Người kể chuyện trong đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" là ai ? Kể theo ngôi thứ mấy ?
Câu chuyện được kể bằng lời nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? ( bài học đường đời đầu tiên)
được kể bằng lời của Dế Mèn, Theo ngôi thứ nhất (xưng tôi)
văn 6 mà, bằng nhân vật dế mèn , ngôi thứ nhất ( tôi) nha
Câu 1: Trong Văn bản: "Bức tranh của em gái tôi", em đã có nhận xét gì về nhân vật cô em gái - Kiều Phương?
Câu 2: Trong Văn bản: "Bức tranh của em gái tôi", em đã rút ra bài học gì từ cách ứng xử của cô em gái - Kiều Phương?
Câu 3: Trong Văn bản: "Bài học đường đời đầu tiên", em đã có nhận xét gì về thái độ của nhân vật Dế Mèn?
Câu 4: Trong Văn bản: "Bài học đường đời đầu tiên", em đã rút ra bài học gì từ Dế Mèn?
Câu 5: Trong Văn bản: "Buổi học cuối cùng", ai là người kể? Ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể?
Câu 6: Trong Văn bản :"Bức tranh của em gái tôi", ai là người kể? Ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể?
Câu 7: Trong Văn bản: "Bài học đường đời đầu tiên", ai là người kể? Ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi?
Câu chuyện Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
kể bằng lời nhân vật Dế Mèn theo ngôi thứ nhất
kể bằng lời nhân vật dế mèn
kể theo ngôi 1
Câu chuyện Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn
Theo ngôi thứ nhất
HT
Người kể chuyện trong đoạn trích là ai kể theo ngôi thứ mấy ( dế mèn phiêu lưu jys)
Kể theo ngôi thứ nhất, nhận vật xưng "tôi".
Theo ngôi thứ ba thì người kể người kể có thể tự do, linh hoạt, những gì diễn ra với nhân vật
kể theo ngôi thứ nhất. anh chàng dế mèn xưng tôi
Theo ngôi thứ ba thì người kể người kể có thể tự do, linh hoạt, những gì diễn ra với nhân vật.
Kể theo ngôi thứ nhất vì : Ở ngôi kể này , người kể ( cụ thể là Dế Mèn ) có thể kể ra những gì mình nghe , mình thấy , mình trải qua , có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng , cảm nghĩ của mình .
Tác dụng của việc dùng ngôi kể thứ nhất trong đoạn văn Bài Học Đường Đời đầu tiên là gì vậy mấy bạn??
+ Giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giàu sự tin tưởng hơn .
+ Giúp nhân vật bộc lộ được tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn .
+ Giúp người đọc hiểu rõ về nhân vật hơn .
Tác dụng của việc dùng ngôi kể thứ nhất trong đoạn văn Bài Học Đường Đời đầu tiên là gì vậy mấy bạn?
Tác dụng: Tạo sự tin cậy cho câu chuyện; nhân vật dễ biểu hiện tâm trạng, ý nghĩ, thái độ. ...
Bài học đường đời đầu tiên được kể theo lời nhân vật nào ? ngôi thứ mấy ?nêu tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó?
Kể theo nhân vật là dế mèn
DC kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng là tạo sự thân mật gần gũi giữa người kể và người đọc, dễ biểu hiện tâm trạng, thái độ của nhân vật
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:đường đời đầu tiên- Tô Hoài)
a. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biẻu đạt nào?
b. Đoạn trích đươc kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể ấy?
c. Chỉ ra trạng ngữ sử dụng trong đoạn và cho biết trạng ngữ dùng để làm gì?
d. Chỉ ra cụm từ nào dùng mở rộng thành phần chủ ngữ trong câu: “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”.
Nêu nội dung của đoạn trích trên
Kể chuyện Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của Tô hoài.
Kể chuyện Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của Tô hoài.
BÀI LÀM
Dế Mèn là chú Dế út trong ba anh em sinh cùng một lứa. Theo tục lệ nhà họ Dế, sau khi ra đời được ba hôm, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng tại một cái hang bên bờ ruộng trông ra một đầm nước.
Thoạt đầu, hàng xóm làng giềng ai cũng mến Dế Mèn. Cậu ta cần cù chăm chỉ, ngày ngày ra sức tu bổ nơi ăn chốn ở của mình, đào cho nó thêm sâu, làm riêng phòng ăn, phòng ngủ, mở thêm nhiều nghách, nhiều ngăn đề phòng nguy hiểm.
Tối đến, Dế Mèn ra cửa đứng, vừa hát, vừa đàn, tỏ ra rất thích thú với cuộc sống tự lập phóng khoáng. Đêm khuya, Dế Mèn cùng bà con tụ tập giữa bãi, uống sương lạnh, ăn cỏ ướt, gảy đàn, ca hát, thổi sáo, nhảy múa đến tận sáng mới trở về hang.
Dế Mèn ăn uống điều độ, lại chăm chỉ làm việc nên lớn nhanh lắm. Chẳng mấy lúc mà anh ta trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh dài rộng, chắc khỏe. Thỉnh thoảng anh ta vỗ lên nghe phành phạch; những vuốt ở chân cứng và sắc, mỗi khi anh ta co cẳng đạp phanh phách, cỏ cư gãy rạp …
Nhưng dần dà mọi người đều nhận ra Dế Mèn là một anh chàng xấu chơi. Anh ta hung hăng, lúc nào cũng hợm mình là người khỏe nhất, sẵn sang cả khịa gây gỗ với bất kỳ ai. Người ta tránh đi thì Dế Mèn lại nghĩ rằng người ra sợ. Tệ nhất là Dế Mèn hay bắt nạt kẻ yếu như mấy chị Cào Cào, mấy anh Gọng Vó.
Cạnh nhà Dế Mèn là nhà anh Dế Choắt. Cậy này gầy gò, yếu đuối, suốt ngày khổ sở vì bệnh tật, ở trong một cái hang nông choèn. Một hôm Dế Mèn sang nhà Dế Choắt, thấy thế, Dế Mèn không những không thương xót, tìm cách giúp đỡ mà còn nói ra những lờn kinh thị.
Một buổi chiều, sau cơn mưa to, các giống chim về đầy đầm. Ngay trước nhà Dế Mèn có một chị Cốc to đồ sộ. Dế Mèn quen thói hung hăng, lại gây sự, rủ Dế Choắt trên chị Cốc chơi. Dế Choắt sợ hãi, can ngăn. Dế Mèn nhất định không nghe. Thế là anh ta bò ra cửa hang, hát to một bài do anh ta bịa ra:
Cái cò cái vạc cái nông,
Ba cái cùng béo vặt lông cái nào?
Vặt lông cái Cốc cho tao,
Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.
Nghe thấy thế, chị Cốc nổi giận và quát hỏi:
- Ai thế? ai trêu ta thế?
Dế Mèn liền chui tọt vào hang, nằm im thít. Anh ta yên trí là với cái hang sâu và chắc chắn như thế, dầu chị Cốc có mổ cũng không làm gì được anh ta.
Khốn khổ cho Dế Choắt, nó nằm trong cái hang nông choèn nên bị chị Cốc phát hiện ngay. Chị ta nghĩ Dế Choắt là tên láo xược nên nổ lấy mổ để. Dế Choắt kêu khóc ầm ĩ, chị ta cũng không tha. Đến khi đã hả cơn tức giận, chị Cốc bỏ đi, thì Dế Choắt chỉ còn thoi thóp.
Một lúc sau, Dế Mèn bò sang hang Dế Choắt. Trong thấy tình trạng Dế Choắt, Dế Mèn mới bắt đầu ân hận. Dế Mèn hỏi một câu ngớ ngẩn:
- Sao? Sao?
Rồi Dế Mèn quỳ xuống, nâng đàu Dế Choắt lên, nói những lời ăn năn và xin lỗi. Dế Choắt nói:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Rồi Dế Choắt tắt thở, Dế Mèn dẫu khóc lóc thì Dế Choắt cũng đã chết rồi.
Sau đó, Dế Mèn đưa Dế Choắt đi chôn. Đắt mộ cho Dế Choắt xong. Dế Mèn đứng lặng hồi lâu, ngẫm nghĩ về những ngày qua và những ngày sắp tới của đời mình.
Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !!!!!!!
Dế Mèn là chú Dế út trong ba anh em sinh cùng một lứa. Theo tục lệ nhà họ Dế, sau khi ra đời được ba hôm, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng tại một cái hang bên bờ ruộng trông ra một đầm nước.
Thoạt đầu, hàng xóm làng giềng ai cũng mến Dế Mèn. Cậu ta cần cù chăm chỉ, ngày ngày ra sức tu bổ nơi ăn chốn ở của mình, đào cho nó thêm sâu, làm riêng phòng ăn, phòng ngủ, mở thêm nhiều nghách, nhiều ngăn đề phòng nguy hiểm.
Tối đến, Dế Mèn ra cửa đứng, vừa hát, vừa đàn, tỏ ra rất thích thú với cuộc sống tự lập phóng khoáng. Đêm khuya, Dế Mèn cùng bà con tụ tập giữa bãi, uống sương lạnh, ăn cỏ ướt, gảy đàn, ca hát, thổi sáo, nhảy múa đến tận sáng mới trở về hang.
Dế Mèn ăn uống điều độ, lại chăm chỉ làm việc nên lớn nhanh lắm. Chẳng mấy lúc mà anh ta trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh dài rộng, chắc khỏe. Thỉnh thoảng anh ta vỗ lên nghe phành phạch; những vuốt ở chân cứng và sắc, mỗi khi anh ta co cẳng đạp phanh phách, cỏ cư gãy rạp …
Nhưng dần dà mọi người đều nhận ra Dế Mèn là một anh chàng xấu chơi. Anh ta hung hăng, lúc nào cũng hợm mình là người khỏe nhất, sẵn sang cả khịa gây gỗ với bất kỳ ai. Người ta tránh đi thì Dế Mèn lại nghĩ rằng người ra sợ. Tệ nhất là Dế Mèn hay bắt nạt kẻ yếu như mấy chị Cào Cào, mấy anh Gọng Vó.
Cạnh nhà Dế Mèn là nhà anh Dế Choắt. Cậy này gầy gò, yếu đuối, suốt ngày khổ sở vì bệnh tật, ở trong một cái hang nông choèn. Một hôm Dế Mèn sang nhà Dế Choắt, thấy thế, Dế Mèn không những không thương xót, tìm cách giúp đỡ mà còn nói ra những lờn kinh thị.
Một buổi chiều, sau cơn mưa to, các giống chim về đầy đầm. Ngay trước nhà Dế Mèn có một chị Cốc to đồ sộ. Dế Mèn quen thói hung hăng, lại gây sự, rủ Dế Choắt trên chị Cốc chơi. Dế Choắt sợ hãi, can ngăn. Dế Mèn nhất định không nghe. Thế là anh ta bò ra cửa hang, hát to một bài do anh ta bịa ra:
Cái cò cái vạc cái nông,
Ba cái cùng béo vặt lông cái nào?
Vặt lông cái Cốc cho tao,
Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.
Nghe thấy thế, chị Cốc nổi giận và quát hỏi:
- Ai thế? ai trêu ta thế?
Dế Mèn liền chui tọt vào hang, nằm im thít. Anh ta yên trí là với cái hang sâu và chắc chắn như thế, dầu chị Cốc có mổ cũng không làm gì được anh ta.
Khốn khổ cho Dế Choắt, nó nằm trong cái hang nông choèn nên bị chị Cốc phát hiện ngay. Chị ta nghĩ Dế Choắt là tên láo xược nên nổ lấy mổ để. Dế Choắt kêu khóc ầm ĩ, chị ta cũng không tha. Đến khi đã hả cơn tức giận, chị Cốc bỏ đi, thì Dế Choắt chỉ còn thoi thóp.
Một lúc sau, Dế Mèn bò sang hang Dế Choắt. Trong thấy tình trạng Dế Choắt, Dế Mèn mới bắt đầu ân hận. Dế Mèn hỏi một câu ngớ ngẩn:
- Sao? Sao?
Rồi Dế Mèn quỳ xuống, nâng đàu Dế Choắt lên, nói những lời ăn năn và xin lỗi. Dế Choắt nói:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Rồi Dế Choắt tắt thở, Dế Mèn dẫu khóc lóc thì Dế Choắt cũng đã chết rồi.
Sau đó, Dế Mèn đưa Dế Choắt đi chôn. Đắt mộ cho Dế Choắt xong. Dế Mèn đứng lặng hồi lâu, ngẫm nghĩ về những ngày qua và những ngày sắp tới của đời mình.
MB: Tục ngữ có câu đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Câu tục ngữ muốn nói rằng chỉ có ra ngoài xã hội mở rộng tầm mắt trước sự đa dạng của cuộc sống thì mới có thể trở thành con người hiểu biết và có cách sống đúng đắn. Điều đó thể hiện rất sắc nét trong hành trình trải nghiệm của Dế Mèn nhân vật loài vật trong Dế Mèn phiêu lưu ký”. Tô Hoài là nhà văn có biệt tài trong mô tả cảnh vật thiên nhiên, miêu tả thế giới loài thú, côn trùng. Nói đến thế giới nhân vật trong văn của ông không ai là không biết đến Dế Mèn. Hình ảnh nhân vật Dế Mèn đã soi rọi cho chúng ta nỗi khát vọng ước mơ và hành động trong cs.
TB:
- Giới thiệu chân dung Dế Mèn: Dế Mèn dù dưới hình thức loài vật, sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng đã được nhà văn sử dụng nguyên mẫu thực tế mà ta thường bắt gặp đó đây trong cuộc sống. Dế Mèn hiện lên qua lời tự thuật về mình một cách hồn nhiên: Tôi ăn uống điều độ..làm việc có chừng mực...tôi đã trở thành một chàng Dế thanh niên cường tráng.” Đôi càng thì mẫm bóng”, những cái vuốt cứ cứng dần và nhọn hoắt” có kém gì nhát dao mỗi khi mèn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt đã co cẳng lên, đạp phành phạch” vào các ngọn cỏ làm cho ngọn cỏ gãy rạp. Đôi cánh trở thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi”. Mèn mà vũ lên thì nghe tiếng phành phạch giòn giã”. Mèn rất oai vệ kiểu cách và đẹp mã khi chú ta đi bách bộ thì rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được và ưa nhìn”. Đầu Mèn thì nổi từng mảng rất bướng”. Hai cánh răng thì đen nhánh”, nhai ngoàm ngoạp” như hai cái lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Điệu bộ vừa trịnh trọng” vừa khoan thai” khi Mèn vuốt râu. Những tính từ chỉ tính chất màu sắc những hành động gợi tả, những từ láy, so sánh...được nhà văn sử dụng rất hay, vừa tả được ngoại hình, vừa tả được tâm tính của Dế Mèn. Một chú Dế cường tráng, bướng bỉnh, điệu bộ rất trịnh trọng và kiểu cách tự ý thức về mình một cách kiêu hùng. Dế Mèn thật đẹp dáng so với các nhân vật khác trong truyện hay cùng loài như : Dế Choắt gầy gò, lêu nghêu, Dế Trũi mình dài thườn thượt, anh Dế Cả bệ vệ hay anh Dế Hai gầy khoeo, ốm yếu, ho hen cùng mẹ với Dế Mèn.
- Dế Mèn tự nói lên tính cách xấu của mình: Bước vào đời, Mèn tự hào về đôi càng, những chiếc vuốt, về cái đầu to, về cái răng, cái râu.. của mình nên chú ta đi đứng oai vệ lắm, làm điệu nhún nhảy, rung lên rung xuống hai chiếc râu...Mèn tự xem mình, kiểu cách mình là Con nhà võ”, tợn lắm”, coi thường bất cứ ai. Lúc thì chú ta cà khịa”, lúc thì to tiếng”. Tự cho mình là giỏi”, tài ba”. Người ta nhịn”, người ta nể” nhưng Mèn lại lầm tưởng mình là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Mèn đá anh Gọng vó một cái, quát mấy chị cào Cào có khuôn mặt trái xoan, trêu chị Cào Cào, tuy sợ nhưng đã đưa mắt lên nhìn trộm. Cái hay của đoạn văn là Mèn tự nói lên tính xấu của mình, cái ngông nghênh thói hung hăng của một thanh niên mới lớn. Mèn rất trung thực. Sau này khi đã trưởng thành, khi đã đi chu du thiên hạ, học được nhiều điều khôn, điều hay, Mèn rất ân hận về những hành động ngu dại và nông nổi của mình.
-Bài học đường đời đầu tiên: Bước vào đời, Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng đã dám vuốt râu cọp”, coi thường Dế Choắt. Dưới con mắt Dế Mèn, Dế Choắt hiện ra với hình dáng yếu ớt, xấu xí gầy lêu ngêu như gã nghiện thuốc phiện”, cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, hôi như cú mèo. Chê Dế Choắt có lớn mà không có khôn, lười nhác, ngu dốt. Dế Mèn dám trêu chọc chị Cốc, với thái độ ngông cuồng xấc xược, ngạo mạn. Mèn cất tiếng hát véo von: Cái cò cái Vạc, cái Nông...ăn” làm cho chị Cốc trợn tròn mắt, giương cánh lên”. Trước phản ứng của chị Cốc, Mèn biết sợ chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ”. Sợ nhưng chú vẫn tỏ vẻ” thách thức thầm ...mày ghè vỡ đầu mày ra không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Mèn đâu biết cái trò ngu dại của mình mà gây nên tai họa cho ng láng giềng gầy gò tội nghiệp. Dế Mèn đã biết hối hận về việc làm sai trái của mình. Dế Choắt đã bị chị Cốc mổ cho quẹo xương sống, lăn ra, kêu váng”. Mèn ân hận về cái chết thê thảm của Choắt là do cái tội ngông cuồng dại dột” của mình gây ra. Mèn đưa xác Choắt chôn vào một vùng cỏ um tùm, đắp thành nấm mộ to. Lời trăng trối của Choắt mãi là bài học đường đời cho Mèn và cho mọi người: ...Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy!”. Dế Mèn sau khi gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt chú trở về với cái tính tự đắc, tự mãn khi được bọn trẻ tâng xưng. Để rồi chính anh Xến tóc đã dạy” chàng bài học nhớ đời, cắn cụt luôn hai sợi râu mượt óng trên đầu để mãi về sau trọc trơn lông lốc”.
So sánh: Tôi có nhớ chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội có một so sánh ít ai nghĩ đến: "Năm 1941, ngẫu nhiên trong văn học Việt Nam xuất hiện hai nhân vật: Dế Mèn của Tô Hoài và Chí Phèo của Nam Cao”. Không dĩ nhiên mà người ta nói vậy. Sự thật là Chí Phèo nhân vật trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao dần mất đi lương thiện, con người anh bị lưu manh hóa do xã hội đưa đẩy. Còn Dế Mèn trong Tô Hoài lại hướng đến cái lương thiện, ý thức làm người dần thức tỉnh khi Dế Mèn trải qua một cuộc bể dâu, phiêu lưu của mình trong xã hội. Sự thức tỉnh theo hướng tích cực đó đã làm cho nhân vật Dế Mèn này được nhiều độc giả biết đến.
Đó cũng là thành công trong xây dựng nhân vật của Tô Hoài.
Nghệ thuật: Cùng với vốn sống phong phú, tài quan sát sắc sảo, Dế mèn phiêu lưu ký lôi cuốn người đọc bởi nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong miêu tả và cách kể chuyện. Giọng kể chuyện luôn luôn thay đổi, có lúc duyên dáng hóm hỉnh, có lúc châm biếm, nhạo báng sâu cay, có chỗ là ngòi bút trữ tình đằm thắm. Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, Dế Mèn tự kể về những chuyến phiêu lưu qua thế giới loài người và thế giới loài vật. Ở ngôi này, người trần thuật có điều kiện bộc lộ một cách tự nhiên những suy nghĩ, tâm trạng của mình. Tô Hoài đã tạo ra một hệ thống ngôn ngữ giàu có và sáng tạo độc đáo. Ông đã sử dụng thành công những đại từ xưng hô để gọi các nhân vật của mình. Cách dùng các đại từ đã góp phần tích cực vào việc khắc họa nhân vật đặc biệt là nhân vật Dế Mèn. Tô Hoài đã từng tâm sự "Viết đồng thoại Dế Mèn phiêu lưu ký, tôi không biết phân tích nội dung cũng như cách viết thể loại như bây giờ. Tôi chỉ viết thực tế quanh tôi và tư tưởng lớp thanh niên như tôi. Mọi nhận xét và thói quen cũng như phong tục của con người, tôi đều đem dùng cho việc xây dựng nhân vật".
KB: Thông qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Dế Mèn, Tô Hoài đã nói lên bài học về sự khao khát sống tự do, độc lập, tinh thần lao động để sống không nên ngông cuồng mà làm điều ngu dại, biết ăn năn hối hận về những khuyết điểm của mình, đó là những bài học sâu sắc thấm thía được Tô Hoài tế nhị đưa vào dưới hình thức tự bạch hồi kí của chú Dế Mèn đáng yêu. Chính bởi vậy mà nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng Dế Mèn phiêu lưu ký truyền tải được xúc cảm tâm hồn nhân loại ở tâm lý tuổi thơ và tính hướng thiện.”
Bổ sung phân tích hành trình Dế mèn trong Dế Mèn phiêu lưu kí
- Chân dung của Dế Mèn: phần trên
- Hành trình và những bài học của Dế Mèn: Vẻ đẹp nội tâm đã được định hình và phát triển từ đó. Dần dần thấu hiểu lí lẽ ở đời, trên đường tìm về quê hương xa lắc xa lơ, Dế Mèn gặp chị Nhà Trò, (vốn dòng họ bướm) bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát. Với sức khỏe mạnh mẽ và tài võ thuật, chàng đã hoá giải hiềm khích, giúp chị Nhà Trò xóa nợ và cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Dẫu xa lìa mẹ, hai anh từ bé, Dế mèn vẫn luôn nhớ về gia đình, một lòng hiếu thảo mẹ già và nhường nhịn anh, chẳng màng bất đồng ý kiến. Trên bước đường phiêu linh, Dế Mèn kết bạn cùng Dế Trũi, tình anh em thủy chung sâu sắc. Có lúc Trũi mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, chàng nhiều lần ngửa mặt vào không, gọi to tên em thảm thiết. Thế mới biết cuộc sống Dế Mèn cần phải có bạn bè, thân thích, dẫu phải chia tay nhưng đi đến đâu cũng không có cảm giác lẻ loi, cô độc và luôn thấy lòng vui, đầm ấm vì bây giờ có bạn, có bè, có người giúp đỡ chung quanh.
Nhưng thật sự, người đọc nhớ mãi đến Dế Mèn” bởi sự phát triển về tính cách. Thuyết phục được độc giả, bởi sự thay đổi về tính cách hoàn thiện dần dần và cũng có khi lập lại cái tính nết nghịch ngợm, kiêu căng, hợm hĩnh, coi trời bằng vung để phải đôi lần ân hận không nguôi về cái chết của Dế Choắt và gây thương tật cho bọn dế khác trong những lần tỉ thí trên võ đài bạn trẻ. Nhưng rồi, chúng ta lại cười tán thưởng bởi cái tâm hồn thuần hậu, giữa đường dẫu thấy bất bình chẳng tha” trước tình cảnh của chị Nhà Trò yếu ớt khi bị bọn Nhện kéo bè ức hiếp, đòi nợ cũ.
Cái thú giang hồ xê dịch mãi: đi để nhìn, để ngắm, để nghe, để tích lũy vốn sống, thỏa chí tang bồng. Chẳng thể ở yên một chỗ, dù cậu ta yêu biết mấy cái bờ ruộng, góc đầm nước quê hương; đôi lần trở về thăm thú, chàng vẫn khát khao trước viễn cảnh thiên nhiên mênh mông, bát ngát. Khát khao đất trời, núi non, sông biển, gió mây; lại thèm tiếng nỉ non hay ồn ả của những người bạn chung quanh; thèm cả một bầu trời biêng biếc ráng chiều khi tìm chốn dừng chân lãng tử đôi ngày trên chuyến đường viễn du xa ngát. Nỗi khát khao cứ kéo dài vô tận khi chàng về thăm quê nhà ít lâu, nằm duỗi chân qua khe cỏ ấu, trông thấy mảnh trời xanh như ước vọng đời mình, cứ muốn tiếp tục bay xa, xa mãi.
Qua các chuyến lữ hành, tính cách con người trong Dế Mèn tốt đẹp hơn lên, biết ân hận khi dại dột, biết mưu trí để tìm đường thoát hiểm, biết hiếu cùng mẹ, anh, biết thủy chung cùng bè bạn, không ngại nguy khó giúp người cô thế hay trên đường tìm bạn. Cứ lên đường! Lên đường! Mỗi bước chân giúp chàng đổi thay tính cách. Mỗi sớm, mỗi chiều lại được gặp một cảnh vật mới. Lúc nào cũng mong đi tới một nơi xa lạ, nao nức, bồi hồi được thấy trời xanh, ánh sáng vàng những nắng.
Ôi, người đọc gần với Dế Mèn là thế, yêu thích Dế Mèn vì được gởi gắm tâm trạng hoài bão của mình qua gót chân phiêu lãng. Theo bước chân chàng, tâm hồn ta rộng mở. Sau mọi trải nghiệm buồn vui, thành bại ở đời, qua các chuyến phiêu du, ta lại cùng Dế Mèn hăm hở bày cuộc chơi khác. Chính cái say sưa đó, với cách nhìn lạc quan về thế giới đã đem lại cho người đọc đôi nét bâng khuâng, mềm mại cõi lòng.
Những sinh hoạt đời thường, cách đấu tranh sinh tồn của Dế Mèn bình dị mà ấm áp bời lòng nhân hậu và ý chí dấn thân, cái xấu trở nên tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn. Qua hình ảnh Dế Mèn, người đọc như được thấy chính mình, nỗi ước vọng khát khao trong cuộc sống; yêu thích, muốn mong được tìm hiểu nhiều điều mới mẻ. Và đó cũng là niềm tha thiết được đi, được bơi, được thỏa chí tang bồng thoát khỏi cái vỏ bọc an nhiên, làm kiềm hãm sự phát triển, đa dạng của vẻ đẹp muôn màu cuộc sống. Đi cũng là học – Hỡi các bạn học sinh của tôi ơi, mình cũng sẽ đồng hành cùng Dế Mèn tìm đến chân trời bao la của trí tuệ để được đổi thay tính cách và số phận. Chỉ thay đổi được hoàn cảnh khi biết ước mơ và hành động. Chắc chắn Dế Mèn mãi mãi là người bạn định hướng thủy chung của thế hệ tuổi thơ Việt Nam và thế giới.
KB: Sự nghiệp văn học của Tô Hoài vô cùng đồ sộ, nhưng nhắc đến Tô Hoài, người ta không thể không nhắc tới Dế mèn phiêu lưu ký. Tác phẩm này, với nghệ thuật viết văn miêu tả độc đáo, đã làm rạng rỡ tên tuổi Tô Hoài. Nhờ năng lực quan sát, miêu tả tinh tế, Tô Hoài đã mở ra một thế giới nghệ thuật kỳ thú, vượt lên thời gian, đem lại niềm vui thích không chỉ cho trẻ em mà ngay cả với người lớn.