Những câu hỏi liên quan
Phạm Thị Minh Tâm
Xem chi tiết
Lê Khả Dân
15 tháng 3 2021 lúc 16:02

CÂU 1:

KHỞI NGHĨA TRẦN TUÂN

KHỞI NGHĨA HY LÊ ,TRỊNH HƯNG

KHỞI NGHĨA PHÙNG CHƯƠNG

KHỞI NGHĨA CỦA TRẦN CẢO

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
thắng
15 tháng 3 2021 lúc 16:06

1

Các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:

Khởi nghĩa Trần Tuân (Cuối năm 1511) ở Sơn Tây ( Hà Nội).Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng năm 1512 ở Nghệ An, Thanh HóaKhởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng Tam Đảo.Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516 ở Đông triều (Quảng Ninh).

2

-Các cuộc khởi nghĩa thất bại do thiếu tổ chức , lãnh đạo, vũ khí còn thô sơ , cuối cùng bị chính quyền nhà Trần đàn áp.

3

* Bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII - XVIII:

Kinh tế

* Nông nghiệp:

- Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

- Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…

* Thủ công nghiệp:

- Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.

- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),…

* Thương nghiệp:

- Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.

- Xuất hiện thêm nhiều thành thị.

Văn hóa

* Tôn giáo:

- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.

* Chữ viết:

- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.

* Văn học và nghệ thuật:

- Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... Văn học dân gian có nhiều thể loại.

- Nghệ thuật: phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...         

* Điểm mới:

- Kinh tế công - thương nghiệp phát triển mạnh mẽ.

- Thiên Chúa giáo được truyền bá vào nước ta.

- Chữ Quốc ngữ ra đời.

- Nhiều loại hình nghệ thuật dân gian ra đời và phát triển,...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Khả Dân
15 tháng 3 2021 lúc 16:08

bạn BAKURA COPPY CHẮC LUÔN 90%

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nhi hello
Xem chi tiết
Hquynh
15 tháng 3 2021 lúc 12:47

a) Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút:

+ Ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp địa chủ, quan lại.

+ Nhà nước không quan tâm đến sản xuất như trước.

+ Mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá.

=> Cuộc sống nông dân khổ cực => Nổi lên đấu tranh.

 

b) Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài dần ổn định trở lại và phát triển:

+ Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong do quá trình khai hoang.

+ Thủy lợi được củng cố: bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng.

+ Giống cây trồng ngày càng phong phú: nhân ra hàng chục giống lúa tẻ, lúa nếp và khoai, sắn, ngô, đậu, dâu, bông, mía, đay,... Nhân dân sản xuất được nhiều thóc gạo phục vụ cho thị trường, nâng cao đời sống, đặc biệt ở Nam Bộ.

+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết qua thực tế.

- Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái.

- Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.



 

Bình luận (0)
Cherry
15 tháng 3 2021 lúc 12:47

 “Tình hình kinh tế thế kỉ XVI – XVIII”.  A. Kiến thức trọng tâm câu 1 Từ cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ, quan lại. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất. Nội chiến giữa các thế lực phong kiến diễn ra liên tiếp. =>Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém liên miên. Đời sống nhân dân khổ cực -> nổi dậy dấu tranh. Nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần ổn định trở lại. Nhân dân hai Đàng đều tiến hành khai hoang, mở rộng diện tích canh tác. Các giống lúa mới đưa vào sản xuất đem lại năng suất cao, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các loại cây: sắn, khoai, ngô, bông…và cây ăn quả đều phát triển. Việc đắp đê, đào sông, làm thủy lợi được trú trọng. Đây cũng là thời kì gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay địa chủ phong kiến.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lan Anh
Xem chi tiết
trịnh hồng nhung
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
3 tháng 5 2016 lúc 16:24

Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII

- Từ cuối thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVII. Do Nhà nước không quan tâm đến sản xuất, nội chiến giữa các thế lực phong kiến => nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên.

- Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp 2 Đàng phát triển.

 + Ruộng đất ở cả 2 Đàng mở rộng nhất là ở Đàng trong.

Nguyên nhân khiến kinh tế nông nghiệp đàng ngoài giảm sút: Do xung đột giữa các tập đoàn phong kiến. Chính quyền Lê-Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Quan lại lộng quyền

 + Thuỷ lợi được củng cố.

 + Giống cây trồng càng phong phú.

 + Kinh nghiệp sản xuất được đúc kết.

- Ơ cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

Bình luận (0)
trịnh hồng nhung
3 tháng 5 2016 lúc 16:04

giúp mình với

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
18 tháng 4 2019 lúc 4:48

- Nông Nghiệp:

    Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

    - Thủ công nghiệp :

    Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...

    - Thương nghiệp :

    + Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

    + Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
28 tháng 2 2021 lúc 13:45

Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII - XVIII:

* Nông Nghiệp:

- Những cuộc xung đột kéo dài, chiến tranh liên miên đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

* Thủ công nghiệp:

- Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),...

* Thương nghiệp:

- Buôn bán phát triển, nhất là các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá.

- Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến buôn bán tấp nập.

- Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên),…

- Các chúa Trịnh cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Bình luận (0)
Trần Mạnh
28 tháng 2 2021 lúc 13:45

Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII - XVIII:

* Nông Nghiệp:

- Những cuộc xung đột kéo dài, chiến tranh liên miên đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

* Thủ công nghiệp:

- Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),...

* Thương nghiệp:

- Buôn bán phát triển, nhất là các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá.

- Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến buôn bán tấp nập.

- Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên),…

- Các chúa Trịnh cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
28 tháng 4 2016 lúc 17:09

1.  Nông nghiệp.

* Đàng ngoài:

- Sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng.

- Chính quyền Lê- Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

-  Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.

- Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng đi nơi khác.

–> Kinh tế nông nghiệp giảm sút,đời sống Nông dân đói khổ.

* Đàng trong:

-  Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận-   Quảng đế củng cố cát cứ.

- Tổ chức di dân khai hoang,cấp nông cụ,lương ăn,lập thành làng ấp.

-  Năm1698, đặt phủ Gia Định mở rộng xuống vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên, lập thôn xóm mới ở đồng bằng Sông Cửu Long.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi

–> Nông nghiệp phát triển,đời sống nông dân ổn định.

2.  Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán.

* Thủ công nghiệp:

-  Xuất hiện thêm nhiều làng thủ công:Dệt vải lụa,gốm,rèn sắt. .

- Nhiều làng thủ công nổi tiếng như Gốm Thổ Hà(Bắc Giang),Bát Tràng(Hà Nội)…Các làng làm đường mía ở Quảng Nam.

* Thương nghiệp:

- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, các đô thị.  Ở Đàng Ngoài có Thăng Long,Phố Hiến,ở Đàng Trong có Thanh Hà,Hội An,Gia Định. .

- Trong thế kỉ XVII, ngoại thương phát triển, nửa sau thế kỉ XVIII thì hạn chế, thành thị suy tàn.

Bình luận (0)
Nguyễn Như Quỳnh
28 tháng 4 2016 lúc 21:51

cảm ơn bạn rất nhiều

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
5 tháng 10 2017 lúc 4:11

Lời giải:

Sau một giai đoạn được phục hồi, đến thế kỉ XVIII, nền kinh tế Đàng Ngoài sụp sụp trên tất cả các lĩnh vực. Biểu hiện:

- Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Mất mùa liên miên.

- Công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn

Đáp án cần chọn là: C

Bình luận (0)
Trần Tâm
Xem chi tiết
Amee
30 tháng 3 2021 lúc 22:54

tham khảo

 Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII

-       Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá

-       Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở  Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:

+         Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

+         Thủy lợi được củng cố.

+         Giống cây trồng ngày càng phong phú.

+         Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

Ở Đàng Trong: ruộng  đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

Bình luận (0)
Amee
30 tháng 3 2021 lúc 22:56

tham khảo

do nhà nc k quan tâm đén sx, nội chiến giữa các thế lực phong kiến liên tiếp xảy ra

Bình luận (0)