Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đỗ Đức Thuận
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
17 tháng 1 2020 lúc 14:45

Tham khảo nek

Từ xa xưa, để động viên con cháu chăm chỉ học tập góp phần xây dựng, bảo về và phát triển đất nước; ông bà ta có câu “Học đi đôi với hành”. Nhưng học và hành có mối quan hệ như thế nào? Học và hành thì việc nào quan trọng hơn?

Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau.Vậy, mối quan hệ của chúng là gì? Chúng ta hãy cùng làm rõ. Nhưng trước tiên phãi làm làm rõ về học và hành. Học là tiếp thu kiến thức, lí thuyết từ ghế nhà trường, sách vỡ, phương tiện thông tin đại chúng và những người xung quanh. Học từ thấp đến cao, học từ dễ đến khó, học từ hẹp đến rộng. Học phải hiếu, phải suy ngẫm, mài mò. Hõ rộng, hiểu sâu và phải biết tóm gọn những gì đã học. Hành là quá trình vận chuyển, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Nhiều người ôm cả đống kiến thức mà không thực hành thì chỉ thành công trên nền tảng lí thuyết. Và có nhiều người chỉ thực hành mà chẳng có một chút gì gọi là kiến thức thì kết quả cũng chẳng được gì. Bên cạnh đó, có nhiều người đã thực hiện cả hai việc học và hành: Các kiến trúc sư sử dụng kiến thức đã học vào việc thiết kế bản vẽ. Các nhà bác học đã áp dụng lí thuyết vào việc tạo ra sản phẩm nghiên cứu. Các bác nông dân đã vận đụng vốn hiểu biết vào đồng ruộng, trang trại của mình. Và kết quả luôn luôn lúc đầu không được hoàn thiện nhưng những lần sau họ đã được như ý muốn.Vì việc học và hành luôn đi đôi với nhau. Như ông bà đã nói, học mà không hành thì không làm được gì, hành mà không học thì cũng chẳng làm được gì cả. Học và hành luôn là hai đường thẳng song song để đi đến con đường thành công và không thể tách rời. Học và hành cũng không thể so sánh với nhau, vì học tạo nền tảng cho việc thực hành, áp dụng; còn hành thì bổ sung kinh nghiệm, kĩ năng cho việc học. Vì thế chúng ta càng thấy rõ mối quan hệ giữa học và hành. Bạn hãy thử áp dụng câu “Học đi đôi với hành” cho mình nếu bạn chưa thử; những người đã áp dụng rồi thì hãy tuyên truyền cho những người xung quanh và tin chắc một điều: chúng ta đều đạt được thành công nếu chúng ta kiên nhẫn, chịu tìm hiểu, mài mò. Giả sử, tất cả mọi người đều thông suốt việc học và hành luôn đi đôi với nhau thì mội thời gian không xa, nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa của khu vực.

#Châu's ngốc

Khách vãng lai đã xóa
Ng Hoàng Phương Chi
Xem chi tiết
Nguyễn anh Khôi
18 tháng 8 2020 lúc 18:48

hello

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn anh Khôi
18 tháng 8 2020 lúc 18:49

cần làm gì zậy

Khách vãng lai đã xóa
Lê Ngọc Mai
19 tháng 8 2020 lúc 7:55

Ngày đầu tiên trên giảng đường ĐH. Lớp mới. Bạn bè mới. Mình cũng quyết tâm làm mới mình. Đã tự hứa lên ĐH sẽ bạo dạn hơn, chan hoà với mọi người hơn chứ không chỉ là "mọt sách" như hồi cấp ba. Mình quyết định sẽ "tranh cử" chức lớp trưởng để có cơ hội thay đổi bản thân. Làm cán bộ lớp sẽ là cơ hội để mình buộc phải sống chủ động hơn, sôi nổi hơn – chắc chắn rồi!

Với "bầu nhiệt huyết" ngùn ngụt mình háo hức chờ buổi họp lớp đầu tiên. Có vẻ như các bạn trong lớp cũng thế. Khi giảng viên phụ trách lớp hỏi xem có ai xung phong làm lớp trưởng không, cả lớp người nọ nhìn người kia. Chắc mọi người ngại bị mang tiếng… Mình giơ tay vụt lên trước khi kịp nghĩ đến chuyện ngại ngần - Em muốn làm lớp trưởng.

Thật là "sấm nổ giữ trời quang". Một con bé nhỏ thó muốn làm lớp trưởng. Sau đó, điều lạ lùng là đứng lên trước lớp, mình tự giới thiệu về mình rất tự tin. Thậm chí tỏ ra đặc biệt tự tin để các bạn thấy mình xứng đáng với vị trí mình đã "ứng cử".

Trong lớp đã có một bạn là đảng viên, bạn này được chỉ định là bí thư. Mình biết trong lớp có khá nhiều bạn tỏ ra thích làm cán bộ lớp (với nhiều lý do khác nhau) nhưng không có nhiều người dám bày tỏ ý thích của mình. Giống như trong một buổi họp mặt, mọi người thà chịu đứng mỏi chân chứ không ai dám đề nghị những người tổ chức lo tìm thêm một chiếc ghế băng.

Việc "bầu cử" hoàn thành, nhìn đi nhìn lại thấy ban cán sự lớp toàn con gái, thầy giáo chủ nhiệm gợi ý: "Bạn nam nào xung phong làm cán sự lớp đi chứ, xem chừng các anh lớp này rụt rè quá!" Lại tiếp tục người nọ nhìn người kia. Lớp mình có khoảng chục bạn nam (lớp khối xã hội mà!) nhưng lạ thật, chẳng ai xung phong. Mình đã nói chuyện với một vài bạn trong số đó và mình biết chắc một số bạn cũng có ý định "tranh cử" chức lớp trưởng. Nhưng khi cần một cánh tay giơ lên thì mọi người lại ngại ngần.

Ngại bày tỏ mong muốn của mình vì sợ sẽ không đạt được ý muốn, ngại cạnh tranh và thất bại? Không biết vì lý do gì nhưng rồi cuối cùng vẫn không có ai tự "ứng cử". Thầy giáo chủ nhiệm quyết định chỉ định một bạn trai lớn tuổi nhất lớp làm lớp trưởng. Cuối cùng vì lớp cần một bạn nam trong ban cán sự (điều này chắc là đúng) và bạn nam này cần ở vị trí nào đó bằng hoặc cao hơn các bạn nữ (chuyện này nghe có vẻ vô lý) nên một một điều quan trọng là mình thành... lớp trưởng hụt.

Tuy là lớp trưởng hụt nhưng sau cái giơ tay mạnh mẽ của mình (ấy là theo bạn bè nói, chứ thú thật, sau khi giơ tay lên, cánh tay và cả bản mặt mình nặng trĩu) các bạn trong lớp cả nam lẫn nữ nhìn mình rất ngưỡng mộ. Chỉ sau một cái giơ tay mình bạo dạn và tự tin hơn rất nhiều.

Hóa ra chỉ cần một lần thắng được trở ngại tâm lý, biết và dám bày tỏ suy nghĩ thật của mình ta mạnh mẽ hơn. Không dám bày tỏ mong muốn, không biết cách thể hiện mong muốn để rồi phải chấp nhận sống sau những mặt nạ cảm xúc -  mình sẽ không chọn cách sống như vậy. Có thể sẽ thất bại (không được làm lớp trưởng chẳng hạn) nhưng mình sẽ cố để không ngại ngần nói: "Tôi muốn làm lớp trưởng…" 

Bạn xem đi nhé! Mik tham khảo trên mạng ó!!

Khách vãng lai đã xóa
Hâbshababnssn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
15 tháng 4 2022 lúc 22:40

Bác Hồ đã từng chỉ dạy : " Học ...  "

-> khai triển theo suy nghĩ bản thân.

+ Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

+ Có trường hợp nhiều học sinh Việt Nam chúng ta khi đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Các thí sinh Việt luôn tự tin và làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Đây là một trong những thành tích đáng nể.

Nguyễn Ngọc Huyền Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Akari
Xem chi tiết
phanthilan
3 tháng 6 2020 lúc 18:14

a)Học là để nắm bắt tri thức nhưng việc cũng cố tri thức ấy còn quan trọng hơn. Nếu học lí thuyết mà không chú ý đến việc làm bài tập thì tri thức cũng sẽ sớm rơi rụng đi. Làm bài tập chính là thực hành bài học lí thuyết. Nó làm cho kiến thức lí thuyết được nhận thức lại sâu hơn, bản chất hơn. Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Làm bài tập là rèn luyện các kỹ năng của tư duy, đặc biệt là kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, tính toán. Vì vậy nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.

b)Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. Trước hết ta cần hiểu học vẹt là học thuộc lòng, có khi không cần hiểu, hoặc hiểu lơ mơ, nói mà không hiểu mình đang nói cái gì ( như con vẹt bắt chước nói tiếng người). Nếu chúng ta học mà không hiểu thì sẽ chóng quên và khó có thể vận dụng thành công những điều đã học trong thực tế. Hơn nữa, học vẹt chỉ mất thời gian, công sức mà chẳng đem lại hiệu quả gì thiết thực. Ngược lại, học vẹt còn làm cùn mòn đi năng lực tư duy, suy nghĩ. Bởi vậy, không thể theo cách học vẹt. Học bao giờ cũng trên cơ sở hiểu, gắn với nhận thức đúng về sự vật, vấn đề.

c)Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trỡ thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở truờng đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuầt sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẳm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại soàn soàn mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đấp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhìêu thành tựu.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Akari
3 tháng 6 2020 lúc 21:57

Cảm ơn bạn nha!

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Quang Nhật
9 tháng 6 2020 lúc 21:40

??????

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Thị Thu Loan
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Uyên
Xem chi tiết
Me Mo Mi
Xem chi tiết
Nguyễn Như Nam
20 tháng 10 2016 lúc 16:00

Xét 2 tam giác đối nhau theo trường hợp c.g.c => Xét các cặp góc so le trong => các cạnh đối của tứ giác song song vs nhau => hình bình hành.

Yeu DUong nhat
Xem chi tiết

TK#

Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.