Những câu hỏi liên quan
Chi Nguyen
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
12 tháng 5 2021 lúc 13:56

Đề 1:

“ Sống chết mặc bay” được coi là một trong những sáng tác mở đầu khuynh hướng văn học hiện thực ở nước ta về đề tài trong cuộc sống thực của xã hội, đó là cảnh hàng năm người nông dân ở đồng bằng Bắc bộ phải đương đầu với sự tàn phá dữ dội của thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống chính mình. Cảnh dân phu hộ đê, chống với cơn lũ được tác tác giả miêu tả cụ thể. Bọn quan lai thường được mệnh danhlà phụ mẫu của dân, bản chất thối nát, mất cả lương tri của bọn chúng, được ngòi bút hiện thực phơi bày, tố cáo. Thông qua hình tượng nhân vật quan huyện, tác giả đã cho người đọc hình dung được bộ mặt thật của bọn quan lại đương thời. Tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét từ diện mạo, dáng điệu, ngôn ngữ phù hợp với tâm lí, tính cách của một tên quan hống hách, táng tận lương tâm. Kết cấu của truyện xây dựng trên sự phát triển của hai cảnh đối lập để làm nổi bật chủ đề. Bút pháp miêu tả không phải là bút pháp tượng trưng, ước lệ mà là cách miêu tả cụ thể,chi tiết, sống động.

Đề 2: 

 

Khánh Linh
Xem chi tiết
Thảo Phương
20 tháng 9 2016 lúc 16:36

*Lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu:

Ở lão có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão…Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người.Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau dớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy!

*Tình yêu thương con sâu sắc:
Đối với cậu Vàng, lão yêu quí như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình cảm ấy còn được nhân lên gấp vạn lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn vặt mình mãi. Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn giữ mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủ tiền. Lão nghĩ thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão?Anh bỏ đi đồn điền cao su, để lại lão ở nhà vò võ chờ con.Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa tinh thần mình.Những câu nói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, nhưng lại như nói với con mình.Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình. Tiền bòn vườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về, lão nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai.Thế nhưng, lão lại ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó.Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng.Lão ăn vào tiền của con trai lão – số tiền mà khi con trai về lão định trả con. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. Hành động của lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão : “của mẹ nó thì nó hưởng”. Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai. Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con.Lão chết để mở ra đường sống cho con lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì lão sống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha, người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt. Không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động hay lời nói, lão lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng, mọi hành động của con lão đều cho là do lão. Là do lão đẩy con tới những hành động ấy rồi tự dằn vặt mình, tự gánh lấy những suy nghĩ, hành động để chuộc lại lỗi lầm. Quả thật, tình yêu thương con của lão khiến chúng thật vô cùng cảm động.

*Lòng tự trọng:
-Lão Hạc mang một tấm lòng tự trong cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ảnh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão chết cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị sa hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo.Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết còn hơn.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.

Đạt Trần
30 tháng 12 2017 lúc 10:42

Nhắc đến truyện ngắn Lão Hạc, một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945, người ta nghĩ ngay đến nhân vật cùng tên, một điển hình của người nông dân nước ta trước Cách mạng tháng Tám mà quên mất một hình tượng cũng hết sức thành công khác trong truyện: Nhân vật "tôi"-ông giáo. Có thể nói, dù không phải là nhân vật chính, xuất hiện với vai trò là người kể chuyện, hiện lên chỉ với vài nét ngắn gọn qua lời kể của chính mình nhưng nhân vật ông giáo "tôi" là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao, mang nhiều giá trị nghệ thuật, trong có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

Đúng như nhận định của Trần Đăng Suyền, "Nam Cao là nhà văn lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945" (trong bài viết Nam Cao-nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn). Ông đến với chủ nghĩa hiện thực phê phán khá muộn, khi trên văn đàn đã có những cây bút đại thụ với nhiều đỉnh cao không dễ gì vượt qua như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố... Thế nhưng bằng sự ý thức sâu sắc về quan điểm nghệ thuật của mình, Nam Cao đã "biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có" (Đời thừa). Với cách đi của riêng mình, Nam Cao đã sáng tạo nên những điển hình nghệ thuật bất hủ trong văn xuôi hiện thực Việt Nam. Ngày nay, những Chí Phèo, Thị Nở, dì Hảo, lão Hạc... không chỉ còn là nhân vật trong trang sách nữa mà đã bước ra cuộc đời, in đậm dấu ấn trong đời sống văn học dân tộc.

Trong truyện ngắn Lão Hạc, bên cạnh nhân vật chính là một điển hình xuất sắc về người nông dân Việt Nam trước 1945, nhân vật ông giáo tuy chỉ là nhân vật phụ nhưng lại mang nhiều giá trị hiện thực rõ nét. Đây là nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản nước ta trước Cách mạng, cụ thể là những người dạy học mà tác giả gọi là những "giáo khổ trường tư". Không được khắc họa đậm nét như anh giáo Thứ trong tiểu thuyết Sống mòn, nhưng qua một ông giáo "tôi" trong truyện ngắn Lão Hạc, ta bắt gặp nhiều ông giáo khác ở nước ta trước năm 1945. Đó là những trí thức nghèo khổ, sống lay lắt bằng đồng lương ít ỏi ở các trường tư. Cuộc sống họ cũng chẳng hơn gì cuộc sống của người nông dân, cũng bấp bênh, túng quẫn và bế tắc. Trong truyện, gia đình ông giáo thường xuyên rơi vào cảnh "cùng đường đất sinh nhai", con cái nheo nhóc, bệnh tật liên miên, vợ "khổ quá rồi" đến nỗi "cái bản tính tốt" của thị "bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất". Cũng như văn sĩ Hộ trong Đời thừa, văn sĩ Điền trong Giăng sáng, ông giáo "tôi" trong Lão Hạc cũng phải "chạy ăn từng bữa toát mồ hôi" (Trần Tế Xương). Đây chính là cuộc sống của trí thức tiểu tư sản nói chung, người làm nghề dạy học nói riêng ở nước ta trước năm 1945 mà nhân vật ông giáo "tôi" là một người tiêu biểu.

Trong hoàn cảnh đời sống chật vật, túng thiếu, quẫn quanh ấy, các nhân vật trí thức của Nam Cao thường rơi vào bi kịch giữa lí tưởng cao đẹp và hiện thực khốn cùng trói buộc, giữa khát vọng lớn lao với chuyện áo cơm ghì sát đất. Ông giáo trong Lão Hạc là một tiêu biểu cho bi kịch này của những "giáo khổ trường tư" nước ta trước Cách mạng. Ông giáo "tôi" cũng từng có "một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng", một thời mà "mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét". Nhưng "một trận ốm thập tử nhất sinh đã đem y về, trả cho đất chôn nhau cắt rốn" (Sống mòn), và rồi sau nhiều lần "cùng đất sinh nhai", con cái ốm đau nheo nhóc, vợ "khổ quá rồi", những ước mơ, hoài bão của thời trai trẻ ấy chỉ còn trong "cái kỉ niệm của một thời", đã ngủ yên trong kí ức và sau này chưa một lần ông giáo nhắc lại. Có thể nói, dù không được tác giả khắc họa đậm nét như bi kịch "một kẻ vô ích, một người thừa" giằng xé trong nội tâm của các Điền, Hộ, Thứ,... nhưng qua những gì ông giáo nghĩ về "những quyển sách rất nâng niu", về "một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng", về cuộc sống bấp bênh, nghèo túng hiện tại, ta hiểu ở nhân vật này cũng có những nỗi khổ khó nói ra. Trong Sống mòn, Nam Cao khẳng định: "Đau đớn thay những kiếp sống muốn khao khát lên cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất". Hay như trong Đời thừa, ông viết: "Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khao khát làm một cái gì mà nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt". Đó chính là nỗi đau của những trí thức tiểu tư sản làm nghề dạy học ở nước ta trước 1945 mà anh giáo Thứ, ông giáo "tôi" là những điển hình.
Không chỉ là "nhà văn hiện thực xuất sắc", Nam Cao còn là "nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn". Và "cái góc, nền tảng vững chắc của chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao là chủ nghĩa nhân đạo" (Trần Đăng Suyền, tài liệu đã dẫn), bởi hơn ai hết, ông ý thức được rất rõ giá trị chân chính của "một tác phẩm thật giá trị" là giá trị nhân đạo của nó. Trong Đời thừa, nhà văn viết: "Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần hơn". Quả thực, Nam Cao đã làm được những gì ông quan niệm. Giữa lằn ranh mong manh của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên, nhà văn đã không bị chao đảo, nghiêng lệch về chí tuyến bên kia bởi ông đứng vững chắc trên nền tảng chủ nghĩa nhân đạo. Nam Cao là "nhà văn của những người khốn khổ, tủi nhục nhất trong xã hội thực dân - phong kiến".

Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.

Võ Minh Ngọc
Xem chi tiết
Trường Phan
6 tháng 1 2022 lúc 21:34

Bạn tự lm nha, chúc bạn lm tốt!! =))

tk

Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu thế kỷ XX. Một trong số những tác phẩm ông để lại, Sống chết mặc bay là truyện ngắn tiêu biểu hơn cả, nó được coi như một trong những tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán sau này. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phỡn xa hoa của lũ quan lại. Viết Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn đã mạnh mẽ tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.

 

 

 

 

 

Nhi Linh
Xem chi tiết
trương viết minh
Xem chi tiết
Linh Linh
19 tháng 3 2019 lúc 17:48

Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả: Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút truyện ngắn hiện đại tiêu biểu đầu tiên của nền văn học Việt Nam.

- Giới thiệu về tác phẩm, giới thiệu về nhân vật quan phụ mẫu

- Dẫn lời nhận xét về quan phụ mẫu

Thân bài:
- Tình huống xuất hiện: Khi mưa ngày càng lớn, nước dâng ngày càng cao, nguy cơ đê vỡ. Nhân dân đang vất vả hộ đê. Trong tình cảnh nguy cấp đó, nhân dân cần có quan đôn đốc giữ đê, cùng nhân dân hộ đê để thấy trách nhiệm của quan nhưng trong tình huống ấy, quan say sưa chơi bài.



* Khi đê sắp vỡ:
- Nhân dân đang đối mặt với nguy cơ đê vỡ, mất hết tài sản - quan đang vững chãi trong đình, hưởng thụ cảnh sang trọng, giàu có, phú quý, sa hoa, hưởng thụ cuộc sống thần tiên.
- Trong khi nhân dân đang nhốn nháo, thảm hại đối mặt với nguy cơ đê vỡ , mất hết tài sản - quan đang vững chãi trong đình , hưởng thụ cảnh sang trọng , giàu có , phú quý , xa hoa , hưởng thụ cuộc sống thân tiên .

- Trong khi nhân dân đang nhốn nháo , thảm hại đối địch sức người với sức trời - quan uy nghi , oai vệ , nghiêm trang như thần như thánh , mọi người sợ hãi , phục dịch .

- Ko khí trên đê náo loạn , căng thẳng - ko khí nơi quan ngự ung dung , vui vẻ lạ thường .

Nghệ thuật tương phản →→ Dù nhân dân đang trong cảnh thiên tai , quan vẫn hưởng thụ cuộc sống xa hoa vương giả .

* Quan coi thường việc đê lở , người chết - ung dung ngời đánh bài

Quan ung dung , say sưa chơi ván bài dở - mặc kệ đê lở , ruộng ngập , nhân dân sắp trong cảnh nghìn sâu muôn thảm

Nghệ thuật tương phản tăng cấp . Lối văn biến ngẫu

⇒⇒ Kẻ vô trách nhiệm , vô lương tâm , ko quan tâm thương xót cho đồng bào , nhân dân trong con nguy khốn

* Quan ù

- Tiếng kêu vang trời lở đất - Mọi người hốt hoảng , riêng quan ung dung , điềm nhiên hưởng lạc

→→ Mức độ đam mê bài bạc và sự vô trách nhiệm đang tới đỉnh điểm

- Người nhà quê thông báo đê sắp vỡ ( tìm đến quan cầu cứu ) - quan đỏ mặt tía tai quát mắng : .... cổ , bỏ tù ....

→→ Mức độ vô trách nhiệm tăng cao . Tức giận vì quan ko hộ đc đê , khiến đê vỡ , lại làm gián đoạn ván bài của quan

- Đê vỡ , dân lâm vào tình cảnh thảm sầu - quan ù to sung sướng hả hê

→→ Thỏa mãn , sung sướng niềm vui thắng bài . Niềm vui đc đánh đổi bằng nhân mạng và của cải của nhân dân

⇒⇒ Kẻ đọc ác , phi nhân tính , kẻ lòng lang dạ thú

- Nghệ thuật tương phản tăng cấp

⇒⇒ Phê phán thái độ vô trách nhiệm , vô lương tâm của viên quan phụ mẫu . Từ đó tác giả lên án , phê phán sự thối nát của chế độ thực dân phong kiến

Kết bài :

- Khẳng định lại sự đúng đắn, sắc sảo của nhận xét

- Suy nghĩ của bản thân về nhân vật quan phụ mẫu

Thu Hiền
Xem chi tiết
Johny Dảk
21 tháng 3 2022 lúc 18:43

cật

Lung Linh
Xem chi tiết
Sunn
11 tháng 5 2021 lúc 19:53

Nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa chân thực tình cảnh của người nông dân trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn là người dân đang cùng nhau gắng sức hộ đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le. Trước tình thế thảm hại của người dân, bậc quan phụ mẫu lại ung dung ngồi đánh bài trong tình. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình càng làm rõ sự khổ cực đó. Trong khi nhân dân ra sức chống chọi lại với thiên tai, kẻ làm “cha mẹ” của dân lại chỉ biết ngồi đánh bài thật sung sướng. Như vậy, chúng ta thấy rằng tình cảnh khổ cực của nhân dân không chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

Kieu Diem
11 tháng 5 2021 lúc 19:57

Truyện ngắn '' Sống chết mặc bay '' của tác giả Phạm Duy Tốn đã để lại cho tôi bao dư âm khó quên . Một bên là người dân đang lam lũ , cực chống chọi lại với cơn bão . Còn một bên là viên quan phụ mẫu và những quan khác thì ngồi nhàn nhã trong đình đánh tổ tôm . Ôi ! Con người trong xã hội phong kiến thật là thảm . Cuộc sống của nhân dân có ấm no , có cực khổ đều phụ thuộc vào lương tâm của người làm cha , làm mẹ dân . Trong xã hội cũ , cuộc sống của nhân dân là một vấn đề rất lớn , cuộc sống của họ không chứa đựng sự công bằng mà toàn là những điều bất công . Cuộc sống của những con người trong giai cấp phong kiến là một cuộc sống tràn đầy sự đau thương , mất mát , luôn bị áp bức , bóc lột . Được sống trong xã hội ngày nay , một xã hội có đủ sự công bằng cho một công dân , mọi người dân đều được sống ấm no hạnh phúc mà không bị bóc lột . Tôi cảm thấy rất vui vì điểu đó , vui vì xã hội không còn như trước .

Laville Venom
12 tháng 5 2021 lúc 7:48

tk

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa tình cảnh của người nông dân vô cùng chân thực. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn - mọi người đang cùng nhau gắng sức hộ đê. Thời gian lúc đó là gần một giờ đêm, nước sông Nhị Hà mỗi lúc một cao, trời mưa tầm tã không ngớt. Trong hoàn cảnh đó, người dân ra sức bảo vệ con đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le? Không khí lúc này thật căng thẳng, hãi hùng. Sự đối lập giữa sức người với sức nước đã lên tới điểm đỉnh: “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cù cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Những lời bình luận của nhà văn gợi cho người đọc cảm nhận được một thái độ đồng cảm, đau xót của tác giả. Vậy mà trong hoàn cảnh đó, viên quan phụ mẫu vẫn thản nhiên ngồi chơi bài, bỏ mặc người dân một mình chống chọi với bão lũ. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình, giữa nhân dân và quan phụ mẫu đã cho thấy rõ nỗi thống khổ của nhân dân. ặc biệt là đoạn cuối truyện, tác giả vừa dùng ngôn ngữ miêu tả, vừa dùng ngôn ngữ biểu cảm để tả cảnh tượng vỡ đê và tỏ lòng ai oán cảm thương của mình đối với những người nông dân khốn cùng. Nhà văn muốn nhấn mạnh với người đọc rằng cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

  
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
15 tháng 4 2022 lúc 11:45

Uã ko ai trl hã :)

ok ì'm fine

Nguyễn Thị Quỳnh Trang
15 tháng 4 2022 lúc 12:41

ai giúp mik đi mik cho 5 seo ;---; cần gấp

Nguyễn Diệu Anh
Xem chi tiết
Yen Nhi
17 tháng 4 2021 lúc 19:33

Có người từng cho rằng " Truyện ngắn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân, đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến." Liệu điều đó có đúng không ?

Như mọi người biết , ngay từ mở đầu truyện tác giả đã tạo ra một tình huống bất ngờ khiến người đọc tò mò . Đó là tình huống đê sắp vỡ , rất nguy hiểm và khiến người đọc cũng sẽ khiến người đọc hồi hộp . Người dân bên ngoài thì nhốn nháo , mỗi người đều chung tay , luống cuống đắp đê . Tạo nên một tình thế nguy hiểm , nhốn nháo , lo lắng . Qua hình ảnh so sánh " nhân dân " lướt thướt như " chuột lột " khiến ta đau xót về sự mệt nhọc , đói lả của nhân dân . Như vậy , đúng là truyện đã phản ánh chân thực lên cuộc sống khổ cực của nhân dân . Trong khi ngoài kia đang nhốn nháo làm việc thì xin hỏi quan phụ mẫu nơi nào ? Xin thưa là quan đang thong dong , vui sướng và nhàn nã đánh bài trong đình . Nghe qua là biết đây là tên quan vô học và sa vào tệ nạn xã hội là bài bạc . Họ đang ung dung thưởng thức những món cao sang mà quên đi nhiệm vụ dìu dắt , chăm sóc nhân dân . Đây đúng là tên quan " lòng lang dạ thú " và vô trách nhiệm , ăn chơi sa đọa . Đau thương và đáng ghét nhất là hình ảnh đê vỡ . Lúc đó , nước lũ đã nhấn chìm mọi làng mạc , nhấn chìm cả con người . Tình cảnh thật bi thương , đau lòng biết bao ! Cũng chính lúc đó tên quan phụ mẫu đã bộc lộ rõ tính xấu xa của mình . Hắn bỏ ngoài tai tin đê vỡ , hắn còn đỗ trách nhiệm lên đầu người dân đáng thương và tiếđ tục ván bài to của mình . Chao ôi ! Hình ảnh đó thật đáng khinh biết bao . Đây đúng là một xã hội phong kiến thối nát , vô trách nhiệm.

Như vậy quan điểm " Truyện ngắn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân, đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến." là vô cùng đúng đắn.

Nguồn: https://hoidap247.com/cau-hoi/1028879

Khách vãng lai đã xóa
Haru
30 tháng 4 2021 lúc 21:40

hai hình ảnh tương phản cơ bản trong sống chết mặc bay Phạm Duy Tốn là một bên cạnh người dân khốn khổ vật lộn căng thẳng với nguy cơ vỡ đập, một bên là quan phụ mẫu, cháng phủ đang ung dung vào cuộc tổ tôm ngày trong khi dân đang đắp đê. khi hàng trăm dân làm việc từ sáng tới chiều vật lộn chống chọi với mưa gió, người nào cũng ướt như chuột lột người mệt lử. sức người ngày càng yếu sức nước ngày càng to, nguy cơ vỡ đê đến dần. đỉnh điểm của sự việc: dân phụ báo tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ ung dung quát lạt. đê vỡ mà chúng vẫn trong niềm vui cực Độ: Ù! Thông tôm chi chi nảy của các quan viên phụ mẫu. sự kết hợp của việc học tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê cờ bạc vô trách nhiệm của vien quan mải mê ăn chơi ích kỷ nhẫn tâm đứng nhìn đến mất nhân tính.từ đó tôi càng xót thương cho số phận khổ cực của người dân trong thời đại phong kiến.

Khách vãng lai đã xóa
phan châu anh
30 tháng 4 2021 lúc 22:50

Phạm duy tốn là một bậc thầy về chuyện ngắn.Ông là một tác giả xuất xắc mở đầu cho tráo lưu văn học hiện đại  trong những năm đầu thế kỉ 20.Tác phẩm'sống chết mặc bay'là bông hoa đầu mùa rất đẹp của truyện ngắn việt nam và là tác phẩm thành công nhất của ông.Nhận xét về truyện có ý kiến cho rằng truyện ngắn 'sống chết mặc bay' của tác giả Phạm Duy Tốn đã phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.

Sự vô trách nhiệm,vô lương tâm thể hiện trong tình huống gay gấn.Gần một giờ sáng tại làng X phủ X ,trời mưa tầm tã như trút nước khiến nước sông ngày càng dâng cao.Khúc đê nhiều đoạn đã thẩm lậu,núng thế có nguy cơ bị vỡ.Lúc này ai cũng hy vọng quan phụ mẫu-quan cha mẹ dân được cử về hộ đê giúp nhân dân vượt qua cơn nguy khốn này.Nhưng hy vọng của họ đã vụt tắt trước thái độ vô trách nhiệm của quan.Quan được cử đến để coi sóc,đôn đốc việc hộ đê bằng mọi cách để giúp cho khúc đê đã yếu được an toàn giữa trời mưa to nước lớn.Nhưng thay cho việc quan phải ra ngoài đê nơi khúc đê xung yếu nhất để đôn đốc cắt cử người ra cố thêm cho khúc đê vững trãi.Nhưng trái lại,thật nực cười quan phụ mẫu lại ở trên đình cao vững trãi.Cách xa nơi khúc đê thẩm lậu đén bốn,năm trăm thước nước có lên cao đến đâu cũng không việc gì.Quan đi hộ đê mà mang theo đầy đủ các vật dụng quý giá và bày la liệt đến rối cả mắt :trầu vàng,cau đậu,rễ tía,ống thuốc bạc,đồng hồ vàng,dao chuôi ngà,ống vôi chạm,..Hành trang quan mang theo như đi du lịch hay đi thư giãn,chứ không phải xông pha vào nơi nguy hiểm mà tính mạng của cải của người dân đang ngàn cân treo sợi tóc.Chỉ bằng vài nét phác họa,ta đã hiểu mười mươi rằng quan không hề chuẩn bị tâm tư cho việc hộ đe mà hắn đã sắp sẵn cho mình một cuộc du ngoại vui chơi kỳ thú.Đi hộ đê đáng lẽ quan phụ mẫu và bọn tay sai phải có mặt tại nơi khúc đê sung yếu nhất để đôn đốc mọi người cố hết sức giữ lấy khúc đêthì trái laijbonj chúng lại tụ tập trong đình đèn thắp sáng trưng nha lệ kẻ hấu người hạ đi lại tấp nập,rộn ràng.Người gãi chân,đứa đứng quạt,người dâng bát yến hấp đường phèn.Không khí trong đình tĩnh mịch nghiêm trang nhân nhã dường vệ,nghi lễ tôn nghiêm như thần thánh.Nhân dân ngoài đe hàng trăm con người,kẻ thì thuổng,người thì quốc,kẻ đọi đát vác tre nào đắp nào cừ,bì bõm dưới bùn lầy ai nấy lướt thướt như chuột lột.Tình cảnh thật là thảm.ấy trong khi người dân chân lấm tay bùn,trăm lo nghìn sợ đem thân hèn yếu đối mặt với mưa to gió lớn để bảo vệ lấy tính mạng tài sản của mình.Thì lúc này quan cha mẹ đang ở đâu?Ngoái đe tuy mưa to gió lớn vẫn ầm ầm dân phu lo sợ rối rít gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến thời quan đang ở trong đình đánh bài,ung dung cười nói vui vẻ khi đê vỡ dân trôi ngài cũng mặc kệ.Đê vỡ mặc đê nước sông không bằng ván bài cao thấp ngồi trong đình sẵn người bốc nọc,chơi bài ăn yến nhiều đường thú vị.Nhìn cách quan ung dung đánh bài thì không ai tin rằng ở đó sắp xảy ra một thảm cảnh nguy hiểm.Ai cũng thấy thương xót chỉ có kẻ lòng lang dạ thú mới dửng dưng như thế.Khi có tin đê vỡ,nghe tiếng dậy trời dậy đất,mọi người đều hoảng sợ thì quan lớn cau mặt gắt:

"Mặc kệ!rồi giục mọi người chơi tiếp"

Tiếng người nhốn nháo sợ hãi,nước chảy ào ào như thác,tiếng súc vật kêu vang.Một người nhà quê tất tưởi chạy vào báo tin thì quan phụ mẫu quát lớn

"Đê vỡ rồi!thời ông cách cổ chúng mày""thời ông bỏ tù chúng mày"

Rồi quay ra giục chơi tiếp.Thê thảm thay khi đe vỡ,nước tràn lênh láng,xoáy thành vực sâu nhà cửa trôi băng,lúa má ngập hết,kẻ sống không chỗ ở người chết không nơi chôn lênh đênh mặt nước tình cảnh thảm sầu không sao kể siết thì lúc này quan đang sung sướng tột cùng vì ù được ván bài to nhất" ù thông tôm chi chi nhảy' 

  truyện ngắn 'sống chết mặc bay'với hai biện pháp nghệ thuật lá tương phản và tăng cấp . Tác giả Phạm Duy Tốn đã phản ánh đòi sống khổ cực của nhân dân đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến-những tên sâu bọ khiến người người căm hận

Khách vãng lai đã xóa