Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Mii Trà
Xem chi tiết
Ngô Thúy Hà
1 tháng 8 2018 lúc 13:06

câu trái nghĩa với câu "sống chết mặc bay" là “thương người như thể thương thân”
a) Câu tục ngữ là lời khuyên, lời chỉ bảo của ông cha ta sống thì phải biết yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau, hãy sống vì nhau, một người vì mọi người chứ đừng mọi người vì một người, sẽ khiến bạn trở thành người thừa thãi trong cái xã hội này.
b)     Mở bài: - Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến. - Giới thiệu                   truyện ngắn Sống chết mặc bay.
        Thân bài: - Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khố sở, thua thiệt thế nào cũng mặc.
                       - Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm.
                       - Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.
             Kết bài: Khăng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nối bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản.
c)                                                                         Bài làm
      Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi.   Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác.    Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay"

 

trịnh minh anh
Xem chi tiết
Simp shoto không lối tho...
22 tháng 3 2021 lúc 21:38

Bạn tham khảo dàn ý Đề 1 nhé^^

I/ Mở bài

- Dẵn dắt giới thiệu câu tục ngữ.

  

“Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”

Không một thành công nào đến dễ dàng nếu con người không có quyết tâm phấn đấu. Hiểu được điều này, ông cha cha đã đúc kết thành câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lý hoàn toàn đúng đắn.

II/ Thân bài

a. Giải thích

- Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo.

- Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.

- Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.

b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ

- Cuộc sống giống như một bông hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai. Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.

- Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì.

- Sau cơn mưa mới có cầu vồng cũng như con người phải chịu khó, nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, Càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào.

- Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công”…

- Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt.

- Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý: có ý chí, lòng quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh thì liệu ngày hôm nay, chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập?

- Người nông dân Việt Nam đã phải “dầu mưa dãi nắng”, “đầu tắt mặt tối” ngoài đồng ruộng với mong ước có một vụ mùa bội thu. Dù hạn hán, dù lũ lụt, ý chí vươn lên thoát đối thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi.

- Ai trong số chúng ta chắc hẳn phải biết đến tấm gương Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác.

- Edison đã phải miệt mài thực hiện đến 1000 thí nghiệm thì mới tìm ra được chất làm nên dây tóc bóng đèn. Nếu không có niềm say mê, kiên trì, nhẫn nại đó thì chắc giờ đây nhân loại vẫn còn chìm trong bóng tối.

c. Bài học

- Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người.

- Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.

- Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.

III/ Kết bài

- Nêu suy nghĩ về vấn đề.

Bác Hồ đã dạy thanh niên rằng “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Trên đời này không có việc khó, chỉ là bản thân mình đã chịu khó chưa mà thôi. Vậy bạn đã sẵn sàng cho công cuộc mài sắt thành kim của mình chưa?

Phùng Thị Huyền Trang
Xem chi tiết
✰Nanamiya Yuu⁀ᶜᵘᵗᵉ
5 tháng 3 2020 lúc 9:41

Câu 3:

Trong cuộc sống, mấy ai là không một lần gặp thất bại. Nhưng có người bị vấp ngã, bị thất bại đã chán nản, bỏ cuộc; có người lại biết đứng dậy, bước tiếp và thành công. Nói về vấn đề này, ông cha ta có câu: "Thất bại là mẹ của thành công". Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời cũng là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.

Ngắn gọn và súc tích câu tục ngữ trên đã khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.

Theo tôi, câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn.

Chúng ta biết rằng, mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường là giai đoạn khó khăn nhất đối với chúng ta, bởi chúng ta sẽ phải bước những bước đi đầu tiên, thậm chí phải thử nghiệm những điều hoàn toàn mới lạ so với kinh nghiệm của chúng ta, không loại trừ cả những rủi ro, mạo hiểm. Do đó, thất bại là điều không ít người tránh khỏi,

Hơn nữa, trong cuộc sống, ai dám tự nhận rằng mình luôn luôn gặp những thuận lợi, êm xuôi, rằng may mắn lúc nào cũng mỉm cười với mình? Thiết nghĩ đó chỉ là điều ảo tưởng, phi thực tế. Cuộc sống đầy những điều bất ngờ, những sự ngẫu nhiên, những khúc rẽ quanh co khó lường, nên nguy cơ thất bại có thể luôn chờ đợi ta ở bất kì chặng đường nào trong cuộc đời chúng ta. Nói như nhà triết học Hi Lạp Xi-xê-rông: "Là con người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi". Hay như Lê-nin đã nói: "Chỉ có ai không làm gì cả thì mới không mắc sai lầm".

Khẳng định "Thất bại là mẹ của thành công" còn bởi lẽ sau mỗi lần vấp ngã hay thất bại, mỗi chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân những nguyên nhân nào dẫn đến thất bại, làm thế nào để tránh thất bại... Có thể nói, sau những va vấp đó, ta sẽ trưởng thành hơn, sẽ nhận được những bài học từ cuộc sống và vốn sống, vốn kinh nghiệm mà ta tích luỹ và rút kinh nghiệm bản thân thì mặc dù "cái giá" mà họ phải trả cho những thất bại đó có thể là khá "đắt", nhưng bù lại, họ đã nhận biết được cái nào đúng, cái nào sai, làm thế nào là hợp lí; và chắc chắn trên bước đường đi tiếp, họ sẽ tránh không đi vào những sai lầm mà mình đã từng trải qua đó nữa.

Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn.

Trên thế giới cũng có không ít tấm gương của các nhà khoa học, nhà kinh tế lớn đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và trở nên nổi tiếng. Nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải nhiều lần vì thiếu ý tưởng và bị phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Nhà khoa học Pháp Lu-I Pa-xto cũng chỉ là một học sinh trung bình về môn Hóa trong trường phổ thông (xếp thứ 15/22 học sinh của lớp), vậy mà sau này trở thành người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng "Chiến tranh và hòa bình", lại bị đình chỉ khi học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập". Nhà tư bản lớn người Mĩ Hen-ri Pho bị cháy túi đến năm lần trước khi thành công. Còn ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng người Ý En-ri-cô Ca-ru-xô từng bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Như vậy, có thể nói, với những nhân vật nổi tiếng đó, thất bại không làm cho họ bị chùn bước mà trái lại là động lực đẩy họ bước tiếp đến thành công.

Nhìn vào cuộc sống ở quanh ta, có thể thấy hiện nay vẫn tồn tại không ít những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống. Một nữ sinh lớp 12 tự tử vì thi trượt đại học, một người vợ tự tử vì chồng ngoại tình, một cô gái chết đi vì một lần lầm lỡ..., đó là những con người không dám sống, không can đảm đối mặt với những thất bại của mình. Cái chết của họ thật vô nghĩa và chỉ để lại nỗi đau cho gia đình và người thân.

Vậy nên, yếu tố quan trọng để con người có thể gặt hái được thành công sau thất bại, đó là sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; là ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; là lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình để tiếp tục tiến lên. Đúng như Lê-nin đã nói: "Người thông minh không phải là người không mắc sai lầm mà là người phạm sai lầm không trầm trọng và biết mau chóng sửa chữa nó". Ta cũng hiểu rằng "Lòng can đảm của một người không phải là dám chết mà là dám sống".

Như vậy, câu tục ngữ "Thất bại là mẹ của thành công" thật chí lí và hữu ích, không phải cho một đối tượng nào, mà là cho tất cả chúng ta, cho những người đã, đang và sẽ đối mặt với những chông gai, gian khó trong cuộc sống. Ai đó đã nói: "Cuộc sống này không có thất bại, có chăng chỉ là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi". Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai.

~Hok tốt~
##Mirai

Khách vãng lai đã xóa
NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
16 tháng 5 2022 lúc 14:24

Tham khảo

Đề 1:chứng minh và giải thích rằng dân tộc ta luôn sống theo đạo lý thương người như thể thương thân

* CHỨNG MINH:

Nhân nghĩa vốn là một truyền thống quý báu có từ ngàn đời này của dân tộc ta, nó gắn liền với công cuộc dựng và giữ nước của một quốc gia dân tộc. Giống như Nguyễn Trãi đã từng viết trong “Bình Ngô Đại Cáo” của mình. Dân tộc Việt Nam: “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn/ lấy chí nhân để thay cường bạo”. Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, cũng đã có rất nhiều câu tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp này, tiêu biểu là câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Câu tục ngữ nói lên một phẩm chất đáng quý của dân tộc ta, đó là lòng yêu thương con người. “Thương thân” là dành tình yêu thương, sự quan tâm, che chở cho chính bản thân mình. Còn “thương người” là dành sự yêu thương, đồng cảm cho người khác, “như thể” chỉ về một mối quan hệ ngang bằng, tương đương nhau. So sánh “thương người như thể thương thân” muốn nói rằng hãy dành tình yêu thương, lòng đồng cảm, sự giúp đỡ cho người khác cũng như là dành cho chính bản thân mình vậy. Khi mình gặp khó khăn, trắc trở mình đau khổ bao nhiêu, mình cảm thấy bất hạnh bao nhiêu thì khi người khác gặp phải tình cảnh đó cũng có cảm giác tương tự như mình vậy. Hãy giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn thử thách mà đừng so đo, tính toán gì, hãy xem như sự giúp đỡ đó là dành cho chính bản thân mình.

Cũng đã có rất nhiều câu tục ngữ có nội dung nói về lòng yêu thương con người như:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hay: “Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hoặc một câu gần nghĩa nhất là: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” một con ngựa đau không ăn thì cả đàn cũng bỏ bữa, coi nỗi đau của người khác cũng như chính nỗi đau của mình.

Dân tộc ta với truyền thống nhân nghĩa từ lâu đời đã có những hành động rất thiết thực thể hiện tinh thần “thương người như thể thương thân”. Xưa kia thì có phong trào “hũ gạo cứu đói” do Bác Hồ phát động, vì trước kia, trong khi đất nước vẫn còn chiến tranh thì cuộc sống của đa số người dân vẫn còn cực khổ nên các phong trào thể hiện truyền thống nhân nghĩa này còn hạn chế, nhưng bây giờ khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng, đang trong công cuộc đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cuộc sống của đa số mọi người đã khá giả hơn, nhưng không vì thế mà các giá trị truyền thống tốt đẹp bị mai một mà con phát huy mạnh mẽ hơn. Tuy đại đa số mọi người đã có cuộc sống ấm nó, hạnh phúc nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số có cuộc sống khó khăn, hay những người dân ở ven biển miền Trung thường xuyên phải chịu hậu quả nặng nề từ những trận lụt bão. Những ngươi này luôn cần sự chung tay giúp đỡ của tất cả mọi người trên mọi miền Tổ quốc những chương trình thiết thực như “Vì người nghèo”, “Tất cả vì khúc ruột miền Trung” đã thu hút được rất nhiều tấm lòng hảo tâm ủng hộ, khuyên góp của cải vật chất để giúp đỡ những cảnh ngộ éo le này. Tất cả đều xuất phát từ lòng yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ của mọi người dân Việt Nam.

Ta đã nghe câu thơ:

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Lại một ngày thêm để yêu thương”

Hay: “Còn gì đẹp hơn đời như thế
Người với người sống để yêu nhau”

Vậy mà một số người vẫn giữ thái độ sống thờ ơ, vô cảm với mọi người xung quanh, tỏ thái đô “sống chết mặc bay” hay “đèn nhà ai nhà nấy rạng” với những người đang gặp khó khăn, đang mong mỏi sự giúp đỡ. Đây là một cách sống đáng bị xã hội phê phán và lên án.

Câu tục ngữ đã đúc kết những điều được coi là chân lí của cha ông ta, một truyền thống, đạo lí sâu sắc, hãy biết dành tình yêu thương, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn hoạn nạn đây cũng như là yêu thương giúp đỡ chính bản thân mình. Nó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc cần được lớp thế hệ đi sau gìn giữ và phát huy.

* GIẢI THÍCH:

Dân tôc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp, được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người chính là lòng nhân ái và lối sống vị tha. Từ xưa, ông cha ta đã quan tâm dạy dỗ con cháu những bài học đạo lí qua ca dao, tục ngữ mà câu: Thương người như thể thương thân là một ví dụ điển hình.

Muốn hiểu biết thấu đáo câu tục ngữ này, ta phải hiểu ý nghĩa của vế sau (thương thân) trước rồi từ đó hiểu nghĩa của vế trước (thương người). Đặt hai vế trong mối tương quan so sánh, ta sẽ thấy những nét nghĩa tương đồng, do vậy mà hiểu được ý nghĩa trọn vẹn của câu tục ngữ. Thế nào là thương thân? Thương thân là thương mình xót xa cám cảnh cho mình khi lâm vào cảnh đói không cơm, rét không áo, ốm không thuốc và lúc hoạn nạn không ai giúp đỡ.

Lẽ tự nhiên, ai cũng yêu thương bản thân mình hơn cả, nhưng yêu thương bản thân một cách thái quá sẽ dẫn đến những biểu hiện lệch lạc như thái độ vị kỉ (chỉ biết mình), không quan tâm đến vui buồn, sướng khổ, sống chết của bất cứ ai. Tệ hơn nữa là thói xấu ích kỉ thường đi đôi với hại nhân (lợi mình, hại người) rất đáng lên án.

Thế nào là thương người? Người ở đây là mọi người sống quanh ta; là anh em, cha mẹ, xóm giềng cùng chung quê hương, đất nước. Thương người như thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. Nếu ta từng trải qua đau đớn, bệnh hoạn, ngặt nghèo thí khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, ta hãy thương xót, cảm thông, giúp đỡ, quan tâm đến họ như đối với chính ta vậy.

Nhưng để có được một lối sống nhân ái cao cả quả không phải là một chuyện dễ dàng. Phải có một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hi sinh mà tất cả những điều ấy là kết quả của một quá trình tu tâm, dưỡng tính lâu dài. Vì sao câu tục ngữ lại khuyên ta phải giúp đỡ người khác? Thật đơn giản vì trong cuộc đời, không ai có thể sống lẻ loi, đơn độc. Gia đình có cha mẹ, vợ chồng, anh em... Đó là mối quan hệ máu thịt thiêng liêng sống chết có nhau. Nhận thức rõ điều ấy nên ông bà ta dạy dỗ con cháu từ thuở còn trứng nước bằng những lời du êm dịu bên nôi: Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Anh em như chân với tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Chị ngã, em nâng. Tay đứt ruột xót...

Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ: Phụ tử tình thâm, Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu muối là đạo con... Những điều nhân nghĩa ấy như dòng sũa ngọt ngào, dần dần thấm vào máu thịt, vun đắp, bồi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.

Rộng hơn nữa là tình đồng hương, tình giai cấp, tình dân tộc. Người miền Bắc, người miền Trung, người miền Nam, người Kinh, người Thượng... đều là dân tộc Việt Nam bởi cùng chung một bọc do mẹ Âu Cơ sinh ra (đồng bào). Lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh truyền thống đoàn kết chung sức, chung lòng đánh giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam là truyền thống vô cùng tốt đẹp.

Đề 2:Chứng minh và giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

* CHỨNG MINH:

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tương thân tương ái. Điều đó đã được ông cha ta gửi gắm qua câu “Lá lành đùm lá rách” - một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa.

“Lá lành đùm lá rách” là một hình ảnh dễ thấy trong cuộc sống. Các bà, các mẹ thường dùng lá để gói bánh, lớp lá lành bọc lên lớp lá rách. Qua hình ảnh trên để nói về tinh thần đùm bọc, sẻ chia của con người. Đó cũng là lời khuyên quý giá mà ông cha ta muốn gửi gắm đến thế hệ hôm nay.

Cách sống trên là hoàn toàn đúng đắn, trở thành truyền thống tương thân tương ái vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Lịch sử dân tộc trải qua hàng nghìn năm đấu tranh bảo vệ đất nước. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân ta vẫn luôn biết đoàn kết, sẻ chia và đùm bọc lẫn nhau để vượt qua chiến tranh. Tinh thần nhường cơm sẻ áo, một nắm khi đói bằng một gói khi no vẫn còn đó. Kết quả là chúng ta đã chiến thắng để giành lại được độc lập cho dân tộc. Ngày hôm nay, chúng ta bắt gặp được tinh thần đó từ những hành động rất đơn giản trong cuộc sống. Các doanh nghiệp đã chung tay giải cứu nông sản cho bà con nông dân. Những người tình nguyện tham gia hiến máu nhân đạo để cứu giúp các bệnh nhân. Cả xã hội cùng nhau chung tay giúp đỡ những người già neo đơn, trẻ em mồ côi…

Mỗi một hành động nhỏ bé nhưng lại đều mang ý nghĩa lớn lao. Bản thân chúng ta khi giúp đỡ người khác chúng ta sẽ có được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn, khiến cho trái tim chúng ta trở nên tươi sáng và yêu đời hơn.

Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên quý giá  như lời bài hát "Để gió cuốn đi" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng…”

* GIẢI THÍCH:

Tục ngữ đúc kết nhiều kinh nghiệm quý giá của dân tộc Việt Nam. Một trong số đó là câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” gửi gắm bài học về tinh thần tương tương ái.

Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ gợi ra hình ảnh dễ dàng được bắt gặp hình các bà, các mẹ khi gói bánh hay đồ ăn, sẽ thường bọc nhiều lớp lá lên nhau, lá rách xếp trước, lá lành xếp sau. Xét về nghĩa bóng, “lá lành” chỉ những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” chỉ những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tình yêu thương, biết đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Chúng ta sinh ra đều có những hoàn cảnh khác nhau. Cuộc sống của mỗi người có sung sướng, hạnh phúc nhưng cũng có nghèo khổ, bất hạnh. Chính vì vậy, sự đùm bọc và chia sẻ thực sự cần thiết. Bởi điều đó sẽ giúp cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn. Người cho cảm thấy hạnh phúc, còn người nhận sẽ cảm thấy ấm lòng hơn. Lời khuyên nhủ được gửi gắm qua câu “Lá lành đùm lá rách” giúp chúng ta hiểu được điều đó.

Bên cạnh câu tục ngữ trên, còn có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khác răn dạy cách sống đó:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hoặc là:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Dân tộc ta đã cùng nhau vượt qua những năm tháng chiến tranh gian khổ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân ta vẫn luôn biết đoàn kết, sẻ chia và đùm bọc lẫn nhau để vượt qua. Đến ngày hôm nay, chúng ta bắt gặp được tinh thần đó từ những hành động rất đơn giản trong cuộc sống. Những chuyến thiện nguyện của các bạn trẻ đến với các vùng núi xa xôi để mang áo ấm, con chữ đến cho trẻ em vùng cao. Trong dịch bệnh, con người ta chia sẻ cho nhau lương thực, thực phẩm… Tất cả đều sáng ngời vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Tóm lại, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” tuy ngắn gọn, nhưng giàu ý nghĩa. Từ đó, mỗi người cần biết sống sẻ chia, yêu thương để cảm thấy hạnh phúc hơn mỗi ngày.

38. Trần Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
8 tháng 5 2022 lúc 11:03

Tham khảo:

Nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc rởm, những tên lang ...

Vương Nguyên
Xem chi tiết
quách anh thư
21 tháng 2 2018 lúc 19:31

đề 1;MB:
- Biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- ông cha ta đã dạy ta f biết ơn những ng đã tạo ra thành quả ..... ( tự vít mở bài )
TB:
* Giải thích câu tực ngữ uống nước nhớ nguồn :
-Ăn quả : + Nghĩa đen là : Khi ăn trái ngon ngọt, ta phải nhớ ơn người đã dày công vun trồng, chăm sóc từ khi cây còn non đến lúc ra quả ngọt trái chín
+ Nghĩa bóng là :Là những người đk hưởng thành quả .
- Trồng cây : + Nghĩa đen là :Được uống ngụm nước trong lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn – nơi dòng nước chảy tới. 
+ nghĩa bóng là người đã tạo ra thành quả.
=> ý nghĩa của câu ăn quả nhớ kể trồng cây là nhớ ơn nx ng đã tạo ra thành quả , n ng đã giúp đỡ mink ( sự nhớ ơn của dân tộc )
* Chứng minh :
-Trong tư tưởng : Biết ơn n chiến sĩ đã hi sinh xương máu của mink để cứu nc . V ...v .v
- Trong cuộc sống : (dẫn chứng )
+ Nhứ ơn tổ tiên : nx ngày tết , ngày giỗ 
+ ngày 27/7 : ngày thương binh liệt sĩ ( nhớ ơn các chiến sĩ đã bỏ mạng trên chiến trường ...) 
+ ngày 10/3 (âm ) : nhớ ơn các vị vua Hùng có công dựng nc 
+ ngày 27/2 : nhớ ơn n ng thầy thuốc bác sĩ có công cứu ng
+ ngày 20/11 : nhứ ơn n ng thầy giáo, cô giáo có công giáo dục chúng ta nên ng ....
......v....vv.....vv.
- Bài hơcj rút ra từ bản thân : ( tự làm ) 
KB : 
- khẳng định sự nhớ ơn n ng đã tạo ra thành quả
- Dân t[cj ta luôn đề cao và sống theo đạo lí " uống nc nhớ nguồn "

Ahwi
21 tháng 2 2018 lúc 19:34

1/

1. Mở bài:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.
- Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
2. Thân bài:
a/ Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn:
Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
- b/ Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động , lời ăn tiếng nói hang ngày: 
+ xưa:
- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già.. 
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.
+ nay :
- 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
- III kết bài :
- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất …
- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN.
 

Ahwi
21 tháng 2 2018 lúc 19:34

2/

1. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ 
Tục ngữ Việt Nam giàu có, óng ánh sắc màu trí tuệ. Nó đúc kết bao kinh nghiệm quý báu trong dân gian. Là bài học nhân sinh, cách ứng xử, nó dạy khôn, dạy khéo để làm người. Chỉ nói về lòng kiên trì, ý chí của con người mà nhân dân ta có biết bao câu tục ngữ mang tính giáo dục sau sắc, tiêu biểu là câu "Có chí thì nên" 
2. Thân bài: 
Bạn làm theo các ý sau 
+ Giải thích nội dung câu tục ngữ: Câu tục ngữ trên là một lời khuyên con người cần có ý chí, nghị lực, lòng kiên trì thì làm việc gì cũng thành công. 
+Khẳng định câu tục ngữ: Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng không chỉ trong thời đại ngày xưa mà trong cả thời đại ngày nay. 
- Người không có chí hướng, k có lí tướng, K có lòng kiên trì nhẫn lại luôn thất bại. 
Dẫn chứng+lí lẽ: Đứng trước một bài toán khó mà ta không chịu suy nghĩ thì không thể giải được bài toán đó. Trước một bài văn dài mà nản lòng thì sẽ không bao giờ viết văn hay. 
Trong cuộc sống nếu gặp khó khăn mà lùi bước thì không thể làm đuoc điều gì 
- Có lòng kiên trì, ý chí luôn đạt được những điều mình mong muốn. 
Thực tế đã chứng minh không một vĩ nhân nào mà không phải kiên trì học hỏi, khổ công luyện tập. Thành công của họ có được là do họ có tinh thần học hỏi không ngừng, lòng kiên trì bền bỉ. 
DC: Hồ chí Minh từ hai bàn tay trắng lao động làm nhiều nghề, nghiên cứu tài liệu của Lênin và trải bao khổ cực cuối cùng Người đã đạt đựoc ước muốn là tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. 
Thầy giáo Ngưễn Ngọc Ký tàng tật cụt hai chân nhưng vẫn có nghị lực sống phi thường và nổi tiếng dạy giỏi. 
Nhà đại thi hào người Nga Gơrki đã từng không qua một trường đại học nào, nhưng vẫn trở thành nhà văn nổi tiếng. Nhà văn đã từng nói " Dòng sông Vôn ga và thảo nguyên mênh mông chính là trường đại học của tôi" 
....... 
3. Kết luận. 
Khẳng định câu tục ngữ đúng

Nguyễn Hanaa
Xem chi tiết
Cherry
21 tháng 3 2021 lúc 17:39

Câu 1

Ngày nay, có biết bao nhiêu người vừa mới gặp khó khăn là đã từ bỏ, nản chí. Thế nhưng bên cạnh đó còn có những con người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”.

 

“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục cho con trẻ rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà học lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặc khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân học chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại và cũng chính từ đó mà ra? Xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn lài cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thật bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả.

   

Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ.

Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại làm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực.

 

Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 42km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.

Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công có.

Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.

 

Câu 2

Để trở thành một người thành đạt, ngoài những đức tính ham học hỏi, nhạy bén thì sự kiên nhẫn, cần cù cũng là một yếu tố quan trọng góp phần lớn vào sự thành công của một con người. Để khẳng định tầm quan trọng của lòng kiên nhẫn và động viên tinh thần cho các thế hệ sau vượt qua khó khăn trên con đường đầy chông gai, ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm xương máu một cách ngắn gọn trong câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Cây kim là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình. Nó thật nhỏ bé nhưng cũng rất hoàn hảo. Thân kim tròn nhỏ, đầu nhọn và cuối thân có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Ông cha ta từ xa xưa muốn làm nên cây kim ấy không có cách nào khác là mài giũa những thanh sắt thô ráp, to lớn qua bao nhiêu ngày tháng mới thành.

Từ sắt để nên kim là cả một quá trình tôi luyện kì công, không chỉ tôi luyện thanh sắt mà đó còn là thử thách sự kiên nhẫn của lòng người. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim, đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công.

Quan điểm “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực tế đã chứng minh rằng nếu chỉ dựa vào trí thức và may mắn thì rất khó để có thể thành công mà còn phải dựa vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân mỗi người. Đó có thể là con đường đầy chông gai và khó khăn nhưng rất xứng đáng.

Với mỗi người con đất Việt thì kí ức về những cuộc chiến tranh vẫn còn mãi. Đó là dẫn chứng sống động cho câu tục ngữ này. Suốt cả thế kỉ XX dân tộc ta đã phải trải qua những cuộc chiến trường kì để có thể bảo vệ vững chắc độc lập của dân tộc. Chính sự đấu tranh bền bỉ không ngừng nghỉ, lòng kiên trì, quyết tâm trong mỗi trái tim người con Việt Nam đã khiến cho quân địch phải đầu hàng.

Trong đời sống hằng ngày cũng có nhiều tấm gương về lòng kiên trì rất đáng ngưỡng mộ. Có thể kể đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí với đôi bàn tay kém may mắn bị liệt. Thầy đã không bỏ cuộc mà hằng ngày, từng chút một thầy tập viết bằng đôi bàn chân vụng về của mình.

 

Sự miệt mài ấy đã sớm hái được quả ngọt khi thầy dù bằng một cách khác người đặc biệt đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng ở Việt Nam và là nhân chứng sống động cho sự quyết tâm, bền bỉ của con người.

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Nếu ngay từ đầu chúng ta không kiên trì nắn nót từng chữ viết thì sẽ không thể viết chữ đúng, ngay ngắn, thẳng hàng. Nếu chúng ta không nhẫn nại làm từng phép toán đơn giản thì không thể nào làm được những bài toán khó hơn.

Học tập là một quá trình dài và vất vả, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành thì làm sao có thể đạt được kết quả tốt. Sự kiên trì của mỗi cá nhân sẽ lớn thêm từng ngày cùng với những thử thách của cuộc sống. Chỉ cần chúng ta lơ là một chút thôi thì sẽ bị thua cuộc và bỏ lại phía sau.

Đây mà một đức tính quan trọng và đầu tiên để giúp chúng ta có thể gặt hái thành công, bài học “Có công mài sắt, có ngày nên kim” vì thế đã được dạy ngay từ bài học đầu tiên của lớp 2 là để chúng ta nhận thức rõ về điều này.

Nói về lòng kiên trì, Bác Hồ cũng đã bằng những kinh nghiệp hoạt động cách mạng lâu dài của mình để dạy các thanh niên rằng:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa, là kết quả của một quá trình dài chiến đấu và lao động của ông cha ta nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đi đến thành công.

Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài sự kiên trì, thế hệ trẻ cần phải tích cực học tập, nhạy bén với thời cuộc, không ngường sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và công việc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

۞Šηιρєя
25 tháng 3 2021 lúc 20:56

Cần cù và kiên trì là đức tính tốt đẹp luôn được ông cha ta coi trọng. Điều đó được thể hiện qua lời khuyên mà câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” muốn răn dạy con người.

Bài học mà câu tục ngữ muốn nhắc nhở mỗi chúng ta đó là về sự nỗ lực không ngại khó khăn, sự kiên trì trước những thử thách. Nếu làm được như vậy, con người chắc chắn sẽ bước đến thành công.

Trên thế giới, có ai không biết đến cái tên Thomas Edison - nhà phát minh vĩ đại của nhân loại. Câu nói nổi tiếng của ông: “Thiên tài là một phần trăm cảm hứng và 99 phần trăm đổ mồ hôi” cũng để khẳng định thêm bài học về sự cố gắng, kiên trì. Ông đã phải trải qua vô số lần thất bại mới có thể tìm ra nguyên liệu phù hợp cho sợi dây tóc bóng đèn của mình. Để rồi chiếc bóng đèn đầu tiên của nhân loại đã ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại. Ở Việt Nam, chắc chắn sẽ không một ai quên được những ngày mùa đông của năm 2018 vừa qua. Không chỉ là người hâm mộ thể thao mà còn là cả những con người vốn không yêu thích thể thao sẽ cảm thấy vô cùng tự hào khi những chàng trai của đội tuyển U23 Việt Nam đã giành được ngôi vị á quân tại giải U23 châu Á. Chúng ta không chỉ ngưỡng mộ về tài năng của những cầu thủ trẻ. Mà còn khâm phục bởi lòng kiên trì không chịu từ bỏ của họ. Nhiều trận đấu, đội tuyển U23 Việt Nam đã bị dẫn bàn trước, nhưng những chàng trai ấy vẫn không hoảng sợ mà vẫn giữ vững tinh thần để chiến đấu và chiến thắng. Còn rất nhiều những tấm gương khác ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ đều là minh chứng cho tính đúng đắn của lời khuyên mà câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” răn dạy con người.

Như vậy, bài học mà câu tục ngữ trên mang lại thật sâu sắc và ý nghĩa. Từ đó, bản thân một học sinh như tôi sẽ ghi nhớ để vượt qua mọi khó khăn trên con đường tìm đến thành công.

anjsixez
Xem chi tiết
jelly eirlys
Xem chi tiết