Cho biết địa hình đồng bằng của nước ta được chia thành các loại nào.
Một nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng m 1 = 100 g c o c h ư a m 2 = 375 g nước ở nhiệt độ 25 0 C . Cho vào nhiệt lượng kế một vật bằng kim loại khối lượng m 3 = 400 g ơ 90 0 C . Biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30 0 C . Tìm nhiệt dung riêng của miếng kim loại. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/Kg.K, của nước là 4200J/Kg.K
A. 336J/kg.K
B. 636J/kg.K
C. 366J/kg.K
D. 633J/kg.K
Gọi t1=250C - nhiệt độ ban đầu của nhiệt lượng kế và nước trong nhiệt lượng kế
t2=900C - nhiệt độ của vật kim loại
t - nhiệt độ khi cân bằng của hệ
Ta có:
Nhiệt lượng mà nhiệt lượng kế và nước thu được:
Q 1 = m 1 c 1 t − t 1
Q 2 = m 2 c 2 t − t 1
=> tổng nhiệt lượng thu vào:
Q 12 = Q 1 + Q 2 = m 1 c 1 + m 2 c 2 t − t 1
Nhiệt lượng mà vật kim loại tỏa ra:
Q 3 = m 3 c 3 . t 2 − t
Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
Q 3 = Q 12 ⇔ m 3 c 3 t 2 − t = m 1 c 1 + m 2 c 2 t − t 1 ⇒ c 3 = m 1 c 1 + m 2 c 2 t − t 1 m 3 t 2 − t ⇒ c 3 = 0 , 1.380 + 0 , 375.4200 30 − 25 0 , 4. 90 − 30 ⇒ c 3 = 336 J / k g . K
Đáp án: A
Một bán cầu bằng đồng (được vẽ màu sẫm) và một bán cầu bằng nhôm gắn với nhau thành một quả cầu. Hãy cho biết trạng thái của quả cầu ở ba vị trí trên hình 20.4
A. 1: cân bằng bền ; 2: cân bằng không bền ; 3: cân bằng phiếm định
B. 1: cân bằng phiếm định ; 2: không cân bằng ; 3: cân bằng không bền
C. 1: cân bằng bền ; 2: cân bằng phiếm định ; 3: cân bằng không bền
D. 1: cân bằng bền ; 2: không cân bằng; 3: cân bằng không bền.
Chọn D.
Đồng có khối riêng lớn hơn nhôm nên quả cầu 1 có trọng tâm thấp hơn tâm hình học, quả cầu 2 có trọng tâm trùng với tâm hình học, quả cầu 3 có trọng tâm cao hơn tâm hình học. Do vậy quả cầu 1 là cân bằng bền; quả cầu 2 không cân bằng; quả cầu 3 là cân bằng không bền.
Một bán cầu bằng đồng (được vẽ màu sẫm) và một bán cầu bằng nhôm gắn với nhau thành một quả cầu. Hãy cho biết trạng thái của quả cầu ở ba vị trí trên hình 20.4
A. 1: cân bằng bền ; 2: cân bằng không bền ; 3: cân bằng phiếm định.
B. 1: cân bằng phiếm định ; 2: không cân bằng ; 3: cân bằng không bền.
C. 1: cân bằng bền ; 2: cân bằng phiếm định ; 3: cân bằng không bền.
D. 1: cân bằng bền ; 2: không cân bằng; 3: cân bằng không bền
Chọn D.
Đồng có khối riêng lớn hơn nhôm nên quả cầu 1 có trọng tâm thấp hơn tâm hình học, quả cầu 2 có trọng tâm trùng với tâm hình học, quả cầu 3 có trọng tâm cao hơn tâm hình học. Do vậy quả cầu 1 là cân bằng bền; quả cầu 2 không cân bằng; quả cầu 3 là cân bằng không bền.
Mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 120m, chiều rộng 56m. Người ta muốn chia mảnh đất thành những ô vuông bằng nhau để trồng các loại rau. Hỏi chia như thế nào thì cạnh các ô vuông là lớn nhất và bằng nhau.
Gọi độ dài cạnh ô vuông được chia là \(x\left(m\right)\)
Theo đề bài,ta có:\(120⋮x;45⋮x\) và \(x\) lớn nhất
\(\Rightarrow x\inƯCLN\left(120;56\right)=2^3=8\)
Vậy ...
@Mai Trung Hải Phong: ở trên thì 45 ở dưới thì 56 là sao ak?
- Liệt kê các kiểu loại địa hình của nước ta và nêu nhận xét.
- Nêu những hiểu biết của em về một kiểu loại địa hình kể trên.
Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa,
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa
hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.
Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.
Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây-nam và nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
có j bạn chọn lọc nha
- Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%.
-Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.
Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.
Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây-nam và nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
- Liệt kê các kiểu loại địa hình của nước ta và nêu nhận xét:
+ Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.
+ Nhận xét: diện tích đồi núi chiếm lớn nhất tới 3/4 diện tích lãnh thổ, trong khi đó đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ => Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình nước ta.
- Nêu những hiểu biết của em về một kiểu loại địa hình kể trên.
+ Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung.
Ngắn gọn vậy ha, chúc bạn học tốt! :))
Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 12m, chiều rộng 56m. Người ta muốn chia mảnh đất thành những ô vuông bằng nhau để trồng các loại rau. Hỏi chia như thế nào thì cạnh các cô vuông là lớn nhất và bằng nhau.
LÀM ĐẦU TIÊN E TICKK CHO AK
Gọi cạnh của 1 ô vuông cần chia là x(m)
Vì mảnh đất được chia thành các ô vuông bằng nhau nên \(12⋮x\) và \(56⋮x\)
Hơn nữa cạnh của các ô vuông cần chia là lớn nhất nên \(x=ƯCLN\left(12;56\right)\)
Ta có: \(12=3.2^2\) ; \(56=7.2^3\)
\(\RightarrowƯCLN\left(12;56\right)=2^2=4\)
Vậy cần chia mảnh đất thành các ô vuông có cạnh 4m
1. Chứng minh rằng địa hình đồi núi nước ta có sự phân hóa thành các vùng khác nhau?
2. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa đa dạng địa hình nước ta?
3. Trình bày hướng địa hình chính và ảnh hưởng của nó đến địa hình nước ta?
4. Hãy nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta?
5. Hãy cho biết đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình , đất?
GIÚP MÌNH NHA, 7/3 MÌNH PHẢI NỘP BÀI :))
5.
a)Giống nhau:
-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
-Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.
b)Khác nhau
-Đồng bằng sông Hồng
+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.
+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.
+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.
+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.
+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.
4.
a) Khu vực đồi núi
-Các thế mạnh:
+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.
+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.
-Các mặt hạn chế:
Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.
b)Khu vực đồng bằng
-Các thế mạnh:
+Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông snar, mà nông sản chính là lúa gạo.
+Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.
+Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.
+Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
-Hạn chế:
Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
cho một quả cầu hình tròn có khôi lương M=12kg va bán kính R=16cm được buộc vào 1 dây xích bằng đồng có chiều dài 3,5m và khối lượng là 7kg rồi thả tất cả vào 1 hồ nước có mực nước cao 3,5m biết quả cầu khi rơi xuống nước thì lơ lửng trong nước tim khoảng cách tinh từ tâm quả cầu đến mặt nước biết khối lượng riêng của đồng la 8800kg/m3 và khối lượng dây xích phân bố đều trên chiều dài của dây xích và thể tích hình cầu được tính bằng công thức V=3/4.π.R^3
Trình bày sự phân bố dân cư nước ta?
GIẢI
Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi
+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn
+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²
+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²
- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.
- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau
+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB
Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi
+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn
+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²
+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²
- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.
- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau
+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB
Đặc điểm sự phân bố dân cư của nước ta
+ Phân bố dân cư nước ta rất không đồng đều trên lãnh thổ
- Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước
- Miền núi và trung du dân cư thưa thớt. Tây Nguyên và Tây Bắc là các vùng có mật độ thấp hơn các vùng khác
- Trong cùng một vùng, phân bố dân cư cũng rất chênh lệch giữa các địa phương. Ví dụ: ở đồng bằng Sông Hồng, vùng trung tâm của đồng bằng dân cư tập trung đông hơn các vùng rìa
+ Các đô thị của nước ta cũng phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. Đồng bằng sông Hồng là vùng có mạng lưới đô thị dày đặc và có nhiều đô thị lớn hơn các vùng khác