viết bài văn bàn về tính tự lập trong cuộc sống
giúp mk lm 1 bài văn hoàn chỉnh nhé
bài 1:viết đoạn văn diễn dịch trong đoạn văn có dùng phép nối với câu chủ đề "mỗi người cần có lòng tự trọng riêng mình"
bài 2:viết đoạn văn trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập phụ trú với câu chủ đề:" từ lập là đức tình cần thiết của mỗi người trong cuộc sống"
lm giúp mk 2 bài này với mk cảm ơn:))
Từ tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học (bài "Tôi đi học"- Thanh Tịnh) , hãy viết 1 đoạn văn 5 đến 7 câu bàn về vai trò của tính tự lập trong cuộc sống.
Giúp tớ với ạaa
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thầy giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.
Lập dàn bài và viết bài văn hoàn chỉnh cho yêu cầu sau:
Sơn Tinh hoặc Thủy Tinh tự giới thiệu về mình và kể lại cuộc giao tranh
I. Mở bài
Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể.
II. Thân bài
Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự:
- Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương: một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh. Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh. cả hai đều tài giỏi hơn người. Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương.
- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.
- Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận.
- Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau.
III. Kết bài
- Hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.
Kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời Sơn Tinh:
Sau hàng ngàn lần dâng nước đánh tôi, Thủy Tinh đều thất bại, đành lui về ẩn mình trong thủy cung, uống rượu suốt ngày để cố quyên đi mối hận. Được tin ấy, tôi vừa hả hê, vừa thỏa mãn nghĩ có lẽ đã đến lúc mình có thể xả hơi.
Đặc biệt tui đi đến đâu cũng nghe những lời ca tụng về mình. Họ còn viết cả một câu chuyện về tôi để đưa vào chương trình học phổ thông dạy cho các em như nêu một tấm gương sáng để răn dạy chúng. Tôi trở thành thần tượng của lớp trẻ. Nghe những lời ngợi ca xưng tụng về mình, lúc đầu tôi hơi ngượng, nhưng sau đó, tôi đã quen với những lời tán dương. Trí tự mãn, tự đại ngấm dần vào người tôi như một căn bệnh.
Tôi tự cho mình cái quyền được nghỉ ngơi để hưởng thụ vinh hoa phú quý. Suốt ngày tôi mên mẫn bên nhan sắc của Mị Nương. Thậm chí, tôi còn tuyển thêm vào trong vương phủ biết bao nhiêu mĩ nữa để cùng bọn họ thong dong dạo chơi tiệc tùng thâu đêm suốt sáng.
Một hôm, vừa tỉnh dậy buổi sáng, đã có mấy Sơn thần chầu chực chờ vào yết kiến. Họ hốt hoảng:
- Bẩm Đại Vương, dân đốt rừng làm nương rẫy nhiều lắm. Xin Đại Vương hãy ban lệnh cấm ngay ạ.
Tôi mỉm cười bảo họ:
- Ồ tưởng chuyện gì. thần dân của ta chăm chỉ, sáng tạo như vậy, tất đời sống sẽ được ấm no. Dân cường thì nước thịnh mà.
Mấy vị Sơn Thần càng hốt hoảng hơn:
- Bẩm Đại Vương thế này thì chẳng mấy mà hết rừng ạ. đất sẽ bị sói mòn mà sụp lở, nguy hiểm lắm ạ. Nếu Thủy Tinh đánh lên thì sao? Làm sao chống nổi.
Tôi cười khẩy:
- Các ngươi thật to gan dám coi thường cả ta. Các ngươi không biết ta có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi để dựng thành lũy chặn Thủy Tinh là gì? Hàng nghìn năm nay có bao giờ ta thua?
Mấy vị Sơn thần bị tôi quở trách, mặt cứ tái xám, miệng lắp bắp điều gì không rỏ rồi cáo lui.
Từ đó, chẵng có ai bẩm báo điều gì?
Một hôm, Tôi nghe phong phanh cả bọn Lâm tặc chặt phá các cánh rừng đại ngàn rất dữ. Thế nhưng, khi ta hỏi đến thì lại nhận được những lời tán dương:
- Dạ muôn tâu Đại Vương, hạ thần được Đại Vương tín nhiệm, đâu có dám lơ là nhiệm vụ ạ. Đại Vương anh minh lỗi lạc trong giang sơn của Người cai quản, có kẻ nào lại dám to gan làm bậy? Dạ xin Đại Vương đừng tin những lời đồn tấu của những kẻ ghen ăn ghét ở ạ. Dạ, họ là những người lương thiện số một ạ.
Mọi người tiếp tục phỉnh nịnh tôi với những lời tâng bốc khiến tôi như đi trên mây, cái gì hắn nói tôi cũng tin là thật.
Mấy ngàn năm trôi qua, tôi mãi mê vui thú đến nỗi những cánh rừng đại ngàn ven biển đã mất, cả những khu rừng nguyên sinh đầu nguồn cũng không còn, mà tôi cũng không hay biết gì.
Một đêm, tôi đang say sưa trong giấc nồng thì có tiếng gõ cửa gấp:
- Bẩm Đại Vương, nguy rồi! Một giộng kinh hoàng vang lên - Bẩm … lũ quét ạ.
Tôi vùng dậy thét:
- Tại sao thế? Hắn từ mặt biển khơi luồn theo đường sông lên tận đầu nguồn đánh xuống mà các ngươi không biết gì à?
- Bẩm, rừng không còn, hắn tiến quá nhanh chúng thần không chặn kịp ạ.
Tôi ra lệnh rồi thần thông ba bước tôi đã tới thượng nguồn sông Đà, chặn trước mặt Thủy Tinh. Tôi vội bốc từng dãy đồi, dời từng dãy núi chặn Thủy Tinh lại. Nhưng Thủy Tinh cùng bầy tôi tớ vẫn lao tới như những dòng thú không gì chặn lại nổi. Hắn phóng qua tôi rồi lao nhanh về phía biển.
Trước mặt tôi là một thảm cảnh kinh hoàng: Phố xá, làng mạc bị cuốn trôi; xác người và xác súc vật nổi lềnh bềnh. Số sống sót thì chịu cảnh màn trời chiếu đấu, không còn gì để ăn, kêu khóc thảm thiết.
Tôi chết lặng người Ngọc Hoàng trao tôi sứ mệnh trong coi vùng thượng nguồn Sông Hồng tươi đẹp. Thế mà giờ đây…! Tôi đưa mắt nhìn quanh, cả một vùng đồi trọc trơ trọi, thảo nào quân của Thủy Tinh dễ dàng vượt qua!
Tội tôi quá lớn, không biết liệu Ngọc Hoàng có khoan dung?
Kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời Mị Nương:
Ta là Mị Nương, con gái vua Hùng Vương thứ mười tám. mọi người đều khen ta là một công chúa xinh đẹp, dịu hiền. Vua cha rất yêu thương ta, cưng chiều ta hết mực. Khi ta đến tuổi thành hôn, vua cha lo lắng, băn khoăn, muốn kiếm cho ta một người chồng thật xứng đáng.
Vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời, khi ta đang đi dạo trong vườn thượng uyển thì nghe tin vua cha báo có hai chàng trai đến cầu hôn. Ta vội vã trở về điện chính thì thấy hai người con trai khôi ngô, yuấn tú, khỏe mạnh, cường tránh đang quỳ dưới sân rồng.
Qua những lời cha hỏi, ta biết một chàng là Thần Núi, một là Thần Nước. Thần Núi trông thật hiền hậu, có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
Chàng có tên là Sơn Tinh. Còn chàng trai kia có tên là Thủy Tinh cũng có tài không kém: gọi gió, gió đến, hô mua, mua về. Tuy Thủy Tinh cũng là thần nhưng ta trông có vẻ dữ tợn hơn Sơn Tinh thì phải.
Tình cảm của ta có phần dành cho Sơn Tinh nhưng không biết ý vua cha ra sao. Cha ta chắc cũng rất băn khoăn trước hai chàng trai tài giỏi nên gọi các Lạc hầu vào bàn bạc. Ta không được tham dự nên không biết cuộc họp bàn nhưe tế nào. Chỉ biết sau khi họp xong, cha ta phán:
- Cả hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
Sơn Tinh và Thủy Tinh tâu hỏi lễ vật gồm những thứ gì. Lúc đó, ta cũng rất hồi hộp, không hiểu lễ vật có khó tìm không. Vua cha bảo:
- Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Hai chàng lĩnh ý và xin lui. Trước khi từ biệt, ta thấy cả hai đều quay lại nhìn ta với ánh mắt thật tha thiết.
Cả đêm đó hầu như ta không ngủ, không hiểu ai sẽ là người đến trước, ai sẽ là chồng của ta. Nếu được là Sơn Tinh thì ta thấy vừa ý hơn vì trông Thủy Tinh thực sự hơi lạnh lùng.
Tờ mờ sáng hôm sau, đúng như mong ước của ta, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến trước và được lấy ta làm vợ. Lễ rước dâu diễn ra ngay sau đó. Ta từ biệt vua cha và theo chàng về núi. Ngồi trên kiệu hoa, ta cảm thấy thật hạnh phúc vì lấy được người chồng ưng ý.
Đang trên đường về núi Tản Viên, ta bổng nghe thấy tiếng hô hoán ầm ầm ở đằng sau, rồi nước ở đâu chảy ra ào ào, ngập hết cả nhà cửa. Ngoảnh lại phía sau, ta thấy Thủy Tinh hùng hổ dẫn theo đoàn Thủy quái, lớn tiếng đòi Sơn Tinh trả lại ta. Thật là vô lý. Đã đến sau lại còn gây sự là sao? Ta hốt hoảng đưa mắt nhìn Sơn Tinh. Chàng âu yếm nói ta hãy yên tâm, rồi chàng đưa ta lên đỉnh núi, sau đó quay lại giao đấu với Thủy Tinh.
Ở trên núi Tản, ta thấy cuộc giao chiến diễn ra thật kinh khủng. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm trời giông bão, làm rung chuyển cả đất trời. Nước ngập lênh láng khắp nơi, Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
chồng ta quả là một người có tài sức hơn người. Chàng không hề nao núng, chàng bốc đồi, dời núi để ngăn dòng nước lũ. Nước dâng bao nhiêu, đồi núi cao bấy nhiêu. cuộc chiến kéo dài mấy tháng liền, cuối cùng sức suy kiệt, Thủy Tinh đành phải rút quân về.
Ta được sống cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc với Sơn Tinh cho đến ngày nay. Tuy nhiên, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước, đưa quân đến phá . Nhưng với tài năng của mình, lần nào Sơn Tinh cũng thắng, Thủy Tinh đành phải lui quân về.
Sau hàng ngàn lần dâng nước đánh tôi, Thủy Tinh đều thất bại, đành lui về ẩn mình trong thủy cung, uống rượu suốt ngày để cố quyên đi mối hận. Được tin ấy, tôi vừa hả hê, vừa thỏa mãn nghĩ có lẽ đã đến lúc mình có thể xả hơi.
Đặc biệt tui đi đến đâu cũng nghe những lời ca tụng về mình. Họ còn viết cả một câu chuyện về tôi để đưa vào chương trình học phổ thông dạy cho các em như nêu một tấm gương sáng để răn dạy chúng. Tôi trở thành thần tượng của lớp trẻ. Nghe những lời ngợi ca xưng tụng về mình, lúc đầu tôi hơi ngượng, nhưng sau đó, tôi đã quen với những lời tán dương. Trí tự mãn, tự đại ngấm dần vào người tôi như một căn bệnh.
Tôi tự cho mình cái quyền được nghỉ ngơi để hưởng thụ vinh hoa phú quý. Suốt ngày tôi mên mẫn bên nhan sắc của Mị Nương. Thậm chí, tôi còn tuyển thêm vào trong vương phủ biết bao nhiêu mĩ nữa để cùng bọn họ thong dong dạo chơi tiệc tùng thâu đêm suốt sáng.
Một hôm, vừa tỉnh dậy buổi sáng, đã có mấy Sơn thần chầu chực chờ vào yết kiến. Họ hốt hoảng:
- Bẩm Đại Vương, dân đốt rừng làm nương rẫy nhiều lắm. Xin Đại Vương hãy ban lệnh cấm ngay ạ.
Tôi mỉm cười bảo họ:
- Ồ tưởng chuyện gì. thần dân của ta chăm chỉ, sáng tạo như vậy, tất đời sống sẽ được ấm no. Dân cường thì nước thịnh mà.
Mấy vị Sơn Thần càng hốt hoảng hơn:
- Bẩm Đại Vương thế này thì chẳng mấy mà hết rừng ạ. đất sẽ bị sói mòn mà sụp lở, nguy hiểm lắm ạ. Nếu Thủy Tinh đánh lên thì sao? Làm sao chống nổi.
Tôi cười khẩy:
- Các ngươi thật to gan dám coi thường cả ta. Các ngươi không biết ta có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi để dựng thành lũy chặn Thủy Tinh là gì? Hàng nghìn năm nay có bao giờ ta thua?
Mấy vị Sơn thần bị tôi quở trách, mặt cứ tái xám, miệng lắp bắp điều gì không rỏ rồi cáo lui.
Từ đó, chẵng có ai bẩm báo điều gì?
Một hôm, Tôi nghe phong phanh cả bọn Lâm tặc chặt phá các cánh rừng đại ngàn rất dữ. Thế nhưng, khi ta hỏi đến thì lại nhận được những lời tán dương:
- Dạ muôn tâu Đại Vương, hạ thần được Đại Vương tín nhiệm, đâu có dám lơ là nhiệm vụ ạ. Đại Vương anh minh lỗi lạc trong giang sơn của Người cai quản, có kẻ nào lại dám to gan làm bậy? Dạ xin Đại Vương đừng tin những lời đồn tấu của những kẻ ghen ăn ghét ở ạ. Dạ, họ là những người lương thiện số một ạ.
Mọi người tiếp tục phỉnh nịnh tôi với những lời tâng bốc khiến tôi như đi trên mây, cái gì hắn nói tôi cũng tin là thật.
Mấy ngàn năm trôi qua, tôi mãi mê vui thú đến nỗi những cánh rừng đại ngàn ven biển đã mất, cả những khu rừng nguyên sinh đầu nguồn cũng không còn, mà tôi cũng không hay biết gì.
Một đêm, tôi đang say sưa trong giấc nồng thì có tiếng gõ cửa gấp:
- Bẩm Đại Vương, nguy rồi! Một giộng kinh hoàng vang lên - Bẩm … lũ quét ạ.
Tôi vùng dậy thét:
- Tại sao thế? Hắn từ mặt biển khơi luồn theo đường sông lên tận đầu nguồn đánh xuống mà các ngươi không biết gì à?
- Bẩm, rừng không còn, hắn tiến quá nhanh chúng thần không chặn kịp ạ.
Tôi ra lệnh rồi thần thông ba bước tôi đã tới thượng nguồn sông Đà, chặn trước mặt Thủy Tinh. Tôi vội bốc từng dãy đồi, dời từng dãy núi chặn Thủy Tinh lại. Nhưng Thủy Tinh cùng bầy tôi tớ vẫn lao tới như những dòng thú không gì chặn lại nổi. Hắn phóng qua tôi rồi lao nhanh về phía biển.
Trước mặt tôi là một thảm cảnh kinh hoàng: Phố xá, làng mạc bị cuốn trôi; xác người và xác súc vật nổi lềnh bềnh. Số sống sót thì chịu cảnh màn trời chiếu đấu, không còn gì để ăn, kêu khóc thảm thiết.
Tôi chết lặng người Ngọc Hoàng trao tôi sứ mệnh trong coi vùng thượng nguồn Sông Hồng tươi đẹp. Thế mà giờ đây…! Tôi đưa mắt nhìn quanh, cả một vùng đồi trọc trơ trọi, thảo nào quân của Thủy Tinh dễ dàng vượt qua!
Tội tôi quá lớn, không biết liệu Ngọc Hoàng có khoan dung?
CHÚC BẠN HỌC TỐT !
Sơn Tinh đang dự cuộc họp nghe báo cáo về những hậu quả cũng như thiệt hại do cơn lũ gây ra thì có tin cấp báo: "Báo cáo Sơn Thần, một phần của đoạn đê xung yếu ngàn nước tràn vào thành phố đã bị vỡ, đề nghị ngài về ngay ạ". Thế là cơn lũ lại tràn về, dòng nước của Thủy Tinh. Sự quyết tâm gây lũ lụt của Thủy Tinh và ý chí quyết không để lũ lụt gây thiệt hại cho nhân dân của Sơn Tinh lại tạo nên trận chiến. Qua mấy ngàn năm phát triển, ngày nay họ đọ sức với nhau bằng máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động...
Sơn Tinh nghe tin vội điều máy bay trực thăng về nơi xảy ra sự cố. Ngồi trên máy bay nhìn đoạn đê xung yếu bị vỡ, mọi vật cứ nổi lềnh bềnh trên nước khiến ngài đau lòng. Và giữa dòng nước kia Thủy Tinh đang chỉ huy dâng nước lên phá vỡ hoàn toàn đoạn đê, Sơn Tinh cho máy bay hạ xuống. Sơn Tinh dùng điện thoại di động gọi cho chỉ huy hạm đội phụ trách việc cứu trợ đồng bào. Sơn Tinh nói:
- Hạm đội một nghe rõ trả lời, anh đã cứu hết được nhân dân từ những nơi cơn lũ đang đi qua chưa?
Vị chỉ huy trưởng lúng túng:
- Dạ thưa, cơn lũ mạnh quá xuồng của chúng em không tiếp cận được, chúng em đang cố hết sức có thể.
Vẻ mặt lo âu trên khuôn mặt Sơn Tinh lộ rõ. Thủy Tinh đang đứng trên xe lội nước để ra giữa dòng lũ chiến đấu với Sơn Tinh. Đứng giữa dòng lũ, Thủy Tinh tự đắc nói:
- Sơn Tinh kia, lần này thì ngươi sẽ phải nhận lấy thất bại. Với đội quân hùng hậu của la, ta sẽ làm cho tất cả nơi đây chìm trong biển nước và ta sẽ có được Mị Nương.
Lời nói của Thủy Tinh không làm giảm đi ý chí của Sơn Tinh. Sơn Tinh cho điều các máy xúc, máy ủi tới đem theo những bao tải cát để ngăn chặn dòng lũ.
Hàng nghìn bao tải cát đã được đem tới. Hàng ngàn người đang xếp từng bao tải cát để hàn lại đoạn đê bị vỡ. Nhưng không ngờ, tưởng rằng dòng lũ đã được ngăn chặn lại bị Thủy Tinh dồn hết nội lực tấn công vào đoạn đê xung yếu nhất. Có lẽ những bao tải cát kia chưa phải là một trở ngại quá khó khăn đối với Thủy Tinh; đoạn đê lại bị vỡ. Những tiếng cười đắc chí vang lên từ phía quân của Thủy Tinh cùng với tiếng nước ồ ồ đổ vào vùng dân cư ở phía trong đê. Đồ đạc, những dụng cụ gia đình đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Mấy xác gà, chó trôi xuôi. Trời đã quá trưa nhưng Sơn Tinh vẫn không nuốt nổi một hạt cơm. Sự khổ cực khốn đốn của nhân dân và nét mặt ngạo nghễ của Thần Nước như những lưỡi dao đâm vào tim gan chàng. Có điện báo từ nơi cứu hộ đồng bào:
Thưa ngài, chúng em đã dùng xuồng, ca nô cứu được nhiều người nhưng vẫn còn có người bị mắc kẹt trên nóc nhà, họ đang bị đói.
Nghe thấy vậy, Sơn Tinh liền điều một máy bay phản lực đem theo lương thực, thuốc men tới để cứu đói và cũng ngăn chặn nguồn bệnh phát sinh.
Nước lũ mỗi ngày một dâng cao. Gió àơ ào, mưa tầm tã, cây cối ngả nghiêng, có nhiều cây cổ thụ đã bị đổ, các tuyến đường giao thông chìm trong biển nước, nhiều vùng dân cư bị cô lập. Một ngày trôi qua mà vẫn không có kết quả gì chuyển biến. Sơn Tinh đã thức suốt đêm để xem xét tình hình khi cơn lũ lên cao kịp đối phó. Sáng sớm hôm sau, cùng Sơn Tinh đối phó với dòng lũ còn có những quan chức tối cao của Chính phủ, ai cũng đau đầu một điều mong dòng lũ rút sớm để cuộc sống của nhân dân được bình yên. Sơn Tinh điều thêm máy xục hút nước từ đoạn đê vỡ bơm ra sông Hồng, sông Nhuệ. Xe chở xi măng cốt thép được điều tới. Lợi dụng cơ hội Thủy Tinh đang đắc ý mở tiệc ăn mừng, Sơn Tinh cho quân đổ xi măng hàn khẩn quãng đê vỡ. Vì mừng rỡ quá sớm, tưởng rằng Sơn Tinh đã chịu thua, Thủy Tinh thả sức ăn uống đấn nỗi say mềm không còn biết điều gì. Khi Thủy Tinh tỉnh dậy ra xem thì đoạn đê mới đã chặn dòng lũ, nhiều trạm bơm hoạt động suốt ngày đêm trên nhiều tuyến sông, cuộc sống của nhân dân đã gần trở lại bình thường. Mọi sự tức giận của Thủy Tinh được dồn hết vào sự tấn công đoạn đê mới vỡ nhưng không được. Một lần nữa Thủy Tinh quay cuồng trong thất vọng. Đây chắc lần thua đau đớn nhất của Thủy Tinh, tưởng mình đã nắm chắc phần thắng mà lại chịu thất bại. Mọi người vui mừng ôm lấy Sơn Tinh, dù ngày xưa hay ngày nay với những công cụ hiện đại thì người thua vẫn là Thủy Tinh.
Vậy là mùa bão lụt của năm nay đã đi qua, nhân dân lại đước sống yên bình. Với những máy móc khoa học kỹ thuật, Sơn Tinh lại một lần nữa chiến thắng. Em mong rằng năm sau, nhiều năm nữa Thủy Tinh sẽ không dâng nước đánh Sơn Tinh để nhân dân khỏi phải chịu khổ dù Sơn Tinh ở thời đại nào cũng vẫn là một người anh hùng.
viết đv hoàn chỉnh về vai trò của tính tự lập trong cuộc sống
Hãy lập dàn ý và làm hoàn chỉnh một bài văn kể về một chuyến về quê.
Ai nhanh và bài hay mk tick nhé !
I/ Mở bài:
Lý do về thăm quê, về quê với ai ?
II/ Thân bài:
+ Cảm xúc khi được về quê
+ Quang cảnh chung của quê hương
+ Gặp họ hàng ruột thịt
+ Thăm mộ tổ tiên
+ Gặp bạn bè cùng tuổi
+ Dưới mái nhà người thân
+ Phút chia tay
III/ Kết bài:
Cảm nghĩ về chuyến về quê
Đã lâu rồi tôi không được về quê nên lần này tôi háo hức lắm. Tôi cùng mẹ chuẩn bị thật kĩ lưỡng, từ gói bánh, gói kẹo, thuốc lá đến mảnh vải, áo quần,… cho mọi người ở quê. Quê tôi không biết dạo này ra sao, đổi mới thế nào? Chẳng biết bọn trẻ dưới quê có vui khi nhận được quà không? Tôi đi ngủ với vô vàn câu hỏi và một tâm trạng hồi hộp.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm hơn thường lệ. Sau khi chuyển đồ đạc lên phía sau, đúng tám giờ, xe chúng tôi chuyển bánh. Xe chạy bon bon trên con đường trải nhựa phẳng lì. Hết đường Giải Phóng, xe xuôi theo quốc lộ 1A. Tôi mở cửa kính xe. Gió và nắng ùa vào. Đã ra khỏi thành phố Hà Nội nên không khí thoáng đãng hơn nhiều. Không còn cảnh xe cộ nườm nượp nối đuôi nhau do tắc đường. Không còn cái bụi bặm và tiếng ồn ào của động cơ xe. Chà! Thật khoan khoái và dễ chịu. Tôi mải mê ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài. Những hàng cày, những cánh đồng, nhà cửa… cứ như lùi dần sau xe tôi. Lúc đầu, thế chỗ cho những cao ốc chọc trời là những khoảng không gian bát ngát trời mây tươi non màu cỏ. Dần dần, thay vào đó là những khu công nghiệp, những nhà máy lớn nhỏ xếp xen nhau với những ống khói lớn toả lên trời xanh. Thế rồi, lại những cánh đồng lúa mênh mông hiện ra, màu mạ non xanh hoà quyện với màu nâu màu mỡ của đất đai hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Khoảng gần trưa, chúng tôi qua cầu Hàm Rồng. Cầu bắc qua con sông Mã hùng vĩ, xanh ngát như dải lụa màu xanh da trời. Chỉ thoáng sau, chúng tôi đã đặt chân lên khoảng đất trống đầu làng, bên luỹ tre già xanh xanh và trước cổng làng khum khum được xây bằng đá.
Đường vào làng tôi vẫn vậy. Vẫn con đường dẫn qua cây đa cổ thụ đầu làng với tán lá xanh rậm, che mát cho lũ trẻ đùa vui dưới gốc cây. Xa xa, cánh đồng rộng lớn với những bóng nón trắng nhấp nhô. Thi thoảng, một giọng ca dao, một điệu hát ru con lại vút lên, len lỏi qua các lùm cây, ngõ ngách toả khắp xóm làng. Kia là mái đình cong cong cổ kính cùng hồ sen với những bông sen nở rộ, khoe nhị vàng tươi lấp ló dưới những cánh hồng… Chỉ có điều, con đường không còn là đường đất nữa, nó đã được trải nhựa đen bóng, phẳng lì.
Tôi sải bước vào giữa làng. Những làn khói lam bốc lên mờ mò trên mỗi nóc nhà. Lạ quá, bao nhà tranh vách đất xưa đã được thay bằng nhà mái ngói đò tươi.
Trên mái mỗi nhà đều có đường dây điện. Điện đã về tới quê tôi. Tôi dừng chân trước cổng nhà cô tôi, cất tiếng chào cô chú. Thấy gia đình tôi về, cô chú mừng lắm. Chẳng đợi tôi sắp xếp đồ đạc, cô kéo tôi vào lòng hỏi han đủ mọi chuyện. Mẹ tôi trao quà cho mọi người, ai cũng thích.
Trưa hôm đó, cô đãi tôi một bữa cơm quê. Chỉ là mấy món ăn giản dị mà sao tôi thấy ngon miệng thế. Ản xong, tôi nhanh chóng nhập bọn với lũ trẻ quê. Chúng tôi chơi đùa vui vẻ. Nhưng rồi xảy ra một việc. Lúc đó, tôi chạy theo đám trẻ ra đầu làng, ngang hồ nước. Chẳng may, tôi trượt chân, té ùm xuống nước. Mà tôi lại không biết bơi. Thấy tôi cứ chới với, lũ trẻ hiểu ngay sự cố. Tất cả chúng lao ùm xuống hồ, ra sức kéo tôi lên bờ. Sau khi thoát hiểm, tôi thấy mình thật sự gắn bó với lũ trẻ. Rồi chúng lại kéo tôi đi chơi. Chúng tôi chơi nhiều trò lắm. Nào là chơi ô ăn quan dưới gốc đa, nào là cưỡi trâu đánh trận giả, nào là bịt mắt bắt dê… Nhưng tôi vẫn thích nhất trò thả diều. Được chạy dài trên con đê, nhìn cánh diều bay bỗng trong gió, nghe tiếng sáo vi vu rồi hò hét vang trời mới vui làm sao.
Nhưng cũng đến lúc phải chia tay cô chú và các bạn. Chiều hôm đó, tôi trở về Hà Nội với bao nhiêu là quà quê, bao nhiêu là lưu luyến. Tôi vẫn nghe đâu đó tiếng sáo diều vi vu. Tôi sẽ không quên, không bao giờ quên những kỉ niệm đẹp của ngày hè đó.
Quê hương đối với tôi là những gì thân thương gần gũi nhất. Quê hương chính là vi vu cánh diều tôi thả cùng bọn trẻ. Quê hương chính là buổi chia tay đầy lưu luyến giữa tôi và lũ trẻ chăn trâu… Tôi yêu quê mình biết bao nhiêu. Mong sao sau này tôi sẽ làm được những việc thật có ích cho quê hương.
I/ Mở bài:
Lý do về thăm quê, về quê với ai ?
II/ Thân bài:
+ Cảm xúc khi được về quê
+ Quang cảnh chung của quê hương
+ Gặp họ hàng ruột thịt
+ Thăm mộ tổ tiên
+ Gặp bạn bè cùng tuổi
+ Dưới mái nhà người thân
+ Phút chia tay
III/ Kết bài:
Cảm nghĩ về chuyến về quê
Đã lâu rồi tôi không được về quê nên lần này tôi háo hức lắm. Tôi cùng mẹ chuẩn bị thật kĩ lưỡng, từ gói bánh, gói kẹo, thuốc lá đến mảnh vải, áo quần,… cho mọi người ở quê. Quê tôi không biết dạo này ra sao, đổi mới thế nào? Chẳng biết bọn trẻ dưới quê có vui khi nhận được quà không? Tôi đi ngủ với vô vàn câu hỏi và một tâm trạng hồi hộp.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm hơn thường lệ. Sau khi chuyển đồ đạc lên phía sau, đúng tám giờ, xe chúng tôi chuyển bánh. Xe chạy bon bon trên con đường trải nhựa phẳng lì. Hết đường Giải Phóng, xe xuôi theo quốc lộ 1A. Tôi mở cửa kính xe. Gió và nắng ùa vào. Đã ra khỏi thành phố Hà Nội nên không khí thoáng đãng hơn nhiều. Không còn cảnh xe cộ nườm nượp nối đuôi nhau do tắc đường. Không còn cái bụi bặm và tiếng ồn ào của động cơ xe. Chà! Thật khoan khoái và dễ chịu. Tôi mải mê ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài. Những hàng cày, những cánh đồng, nhà cửa… cứ như lùi dần sau xe tôi. Lúc đầu, thế chỗ cho những cao ốc chọc trời là những khoảng không gian bát ngát trời mây tươi non màu cỏ. Dần dần, thay vào đó là những khu công nghiệp, những nhà máy lớn nhỏ xếp xen nhau với những ống khói lớn toả lên trời xanh. Thế rồi, lại những cánh đồng lúa mênh mông hiện ra, màu mạ non xanh hoà quyện với màu nâu màu mỡ của đất đai hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Khoảng gần trưa, chúng tôi qua cầu Hàm Rồng. Cầu bắc qua con sông Mã hùng vĩ, xanh ngát như dải lụa màu xanh da trời. Chỉ thoáng sau, chúng tôi đã đặt chân lên khoảng đất trống đầu làng, bên luỹ tre già xanh xanh và trước cổng làng khum khum được xây bằng đá.
Đường vào làng tôi vẫn vậy. Vẫn con đường dẫn qua cây đa cổ thụ đầu làng với tán lá xanh rậm, che mát cho lũ trẻ đùa vui dưới gốc cây. Xa xa, cánh đồng rộng lớn với những bóng nón trắng nhấp nhô. Thi thoảng, một giọng ca dao, một điệu hát ru con lại vút lên, len lỏi qua các lùm cây, ngõ ngách toả khắp xóm làng. Kia là mái đình cong cong cổ kính cùng hồ sen với những bông sen nở rộ, khoe nhị vàng tươi lấp ló dưới những cánh hồng… Chỉ có điều, con đường không còn là đường đất nữa, nó đã được trải nhựa đen bóng, phẳng lì.
Tôi sải bước vào giữa làng. Những làn khói lam bốc lên mờ mò trên mỗi nóc nhà. Lạ quá, bao nhà tranh vách đất xưa đã được thay bằng nhà mái ngói đò tươi.
Trên mái mỗi nhà đều có đường dây điện. Điện đã về tới quê tôi. Tôi dừng chân trước cổng nhà cô tôi, cất tiếng chào cô chú. Thấy gia đình tôi về, cô chú mừng lắm. Chẳng đợi tôi sắp xếp đồ đạc, cô kéo tôi vào lòng hỏi han đủ mọi chuyện. Mẹ tôi trao quà cho mọi người, ai cũng thích.
Trưa hôm đó, cô đãi tôi một bữa cơm quê. Chỉ là mấy món ăn giản dị mà sao tôi thấy ngon miệng thế. Ản xong, tôi nhanh chóng nhập bọn với lũ trẻ quê. Chúng tôi chơi đùa vui vẻ. Nhưng rồi xảy ra một việc. Lúc đó, tôi chạy theo đám trẻ ra đầu làng, ngang hồ nước. Chẳng may, tôi trượt chân, té ùm xuống nước. Mà tôi lại không biết bơi. Thấy tôi cứ chới với, lũ trẻ hiểu ngay sự cố. Tất cả chúng lao ùm xuống hồ, ra sức kéo tôi lên bờ. Sau khi thoát hiểm, tôi thấy mình thật sự gắn bó với lũ trẻ. Rồi chúng lại kéo tôi đi chơi. Chúng tôi chơi nhiều trò lắm. Nào là chơi ô ăn quan dưới gốc đa, nào là cưỡi trâu đánh trận giả, nào là bịt mắt bắt dê… Nhưng tôi vẫn thích nhất trò thả diều. Được chạy dài trên con đê, nhìn cánh diều bay bỗng trong gió, nghe tiếng sáo vi vu rồi hò hét vang trời mới vui làm sao.
Nhưng cũng đến lúc phải chia tay cô chú và các bạn. Chiều hôm đó, tôi trở về Hà Nội với bao nhiêu là quà quê, bao nhiêu là lưu luyến. Tôi vẫn nghe đâu đó tiếng sáo diều vi vu. Tôi sẽ không quên, không bao giờ quên những kỉ niệm đẹp của ngày hè đó.
Quê hương đối với tôi là những gì thân thương gần gũi nhất. Quê hương chính là vi vu cánh diều tôi thả cùng bọn trẻ. Quê hương chính là buổi chia tay đầy lưu luyến giữa tôi và lũ trẻ chăn trâu… Tôi yêu quê mình biết bao nhiêu. Mong sao sau này tôi sẽ làm được những việc thật có ích cho quê hương.
Dàn Ý
Mở bài:
Lý do về thăm quê, về quê với ai ?
II/ Thân bài:
+ Cảm xúc khi được về quê
+ Quang cảnh chung của quê hương
+ Gặp họ hàng ruột thịt
+ Thăm mộ tổ tiên
+ Gặp bạn bè cùng tuổi
+ Dưới mái nhà người thân
+ Phút chia tay
III/ Kết bài: Cảm nghĩ về chuyến về quê
Bài Làm
Đã lâu rồi tôi không được về quê nên lần này tôi háo hức lắm. Tôi cùng mẹ chuẩn bị thật kĩ lưỡng, từ gói bánh, gói kẹo, thuốc lá đến mảnh vải, áo quần,… cho mọi người ở quê. Quê tôi không biết dạo này ra sao, đổi mới thế nào? Chẳng biết bọn trẻ dưới quê có vui khi nhận được quà không? Tôi đi ngủ với vô vàn câu hỏi và một tâm trạng hồi hộp.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm hơn thường lệ. Sau khi chuyển đồ đạc lên phía sau, đúng tám giờ, xe chúng tôi chuyển bánh. Xe chạy bon bon trên con đường trải nhựa phẳng lì. Hết đường Giải Phóng, xe xuôi theo quốc lộ 1A. Tôi mở cửa kính xe. Gió và nắng ùa vào. Đã ra khỏi thành phố Hà Nội nên không khí thoáng đãng hơn nhiều. Không còn cảnh xe cộ nườm nượp nối đuôi nhau do tắc đường. Không còn cái bụi bặm và tiếng ồn ào của động cơ xe. Chà! Thật khoan khoái và dễ chịu. Tôi mải mê ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài. Những hàng cày, những cánh đồng, nhà cửa… cứ như lùi dần sau xe tôi. Lúc đầu, thế chỗ cho những cao ốc chọc trời là những khoảng không gian bát ngát trời mây tươi non màu cỏ. Dần dần, thay vào đó là những khu công nghiệp, những nhà máy lớn nhỏ xếp xen nhau với những ống khói lớn toả lên trời xanh. Thế rồi, lại những cánh đồng lúa mênh mông hiện ra, màu mạ non xanh hoà quyện với màu nâu màu mỡ của đất đai hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Khoảng gần trưa, chúng tôi qua cầu Hàm Rồng. Cầu bắc qua con sông Mã hùng vĩ, xanh ngát như dải lụa màu xanh da trời. Chỉ thoáng sau, chúng tôi đã đặt chân lên khoảng đất trống đầu làng, bên luỹ tre già xanh xanh và trước cổng làng khum khum được xây bằng đá.
Đường vào làng tôi vẫn vậy. Vẫn con đường dẫn qua cây đa cổ thụ đầu làng với tán lá xanh rậm, che mát cho lũ trẻ đùa vui dưới gốc cây. Xa xa, cánh đồng rộng lớn với những bóng nón trắng nhấp nhô. Thi thoảng, một giọng ca dao, một điệu hát ru con lại vút lên, len lỏi qua các lùm cây, ngõ ngách toả khắp xóm làng. Kia là mái đình cong cong cổ kính cùng hồ sen với những bông sen nở rộ, khoe nhị vàng tươi lấp ló dưới những cánh hồng… Chỉ có điều, con đường không còn là đường đất nữa, nó đã được trải nhựa đen bóng, phẳng lì.
Tôi sải bước vào giữa làng. Những làn khói lam bốc lên mờ mò trên mỗi nóc nhà. Lạ quá, bao nhà tranh vách đất xưa đã được thay bằng nhà mái ngói đò tươi.
Trên mái mỗi nhà đều có đường dây điện. Điện đã về tới quê tôi. Tôi dừng chân trước cổng nhà cô tôi, cất tiếng chào cô chú. Thấy gia đình tôi về, cô chú mừng lắm. Chẳng đợi tôi sắp xếp đồ đạc, cô kéo tôi vào lòng hỏi han đủ mọi chuyện. Mẹ tôi trao quà cho mọi người, ai cũng thích.
Trưa hôm đó, cô đãi tôi một bữa cơm quê. Chỉ là mấy món ăn giản dị mà sao tôi thấy ngon miệng thế. Ản xong, tôi nhanh chóng nhập bọn với lũ trẻ quê. Chúng tôi chơi đùa vui vẻ. Nhưng rồi xảy ra một việc. Lúc đó, tôi chạy theo đám trẻ ra đầu làng, ngang hồ nước. Chẳng may, tôi trượt chân, té ùm xuống nước. Mà tôi lại không biết bơi. Thấy tôi cứ chới với, lũ trẻ hiểu ngay sự cố. Tất cả chúng lao ùm xuống hồ, ra sức kéo tôi lên bờ. Sau khi thoát hiểm, tôi thấy mình thật sự gắn bó với lũ trẻ. Rồi chúng lại kéo tôi đi chơi. Chúng tôi chơi nhiều trò lắm. Nào là chơi ô ăn quan dưới gốc đa, nào là cưỡi trâu đánh trận giả, nào là bịt mắt bắt dê… Nhưng tôi vẫn thích nhất trò thả diều. Được chạy dài trên con đê, nhìn cánh diều bay bỗng trong gió, nghe tiếng sáo vi vu rồi hò hét vang trời mới vui làm sao.
Nhưng cũng đến lúc phải chia tay cô chú và các bạn. Chiều hôm đó, tôi trở về Hà Nội với bao nhiêu là quà quê, bao nhiêu là lưu luyến. Tôi vẫn nghe đâu đó tiếng sáo diều vi vu. Tôi sẽ không quên, không bao giờ quên những kỉ niệm đẹp của ngày hè đó.
Quê hương đối với tôi là những gì thân thương gần gũi nhất. Quê hương chính là vi vu cánh diều tôi thả cùng bọn trẻ. Quê hương chính là buổi chia tay đầy lưu luyến giữa tôi và lũ trẻ chăn trâu… Tôi yêu quê mình biết bao nhiêu. Mong sao sau này tôi sẽ làm được những việc thật có ích cho quê hương.
1.Lập dàn bài và làm một bài văn hoàn chỉnh theo đề sao :
Kể về một ngày hoạt động của mình
Ai giúp mình với .Lập dàn bài nữa nha+làm một bài văn hoàn chỉnh về đề trên
1. Mở bài:
* Tự giới thiệu:
- Tên, tuổi, chỗ ở, vài nét về gia đình.
- Học lớp..., trường...
2. Thân bài:
* Các hoạt động trong ngày:
+ Buổi sáng:
- Thức dậy lúc mấy giờ? Làm những việc gì?
- Đi học lúc nào? Trường xa hay gần?
+ Buổi trưa:
- Ăn uống, nghỉ ngơi.
+ Buổi chiều:
- Giúp việc gia đình (dọn dẹp nhà cửa, dạy em học...).
- Học và làm bài tập.
- Giải trí.
+ Buổi tối:
- Quây quần cùng gia đình trò chuyện, vui chơi...
- Chuẩn bị bài cho ngày mai.
- Đi ngủ.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Em rất quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc có ích.
- Cố gắng rèn luyện nề nếp tốt trong cuộc sống hằng ngày.
II. BÀI LÀM
Một ngày chủ nhật mới bắt đầu. Đây cũng là ngày mà tôi có thể phụ giúp mẹ làm những công việc nhà mà hàng ngày mẹ phải một mình vất vả.
Khi trời vừa ló rạng thì tôi đã trở dậy. Chao! Ánh nắng hôm nay đẹp quá. Tôi vui vẻ làm vệ sinh cá nhân, tập thể dục cho khỏe khoắn rồi bắt đầu một ngày mới.
Tôi lấy thức ăn ra cho gà ăn. Chú lợn trong chuồng thấy thế nhảy chồm lên thành chuồng như ganh tị với lũ gà. Tôi bảo:
– Đợi tí rồi cũng tới phiên chú mà!
Cho gà ăn xong tôi lấy cám cho lợn ăn. Khi no căng nó không kêu nữa mà năm phịch xuống chuồng trông đến là sướng. Mấy chị gà mái tục tục gọi con ra vườn kiếm thêm thức ăn. Chờ bọn chúng ăn xong tôi lấy chổi quét nhà. Mẹ tôi đã làm cơm sẵn và ra ruộng với bố tôi từ lâu. Tỏi vào buồng giục bé Hà em tôi dậy, dẫn nó đi rửa mặt nhưng nó không chịu vì hằng ngày mẹ làm công việc này chứ không phải tôi. Tôi dỗ dành mãi nó mới chịu. Rửa mặt xong, tôi lấy đồ chơi ra cho nó chơi rồi tôi học bài. Chỉ vừa học được một tí là nó đã khóc kêu đói bụng. Tôi lấy cơm ra đút cho nó ăn nhưng nó không chịu cho tôi đút mà đòi tự ăn. Thấy vậy, tôi nói:
– Đề chị đút cho rồi chị kể chuyện cho cưng nghe!
Sưng ở ngón chân cái sẽ không còn nữa nếu bạn đặt trên sưng.....Nó rất thích nghe kể chuyện nên ăn liền hai bát cơm. Ăn xong nó đòi tôi kể chuyện. Tôi bảo:
– Lên võng nằm rồi chị kể chuyện cho.
Nó lên võng nằm, tôi cất giọng kể. Câu chuyện vòng vo chưa hết thì nó đã ngủ từ lúc nào. Thấy vậy, tôi dọn dẹp nhà cửa và học bài. Học bài xong tôi đem cơm ra đồng cho bố mẹ. Cánh đồng vào vụ đông xuân thật đẹp. Bố mẹ tôi đang gặt lúa. Người cúi xuống với từng động tác nhẹ nhàng. Tôi đến bên mẹ, nói khẽ:
– Mẹ, ăn cơm!
Mẹ ngước lên âu yếm nhìn rồi bảo tôi để cơm trên bờ mẫu. Tôi để đó rồi ra về. Về đến nhà tôi rủ mấy đứa bạn ở xóm đến chơi. Chiều xế, ánh nắng nhạt dần, tôi lấy nồi ra nấu cơm, hâm lại đồ ăn rồi pha nước tắm cho bé Hà. Tắm xong, tôi dẫn nó ra cổng đón mẹ. Mẹ đã về, nó chạy ra sà vào lòng mẹ. Mẹ thơm lên đầu nó và hỏi:
– Ở nhà ai tắm cho con vậy?
Nó ngọng nghịu trả lời:
Chị… ai… (Chị Mai)
Thấp thoáng ngoài cổng bố đang về. Tôi nói với mẹ đi tắm cho khỏe.rồi ăn cơm.
Mẹ nói;
– Hôm nay con nấu cơm ngon quá!
Tôi biết mẹ nói thế là để thưởng công sức của tôi. Cơm xong, trời chập choạng, gia đình tôi sum họp vui vẻ xung quanh ngọn đèn lớn đặt giữa bàn.
Thế là một ngày chủ nhật trôi qua, ngày chủ nhật ấy sao tôi thấy ngắn ngủi quá. Tôi chỉ có ngày này để giúp đỡ bố mẹ thôi. Và hôm nay, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi tự hứa là mình sẽ giúp đỡ bố mẹ những lúc nào bài vở đã xong bất kể là ngày nào chứ không phải chờ ngày chủ nhật như hôm nay nữa.
Phần trên bạn tự giới thiệu nhé !
Tham khảo:
Là một học sinh cấp hai, hoạt động chủ đạo của em là học và chơi, không gian sinh hoạt chủ yếu cũng là trường học và ở nhà. Nghe có vẻ nhàm chán nhưng mỗi ngày của em đều là những hứng khởi mới với bao nhiêu điều mới mẻ, kì thú chờ đợi em khám phá. Với em thì mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Sau đây em sẽ kể về một ngày hoạt động của mình.
Sau kì nghỉ hè đầy lí thú, em chính thức bước vào lớp sáu, chính thức trở thành một cô học trò cấp hai. Bước sang một môi trường học tập hoàn toàn mới tuy có những ngỡ ngàng, bối rối nhưng cũng đầy ắp những niềm vui, những điều thú vị mới. Lên lớp mới, bên cạnh những bạn học thân quen đã gắp bó với em trong suốt năm năm học ở mái trường tiểu học thì em cũng đã phải chia tay với nhiều bạn theo học ở một ngôi trường khác, điều này khiến cho em và các bạn trong lớp vô cùng buồn bã. Nhưng đổi lại, lên lớp mới, chúng em cũng được gặp gỡ và làm quen với nhiều bạn học mới.
Mỗi ngày mới là một sự đổi thay, những sự kiện cũng mang tính mới mẻ, đầy lí thú nên mỗi ngày đối với em đều là những niềm vui, là tâm trạng háo hức đón chờ, trải nghiệm những sự mới mẻ, đổi thay đó. Theo thời khóa biểu thông thường của em thì cứ sáu giờ sáng em sẽ dậy để ăn sáng và chuẩn bị trang phục, sách vở để đến trường học, đồng hồ sinh học đã thành thói quen nên em không còn cần bố mẹ đánh thức mà có thể tự mình thức dậy, tự mình chuẩn bị đầy đủ tất cả mọi thứ.
Vì ngôi trường cấp hai em đang theo học là một ngôi trường huyện, gần nhà nên em không cần mọi người đưa đón mà em tự đi xe đạp cùng chúng bạn lên trường, rồi lại từ trường trở về nhà. Ngày nào cũng vậy, cứ 6h30 là chúng em sẽ tụ tập nhau lại tại nhà văn hóa của làng, sau khi đã đầy đủ thì chúng em bắt đầu xuất phát, trong số những người đi học cùng em, có người cùng lớp, có người khác lớp hay hơn một lớp nhưng chúng em cùng học một trường và chơi với nhau rất thân thiết. Vì đi đông nên con đường đến trường chưa bao giờ là tẻ nhạt, buồn chán, lúc nào cũng vang lên những tiếng nói, tiếng cười đùa vui vẻ.
Khi đi chung với nhau còn có một lợi thế, đó là chúng em có thể giúp đỡ lẫn nhau khi gặp sự cố trên đường về, nếu xe của em hay một ai đó trong nhóm bị hỏng thì những người còn lại luôn cố gắng giúp đỡ bằng cách giúp em về nhà. Chúng em cùng nhau đi học, cùng nhau chia sẻ những niềm vui bắt gặp trên đường hay kể những câu chuyện thú vị mà mình đã trải qua hay chứng kiến ở trên lớp.Khi đến trường thì chúng em chia nhau ra để vào lớp học của mình, hôm nào đến lượt trực nhật của mình thì em sẽ đến sớm hơn một chút để hoàn thành nhiệm vụ được giao, dọn dẹp lớp học sạch sẽ để sẵn sàng cho một buổi học đầy lí thú. Thông thường, một buổi học của em thường có từ bốn đến năm tiết học, mỗi tiết kéo dài bốn mươi lăm phút, sau mỗi tiết học thì chúng em sẽ được giải lao năm phút ra chơi. Những giờ học đầy lí thú với những kiến thức bổ ích, mới lạ thu hút sự chú ý của em và các bạn trong lớp, sau mỗi tiết học chúng em đều có thêm cho mình những kiến thức mới đầy bổ ích.
Đối với những tiết học yêu thích của em như: tiết ngữ văn, tiết lịch sử thì em thường bị những lời giảng của cô giáo hấp dẫn, thời gian trôi qua cũng nhanh hơn, nhưng đối với những môn học căng thẳng, đòi hỏi sự tập trung nhiều hơn như: môn toán, môn hóa thì em lại cảm thấy mệt mỏi và thời gian cũng trôi chậm hơn những môn học khác. Dù có căng thẳng hay thích thú thì thời khắc mà em và các bạn yêu thích nhất là giờ ra chơi, đây là lúc chúng em được thỏa sức vui nghịch, giải lao sau những giờ học đầy căng thẳng.
Sau khi năm tiết học kết thúc, tiếng trống dồn cuối buổi báo hiệu kết thúc một buổi học thì chúng em lại ra về, như thường lệ, chúng em sẽ tập trung nhau lại ở cổng trường, sau đó lại cùng nhau ra về. Lúc về thời tiết thường nắng nóng, mặt khác thì ai cũng mệt mỏi, đói bụng nhưng không khí vẫn vô cùng huyên náo, mọi người vẫn cười nói rôm rả làm cho mọi người vui vẻ, cái đói, cái nóng vì thế mà cũng bị đầy lùi.
Sau khi về nhà, em được ăn những món ăn đầy thơm ngon của mẹ, ngồi trong mâm cơm gia đình, em kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện thú vị ở trường, mâm cơm vì thế mà cũng vui vẻ hơn rất nhiều. Ăn cơm xong em giúp bố mẹ dọn dẹp mâm bát, sau đó nghỉ trưa. Đến chiều em giúp mẹ quét sân, dọn vườn và phụ giúp mẹ nấu bữa tối. Ăn tối xong thì em bắt đầu ngồi vào bàn học, làm hết những bài tập mà thầy cô giao, soạn sách cho ngày mới và bắt đầu đi ngủ.
Hoạt động trong ngày của em tuy không có gì đặc biệt, chỉ lặp lại hoạt động học và chơi nhưng đối với em, những hoạt động ấy không hề tẻ nhạt, nó luôn mới mẻ với những điều kì thú mới, mang đến cho em những trải nghiệm mới.
DÀN Ý
1. Mở bài:
* Tự giới thiệu:
- Tên, tuổi, chỗ ở, vài nét về gia đình.
- Học lớp..., trường...
2. Thân bài:
* Các hoạt động trong ngày:
+ Buổi sáng:
- Thức dậy lúc mấy giờ? Làm những việc gì?
- Đi học lúc nào? Trường xa hay gần?
+ Buổi trưa:
- Ăn uống, nghỉ ngơi.
+ Buổi chiều:
- Giúp việc gia đình (dọn dẹp nhà cửa, dạy em học...).
- Học và làm bài tập.
- Giải trí.
+ Buổi tối:
- Quây quần cùng gia đình trò chuyện, vui chơi...
- Chuẩn bị bài cho ngày mai.
- Đi ngủ.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Em rất quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc có ích.
- Cố gắng rèn luyện nề nếp tốt trong cuộc sống hằng ngày.
BÀI LÀM:
Chào các bạn! Tôi là Phùng Tuệ Minh, học sinh lớp 6A – trường Trung học cơ sở Kiều Phú. Tôi đã bước vào một cấp học mới và cảm thấy mình thay đổi nhiều hơn khi bước vào năm học này- năm học mà tôi chính thức trở thành học sinh Trung học cơ sở. Và tôi bắt đầu trưởng thành hơn từ những hoạt động của mình trong một ngày.
Buổi sáng, tôi không chờ mẹ gọi rồi nhõng nhẽo một hồi lâu như trước nữa, tôi đánh thức mình vào lúc 5 giờ 30 nhờ cô bạn đồng hồ mà mẹ mua cho tôi khi tôi lên lớp 6. Tôi đánh răng, rửa mặt, tập thể dục và tự chuẩn bị bữa ăn sáng cho mình. Sau khi ăn sáng xong, tôi khoác trên mình bộ đồng phục mới và hào hứng đi đến trường lúc 6 giờ 30 bằng chiếc xe đạp đã gắn bó với tôi được 2 năm.
Lên lớp 6, chương trình học của chúng tôi không còn như trước, chúng tôi học theo tiết. Buổi sáng tôi thường học 4 tiết, sau mỗi tiết học chúng tôi được giải lao 5 phút. Vì đã rèn luyện thân thể và ăn uống đầy đủ trước khi đến lớp nên tôi học tập sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn.
Tan học, tôi về nhà lúc 10 rưỡi. Đây cũng là lúc mẹ đã chuẩn bị xong bữa trưa cho cả nhà. Tôi ăn cơm cùng gia đình, nghe và chia sẻ những câu chuyện của bố, mẹ và em. Tôi giúp mẹ rửa bát, dọn nhà trước khi nghỉ trưa. Bố tôi thường dặn hai chị em: giờ trưa các con nên nghỉ 1- 2 giờ, nên trong thời gian biểu của cả hai chị em đều có thêm dòng chữ: Nghỉ trưa 12 giờ 30 đến 13 giờ 30.
Sau giấc ngủ trưa, bố mẹ đi làm, tôi đánh thức em dậy, hai chị em tôi học bài. Đây là thời gian tôi xem lại bài lúc sáng được thầy cô truyền đạt, tôi cũng tranh thủ dạy em viết chữ và tập đọc. Khi đã hoàn thành việc học, tôi thường đọc những câu chuyện mà mình yêu thích. Trong giá sách của tôi luôn có: Dế Mèn phiêu lưu ký, Nỗi muộn phiền sau giờ học; Số phận của chú bé đánh trống; góc sân và khoảng trời… Tôi không cảm thấy chán nản bởi: đọc sách với tôi là một niềm đam mê.
Vào 5 rưỡi chiều, tôi và em cùng rửa ấm chén và lau nhà. Trước kia, mẹ thường làm công việc này sau khi ăn xong bữa tối, tôi đã học và làm được những công việc đó để giúp mẹ đỡ vất vả. Hơn nữa, kỳ nghỉ hè vừa rồi mẹ cũng đã dạy tôi nấu cơm, luộc rau. Trước khi mẹ về, tôi cũng đã làm xong những việc phụ đó. Niềm tự hào, vui vẻ hiện lên trên khuôn mặt của bố mẹ tôi sau giờ tan sở.
Tôi ăn tối cùng gia đình lúc 7 giờ 30. Chị em tôi nghỉ khoảng 30 phút sau khi ăn để chuẩn bị học bài. Tôi dành 2 tiếng buổi tối cho bài tập về nhà, bài tập nâng cao và chuẩn bị trước bài ngày hôm sau. Việc học đó giúp bản thân tôi nắm vững kiến thức hơn và luôn chủ động trước khi đến lớp.
10 giờ 30, tôi bắt đầu đi ngủ, tôi luôn được mẹ kể cho nghe những câu chuyện: cổ tích có, ngụ ngôn có, chuyện về bà, về mẹ ngày xưa…Nhờ mẹ mà tôi ngủ ngon giấc hơn. Tôi cũng đã kết thúc một ngày như vậy! Chúng ta sẽ lớn lên bằng những hoạt động có nghĩa từng ngày đúng không các bạn?
Đề bài: Viết đoạn văn 10 đến 15 câu bàn về:"Nơi dựa đối với mỗi con người trong cuộc sống". Giúp tớ với ạ
Cuộc sống không bao giờ là một đại dương sóng yên biển lặng mà ở đó luôn ẩn chứa những giông tố bất ngờ có thể hạ gục con người bất cứ lúc nào. Vì vậy sống giữa cuộc đời này, dù là một người mạnh mẽ đến mức nào cũng cần một nơi dựa mỗi lúc cảm thấy mệt mỏi và đau khổ. Nơi dựa là nơi để mỗi người nương tựa, là nơi tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, động lực sống, nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình yên… Nơi dựa giống như một bến đỗ tinh thần cho những ai đang gặp bế tắc, mắc kẹt trong những cảm xúc tiêu cực tìm đến sự an ủi, vỗ về trong tinh thần. Từ đó, những thất bại, rủi ro vấp phải sẽ không còn là trở ngại. Ta sẽ nhanh chóng được vượt qua và có thêm tự tin để bước tiếp trong cuộc sống. Nhưng tôi cho rằng điểm tựa không phải thứ để chúng ta ỷ lại, dựa dẫm vào cả đời. Con người chỉ có thể dựa vào bản thân mới là bền vững nhất. Ta tìm cho mình một điểm tựa để bản thân luôn được chữa lành sau những vết thương chứ không phải nơi để chúng ta coi là "vùng an toàn" mãi trú ngụ trong đó mà không dám bước ra. Nhà vật lý học vĩ đại Acsimet từng nói “Hãy cho tôi một điểm tựa. Tôi sẽ nâng bổng cả Trái Đất lên”. Đừng ngần ngại tìm kiếm cho mình những điểm tựa ... ( bạn có thể phát triển thêm ý nha)
Bài làm:
Nơi dựa đối với mỗi con người trong cuộc sống có thể thay đổi theo thời gian và tình huống. Ban đầu, gia đình thường là nơi dựa đầu tiên, nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên. Gia đình cung cấp cho chúng ta tình yêu, ấm áp và sự bảo vệ. Đó là nơi chúng ta học được những giá trị và kỹ năng đầu tiên trong cuộc sống.
Khi trưởng thành, bạn bè cũng trở thành một nơi dựa quan trọng. Họ là những người chúng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, và những kỷ niệm đáng nhớ. Bạn bè thường mang lại sự hỗ trợ tinh thần và giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ xã hội khỏe mạnh.
Nơi làm việc cũng có thể trở thành nơi dựa quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Đây là nơi chúng ta kiếm tiền để tự nuôi sống bản thân và gia đình. Nơi này cũng thường mang lại cơ hội phát triển sự nghiệp và xây dựng kỹ năng.
Cuộc sống còn có thể đưa chúng ta đến những nơi mới, như một thành phố hoặc quốc gia khác. Trải nghiệm này có thể mở ra một cơ hội mới để phát triển và học hỏi. Nơi dựa ở đây có thể là cộng đồng mới, những người bạn mới, và những trải nghiệm độc đáo.
Cuối cùng, nơi dựa quan trọng nhất là bản thân mình. Khả năng tự tin, sự độc lập và lòng kiên nhẫn là những yếu tố quan trọng giúp mỗi người đối mặt với cuộc sống và vượt qua khó khăn. Nếu bạn tin tưởng và đặt niềm tin vào bản thân, bạn có thể tự tạo nơi dựa mạnh mẽ trong mọi tình huống.
1.Lập dàn bài và làm một bài văn hoàn chỉnh theo đề sao :
Kể về một ngày hoạt động của mình
Ai giúp mình với .Lập dàn bài nữa nha+làm một bài văn hoàn chỉnh về đề trên
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Tự giới thiệu:
- Tên, tuổi, chỗ ở, vài nét về gia đình.
- Học lớp..., trường...
2. Thân bài:
* Các hoạt động trong ngày:
+ Buổi sáng:
- Thức dậy lúc mấy giờ? Làm những việc gì?
- Đi học lúc nào? Trường xa hay gần?
+ Buổi trưa:
- Ăn uống, nghỉ ngơi.
+ Buổi chiều:
- Giúp việc gia đình (dọn dẹp nhà cửa, dạy em học...).
- Học và làm bài tập.
- Giải trí.
+ Buổi tối:
- Quây quần cùng gia đình trò chuyện, vui chơi...
- Chuẩn bị bài cho ngày mai.
- Đi ngủ.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Em rất quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc có ích.
- Cố gắng rèn luyện nề nếp tốt trong cuộc sống hằng ngày.
Mỗi người đều dành một ngày của mình cho các hoạt động khác nhau, người thì học tập, người làm việc…Và dưới đây là một ngày hoạt động của em.
Đó là hoạt động của ngày hôm qua, ngày thứ Hai đầu tuần sau hai ngày nghỉ là thứ Bảy và Chủ nhật để bước vào một tuần học tập mới. Em học buổi sáng và buổi học bắt đầu từ lúc bảy giờ vì vậy đồng hồ báo thức của em luôn được đặt lúc sáu giờ sáng. Đúng giờ, đồng hồ báo thức reo vang, em thức dậy và vươn vai tập bài thể dục buổi sáng quen thuộc chỉ trong năm phút. Sau đó em đi đánh răng, rửa mặt sạch sẽ và ăn sáng. Tô mì nấu với trứng đã được mẹ chuẩn bị sẵn đặt ngay ngắn trên bàn đang đợi em.
Sau khi bữa sáng đã xong, em liền thay quần áo em chọn cho mình chiếc áo trắng và quần sẫm mầu vì hôm nay là thứ hai đầu tuần có buổi chào cờ, khăn quàng đỏ, mũ ca nô và sách vở đã được em chuẩn bị từ tối hôm trước. Em chải tóc gọn gàng và đạp xe đến trường. Hôm nay có năm tiết, một tiết chào cờ và bốn tiết học trên lớp. Những tiết học cứ thế trôi qua cho đến tiết cuối cùng, rồi tiếng trống trường đã điểm báo hiệu kết thúc buổi học. Hôm nào cũng vậy cứ đến trưa là cái bụng lại đói meo, nhưng vẫn phải cố gắng đạp xe về nhà. Vì năm tiết nên chúng em về đến nhà cũng khá muộn, về nhà bố mẹ em đã ăn cơm rồi để riêng hai phần ra phần em và chị gái em cũng học cấp ba nên về muộn hơn em. Mẹ giục em đi ăn cơm kẻo đói, em vội vã đi thay quần áo, rửa mặt và ăn cơm trưa.
Sau khi đã ăn no em lên giường đi ngủ khoảng một tiếng và thức dậy tiếp tục ngày hoạt động của mình. Em thức dậy lúc hai giờ chiều, vì chiều nay được nghỉ nên em sẽ ở nhà học bài và giúp mẹ một số công việc nhà. Trời khá là nắng nên tranh thủ khi trời chưa mát, em ngồi vào bàn học xem qua một số bài tập thầy cô giao để giảm bớt gánh nặng bài tập vào buổi tối. Mày mò với đống bài tập nhưng mãi không ra em liền gọi Hương – đứa bạn học cùng lớp ở ngay cạnh nhà em sang và hai đứa cùng giải bài tập. Khi số bài tập đã được giải quyết gần hết, Hương về nhà còn em đi nhổ cỏ vườn rau và tưới rau giúp mẹ.
Thấy trời cũng bắt đầu tối, em quét sân quét nhà sạch sẽ và lấy rau chuẩn bị bữa tối. Chị gái em chuẩn bị ôn thi đại học nên khá bận với việc học tập nên không có nhiều thời gian giúp đỡ bố mẹ. Còn em, chương trình học cũng không phải quá vất vả nên có nhiều thời gian rảnh hơn chị. Bữa tối đã được chuẩn bị xong, em đợi bố mẹ đi làm và chị gái đi học về ăn cơm. Tranh thủ lúc đợi em đi tắm và thu quần áo, gấp xếp gọn gàng vào tủ. Khi mọi người đã về đầy đủ, cả nhà ăn cơm rất vui vẻ, mẹ khen em nhỏ mà đã giúp đỡ được mẹ rất nhiều việc. Chị em thấy vậy tỏ vẻ ganh tỵ với em và bảo: “chẳng qua chị bận học thôi nhé!”, em mỉm cười sung sướng, ăn cơm xong chị gái em nhận việc rửa bát, còn em thì ngồi vào bàn học giải quyết số bài tập còn lại và chuẩn bị sách vở cho ngày mai.
Xong xuôi, em xem ti vi với bố mẹ một lúc rồi đi ngủ sớm để ngày mai thức dậy cho đúng giờ. Đi ngủ em nghĩ về một ngày hoạt động của mình với nhiều việc thật ý nghĩa.
Một ngày hoạt động trôi qua với nhiều việc làm, tuy mệt mỏi nhưng em cảm thấy rất vui vì đã học tập thật hiệu quả và giúp đỡ bố mẹ một số công việc dù rất nhỏ.
viết 1 bài văn kể về người có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời em
GIÚP MK VS CÁC BN,MK SẼ TIK,MAI MK KT HOK KÌ RỒI,LM ƠN GIÚP
Nếu có ai đó hỏi tôi rằng đối với tôi ai là người quan trọng, có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời tôi thì câu trả lời sẽ là: Mẹ. Dù không phải là người đẹp nhất nhưng trong mắt tôi, mẹ thật hoàn hảo.
Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng. Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bươc đầu trên đường đời.
Với gia đình, mẹ luôn quan tâm, chia sẻ vui buồn với mọi người. Khi con ốm, mẹ là bác sĩ. Khi con học, mẹ là cô giáo. Nhiều lúc, con mắc lỗi không những mẹ không quát nạt, mẹ chỉ dạy bảo nhẹ nhàng để tôi dần hiểu ra. Thường ngày, mẹ ăn mặc giản dị nhưng vẫn toát lên vẻ sang trọng vốn có. Dù gia đình không giàu sang nhưng mẹ vẫn tạo điều kiện cho tôi bằng bè bằng bạn.
Tôi ước gì, thời gian quay lại để tôi không bao giờ mắc sai lầm, để lỗi buồn không còn hiện trên đôi mắt mẹ yêu. Tôi ước gì, thời gian ngừng lại để mẹ không bao giờ già đi, tôi luôn bé bỏng trong vòng tay đầy tình yêu của mẹ. Tôi ước gì, tôi có đủ sự mạnh mẽ như mẹ để vượt qua mọi chông gai phía trước. Nhưng ước chỉ là ước. Ngay bây giờ, hành động thiết thực để mẹ tự hào về tôi là tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan
Thoáng nghe tiếng phanh xe đạp quen thuộc của bố, tôi vội chạy ra mở cửa, và hào hứng đón bố vào nhà. Chưa kịp để bố nghỉ ngơi, tôi đã vội hỏi:
“Vậy, bố đăng ký cho con vào lớp nào?”
“Bố đăng ký cho con vào lớp A3, ban xã hội. Khi người ta hỏi bố muốn cho con vào lớp nào, bố cứ nghĩ mãi. Nghĩ lâu quá, họ phải giục”
Đó là một ngày hè năm 1998, tôi chuẩn bị bước chân vào cấp 2. Gần 20 năm trôi qua, mà tôi vẫn nhớ như in cuộc hội thoại ấy. Làm nên cho cuộc trò chuyện ấy giữa tôi và bố là giọng hát vui tươi khoẻ khoắn của Ricky Martin trong ca khúc “The Cup of Life”, bài hát chủ đề cho World Cup được tổ chức tại Pháp năm ấy. Tôi hỏi bố lấy lệ thế thôi, chứ đứa trẻ 11 tuổi là tôi lúc ấy không tập trung năng lượng vào việc học đâu. Bố đăng ký cho tôi vào lớp nào, tôi cũng không thấy có gì khác biệt. Hình như tôi còn hơi thoáng buồn vì năm học mới sắp đến, đồng nghĩa với việc tôi không được ở nhà chơi nữa. Nỗi buồn của tôi chẳng kéo dài được quá mấy giây bởi tôi đã nghe thấy tiếng gọi đi chơi của lũ trẻ hàng xóm. Tôi lẻn đi chơi, để bố một mình ở nhà với các trận bóng của World Cup 98. Ngày ấy, có lẽ cả bố và tôi đều không nhận ra rằng, quyết định chọn lớp cấp 2 của bố đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của tôi sau này.
Bố ảnh hưởng đến con đường học hành của tôi nhiều lắm. Từ lớp 1 đến lớp 6, bố lúc nào cũng là người thầy thứ hai của tôi. Bố dạy tôi Toán, tiếng Việt, tiếng Anh, vẽ, và cả môn thủ công nữa. Bố không nói được tiếng Anh, nhưng bố chẳng ngại tự đọc sách để dạy tôi. Tôi bắt đầu học tiếng Anh từ năm lớp 3, nhưng bạn biết đấy, một đứa mải chơi như tôi thì chắc chắn sẽ học dốt rồi. Đối với tôi lúc ấy, tiếng Anh như một thứ đồ chơi lạ, lần đầu được chơi thì thích đấy, nhưng rồi càng chơi càng thấy khó, càng khó lại càng chán. Một lần cô giáo giao bài tập về nhà, bài tập yêu cầu tôi phải điền mạo từ “a”, “an”. Tôi có hiểu gì đâu nên cầm sách ra hỏi bố. Vậy là bố mày mò đọc sách rồi chỉ cho tôi biết khi nào nên dùng “a”, khi nào nên dùng “an”. Hồi ấy tiếng Anh chưa thật sự phổ biến, nhưng bố đã nhìn xa được tầm quan trọng của tiếng Anh. Thế là, mùa hè hết năm lớp 5 thay vì được chơi đùa cả hè như mọi năm, bố đăng ký cho tôi học lớp tiếng Anh gần nhà. Tôi không nghĩ tình yêu của tôi dành cho tiếng Anh bắt đầu từ năm ấy, nhưng rõ ràng tôi đã có cảm tình hơn với môn học này rất nhiều.
Khi bắt đầu năm lớp 6, tôi đã có lần thủ thỉ với bố trên quãng đường bố đưa tôi đi học “Năm nay con muốn đi thi học sinh giỏi môn tiếng Anh, để cho bố vui”. Bố cười, một nụ cười rất hiền hậu, rồi nhẹ nhàng nói với tôi “ừ, con cố gắng lên, con sẽ làm được thôi”. Lời động viên của bố truyền cho tôi một niềm tự tin và can đảm mãnh liệt. Con bé 12 tuổi nhút nhát là tôi ngày ấy cũng giữ được lời hứa với bố. Tôi được giải nhì môn Tiếng Anh cấp thành phố và được chọn đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Bố vui lắm! Tôi vẫn nhớ kỷ niệm hài hước năm ấy. Tôi không được giải tỉnh. Tôi buồn lắm nhưng tôi cũng sợ bị mắng nữa, nên tôi dấu kín bí mật ấy cho riêng mình. Bao lâu sau không có kết quả, bố mới hỏi tôi “Thế con đã có kết quả thi học sinh giỏi chưa?”. Tôi lí nhí trả lời, và đi thẳng vào phòng “Còn lâu ạ”. Thái độ kỳ lạ ấy của tôi đã khiến bố phát hiện ra bí mật “động trời” của tôi rồi. Trái với nỗi sợ của tôi, bố mua tặng tôi một cuốn từ điển Anh- Việt, đó là cuốn từ điển đầu tiên tôi có trong đời. Cuốn từ điển ấy mỏng lắm, chỉ khoảng 15000 từ thôi, nhưng đến tận bây giờ, tôi vẫn rất trân trọng món quà ấy!
Một ngày hè, tôi vừa đi học về thì nghe bố mẹ trò chuyện với nhau. Mẹ có nói với bố rằng sau này tôi chỉ cần học hết cấp 3 thôi, rồi sau đó lấy chồng, theo chồng, sống hạnh phúc đến hết cuộc đời! (“Sống hạnh phúc đến hết cuộc đời” là tôi tự bịa vào đấy, mẹ không nói thế đâu!!). Lúc ấy, điều kiện kinh tế khó khăn nên tôi hiểu những lo lắng của mẹ. Nhưng bố phản đối kịch liệt và nói rằng “kiểu gì cũng phải cho hai đứa nó học hết Đại học rồi tính tiếp”. Lúc ấy, tôi mới 12 tuổi, mải chơi lắm, nên việc học hay không học cũng không khiến tôi bận tâm nhiều lắm. Nếu bố mẹ bảo tôi nghỉ luôn, có khi tôi cũng ở nhà luôn để đi chơi với bọn trẻ con hàng xóm ý chứ! Nhưng rồi một biến cố đã xảy ra. Biến cố ấy đã thay đổi cuộc sống của gia đình tôi hoàn toàn. Và có lẽ cũng chính vì biến cố ấy, mà tôi mới trở thành tôi của ngày hôm nay, tôi mới yêu thích việc học nhiều đến thế.
Hết năm học lớp 6 bố đã rời xa tôi mãi mãi. Tôi vẫn nhớ sáng hôm ấy, tôi thức dậy rất sớm và mua bánh rán để bố ăn đi làm. Tôi vẫn nhớ bố thích món bánh rán ấy lắm. Cũng thật khó mà chối từ được sự quyến rũ của nó: ngọt lịm với lớp đường bên ngoài và lớp đỗ xanh béo ngậy bên trong. Bố vừa ăn vừa khen ngon. Trước khi đi làm, bố vừa chỉnh chiếc áo sơ mi màu hơi trắng, và nói với tôi “Ngày xưa bố cứ tự hỏi đến năm 2000 thì bố sẽ như thế nào, đến bây giờ mới thấy mình vẫn còn trẻ, chỉ hơn 40 tuổi một tí”. Và đó là ngày cuối cùng tôi được gặp bố. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh và bất ngờ. Tôi chẳng bao giờ được gặp lại dáng người cao cao gầy gầy, đôi mắt hiền, nụ cười hiền và cũng chẳng bao giờ tôi được nghe giọng nói nhanh nhẹn hài hước của bố nữa. Ấy thế nhưng, đến tận bây giờ, tôi vẫn có thể vẽ hình ảnh bố một cách trọn vẹn trong tâm trí, như thể tôi mới được gặp bố ngày hôm qua vậy. Ngày hôm qua chứ không phải gần 20 năm trước!
Sau ngày ấy, không còn ai đả động đến việc tôi sẽ học đến mức nào nữa, bởi một điều đã thành hiển nhiên: Học là điều đương nhiên của hai chị em tôi. Mẹ đầu tư hết mức cho việc học của chúng tôi: sách vở, tạp chí gì nếu chị em tôi cần thì mẹ sẽ đầu tư cho chúng tôi . Mỗi lần về thăm nhà, tôi vẫn không tưởng tượng nổi có một thời tôi lại có thể học một cách say mê đến thế. Lần nào bước chân vào phòng học, kỷ niệm, ký ức thời thơ ấu ngày ngày cắp sách đến trường lại ùa về trong tôi. Tôi vẫn còn giữ những tập vở tôi viết suốt tháng ngày ôn thi Đại học. Cũng từ ngày bố không còn bên tôi nữa, tôi lại yêu thích môn tiếng Anh một cách kỳ lạ. Và tôi cũng chợt nhận ra, tôi có chút ít năng khiếu cho môn học này. Tôi hiểu rất nhanh cấu trúc câu, tôi thích viết linh tinh bằng tiếng Anh. Đó có thể là một lá thư tôi muốn gửi đến thần tượng âm nhạc của mình, đó có thể là lời bài hát linh tinh chợt hiện ra trong đầu tôi. Giờ đây khi đọc lại những gì tôi viết, tôi không khỏi bật cười bởi chúng ngây ngô và đáng yêu quá, nhưng chúng là một phần không thể thiếu để mời gọi tôi trở về quá khứ. Bạn biết không, chỉ với cuốn từ điển mỏng manh mà bố tặng tôi năm ấy, tôi đã chinh phục được các kỳ thi cấp tỉnh suốt năm cấp 2 và đỗ vào chuyên Anh năm cấp 3. Đó cũng chẳng phải là thành tựu gì to tát cả nhưng nếu có cơ hội tôi muốn được chia sẻ với bố để bố hiểu rằng, con gái đã cố gắng rất nhiều để xứng đáng với những kỳ vọng của bố. Chả biết tự khi nào việc học đã thành một niềm đam mê, và sở thích của tôi. Khi chuẩn bị đi học PhD, nhiều người đã hỏi tôi lý do vì sao tôi lại chọn con đường chông gai này. Người ta hỏi có phải vì tôi thích sống ở Mỹ, có phải vì tôi đã chán Việt Nam, có phải vì tôi chưa thích ổn định, vân vân và vân vân. Thật lòng, tôi đi học chỉ vì tôi thật sự thích đi học, thế thôi. Tôi không ngại khổ, ngại vất vả, ngại thấy mình dốt, tôi chỉ sợ không được làm điều tôi yêu thích ấy thôi. Không hiểu sao, sách vở, trường ĐH luôn cuốn hút và hấp dẫn tôi. Hai thứ ấy như thỏi nam châm hút tôi một cách mãnh liệt. Tôi không biết sau này mình sẽ ra sao, nhưng tôi chắc chắn rằng, tôi muốn làm ở một trường ĐH, muốn đứng lớp, muốn làm nghiên cứu, muốn được học mãi như thế. Đơn giản vậy thôi!
Tôi vẫn nhớ bố rất thích học Toán. Bố hay đọc sách toán của tôi, rồi tự nghĩ ra các bài toán để chị em tôi tự giải. Cứ mỗi lần bố giảng toán cho tôi, đôi mắt bố lại sáng long lanh như thể bố đang nói về một bài thơ hay vậy. Mãi sau này khi bố đã không còn bên tôi nữa, tôi mới có cơ hội gặp bạn bè cũ của bố. Ai cũng nói rằng, bố học rất khá Toán, và thường học giỏi nhất lớp môn này. Tiếc thay, tôi không được thừa hưởng gien Toán của bố! Tuy tôi không có năng khiếu về toán, nhưng bố đã truyền cho tôi rất nhiều động lực mỗi khi học Toán. Có lẽ nỗi lo lớn nhất của tôi khi thi vào trường Chuyên và Đại học là môn Toán. Nhưng không hiểu sao tôi lại dần dần vượt qua được những trở ngại ấy. Tuy không phải là người duy tâm, nhưng thật lòng đã có lúc tôi nghĩ rằng bố luôn ở bên cạnh tôi mỗi khi tôi thi Toán. Mỗi lần nhìn qua đề Toán, tôi thường choáng vì nghĩ mình không làm được, nhưng rồi tôi lại nghĩ ra cách giải trong thời gian cho phép. Hồi thi ĐH, được 9.5 điểm môn Toán là điều xảy ra ngoài mong đợi của tôi!. Khi biết rằng, một phần của chương trình PhD là toán, tôi thật sự rất lo lắng. Bạn có tin không, đã có những đêm tôi nằm mơ rằng mình sẽ không thể học được Toán và rằng tôi là người duy nhất trong lớp trượt Toán!! Tôi vừa thi xong giữa kỳ môn Toán. Ngay khi vừa nhìn đề thi dài dằng dặc, tận 10 bài mỗi bài 3 ý, tôi mất hoàn toàn bình tĩnh. Năm phút đầu tôi quá lo lắng mà không thể nghĩ được gì. Nhưng rồi chẳng hiểu sao tôi lấy lại được bình tĩnh, và cứ thế giải hết được cả 10 câu. Thầy động viên tôi rằng “kết quả rất tốt, cố gắng giữ vững nhé”. Điều ấy khiến tôi vui lắm, vui như đứa trẻ lần đầu được phiếu bé ngoan ấy. Tôi không phải đang kể lể chiến tích của mình đâu. Mà thật lòng, tôi đã rất sợ toán, nhiều khi tôi cảm giác nỗi sợ của mình không còn hợp lý nữa. Có lẽ bố đã luôn ở bên tôi, và truyền cho tôi thật nhiều năng lượng, cảm hứng và sự can đảm để vượt qua những lo lắng của bản thân!
Có những lúc tôi tự hỏi vì sao tôi không lựa chọn một cuộc sống đơn giản hơn: tôi có thể chỉ sống một cuộc sống thầm lặng, lấy chồng, làm một công việc văn phòng 8 tiếng, tối về đọc sách, ôm mèo, rồi thỉnh thoảng viết blog chia sẻ những gì tôi yêu thích. Như vậy có phải đỡ vất vả hơn nhiều không. Nhưng có lẽ, cuộc sống ấy chẳng làm tôi hạnh phúc! Mỗi lần phải đưa ra quyết định quan trọng trong đời, tôi vẫn hay thầm hỏi bố “nếu bố vẫn ở bên tôi, bố sẽ khuyên tôi thế nào?”. Bố sẽ bảo tôi hãy lắng nghe trái tim mình, làm điều mình yêu thích hay bố sẽ khuyên tôi sống một cuộc sống nhẹ nhành, yên bình. Kỳ lạ thay, lần nào tôi cũng quyết định đi theo trái tim mình. Tôi cứ tự cười với mình, lẽ nào bố đã gián tiếp khuyên tôi như thế, chứ chẳng phải là quyết định của riêng tôi.
Hôm qua trên đường về nhà, tôi bắt gặp một ông bố trẻ đang dắt tay cô con gái đi dạo trên bãi cỏ gần trường. Cô bé chỉ tầm 6-7 tuổi thôi, cố bé cứ ríu ra ríu rít hỏi bố về mặt trăng, về mặt trời rồi các vì sao. Khi người bố giải thích xong, cô bé nói to rõ ràng “con đã hiểu rồi ạ”. Thế là, người bố nói “I am very proud of you”- Bố rất tự hào về con. Không hiểu sao, khi nghe câu nói ấy tôi cảm thấy xúc động mạnh mẽ!. Có lẽ đứa con gái nào cũng chỉ mong có bố ở bên và được nghe điều ấy từ bố của mình. I am very proud of you! Một câu nói đơn giản mà thật sâu sắc!
Lúc nhỏ tôi thường mặc cảm về xuất thân của mình, về người cha của tôi. Đám bạn thường xuyên trêu chọc tôi về cái việc mà tôi chẳng thể nào quyết định được, đó là bàn tay bị tật của cha tôi. Chính nguyên nhân đó đã khiến tôi từ một đứa trẻ yêu thương, kính trọng cha mình hết mực thành một người trầm cảm, thụ động. Ngoài giờ học trên lớp, tôi hầu như không ra ngoài, không nói chuyện với ai. Cha tôi chẳng thể nào hiểu được việc gì đang xảy ra với tôi lúc ấy. Để giúp đứa con gái bé bỏng của mình, cha đã luôn cố gắng nói chuyện với tôi, mua cho tôi những thứ đồ chơi mà trẻ con thường thích. Nhưng đáp lại thái độ yêu thương của cha là sự lạnh nhạt và ánh mắt hờn dỗi của một đứa trẻ chưa hiểu chuyện đã vội kết tội cha mình như tôi. Trong đầu óc thơ dại của tôi lúc đó luôn văng vẳng câu nói của đám bạn: “Cha mày làm việc xấu nên tay cha mày mới như vậy, cha mày là người xấu, mày cũng là người xấu”.
Trong một lần làm bài tập làm văn, khi được yêu cầu miêu tả về người cha của mình, tôi đã viết rất hăng say. Nhưng người cha mà tôi miêu tả trong bài văn của mình không phải là người cha hiện tại của tôi mà là một người cha hoàn toàn xa lạ do tôi tưởng tượng nên. Người cha ấy là một người khỏe mạnh với đôi bàn tay cứng cỏi chứ không phải một người với đôi bàn tay bị tật như cha tôi. Bài văn ấy tôi được điểm rất cao và tôi luôn nâng niu nó, xem nó như là một lời động viên, một mẫu người cha lý tưởng của mình.
Một buổi chiều, sau khi từ trường trở về, tôi đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cha ở trong phòng mình, trên tay là bài văn được điểm 9 của tôi. Tôi cứ tưởng cha sẽ rất vui vì tôi, vì bài văn đạt điểm cao này. Thế nhưng sự việc lại hoàn toàn không như tôi tưởng tượng. Cha không nói gì, cha bước ra ngoài với vẻ mặt đượm buồn, để lại mình tôi trong phòng với những suy nghĩ khó hiểu. Buổi tối hôm đó, khi mọi người đã đi ngủ, tôi thì vẫn không thể nào ngủ được với những suy nghĩ về thái độ lúc chiều của cha tôi, thì bỗng có tiếng chân khe khẽ bước vào phòng tôi, từ từ tiến đến giường tôi, tôi vội nhắm mắt giả vờ như đã ngủ, nhưng dù thế thì tôi vẫn có thể nhận ra người đó chính là cha.
Cha tôi vẫn thường làm thế, sửa lại chăn cho tôi, đóng lại cánh cửa sổ để tôi không bị lạnh. Dù với đôi tay bị tật, rất khó để làm những việc đó nhưng cha tôi cố gắng làm chúng vì tôi. Nhìn dáng dấp cha tôi lúc đó mà nước mắt tôi rơi từ khi nào không hay, tôi đã cố gắng không khóc ra tiếng nhưng hình như cha vẫn có thể cảm nhận được đứa con gái bé bỏng của ông đang khóc. Lại một lần nữa cha bước đến giường tôi, nhưng lần này không phải để kéo chăn cho tôi mà là lau nước mắt cho tôi. Cha bắt đầu nói. Tiếng của cha rất nhỏ chỉ đủ để tôi và cha có thể nghe thấy, tránh làm mọi người trong nhà thức giấc. “Con khóc vì nhận ra cha không phải là một người xấu phải không con gái ?”, tôi chẳng biết nói gì hơn ngoài việc gật đầu.
Cha lại nói tiếp: “Cha đã hiểu tất cả khi một lần tình cờ đến trường con, nhìn thấy thái độ của các bạn đối với con và sau khi đọc bài văn của con thì cha càng thấu hiểu con hơn bao giờ hết. Thật ra tay cha bị tật không phải vì cha làm việc xấu đâu con gái à! Mà đó là một minh chứng của việc cha đã chiến đấu rất anh dũng, rồi cha bắt đầu kể cho tôi nghe về những chiến tích của cha ở chiến trường, về những trận đánh một mất một còn của cha, về những người đồng đội của cha và những tình cảm mà họ dành cho nhau…". Được nghe những câu chuyện của cha, tôi cảm thấy vui hơn bao giờ hết và chìm vào giấc ngủ khi nào không hay.
Từ đó về sau, tôi không còn mặc cảm về người cha của mình, đám bạn của tôi cũng dần quên đi xuất thân của tôi và cũng bắt đầu chơi với tôi.
Bây giờ tôi đã là sinh viên năm hai. Nhiều lúc nhớ lại chuyện cũ tôi vẫn thường bật cười vì những suy nghĩ trẻ con của tôi lúc bấy giờ. Học xa nhà, một mình ở đất Sài thành, cảm giác trống vắng nhớ nhà luôn thường trực trong tôi, bởi thế hễ được nghỉ là tôi lại bắt chuyến xe sớm nhất về với gia đình, với người cha thân yêu của tôi. Bởi không đâu mang lại cho tôi cảm giác bình yên nhưng khi ngồi bên cha, nghe cha kể những câu chuyện chiến tranh mà cha từng trải qua…
Nếu không có những con người với những đôi tay kỳ diệu, sẵn sàng khoác trên vai cây súng để bảo vệ sự yên bình của tổ quốc thì liệu chúng ta có cuộc sống như ngày hôm nay.