Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thanh Tâmm
Xem chi tiết
Thảo Phương
24 tháng 2 2018 lúc 14:43

Mỗi con người đều được sinh ra và có những người bạn thực sự bên mình, để có thể có những người bạn tốt trước hết chúng ta hãy là những người bạn tốt, quy luật của cuộc sống đó là cần giao tiếp vì vậy con người không thể sống thiếu tình bạn được.

Tình bạn đó là quan hệ gắn bó gần gũi với nhau, tình bạn dựa trên những đặc điểm tương đồng về tính cách, hoàn cảnh… Tình bạn đẹp đó là tình bạn không có sự lợi dụng hay ghen ghét đố kị với nhau, chúng ta những con người sống trong một xã hội hiện đại hãy sống vì bạn bè và đừng vì những lợi ích nhỏ nhoi mà đánh mất đi những tình bạn đẹp của mình. Ai ai sinh ra cũng đều được cắp sách tới trường và được gặp những người bạn trên lớp nhưng thực sự để có những người bạn tốt chúng ta hãy sống vì bạn bè đừng vì ghen ghét mà tạo nên những cái quan hệ không tốt cho mình, cuộc sống có rất nhiều những thăng trầm và cả những thử thách nhưng chúng ta hãy sống là chính mình để không hổ thẹn vì những điều chúng ta đã làm, người bạn thật sự tốt đó là sẵn sàng chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng với ta, không vì những vụ lợi cá nhân mà đánh mất đi tình bạn đẹp. Câu con người không thể sống thiếu tình bạn là 1 câu nói hoàn toàn đúng vì con người cần có những chia sẻ và hội nhập trong học tập chúng ta cần có sự trao đổi để cho quá trình học tập tốt hơn, như người xưa đã từng nói học thầy không tày học bạn câu nói đó đúng ở mọi hoàn cảnh, chúng ta không chỉ học người thầy về kiến thức mà chúng ta cần học bạn bè những cử chỉ thái độ tốt để bù đắp thêm cho nhân cách của chính mình, muốn phát triển toàn diên chúng ta cần linh hoạt trong tất cả mọi điều trong cuộc sống, khi ra ngoài môi trường giáo dục nhà trường chúng ta sẽ hoàn toàn tiếp xúc ở môi trường hoàn toàn mới, chúng ta có thể gặp những người bạn có cùng chí hướng và cùng hoàn cảnh, vì vậy nên hợp tác và gần gữi với nhau để cùng chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm để hoàn thành tốt những điều trong cuộc sống này. Điều ban tặng lớn lao của thượng đế là mỗi người sinh ra đều có những người bạn, nhưng chúng ta biết chân trọng những người bạn đó như thế nào mới là điều quan trọng.

Có những người bạn tốt sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn, cho dù ở môi trường nào chúng ta cũng có thể sống tốt được, hãy giúp đỡ những người bạn của mình để mình cũng có những người bạn thật sự tốt như vậy. Niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi người khi đến những lúc khó khăn vẫn có những người bạn luôn gắn bó và động viên. Ngược lại có một số cá nhân không coi trọng tình bạn chỉ vì những ghen ghét đố kị đã làm mất đi những tình bạn đẹp không đáng mất, vì vậy mỗi người chúng ta hãy biết chân trọng những người bạn của mình, dù bạn có ra sao nếu chúng ta cảm thông và chia sẻ đồng cảm thì chúng ta cũng có người bạn thật sự tốt được.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải toàn màu hồng mà nó luôn có những trông gai những thử thách, chúng ta dám đối mặt với những điều đó để hoàn thành tốt những việc của mình thì mọi điều đến với chúng ta sẽ cực kì tốt đẹp. Bạn bè cũng là những người cần cha sẽ cho nhau cả khi vui lẫn khi buồn, khi vui thì chia sẻ niềm vui đó cùng bạn bè, khi buồn thì động viên nhau để vượt qua nó. Câu đúc kết của cha ông ta quả là rất đúng khi ai ai cũng phải tìm cho mình những người bạn tốt và thật sự hiểu mình, muốn có những người bạn tốt trước hết chúng ta hãy là những người bạn tốt.

Trong cuộc sống ai ai cũng cần phải có những người bạn thật sự bên mình, không ai có thể sống thiếu tình bạn, sống thiếu tình bạn chúng ta sẽ là những con người lạc lỏng ra ngoài xã hội.

Thảo Phương
24 tháng 2 2018 lúc 14:45
Y Phương là nhà thơ người dân tộc Tày. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. Bài thơ“Nói với con” được Y Phương viết ở những chặng đường đầu tiên trong hành trình sáng tác nhưng đã thể hiện rất rõ phong cách thơ ông. Tác giả không chỉ phác họa hình ảnh thơ một cách ngẫu hứng mà dồn nén, chất chứa ý nghĩ, cảm xức đằng sau lớp vỏ ngôn từ; qua đó giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

1. Mở đầu bài thơ, Y Phương nói đến cội nguồn sinh dưỡng, đấy là người cha, người mẹ đã tạo nên cuộc sống cho con trong không khí gia đình yên vui, đầm ấm, hạnh phúc; từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng đón nhận: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ? Một bước chạm tiếng nói/ Hai bước tới tiếng cười”.
Đoạn thơ nhiều hình ảnh, hoạt động, cử chỉ gợi lên âm thanh tràn ngập trong gia đình, cha mẹ vây quanh mừng vui theo mỗi bước đi của con. Đằng sau câu thơ ấy, tác giả muốn khái quát thành một điều lớn hơn, có tính chiêm nghiệm: hành trình và sự trưởng thành của người con chính là kết quả của sự nuôi dưỡng, dạy dỗ, vỗ về, nâng đón của cha mẹ ngay từ những bước đi đầu đời.
Bên cạnh tình cảm gia đình, nghĩa tình quê hương cũng là hành trang quí báu hình thành nên tâm hồn, tình cảm con người. Nhà thơ đã dùng hình ảnh “Người đồng mình” để nói về những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng dân tộc. Khi tâm tình với con về “người đồng mình”, tác giả đã lựa chọn những hình ảnh:
“Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”
Những động từ đan, cài, ken vừa nói lên những công việc cụ thể của người lao động vừa gợi ra sự gắn bó quấn quýt. Hình ảnh “nan hoa” nói lên bàn tay lao động tài hoa, khéo léo. Vách nhà của họ không chỉ được ken bằng những vật liệu thông thường mà còn ken bằng“câu hát” tràn ngập niềm vui, tinh thần lạc quan . Y Phương trong một bài thơ khác cũng đã viết về niềm vui ca hát và những gởi gắm của người Tày trong câu hát: “Câu hát này thiêng liêng lắm chứ/ Hát bây giờ còn để hát mai sau…”
Chỉ hai câu thơ giản dị mà gói trọn ở đó hình ảnh tươi đẹp của cuộc sống con người dân tộc quê ông. Những công việc lao động thường ngày trở nên thơ mộng hơn, phong tục, thói quen sinh hoạt làm đời sống tinh thần người dân thêm phong phú.
Từ mạch cảm xúc ấy, tác giả khắc họa hình ảnh “Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng” mang đậm cảnh sắc thanh bình của quê hương miền núi. Hoa vừa mang vẻ đẹp thực vừa nói lên những gì đẹp đẽ, tinh hoa của dân tộc. Con đường quê hương đã rộng mở để đón con vào đời, đi vào cuộc sống tâm hồn con. Hành trình của đứa con khiến nhà thơ hồi tưởng “Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới/ Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”; đó là ngày cha mẹ gặp nhau để rồi nhà thơ hiểu thêm và tri ân biết bao tấm lòng.
Tác giả đã sử dụng lối diễn đạt của người miền núi để tạo ra những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang tính khái quát cao mà vẫn giàu chất thơ bay bổng về vẻ đẹp trong cuộc sống của người dân tộc, đó là điểm tựa để cho con khôn lớn trưởng thành, có sức mạnh bay cao, bay xa.
2. Từ tình cảm gia đình và nghĩa tình quê hương, nhà thơ đã trao gởi cho con những lời dặn dò, tâm tình. Cha đã nói với con về những phẩm chất của “người đồng mình” bằng những lời thơ đầy hình ảnh: “Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn”. Nhà thơ đã lấy những tính từ cao, xa để nói về tâm hồn, tình cảm và ý chí của những con người miền núi. Từ đó cha khuyên con phải biết trân trọng, sống gắn bó với quê hương dù quê hương còn khó khăn nghèo đói.
“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói.”
Những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình được nhà thơ tiếp tục nói đến qua các câu thơ đầy hình ảnh :
“ Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh.”
Những từ ngữ hình ảnh như: đá, thung, sông, suối, thác, ghềnh … vừa gợi lên không gian núi rừng vừa nói lên những gian khổ thử thách và cuộc sống cần cù, mạnh mẽ, lạc quan của người miền núi. Đoạn thơ mang âm hưởng buồn nhưng không hề mất niềm tin nhờ điệp từ “sống” đặt đầu câu thơ, nối tiếp nhau tạo cấu trúc lặp vừa tạo nên âm điệu thiết tha, nhấn mạnh trong lời răn dạy của người cha. Qua đó thể hiện thái độ trân trọng, yêu quí những con người sinh ra trong không gian văn hóa miền núi, lớn lên “đụng đầu với đá”, với những khó nhọc nhưng tâm hồn con người nơi miền quê ấy luôn rắn rỏi, kiên cường.
Đoạn thơ kết gói trọn tư tưởng toàn bài. Đấy là sự kiêu hãnh của con người miền núi trước những “va đập” với văn hóa miền xuôi mà họ vẫn giữ được bản sắc của dân tộc mình:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt”
Cụm từ “người đồng mình” một lần nữa được Y Phương lặp lại ở đầu dòng thơ đã tạo nên những nốt nhấn, làm cho lời thơ dịu dàng, tràn đầy yêu thương mà cha muốn nói với con có ý nhấn mạnh những phẩm chất của dân tộc mình. Cụm từ “Thô sơ da thịt” nói lên sự giản dị, mộc mạc, chất phác của người miền núi trong sự đối lập với tầm vóc tinh thần, không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí. Hình ảnh“đục đá kê cao quê hương” bên cạnh ý nghĩa tả thực còn mang yếu tố tạo hình khoẻ khoắn mạnh mẽ nói lên tinh thần lao động cần cù, nhẫn nại để xây dựng, phát huy những truyền thống, phong tục tốt đẹp của quê hương.
Cách sử dụng động từ của bài thơ tạo nhiều ám ảnh. Từ đầu đến cuối bài thơ là một loạt những động từ như: bước, chạm, đo, nuôi, lên, xuống, đục, kê… với những âm hưởng khỏe khoắn, rắn rỏi như tính cách người miền núi với một niềm kiêu hãnh và tự hào.
Nói với con về những phẩm chất của người đồng mình, cha muốn khuyên con phải tiếp nối, phát huy truyền thống quê hương. Con phải biết tự hào về quê hương, sống có tình nghĩa với miền đất đã sinh ra con. Nhìn góc độ khác, ở đây có sự đấu tranh, trở mình để tiếp tục vươn lên nhưng đồng thời phải luôn bám víu vào cội nguồn văn hóa dân tộc. Bởi thế, bài thơ là lời nói với con nhưng cũng để nói với chính mình; nói với dân tộc Tày nhưng cũng là nói với đất nước Việt Nam còn khó khăn, phải biết giữ mình và vươn lên. Vì vậy có thể nói bài thơ đã truyền tải một thông điệp lớn lao, đó là một tuyên ngôn về ý thức, sự ứng xử của con người đối với văn hóa dân tộc mình.
Cuối cùng, điều mà cha muốn dặn dò con là con cần phải tự tin, có nghị lực, có ý chí, vững bước trên đường đời:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
Những từ ngữ mang ngữ điệu cảm thán “Con ơi …nghe con” làm cho lời cha nói với con ở cuối bài thơ càng trở nên tha thiết hơn, lời cha nói cũng là tấm lòng của cha dành cho con. Nói với con thể hiện một cái nhìn đầy yêu thương mà điềm tĩnh, chín chắn trước cuộc sống. Trong những thời khắc ngặt nghèo nhất, khó nhọc nhất, người cha vẫn kiên định một phương châm sống hết sức đáng trân trọng, bảo tồn những nét đẹp của văn hóa dân tộc, dù đi đến đâu vẫn một tâm niệm: “Không bao giờ nhỏ bé được/ Nghe con”
3. Bài thơ “Nói với con” viết theo thể thơ tự do phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên linh hoạt của bài thơ. Ấn tượng trước hết là nhịp điệu và cấu trúc bởi nó là sức mạnh là năng lượng cơ bản của bài thơ. Tính đăng đối, hài hòa mà vẫn hết sức linh hoạt, nhịp điệu bài thơ lúc thì bay bổng, nhẹ nhàng, lúc thì mạnh mẽ thể hiện những cung bậc tình cảm khác nhau trong lời cha tâm tình với con.
Bài thơ cũng giống như rất nhiều sáng tác của Y Phương ở đặc điểm giàu tính nhạc, mang đậm âm hưởng của núi rừng, là bản nhạc cất lên từ tình yêu quê hương, yêu cuộc sống.
Ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh thơ mộc mạc, cô đọng, thiên về gợi mà vẫn giàu chất trữ tình. Đặc biệt lời thơ rất gần với lời ăn tiếng nói chân thật, mộc mạc, cụ thể của người miền núi vừa mang tính khái quát cao mà vẫn đậm đà chất thơ. Điều đáng nói là ông dung hòa được chất hiện đại và truyền thống tạo nên vẻ đẹp riêng cho bài thơ.
Bài thơ “Nói với con” đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình yêu quê hương, nhà thơ đã nâng lên thành lẽ sống của mỗi con người. Bài thơ không chỉ giúp ta hiểu thêm về tâm hồn con người miền núi mà còn truyền cho ta tình yêu gia đình, quê hương, dân tộc.
Bích Ngọc Huỳnh
25 tháng 2 2018 lúc 18:43

Y Phương là nhà thơ người dân tộc Tày. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. Bài thơ“Nói với con” được Y Phương viết ở những chặng đường đầu tiên trong hành trình sáng tác nhưng đã thể hiện rất rõ phong cách thơ ông. Tác giả không chỉ phác họa hình ảnh thơ một cách ngẫu hứng mà dồn nén, chất chứa ý nghĩ, cảm xức đằng sau lớp vỏ ngôn từ; qua đó giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

1. Mở đầu bài thơ, Y Phương nói đến cội nguồn sinh dưỡng, đấy là người cha, người mẹ đã tạo nên cuộc sống cho con trong không khí gia đình yên vui, đầm ấm, hạnh phúc; từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng đón nhận: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ? Một bước chạm tiếng nói/ Hai bước tới tiếng cười”.
Đoạn thơ nhiều hình ảnh, hoạt động, cử chỉ gợi lên âm thanh tràn ngập trong gia đình, cha mẹ vây quanh mừng vui theo mỗi bước đi của con. Đằng sau câu thơ ấy, tác giả muốn khái quát thành một điều lớn hơn, có tính chiêm nghiệm: hành trình và sự trưởng thành của người con chính là kết quả của sự nuôi dưỡng, dạy dỗ, vỗ về, nâng đón của cha mẹ ngay từ những bước đi đầu đời.
Bên cạnh tình cảm gia đình, nghĩa tình quê hương cũng là hành trang quí báu hình thành nên tâm hồn, tình cảm con người. Nhà thơ đã dùng hình ảnh “Người đồng mình” để nói về những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng dân tộc. Khi tâm tình với con về “người đồng mình”, tác giả đã lựa chọn những hình ảnh:
“Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”
Những động từ đan, cài, ken vừa nói lên những công việc cụ thể của người lao động vừa gợi ra sự gắn bó quấn quýt. Hình ảnh “nan hoa” nói lên bàn tay lao động tài hoa, khéo léo. Vách nhà của họ không chỉ được ken bằng những vật liệu thông thường mà còn ken bằng“câu hát” tràn ngập niềm vui, tinh thần lạc quan . Y Phương trong một bài thơ khác cũng đã viết về niềm vui ca hát và những gởi gắm của người Tày trong câu hát: “Câu hát này thiêng liêng lắm chứ/ Hát bây giờ còn để hát mai sau…”
Chỉ hai câu thơ giản dị mà gói trọn ở đó hình ảnh tươi đẹp của cuộc sống con người dân tộc quê ông. Những công việc lao động thường ngày trở nên thơ mộng hơn, phong tục, thói quen sinh hoạt làm đời sống tinh thần người dân thêm phong phú.
Từ mạch cảm xúc ấy, tác giả khắc họa hình ảnh “Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng” mang đậm cảnh sắc thanh bình của quê hương miền núi. Hoa vừa mang vẻ đẹp thực vừa nói lên những gì đẹp đẽ, tinh hoa của dân tộc. Con đường quê hương đã rộng mở để đón con vào đời, đi vào cuộc sống tâm hồn con. Hành trình của đứa con khiến nhà thơ hồi tưởng “Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới/ Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”; đó là ngày cha mẹ gặp nhau để rồi nhà thơ hiểu thêm và tri ân biết bao tấm lòng.
Tác giả đã sử dụng lối diễn đạt của người miền núi để tạo ra những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang tính khái quát cao mà vẫn giàu chất thơ bay bổng về vẻ đẹp trong cuộc sống của người dân tộc, đó là điểm tựa để cho con khôn lớn trưởng thành, có sức mạnh bay cao, bay xa.
2. Từ tình cảm gia đình và nghĩa tình quê hương, nhà thơ đã trao gởi cho con những lời dặn dò, tâm tình. Cha đã nói với con về những phẩm chất của “người đồng mình” bằng những lời thơ đầy hình ảnh: “Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn”. Nhà thơ đã lấy những tính từ cao, xa để nói về tâm hồn, tình cảm và ý chí của những con người miền núi. Từ đó cha khuyên con phải biết trân trọng, sống gắn bó với quê hương dù quê hương còn khó khăn nghèo đói.
“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói.”
Những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình được nhà thơ tiếp tục nói đến qua các câu thơ đầy hình ảnh :
“ Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh.”
Những từ ngữ hình ảnh như: đá, thung, sông, suối, thác, ghềnh … vừa gợi lên không gian núi rừng vừa nói lên những gian khổ thử thách và cuộc sống cần cù, mạnh mẽ, lạc quan của người miền núi. Đoạn thơ mang âm hưởng buồn nhưng không hề mất niềm tin nhờ điệp từ “sống” đặt đầu câu thơ, nối tiếp nhau tạo cấu trúc lặp vừa tạo nên âm điệu thiết tha, nhấn mạnh trong lời răn dạy của người cha. Qua đó thể hiện thái độ trân trọng, yêu quí những con người sinh ra trong không gian văn hóa miền núi, lớn lên “đụng đầu với đá”, với những khó nhọc nhưng tâm hồn con người nơi miền quê ấy luôn rắn rỏi, kiên cường.
Đoạn thơ kết gói trọn tư tưởng toàn bài. Đấy là sự kiêu hãnh của con người miền núi trước những “va đập” với văn hóa miền xuôi mà họ vẫn giữ được bản sắc của dân tộc mình:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt”
Cụm từ “người đồng mình” một lần nữa được Y Phương lặp lại ở đầu dòng thơ đã tạo nên những nốt nhấn, làm cho lời thơ dịu dàng, tràn đầy yêu thương mà cha muốn nói với con có ý nhấn mạnh những phẩm chất của dân tộc mình. Cụm từ “Thô sơ da thịt” nói lên sự giản dị, mộc mạc, chất phác của người miền núi trong sự đối lập với tầm vóc tinh thần, không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí. Hình ảnh“đục đá kê cao quê hương” bên cạnh ý nghĩa tả thực còn mang yếu tố tạo hình khoẻ khoắn mạnh mẽ nói lên tinh thần lao động cần cù, nhẫn nại để xây dựng, phát huy những truyền thống, phong tục tốt đẹp của quê hương.
Cách sử dụng động từ của bài thơ tạo nhiều ám ảnh. Từ đầu đến cuối bài thơ là một loạt những động từ như: bước, chạm, đo, nuôi, lên, xuống, đục, kê… với những âm hưởng khỏe khoắn, rắn rỏi như tính cách người miền núi với một niềm kiêu hãnh và tự hào.
Nói với con về những phẩm chất của người đồng mình, cha muốn khuyên con phải tiếp nối, phát huy truyền thống quê hương. Con phải biết tự hào về quê hương, sống có tình nghĩa với miền đất đã sinh ra con. Nhìn góc độ khác, ở đây có sự đấu tranh, trở mình để tiếp tục vươn lên nhưng đồng thời phải luôn bám víu vào cội nguồn văn hóa dân tộc. Bởi thế, bài thơ là lời nói với con nhưng cũng để nói với chính mình; nói với dân tộc Tày nhưng cũng là nói với đất nước Việt Nam còn khó khăn, phải biết giữ mình và vươn lên. Vì vậy có thể nói bài thơ đã truyền tải một thông điệp lớn lao, đó là một tuyên ngôn về ý thức, sự ứng xử của con người đối với văn hóa dân tộc mình.
Cuối cùng, điều mà cha muốn dặn dò con là con cần phải tự tin, có nghị lực, có ý chí, vững bước trên đường đời:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
Những từ ngữ mang ngữ điệu cảm thán “Con ơi …nghe con” làm cho lời cha nói với con ở cuối bài thơ càng trở nên tha thiết hơn, lời cha nói cũng là tấm lòng của cha dành cho con. Nói với con thể hiện một cái nhìn đầy yêu thương mà điềm tĩnh, chín chắn trước cuộc sống. Trong những thời khắc ngặt nghèo nhất, khó nhọc nhất, người cha vẫn kiên định một phương châm sống hết sức đáng trân trọng, bảo tồn những nét đẹp của văn hóa dân tộc, dù đi đến đâu vẫn một tâm niệm: “Không bao giờ nhỏ bé được/ Nghe con”
3. Bài thơ “Nói với con” viết theo thể thơ tự do phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên linh hoạt của bài thơ. Ấn tượng trước hết là nhịp điệu và cấu trúc bởi nó là sức mạnh là năng lượng cơ bản của bài thơ. Tính đăng đối, hài hòa mà vẫn hết sức linh hoạt, nhịp điệu bài thơ lúc thì bay bổng, nhẹ nhàng, lúc thì mạnh mẽ thể hiện những cung bậc tình cảm khác nhau trong lời cha tâm tình với con.
Bài thơ cũng giống như rất nhiều sáng tác của Y Phương ở đặc điểm giàu tính nhạc, mang đậm âm hưởng của núi rừng, là bản nhạc cất lên từ tình yêu quê hương, yêu cuộc sống.
Ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh thơ mộc mạc, cô đọng, thiên về gợi mà vẫn giàu chất trữ tình. Đặc biệt lời thơ rất gần với lời ăn tiếng nói chân thật, mộc mạc, cụ thể của người miền núi vừa mang tính khái quát cao mà vẫn đậm đà chất thơ. Điều đáng nói là ông dung hòa được chất hiện đại và truyền thống tạo nên vẻ đẹp riêng cho bài thơ.
Bài thơ “Nói với con” đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình yêu quê hương, nhà thơ đã nâng lên thành lẽ sống của mỗi con người. Bài thơ không chỉ giúp ta hiểu thêm về tâm hồn con người miền núi mà còn truyền cho ta tình yêu gia đình, quê hương, dân tộc.

Phương Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Thành
9 tháng 10 2023 lúc 12:01

Bài làm:

Quê hương - đó là một chủ đề vĩ đại và thú vị, luôn đọng mãi trong tâm hồn của con người. Bài thơ "Quê hương" của Đỗ Trung Quân với những dòng thơ đơn giản nhưng sâu sắc đã khiến tôi suy ngẫm về ý nghĩa và giá trị đặc biệt của quê hương. Từ hai dòng thơ trên, tôi muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình về quê hương, một khái niệm có sức mạnh kỳ diệu đối với con người.
Dòng thơ đầu tiên bài thơ này đã nhấn mạnh sự độc đáo và quý báu của quê hương. "Quê hương mỗi người chỉ một" - điều này cho chúng ta thấy rằng không có hai người có cùng một quê hương, và quê hương của mỗi người đều có giá trị riêng biệt. Mỗi vùng đất, mỗi làng quê đều mang trong mình một phần của lịch sử, văn hóa và ký ức của người dân. Quê hương là nơi mà con người lớn lên, nơi mà họ gắn kết với gia đình, bạn bè và cộng đồng. Quê hương không chỉ đơn thuần là một địa điểm, mà còn là một phần tinh thần, một trạng thái tinh thần, và một hình ảnh thân thương.
Dòng thơ tiếp theo "Như là chỉ một mẹ thôi" đã nêu bật vai trò to lớn của quê hương trong cuộc sống của con người. Mẹ, trong tâm hồn của mỗi người, là người mà chúng ta yêu quý và trân trọng nhất. Quê hương cũng như một người mẹ đối với mỗi cá nhân. Nó nuôi dưỡng, bảo vệ và mang lại cho chúng ta sự an toàn và ấm áp. Quê hương là nguồn cảm hứng, là nơi chúng ta học hỏi và phát triển. Nó là nơi chúng ta tìm thấy sự tự hào và danh dự, là nơi chúng ta gắn kết với người khác để xây dựng và bảo vệ cộng đồng.
Từ bài thơ này, tôi chắc chắn rằng quê hương không chỉ là một địa điểm, mà còn là một phần quan trọng trong danh tính của chúng ta. Nó là nguồn cảm hứng, là nguồn sức mạnh để chúng ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Quê hương là nơi chúng ta trở về sau mỗi hành trình, là nơi chúng ta tìm thấy niềm hạnh phúc và sự hài lòng. Chính vì vậy, chúng ta cần trân trọng và bảo vệ quê hương của mình, để nó luôn tồn tại và phát triển để thế hệ sau cũng có thể tận hưởng vẻ đẹp và giá trị của nó.
Cuối cùng, bài thơ "Quê hương" của Đỗ Trung Quân đã thúc đẩy tôi suy nghĩ về quê hương như một phần không thể thiếu của cuộc sống và tình yêu của chúng ta. Chúng ta cần hãy trân trọng và yêu quê hương, bảo vệ và gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử và tình thân thuộc mà nó mang lại. Quê hương không chỉ là nơi ở, mà còn là trái tim và linh hồn của chúng ta.

Đoàn Trần Quỳnh Hương
9 tháng 10 2023 lúc 14:38

1. Mở bài: Giới thiệu vê tình yêu quê hương, ý nghĩa của nó trong đời sống con người.

2. Thân bài:

- Giải thích:

Tình yêu quê hương: là tình cảm gắn bó sâu sắc đối với những sự vật và con người tại nơi ta được sinh ra và lớn lên. 

- Bàn luận: Tình yêu quê hương là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.

+ Động lực phấn đấu hoàn thiện bản thân

+ Bồi dưỡng tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.

+ Giúp mỗi con người sống luôn hướng về nguồn cội

+ Gắn kết cộng đồng trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.

- Mở rộng: Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương đồng thời phê phán những người sống thiếu trách nghiệm và tình yêu đối với quê hương 

=> Liên hệ bản thân: Cần làm gì để nuôi dưỡng tình yêu quê hương trong mỗi con người

3. Kết bài: 

- Thể hiện tình cảm và khát vọng được cống hiến cho quê hương

- Đưa ra lời nhắc nhở tới mọi người 

Trâm Phạm
Xem chi tiết
nthv_.
3 tháng 8 2021 lúc 15:07

Tham khảo:

Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống tâm hồn con người. Vậy chúng ta hiểu quê hương có vai trò quan trọng như thế nào?

Quả đúng như vậy, quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền với kí ức và tâm hồn của mỗi con người, là một thứ vô hình, vô dạng nhưng đã in sâu vào trong tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về nó. Cho nên quê hương là một cái gì đó không thể thiếu trong cuộc sống tâm hồn mỗi con người.

Vậy quê hương có vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống tâm hồn mỗi con người? Ta phải hiểu rằng yêu quê hương trước hết phải yêu thương gắn bó với mảnh đất, con người quê hương, biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Tôi sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, một thành phố của những bông hoa thơm ngào ngạt. Khi tôi học cấp 2, gia đình chuyển lên sống ở Tp. Hồ Chí Minh. Những hình ảnh về quê hương Đà Lạt sương mù vẫn khắc sâu vào tâm hồn của tôi.

Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra.

Bản thân mỗi học sinh chúng ta phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về vai trò của quê hương, đất nước, bằng cách trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải biết rung động trước cái đẹp của cuộc sống quanh ta. Khi còn là học sinh ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bảo để sau này cống hiến cho đất nước

Nguyễn Thị Kim Trinh
Xem chi tiết
BÍ ẨN
Xem chi tiết
BÍ ẨN
2 tháng 4 2022 lúc 20:18

giúp mik đi mọi người

Khách vãng lai đã xóa
Trần Phương Thảo
Xem chi tiết

1. Mở Bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá con người của tác giả Nam Cao được thể hiện qua câu nói.

2. Thân Bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Giải thích từ ngữ khó

+ "cố tìm mà hiểu họ"

+ "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...

- Giải thích nội dung câu nói: Thể hiện quan niệm của tác giả Nam Cao về cách nhìn người, thấu hiểu và đánh giá con người.

b. Bàn luận, chứng minh vấn đề nghị luận

Video Player is loading.

Play

- Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật để thể hiện quan niệm trên:

+ Lão Hạc: Lừa bán Cậu Vàng để duy trì tài sản cho con trai, sau đó vì mặc cảm tội lỗi nên đã xin bả chó để tự vẫn, nhưng ban đầu ông giáo và mọi người đều hiểu nhầm lão Hạc xin bả chó để tiếp tục duy trì cuộc sống.

+ Vợ ông giáo: Gắt gỏng trước thái độ giúp đỡ của ông giáo dành cho lão Hạc và luôn nhìn lão Hạc là một người gàn dở.

- Trong thực tế cuộc sống hằng ngày:

+ Sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người.

+ Khi thấu hiểu người khác, chúng ta sẽ nhìn thấy những điều tốt đẹp của người khác và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

+ Nếu sống thiếu đi sự thấu hiểu, con người sẽ chỉ nhìn thấy những điều tầm thường và xấu xa và sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được ý nghĩa của việc đánh giá người khác bằng sự thấu hiểu, cảm thông.

- Luôn đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình yêu thương và lòng nhân ái.

- Lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

3. Kết Bài

Đánh giá tính đúng đắn và bài học triết lí trong câu nói của nhà văn Nam Cao.

Khách vãng lai đã xóa

  

Đề bài: Em hiểu như thế nào về câu nói trong Lão Hạc: Chao ôi ﺇ Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thỡ ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

em hieu nhu the nao ve cau noi trong lao hac chao oi doi voi nhung nguoi song quanh ta

Suy nghĩ về câu nói trong lão Hạc: Chao ôi đối với những người xung quanh chúng ta...
 

Bài Văn Mẫu Em Hiểu Như Thế Nào Về Câu Nói Trong Lão Hạc: Chao Ôi, Đối Với Những Người Sống Quanh Ta...

Mối quan hệ giữa người với người luôn được thiết lập và tạo dựng dựa trên cách nhìn nhận, đánh giá về người khác. Như vậy, cách nhìn đời, nhìn người luôn có tầm ảnh hưởng quan trọng và chi phối những hành động giữa người với người. Bàn về vấn đề này, nhà văn Nam Cao từng bộc bạch quan điểm của mình qua dòng độc thoại của nhân vật ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc": "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...".

Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.

Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật trong các điểm nhìn tâm lí để thể hiện quan điểm mang ý nghĩa triết lí nhân sinh. Lão Hạc vốn là một người cố nông nghèo, vì để giữ lại mảnh vườn và căn nhà, lão đã lừa bán Cậu Vàng - con chó do người con trai để lại trước khi đi phu đồn điền cao su. Mặc cảm tội lỗi đã khiến cho lão Hạc quyết định xin bả chó của Binh Tư để tự tử. Tuy nhiên, hành động của lão khiến cho Binh Tư hả hê cho rằng người lương thiện như lão "cũng chẳng vừa đâu"; thậm chí đến ông giáo cũng hoài nghi và buồn bã cho rằng lão Hạc đã bị tha hóa. Đặc biệt, trong tác phẩm, nhân vật vợ ông giáo là người luôn có cái nhìn không tích cực về lão Hạc, thị luôn cho rằng lão Hạc là người gàn dở và không hề mong muốn ông giáo qua lại, tiếp xúc với lão. Chính ông giáo cũng đã từng bộc bạch về điều này: "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận." Như vậy, ngay trong những trang văn về cuộc đời của nhân vật lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã thể hiện quan điểm của mình về vai trò của sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia khi nhìn nhận và đánh giá con người.

Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn. Video mang tên "Người ăn xin và ông chủ cửa hàng" được chia sẻ rộng rãi trong thế giới cộng đồng mạng cũng là một trong những minh chứng thể hiện rõ điều này. Trong bộ phim, khi mở cửa tiệm mỗi ngày và nhìn thấy người ăn xin với bộ dạng điên khùng và rách rưới, ông chủ cửa hàng đã dùng những lời lẽ, hành động xúc phạm, tàn nhẫn, lạnh lùng xua đuổi. Mặc dù rất sợ hãi nhưng ở những buổi sáng hôm sau, người ăn xin vẫn ngủ trước cửa tiệm của ông chủ đó; và rồi những hành động đuổi đánh của ông vẫn tái diễn, dù cho con gái và người chủ của hàng bên cạnh tỏ ý không đồng tình. Tuy nhiên, đến một ngày nọ, ông không còn nhìn thấy người ăn xin xuất hiện. Khi xem lại những hình ảnh trích xuất từ camera, ông mới cay đắng nhận ra vào mỗi tối, anh ta là người đã xua đuổi những kẻ có hành vi xấu trước cửa tiệm của mình, thậm chí dũng cảm đánh đuổi hai tên trộm muốn đột nhập vào cửa hàng của ông. Lúc này, ông hoàn toàn ân hận về những suy nghĩ, hành động của bản thân nhưng đã muộn màng. Câu chuyện trên đã thể hiện rõ bài học sâu sắc về vấn đề nhìn nhận và đánh giá con người.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

Nói tóm lại, quan niệm của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học có tính triết lí và ẩn chứa một bài học nhân sinh sâu sắc về đôi mắt nhìn đời, nhìn người và thái độ đánh giá đối với người khác. Đó là cách nhìn tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân đạo qua sự thấu hiểu, sẻ chia để khám phá, phát hiện những vẻ đẹp của con người.

-------------------HẾT---------------------

Khách vãng lai đã xóa
Văn Tuấn
14 tháng 10 2021 lúc 20:53
ÔpÔOĐÔIƠEƠIEuơLUƠe
Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
16 tháng 6 2021 lúc 9:29

Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?
Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.
Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra nhiều điều.
Trong khi các bạn đang theo đuổi các “mốt” thời trang thì có những bạn vẫn mặc những bộ quần áo được các bạn cho là “lỗi thời”, “lạc hậu”, nhưng các bạn ấy vẫn được mọi người tôn trọng vì bộ quần áo ấy lại rất hợp với tuổi trẻ, vẫn rất đẹp, rất hấp dẫn. Vậy phải chăng cứ phải mặc theo lối “sành điệu” mới được coi là đẹp sao? Không, các bạn thấy đấy, với cách ăn mặc giản dị, phù hợp với lứa tuổi học sinh, các bạn ấy vẫn đẹp, đẹp một cách ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Từ đó có thể khẳng định rằng: Đẹp không cần cứ phải “mốt”.
Hơn thế, hiện nay nước ta có rất nhiều khách du lịch đến, nếu họ thấy trên đường phốtoàn là những thanh niên học sinh với những bộ quần áo “sành điệu” như vậy liệu họ nghĩ gì về trang phục của nước ta, về truyền thông văn hóa Việt Nam?
Chính vì những lí do trên mà cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không được chấp nhận và cũng vì vậy tôi hi vọng các bạn sẽ thay đổi cách ăn mặc của mình sao cho hợp thời nhưng phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
29 tháng 8 2016 lúc 12:52

- Giải thích 

Cách so sánh độc đáo, thú vị: quê hương là mẹ.Qua cách so sánh, nhà thơ khẳng định tình cảm gắn bó của con người với quê hương.

-. Bàn luận 

Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng những tình cảm chân thành, sâu sắc của tác giả đối với quê hương: tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên mang giá trị nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người.Quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn của mỗi người. Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. Dù đi đâu, ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội.Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, hướng về quê hương không có nghĩa chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc, là Đất nước để Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.Có thái độ phê phán trước những hành vi suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó lạc hậu....

- Bài học nhận thức và hành động 

Có nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hươngCó ý thức tu dưỡng, học tập, phấn đấu xây dựng quê hương