 tháng 5 2022 lúc 17:29

tui không sao chép, mà tuần sau thì xin thêm đi

             Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây
              Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao:
                                   “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.

               Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình:
                                                “Anh em như thể tay chân
                                          Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

                 Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Hoặc câu:  

                                     “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
                                 Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

                  Cũng với ‎ nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.

                  Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
                                         “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
                                           Lấy trí nhân để thay cường bạo”.

                Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần ‎í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.

                Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy!

              Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

 "Còn gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau".

team chống :))sao chép

Active_ Susanbel11
17 tháng 5 2022 lúc 17:30

nếu thấy giống mạng quá nói nha bài này mềnh lấy từ quyển cẩm nang ấy

pham dinh dung
Xem chi tiết

Một ngày cuối năm 1947, nhà thơ Tố Hữu có chuyến công tác đến tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hôm ấy đến đồn Mang Cá, ông thấy không khí chiến đấu của chiến sĩ rất sôi nổi nên rất vui mừng. Sau khi báo cáo tình hình của đồn, các đồng chí chỉ huy đồn mời nhà thơ đi tham quan tình hình xung quanh. Bất chợt ông nhìn thấy chú bé khoảng hơn 10 tuổi trông rất lanh lẹ và hoạt bát đang xem xét những bao thư trong túi xắc. Nhà thơ nhìn chú bé rất chăm chú.

Cậu bé có dáng người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn, đôi chân cứ thoăn thoắt chạy đi chạy lại hỏi han nhưng người xung quanh điều gì đó. Bên hông chú chiếc xắc nhỏ xinh cứ lắc đập tung tẩy. Đôi mắt cậu mở to, trong sáng, hồn nhiên, rất hợp với chiếc mũ ca nô xinh xắn đội lệch trên đầu. Đồng chí Tố Hữu hỏi một chiến sĩ đi cùng thì được trả lời:

- Báo cáo đồng chí, đó là em Lượm, liên lạc viên xuất sắc nhất của đồn hiện nay. Có lẽ em đang hỏi để đưa thư cho mọi người.

Nhà thơ Tố Hữu vui vẻ lại gần chú bé Lượm hỏi chuyện:

- Thế cháu mấy tuổi rồi?

- Dạ, cháu 11 tuổi ạ!

- Đi liên lạc cháu thấy thế nào?

- Dạ, vui lắm chú ạ! Mọi người ai cũng vui vẻ, hăng hái. Ở đồn Mang Cá cháu còn thích hơn ở nhà nữa cơ.

- Nếu thành Huế ai cũng như cháu thì quân Pháp sẽ bại trận trong một ngày không xa.

Nhà thơ chưa kịp hỏi chuyện thêm thì Lượm đã cất tiếng chào để tiếp tục đi làm nhiệm vụ.

Bẵng đi một vài tháng, một hôm nhà thơ Tố Hữu đang làm việc ở cơ quan thì có một đồng chí trong ban chỉ huy đồn Mang Cá xin được vào báo cáo. Sau khi làm xong việc, nhân được gặp người quen, Tố Hữu và đồng chí ở đồn Mang Cá hàn huyên trò chuyện. Nghe hỏi đến tình hình anh em trong đồn, đồng chí ở đồn Mang Cá bỗng trầm xuống, ngậm ngùi nói:

- Anh có nhớ chú bé Lượm liên lạc không? Cháu bé mà anh rất thích ấy ... Cháu đã hi sinh rồi!

Tố Hữu sững người.

- Hôm ấy, như mọi ngày, Lượm nhận công văn của đồn để chuyển đến vùng ngoại ô. Em tức tốc đi ngay. Không ngờ trên đường đi, em gặp ngay một ổ phục kích của quân địch. Em vội lánh chạy nhưng không kịp, giặc đã bắn theo tới tấp. Lượm hi sinh! Khi chúng tôi nhận được tin rồi cùng dân làng chạy ra thì thấy người em đã lạnh, chỉ riêng làn môi là vẫn còn mỉm cười. Một tay chú giữ chiếc ca nô, tay kia cầm chặt bông lúa sữa. Cách đó không xa, dưới lòng mương, những mảnh vụn của tờ điện khẩn đã nát vụn, ướt sũng.

Đồng chí ấy vừa kể xong thì òa khóc. Nhà thơ Tố Hữu cũng nghẹn lời.

Sau ngày hôm ấy, bài thơ "Lượm" ra đời và nhanh chóng lan truyền rộng rãi trong các đội thiếu niên nhi đồng. Bài thơ như nhắc nhở chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với những anh hùng thiếu niên. Các anh ấy tuy nhỏ tuổi nhưng là những con người dũng cảm, dám hi sinh mình cho tổ quốc. Và nếu không có chiến tranh thì các anh các chị cũng hạnh phúc như chúng ta bây giờ.

Bài viết số 1 lớp 7 đề 2 bài Đêm nay Bác không ngủ

Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.

Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.

Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.

Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:

- Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?

Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:

- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.

Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác ốm. Chiến địch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.

Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:

- Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát.

Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:

- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc. Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.

Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhân ra một điều đường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.

Bài viết số 1 lớp 7 đề 2 bài Lượm mẫu 2

Đó là những ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1947. Tôi lúc bấy giờ ở Hà Nội nhận lệnh khẩn cấp về Huế. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng.

Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chú bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ phút rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú. Chú vừa cười vừa nói với tôi:

"Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà"

Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới... Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhình theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải hoàn ca chiến thắng.

Nhưng chiến tranh vẫn chứa nhiều tàn nhẫn. Vào một ngày tháng sáu, có giao liên đem tin đến, tôi bàng hoàng được tin Lượm đã hi sinh! Mắt tôi nhoà đi theo lời kể của người liên lạc...

"Lượm hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Cháu bị một viên đạn địch bắn tỉa. Nhìn cháu nằm trên lúa, tay còn nắm chặt bông, lá thư đề "Thượng khẩn" còn nằm trong cái xắc... mọi người không cầm được nước mắt..."

Cổ họng tôi nghẹn lại, hình ảnh yêu thương ngày nào của cháu hiện lên rõ mồn một:

"Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca nô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng"

... Tôi giật mình tỉnh giấc, nước mắt còn đẫm trên mi...

Giấc mơ trôi qua mà lòng tôi mãi còn bồi hồi xúc động. Khói lửa chiến tranh đã tắt hẳn lâu rồi. Lớp trên chúng tôi đang sống những ngày tháng thanh bình và có thể nói là đầy đủ, sung túc. Tất cả là do cha mẹ đã không quản công lao chăm chút, nhưng không thể không kể đến sự hi sinh to lớn của những người anh hùng, trong đó có Lượm - chú giao liên quả cảm!

Hãy ngủ yên Lượm ơi! Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để gìn giữ và xây dựng đất nước này. Giữa những ngày tháng thanh bình, trang viết của tôi thay nén hương thơm, xin được tri ân những người anh hùng vị quốc vong thân...

pham dinh dung
29 tháng 6 2019 lúc 14:36

ko chép mạng bạn Trần Tuấn Nam ơi

Lê Văn Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Khánh Châu
13 tháng 2 2022 lúc 20:27

toi khong thich cha loi hihi

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Miu Xu
Xem chi tiết
Thỏ Trắng Đáng Yêu
25 tháng 4 2018 lúc 16:01

trong măn học cấp 1 em đã có rất nhiều kỉ niểm đẹp với nhiều cô giáo ví dụ như cô Đông,cô Hiền,cô Thu,cô Mười.Nhưng em yêu quý nhất là cô Lộc giáo viên chủ nhiệm lớp 5 của em.

Cô Lộc năm nay ngoài 40 tuổi.  Cô có 1 thân hình hơi mập,khuôn mặt tròn trĩnh,đôi mắt to vầ đen như 2 hạt nhãn,cô còn sở hữu 1 hàm răng tráng như tuyết,làm da hơi đen, cô cao  1m 57.Mỗi sáng cô đều đi làm sớm để chỉ đạo bọn em làm vệ sinh còn đối với các thầy cô giáo thì cô luôn tận tình giúp đỡ còn đối với bọn em cô cũng tận tình có gì chúng em không hiểu cô luôn giảng thật kĩ hoạc kèm cặp cho chúng em .

  Em rất yêu quý cô Lộc vì những gì cô đẫ làm cho chúng em .

Lê Châu Thụy
25 tháng 4 2018 lúc 15:47

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo Hằng đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.

Hôm ấy, cô giáo Hằng em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bài giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô Hằng giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. 

Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên. Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn.

Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.

Music Girl
25 tháng 4 2018 lúc 15:48

Nếu nhắc đến người mà suốt đời tôi không thể nào quên được bên cạnh gia đình tôi thì đó chính là cô giáo chủ nhiệm năm lớp bốn của tôi. Cho đến bây giờ, hình bóng của cô vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi.

Cô giáo tôi năm nay đã ngoài ba mươi, nhưng trông cô vẫn trẻ trung lắm. Dáng người cô cao, hơi gầy. Cô có mái tóc dài, đen óng ả, mượt mà lúc nào cũng được cô để xõa đến ngang lưng. Ở người giáo viên ấy tỏa sáng với làn da trắng hồng hào, khiến cô lúc nào trông cũng trẻ hơn so với tuổi. Khuôn mặt cô tròn, cân đối, với một vầng trán cao. Trên khuôn mặt ấy nổi bật lên đôi mắt đen láy, sáng như vầng trăng trên bầu trời, lúc nào cũng ngắm nhìn chúng tôi bằng cái nhìn trìu mến đầy tình yêu thương. Làn môi hồng, mỏng manh, cô hay cười lắm, mỗi lần cô cười lại để lộ hàm răng trắng như sứ, đều tăm tắp cùng hai lúm đồng tiền khiến cô càng thêm duyên dáng. Đôi bàn tay cô mềm mại như búp măng non, ngày ngày viết những dòng chữ nắn nót như rồng múa phượng bay trên bảng.

Cô có giọng nói trầm ấm, dịu dàng, mỗi giờ học của cô, tôi như đắm chìm vào trong từng câu từng chữ của bài giảng, lời cô như tiếng ru ấm áp của mẹ ngày tôi còn bé thơ vậy. Trang phục thường ngày của cô rất giản dị mà duyên dáng, khi thì bộ váy công sở nhạt màu, khi thì áo sơ mi cùng quần âu đen nghiêm túc , tất cả đều không làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có của cô mà càng làm cô trở nên đầy thu hút.

Cô là một người giáo viên tận tâm và hết mình với nghề, cô luôn chăm lo, dạy dỗ chúng tôi từng li từng tí, truyền đạt kiến thức cho chúng tôi. Cô luôn yêu thương, dạy dỗ chúng tôi đến nơi đến chốn. Có đôi khi tôi thoáng nhìn thấy những cái nhăn mày, những ánh mắt buồn rầu của cô vì học sinh, những lúc như vậy, tôi càng thương cô hơn. Cũng có lúc cô thường tâm sự, cho học sinh lời khuyên bảo chân thành khi gặp khó khăn. Cô đã từng nói “ Niềm vui của cô mỗi khi đi dạy là được nhìn thấy nụ cười của học sinh, đó là động lực để cô tiếp tục công việc của mình” . Cô chính là một người giáo viên luôn tận tình, gần gũi với học trò, một người giáo viên luôn tràn đầy tâm huyết trong nghề nghiệp.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn rất nhớ cô giáo của tôi,tôi yêu quý cô rất nhiều. Dù sau này có thế nào , tôi cũng sẽ luôn cố gắng để trở thành một người học trò khiến cô tự hào.

banana
Xem chi tiết
Đức Minh Nguyễn 2k7
4 tháng 12 2018 lúc 14:55

Câu 2:

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.

Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.

Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.

banana
4 tháng 12 2018 lúc 20:29

thank you bạn Nguyễn Minh Đức

Xem chi tiết
Thùy Trang
22 tháng 12 2017 lúc 17:01

Đề bài: Trong học tập và sinh hoạt, ai cũng đều có những người bạn thân, chắc em cùng vậy. Em hãy viết một bài văn tả hình dáng và những đức tính tốt đẹp của người bạn thân nhất.

Bài làm 1

Trong nhóm bạn lớp 5C của em gồm có Hiền, Thảo, Vân, Loan, Phương, các bạn trong lớp thường gọi đùa là nhóm “ngũ sắc”. Có thể nói em với Thảo là thân nhau nhất, bởi Thảo học chung với em từ năm lớp Một và cũng là người bạn được mọi người trong lớp quý mến.

Hàng ngày đến trường, Thảo luôn mặc bộ đồng phục theo quy định: váy xanh, áo sơ mi trắng, trên ngực luôn đính phù hiệu màu xanh với dòng chữ thêu rất bay bướm: Trần Linh Thảo 5C. Năm nay, Thảo mười một tuổi, sinh sau em hai tháng. Thảo có vóc dáng dong dỏng, không gầy và cũng không mập, làn da trắng mịn, khuôn mặt bầu bầu, sáng sủa, toát lên vẻ tinh nghịch, vầng trán cao thể hiện sự thông minh bướng bỉnh. Thảo có mái tóc tơ mịn màng luôn cắt ngắn đến bờ vai. Ngoài cái dáng vẻ xinh xinh dễ thương ấy, Thảo còn có những nét riêng biệt không nhầm lẫn với ai được. Đôi mắt Thảo vừa to, vừa trong xanh lại hơi sâu một chút nên trông Thảo như một cô bé lai Tây. Cái mũi thì cao, thẳng được gọi là mũi sọc dừa càng tôn thêm vẻ yêu kiều của một cô bé sắp lớn. Đôi chân mày hình bán nguyệt đậm, sắc sảo như lúc nào cũng được tô điểm, ôm gọn đôi cặp mắt trong xanh, rất đỗi thùy mị nết na. Thảo có cái nhìn hiền dịu với nụ cười luôn nở trên môi nên rất dễ gây thiện cảm với người đối diện.

Trong quan hệ với bạn bè, Thảo nhiệt tình giúp đỡ nhất là đối với những bạn học trung bình hay yếu kém mà không bao giờ tỏ thái độ kênh kiệu làm cho bạn phật lòng. Vì vậy, các bạn trong lớp 5C ai cũng quý mến Thảo. Đối với thầy cô, Thảo luôn lễ phép, kính trọng. Vói cha mẹ, Thảo là đứa con ngoan hiền, hiếu thảo. Bạn học rất chăm chỉ và luôn là người đứng đầu lớp. Học đều tất cả các môn nhưng Thảo thích nhất vẫn là môn Tiếng Việt. Lúc nào bạn cũng tỏ ra bình tĩnh khi cô hỏi bài. Được cô khen, mặt Thảo thường đỏ bừng, có vẻ e thẹn. Tuy học giỏi được thầy cô và các bạn quý mến nhưng chưa bao giờ Thảo tỏ ra kiêu ngạo, ở nhà, Thảo là một đứa con ngoan hiền, biết giúp đỡ mẹ cha làm những công việc vặt, đỡ đần cho cha mẹ nghỉ ngơi. 

Cuối năm lớp Bốn, Thảo đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Cả lớp em, ai cũng quý mến Thảo, quý những đức tính ham học, lễ phép, biết giúp đỡ bạn bè, và sống chân thành, giản dị. Thảo thật xứng đáng với danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”.

Bài làm 2

Trong số bạn trai lớp em, người mà em thân nhất là Khánh, bởi chúng em học với nhau từ nhỏ, nhà hai đứa lại ở khá gần nhau chỉ cách có một con hẻm.

Năm nay, Khánh mười một tuổi, cùng tuổi với em. Hình như Khánh rất hợp với em trong cách ăn mặc: sạch sẽ, gọn gàng, không cầu kì. Mỗi lần em mặc một chiếc áo màu gì, kiểu gì thì y như rằng ngày mai Khánh cũng có một chiếc áo như vậy. Ngược lại, Khánh có chiếc quần nào mới thì em cũng cố kiếm cho được một chiếc như vậy, ngay cả đầu tóc, chúng em đều cắt kiểu như nhau. Nhiều lúc, những người thân của hai gia đình em và Khánh từ phía sau thường gọi em ra Khánh, Khánh ra em.

Khánh là một người bạn thông minh, dễ mến. Cặp mắt của Khánh to, tròn và đen lay láy, nhìn ai bao giờ cũng nhìn thẳng. Cái mũi củ tỏi khi đối diện với người đối thoại thì hai cánh lúc nào cũng động đậy, phập phồng lên xuống như có gió thổi vào, thỉnh thoảng lại phát ra một âm thanh nho nhỏ như người nghẹt mũi. Lắm lúc em cũng rất khó chịu với kiểu khịt khịt ấy của Khánh. Có một lần hai đứa đang ngồi làm một bài “toán sao”, nghĩ mãi chưa tìm ra cách giải, thế mà thỉnh thoảng Khánh lại khịt khịt vài cái, bực không chịu được. Quay lại, em nói với Khánh: “Cậu có bỏ cái kiểu khịt khịt “khinh người” ấy đi không nào”. Khánh nhìn em rồi nhỏ nhẹ. “Tớ có muốn vậy đâu, chỉ tại cái mũi của tớ nghe cô bác sĩ nói bị hẹp cái vách ngăn gì gì đó ở phía trong, vài năm nữa tớ sẽ đi cắt. Lúc đó em mới hiểu.

Khánh là một người học giỏi, chịu khó và sống rất hòa đồng. Điều quý nhất ở Khánh mà em học được là sự từ tốn, lễ độ, kính yêu cha mẹ, tôn trọng thầy cô, những người" lớn tuổi và hòa nhã với bạn bè. Cuối năm lớp bốn Khánh đạt danh hiệu học sinh xuất sắc được nhà trường tặng giấy khen và phần thưởng, trong khi đó em chỉ là một học sinh giỏi. Một điều thật bất ngờ là toàn bộ phần thưởng của mình gồm hai mươi quyển tập, một chiếc bút máy và một chiếc cặp đi học, Khánh tặng lại cho bạn Phương Ngân, nhà nghèo nhất lớp. Việc làm ấy khiến chúng em càng quý mến Khánh hơn.

Suốt mấy năm chung trường chung lớp, em học được rất nhiều ở Khánh. Mong sao chúng em sẽ được cùng học với nhau trong những năm tiếp theo. Em sẽ cố gắng hơn nữa quyết tâm giành cho được danh hiệu học sinh xuất sắc như Khánh – một tấm gương học tập và cùng là người bạn thân thiết của em. 

Bài làm 3

– Hà đợi mình đã lâu chưa?

– Hà cùng vừa mới đến. Chúng mình đi kẻo muộn!

Hà đấy! Cô bạn gái cùng em học với nhau từ năm lớp Hai khi Hà được chuyển từ quê ngoại về đây cho đến bây giờ. Vốn thông minh học giỏi lại ngoan, hiền nữa, không những được thầy cô yêu mến mà các bạn trong lớp em, trường em đều rất quý Hà.

Hà có dáng người cân đối, có thể nói là đẹp, một vẻ đẹp của những cô bé hay lam, hay làm. Nhìn bạn, người ta có thể bị thu hút ngay bởi gương mặt bầu bĩnh, trắng hồng như lúc nào cũng được thoa mậw lớp phấn mỏng. Đôi mắt tròn to, thấp thoáng một nét buồn. Hai hàng mi dày uốn cong một cách tự nhiên làm cho đôi mắt vốn đă đẹp lại càng có hồn hơn. Đôi lông mày hình bán nguyệt, thanh như một nét chì đen cùng một mái tóc lượn sóng tự nhiên làm cho khuôn mặt của Hà thật đáng yêu. Người ta thường khen những ai có mũi dọc dừa thì đẹp, nhưng theo em cũng phải tùy vào khuôn mặt. Hà đâu có cái mũi dọc dừa mà sao nhìn Hà, người ta đều khen cô bé thật có duyên. Mỗi lần Hà nói hay cười, đôi môi đỏ ướt ấy như một bông hoà nở vào buổi sáng chưa xòe hết cánh, kín đáo khoe sắc. Hai hàm răng đều như những hạt ngô và trắng như muối biển cứ lấp ló giữa hai vành môi. Ai gặp Hà cũng bảo: “Cô bé vừa đẹp cả người lại đẹp cả nết”

  

Hot boy của trường
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Hưởng
31 tháng 1 2018 lúc 18:00

Ngoài mẹ, bố là người gần gũi với em nhất.

Bố rất yêu em. Bố đi làm cả ngày ở nhà máy, tối mới về đến nhà. Cơm nước xong là bố kèm em học. Bố coi sóc bài vở của em rất tỉ mỉ. Bố dạy cho em từng cách viết để trình bày bài làm ở nhà. Bố giảng giải cho em từng bài toán khó, dạy từng câu văn. Nhờ có bố, em học hành tiến bộ và đạt nhiều điểm chín, điểm mười hơn. Nhận thấy em tiến bộ, cả bố và mẹ đều vui. Vào ngày nghỉ, khi emhọc bài và làm xong việc, bố dạy em cách câu cá hoặc tự làm đồ chơi. Bố lúc nào cũng âu yếm và chăm lo cho em từng li từng tí. Em rất tự hào về bố, người đã dạy dỗ em rất chu đáo, đầy tình yêu thương.

Em hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để bố mẹ vui lòng.

Hot boy của trường
31 tháng 1 2018 lúc 18:06

Nè bn Nguyễn Văn Hưởng bn gạch chân những phó từ được dùng trong đoạn văn chưa

bùi thị diệu hương
31 tháng 1 2018 lúc 19:28

Tôi rất hạnh phúc được sống trong một gia đình yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Người quan tâm đến tôi nhiều nhất đó chính là mẹ. Mẹ tên là Trần Thị Thư. Thân hình mẹ cân đối. Năm nay mẹ đã ngoài 33 tuổi, mẹ rất bận rộn với công việc của mình. Sáng nào mẹ cũng dậy rất sớm nấu cơm cho tôi ăn để đi học, mẹ còn đi chợ kiếm tiền nuôi sống cả gia đình. Mẹ luôn lo lắng, chăm sóc anh em tôi từng li, từng tí. Mẹ mong hai anh em tôi khôn lớn, trưởng thành. Có miếng gì ngon mẹ cũng nhường cho hai anh em tôi. Tôi thương mẹ vì mẹ vất vả và tôi thầm hứa sẽ cố gắng học giỏi, ngoan ngoãn để mẹ vui.

Phó từ:luôn,rất,được,cũng...

NHA BN!!!