Nhờ các bn làm cho mìh cái đề này cái"Một buổi sáng thức dậy, em bắt gặp một thông điệp "Hãy biết lắng nghe". Em hiểu gì về thông điệp ấy và đã lắng nghe như thế nào". Các bn làm nhanh nhanh giùm mìh tí nữa đi hc rồi, có like liền. Bye!
Một buổi sáng thức dậy, em bắt gặp 1 thông điệp "Hãy biết lắng nghe" Em hiểu gì về thông điệp ấy và đã lắng nghe như thế nào?
Các bạn làm nhanh lên thứ 5 mink cần rồi?
Khôn đó em, Minh An à hay để tau làm cho mi
Chúng ta, một phần tử nhỏ bé trong vòng quay cuộc sống, hãy cùng nhau đặt bàn tay lên trái tim và hãy..
Khi Thượng đế tạo nên con người, Người đã ban cho con người năm giác quan. Một thiên thần ngạc nhiên hỏi: ‘Thính giác có ý nghĩa gì?”. Thượng đế mỉm cười: “Hãy biết lắng nghe!”.
Ngay từ thuở ấu thơ chúng ta sinh ra đều có đầy đủ năm giác quan do Thượng đế trao tặng (tuy có những trường hợp ngoại lệ) và đã bao giờ bạn tự hỏi chúng ta được Thượng đế ban bộ phận thính giác để làm gì? Đã bao giờ bạn hiểu hết câu nói “Hãy biết lắng nghe!” mà Thượng đế gửi gắm ở con người?
Cuộc sống bộn bề, xoay vòng trong biết bao lo toan thường nhật mà đôi khi chúng ta đã quên mất bản chất thực sự của việc lắng nghe. Bạn cho rằng lắng nghe là đón nhận những âm thanh đa dạng, đón nhận những nhịp sống sôi động, ồn ào? Có thể là vậy! Điều đó không sai nhưng cũng chưa hẳn đúng. Tôi không dám tự nhận mình là một nhà triết học nhưng tôi nghĩ lắng nghe chính là sự cảm nhận những rung động của trái tim mỗi người.
Một buổi sáng, ta thức giấc, mở tung cửa sổ, lắng nghe tiếng chim hót ríu rít trên những tán cây xanh xào xạc đung đưa. Một buổi chiều, ta lặng lẽ ngắm nhìn ánh hoàng hôn lan nhanh, khẽ lắng nghe từng đàn chim vỗ cánh bay nhanh về tổ ấm. Chẳng phải ta đang thực hiện công việc lắng nghe đó sao? Song lắng nghe nếu chỉ dừng lại ở đấy, chưa đủ! Bạn xem một bộ phim đến đoạn kết thúc, bạn nghe một vở chèo gần lúc khép màn bỗng chợt “rỏ giấu một giọt nước mắt” (Tiếng nói văn nghệ – Nguyễn Đình Thi), bạn đọc tác phẩm Thép đã tôi thế đấy bất chợt gặp câu nói của Paven Corsaghin “Cái quý giá nhất của con người là cuộc sống…”, hay gặp câu nói của cô bé Đanhi trong Lẵng quá thông (K. Pauxtôpxki): “Hỡi cuộc sống! Ta yêu người!”…. bạn chợt thấy yêu thêm cuộc đời, yêu thêm con người, yêu thêm những phút giây “một đi không trở lại”. Đó chính là bạn đã lắng nghe được thông điệp mà các nhà văn gửi trên trang giấy.
Nhưng nếu chỉ lắng nghe “tiếng nói văn nghệ” thì liệu bạn đã hiểu hết vai trò của lắng nghe? Tôi nghĩ, biết lắng nghe còn là “lắng nghe được tiếng nói của cuộc sống”. Ta bắt gặp một em nhỏ đi bán báo, đánh giày. Ta bắt những người khuyết tật phải đi ăn xin, bị hất hủi, mắng mỏ. Ta bắt gặp những gia đình giàu có nhưng hạnh phúc lại quá mong manh trong bức tường ngăn của sự giả tạo. Ta bắt gập nhiều lắm nhưng liệu ta đã biết lắng nghe?
Câu nói của Thượng đế thật giàu ý nghĩa nhưng không đúng cho tất cả mọi người. Có những người phải làm lụng vất vả, cuốn vào vòng xoáy của những lo toan hàng ngày, họ đâu có thời gian để lắng nghe? Không thể trách họ được bởi “cuộc đời là một dòng sông, kẻ nào không chịu học bơi sẽ bị nhấn chìm” (M. Moreti).
Song không thể phủ nhận cuộc sống ngày càng thay đổi, con người càng dễ đánh mất khả năng biết lắng nghe. Nếu như ai cũng biết lắng nghe thì đâu có những em nhỏ phải đi giúp việc trên thành phố và bị bạo hành nhiều năm, đâu có vụ bạo lực trẻ em ở trường mầm non tư nhân?…
Chúng ta, một phần tử nhỏ bé trong vòng quay cuộc sống, hãy cùng nhau đặt bàn tay lên trái tim và hãy..
Câu 1: Em thường cập nhật, nắm bắt thông tin về dịch bệnh qua các kênh thông tin nào? Những thông điệp nào em thường được nghe về việc phòng chống dịch bệnh Covid 19?
Câu 2: Bản thân em đã làm gì để bảo vệ cho mình và cộng đồng trước dịch bệnh Covid 19? Trong thời gian được nghỉ học để phòng chống dịch bệnh, em đã làm được những việc hữu ích gì? Việc tự học ở nhà của bản thân được tiến hành như thế nào?
“Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp mà người nghệ sĩ gửi đến cho người đọc”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào hiểu biết của em về bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
1. Giải thích ý kiến
- Bức thông điệp: ý nghĩa gửi gắm.
- Tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo tinh thần của người nghệ sĩ, cất lên từ tâm hồn, tình cảm của nghệ sĩ, gửi gắm tâm sự của tác giả nên tác phẩm văn học nghệ thuật là một phương tiện để người đọc thấu hiểu những điều tác giả gửi gắm.
- Thế giới tâm hồn tình cảm của con người phong phú, qua tác phẩm văn học, trái tim đến với trái tim, những điệu hồn gặp tâm hồn đồng điệu.
2. Chứng minh qua Nhớ rừng
Tác phẩm mượn lời của con hổ ở vườn bách thú để gửi gắm những ý nghĩa sâu sắc:
- Tâm sự yêu nước thầm kín của một lớp trí thức trẻ ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
- Khát vọng vượt ra ngoài sự kìm kẹp tầm thường, giả dối.
Bài làm
Có ý kiến cho rằng “Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến cho bạn đọc”. Đúng vậy, ý kiến đó đã được chứng minh rất rõ ràng qua thông điệp của bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
Tác phẩm văn học là sự sáng tạo, là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ mang tên nhà văn, nó mang tâm tư, tình cảm được cất lên từ tâm hồn người nghệ sĩ, là lời tâm sự đc gửi gắm qua lời văn đến với độc giả. Ta cũng có thể lý giải nó như một công trình nghệ thuật ngôn từ hay một phương tiện giúp người đọc hiểu những điều sâu trong suy nghĩ nhà văn. Nó làm phong phú thêm tâm hồn con người, làm trái tim đến đc trái tim, tâm tư đc bộc lộ, làm đa dạng hơn những cảm xúc con người. Nói cách khác nhà văn là người sáng tạo nên tác phẩm văn học.
Thông điệp của bài thơ “ Nhớ rừng” cũng được thể hiện rất rõ qua từng áng thơ mà Thế Lữ viết: đó là sự phảng kháng trong tiềm thức của người chiến sĩ trong những ngày bị giam cầm trong nhà tù, sự khao khát tự do, khinh thường lối sống tầm thường giả dối của chốn lao tù, đó là hiện thực đời sống lúc bấy giờ.Vì vậy ý kiến mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến cho bạn đọc là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện sự am hiểu sâu sắc về văn học nước nhà.
Trong nền văn học Việt Nam, có thể thấy phong trào Thơ mới là một trong những phong trào tạo ra sức sống mãnh liệt nhất đối với những người làm thơ văn của thời kì đó. Và Thế Lữ chính là một trong những cây bút đi đầu của phong trào Thơ mới (1932-1945). Tác phẩm ghi lại dấu ấn của ông là bài thơ “ nhớ rừng” miêu tả hình ảnh, tình cảm cùng những suy nghĩ của con hổ trong vườn bách thú những qua đó, tác giả như khéo leo nói lên nguyện vọng của chính những con người Việt Nam trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
“Gậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông tháng ngày dần qua”
Hổ vốn được mệnh danh là loài chúa sơn lâm. Vậy mà giờ đây lại phải chịu cảnh bị vây trong lồng sắt và không thể làm được bất cứ điều gì. Điều đó có lẽ là điều bi ai nhất của chúa tể rừng xanh.
“Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tự lự”
Ngày ngày, chú hổ phải chịu cảnh bị người người chỉ trỏ, xem xét. Đó vốn không hề là cuộc sống của chú. Thái đọ của con hổ tuy đã bị bắt nhưng vẫn vô cùng oai nghiêm, nó gọi những con người đi trong sở thú chỉ là những kẻ không biết, những kẻ ngạo mạn, ngẩn ngơ. Nhất là khi Hổ phải sống trong cảnh những con vật gần chỗ của nó không hề có những thái đọ gì, hoàn toàn chúng chỉ có sự cam chịu như “con gấu dở hơi”, “ cặp báo vô tư lự”. bởi thế, không còn cách nào khác, Hổ chỉ còn có thể nghĩ về quá khứ hào hùng, vang dội của mình. Nhớ lại những kỉ niệm khi mà bản than mình vẫn còn là chúa sơn lâm không lo sợ, không suy nghĩ, được tự do trong rừng làm chúa tể của cả một vùng.
“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi”
Lúc nãy đây, Hổ như chìm vào những hồi ức của mình với nỗi nhớ rừng nơi chốn cũ cùng những “bóng cả”, ” cây già”, những tiếng thét vang vọng cả ngọn núi. Tất cả đã tạo nên sự dũng mãnh của Hổ- khiến những con vật khác phải hoảng sợ mà nể phục dưới những bước chân của chúa sơn lâm. Thế nhưng, dù có thế nào thì những hồi ức ấy mãi chỉ có thể ở trong trí nhớ. Giờ đây, Hổ đã không còn cơ hội quay trở lại như trước nữa. Chú chỉ có thể than trách cho cuộc sống của mình bởi Hổ đã không còn tự do nữa:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Để cuối cùng, Hổ đã phải thốt lên rằng
Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?”
Câu thơ như hiện lên sự bất lực của con vật. Những đồ nhân tạo mà con người tạo ra cho nó không bao giờ có thể thay thế được những gì của tự nhiên đã tạo ra. Tất cả chỉ là sự kệch cỡm mà thôi. Sau nỗi nhớ một thuở vàng son, một thời oanh liệt, bỗng chúa sơn lâm chợt tỉnh mộng, trở về thực tại với cái cũi sắt, đau đớn và cay đắng vô cùng. Như một trái núi sụp đổ xuống, mãnh hổ cất lời than. Sự kết hợp giữa cảm thán với câu hỏi tu từ làm dội lên một lời thơ, một tiếng than của "hùm thiêng sa cơ'', của một kẻ phi thường thất thế.Chán ghét cuộc sống thực tại, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát khao một cuộc sống tự do mãnh liệt. Tất cả tâm tư tình cảm của hổ đều thuộc về nơi rừng thẳm ngàn năm âm u. Cũng qua đó, chúa sơn lâm đã gởi một lời nhắn tha thiết của mình về núi rừng. Dẫu là đang bị sa cơ nhưng hổ đã không giấu được niềm tự hào khi nói đến chốn "nước non hùng vĩ". Giang sơn ấy là nơi hổ đã có những ngày tháng tươi đẹp, thoả chí vùng vẫy trong không gian riêng biệt thênh thang. Cho dù bây giờ sẽ chẳng bao giờ được sống lại ở những nơi xưa ấy nhưng hổ vẫn không bao giờ thôi nghĩ về "giấc mộng ngàn to lớn". Vị chúa mất ngôi đã khẩn cầu để được mãi sống trong những ký ức, những hoài niệm của những vẻ đẹp một đi không trở lại:
“Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.
Với nghệ thuật đặc sắc, thông điệp của Thế Lữ thật sự đã làm lay động người dân Việt Nam ta, tâm tư của Thế Lữ cũng là tâm tư của nhân dân ta khi đó – khao khát niềm tự do cháy bỏng. Qua đó ta nhận thấy ý nghĩa của vân học chân chính, văn học nước nhà bởi trong mỗi tác phẩm văn học, ta lại nhìn thấy thông điệp đáng quý như trong tác phẩm ‘Nhớ rừng”
II. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm).
Cho văn bản sau:
Mẩu giấy vụn Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào.
Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười: Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không?
- Có ạ!
- Cả lớp đồng thanh đáp. Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé!
- Cô giáo nói tiếp. Cả lớp im lặng lắng nghe. Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì cả. Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói. Cô giáo cười:
- Tốt lắm! Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào?
- Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ! Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng: “Thưa cô, đúng đấy ạ! Đúng đấy ạ!” Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi, em mới nói:
- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!” Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá! Theo QUẾ SƠN Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
- Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? (1đ)
A. Nằm ngay lối ra vào.
B. Nằm ngay giữa cửa.
C. Nằm ngay giữa bàn cô giáo.
D. Nằm ngay dưới chân bảng.
ĐÁP ÁN A NHÉ
CHÚC HỌC ZỎI
đáp án : A ~~~HT~~~
Các câu dưới đây được dùng làm gì?
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về, không một chút bận tâm.
(Tô Hoài)
Các câu này dùng để trần thuật.
Câu | Kiểu câu |
---|---|
Chưa nói hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. | Câu trần thuật |
Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng: | Câu trần thuật |
Thông ngách sang nhà ta? | Câu nghi vấn chức năng bộc lộ cảm xúc |
Dễ nghe nhỉ! | Câu cảm thán |
Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. | Câu cầu khiến |
Đào tổ nông thì cho chết! | Câu cảm thán |
Tôi về không một chút bận tâm | Câu trần thuật |
Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được. | Câu trần thuật |
Có ý kiến cho rằng: “Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến cho bạn đọc “
em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua các văn bản Hai cây phong, Chiếc lá cuối cùng, Cô bé bán diêm, Đánh nhau với cối xay gió, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề khó á giúp em với, em cần gấp.
Có ý kiến cho rằng: ''Hãy mở rộng tâm hồn mình để cảm nhận thiên nhiên, bạn sẽ thấy cuộc sống xung quanh thật là tươi đẹp, sẽ lắng nghe được bao thông điệp cho ý nghĩa''. Bằng những hiểu biết của mình về các văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần, Đi lấy mật của Đoàn Giỏi, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
- Mình cần dàn ý chi tiết *Về phần phân tích văn bản thì không cần ạ*.
Hãy nêu thông điệp được đưa ra từ văn bản " Thông tin về trái đất năm 2000"? Em cần làm gì để gửi thông điệp này cho mọi người?
Tham khảo nhé !
Thói quen sử dụng bao bì nylon của mỗi con người là một việc đã và đang làm gây ôn nhiễm cho môi trường Trái Đất. Như ta đã biết, bao bì nylon có đặc tính không phân hủy plastic. Cứ mỗi năm là hàng ngàn hàng triệu thậm chí là hàng tấn chất bao bì đã được sử dụng, thải rác bừa bãi. Không có người quét dọn bao bì nylon lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật. Không những bao bì nylon dẫn đến sói mòn đất tắc nghẽn cống rãnh kênh mương gây lũ lụt.mà nó còn kèm theo là lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho con người: ung thư phổi, hen xuyễn,... Tuy nó rất tiện lời lại rẻ tiền thích hợp điều kiện sống nhưng tác hại nó ảnh hướng đến sinh vật và con người là không thề nhỏ. Đừng để thói quen xấu làm hại đến tương lai và lối sống của mình. Mỗi con người hãy chung tay góp phần xây dựng một môi trường sống xanh sạch và đẹp. Hãy nói " không " với không có bao bì nylon và tuyên truyền tác hại của chúng đến tất cả mọi người và khuyên họ hãy vứt bỏ nó ngay từ bây giờ trước khi quá muộn.
. Khi lắng nghe cần thể hiện thái độ thế nào?
Ai làm nhanh được tick luôn hem! Nhanh hộ mk cái... Thanks
cần thể hiện thái độ tập chung, chú ý vaaof người đang nói vaf phải thể hiện nét mặt thoải mái muốn nghevaf dễ chịu
Thái độ lắng nghe chưa tốt:
Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại.
Không chuẩn bị:
Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả( Với khả năng của tui chỉ biết nhiêu đó thôi à )
Hiểu và đánh giá ý nghĩa thông tin của người truyền đạt ở nhiều mức độ khác nhau. Khám phá quan điểm của diễn giả. Kỹ năng này đồi hỏi phải hiểu rõ vấn đề cần giải quyết là vấn đề gì? Cách này có ba cấp độ:
- Vấn đề đối tượng phản ứng mạnh mẽ. Đây là vấn đề khó và dễ bị từ chối khi giao tiếp, vì thế phải chú ý lắng nghe cùng với những lời cảm ơn, xin lỗi, rút kinh nghiệm, mong bỏ qua,… với nét mặt thiện chí và ánh mắt cảm động mong chờ sự tha thứ từ đối tượng.Muốn làm được như vậy cần phải kiềm chế khi phải nghe những câu xúc phạm. Nghe được câu nói khó nghe là người có nội lực thính giác rất cao, có nội tâm mạnh.
- Khi đối tượng chưa có chứng kiến rõ ràng thì lời nói thường là “vòng vo”, vì thế phải kiên nhẫn ngồi nghe một cách chăm chú, chờ cơ hội để xin được giải thích những gì đối tượng hiểu không đúng. Nghe chăm chú và chờ đợi là một nghệ thuật của kỹ năng lắng nghe.Luôn tôn trọng ý kiến của đối tượng và từ từ đưa ý kiến của mình để tiếp cận tư duy của đối tượng một cách thuyết phục.
- Những vấn đề được đối tượng ủng hộ, chấp nhận thì đấy là sự thuận lợi, vì thế cần nghe và gợi mở cho đối tượng giãi bày tâm sự. Nghe để cổ vũ đối tượng nói là sự thông minh của người nghe.