viết một lá thư gửi cho bạn về người hàng xóm của mình
Viết một lá thư ngắn gửi người thân thể hiện suy nghĩ của em về truyền thống gia đình , dòng họ mình
CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHA
CÁM ƠN CÁC BẠN RẤT NHIỀU
Tham khảo:
Khu Cách Ly, ngày ... tháng 09 năm 2021
Bà kính yêu!
Hôm nay bà có khỏe không? Có ăn được nhiều cơm không? Thời tiết đã vào đầu đông, trời rất lạnh và khô, bà nhớ mặc thêm áo và uống nước ấm nhiều vào nhé!
Con ở trong này vẫn ổn, vẫn được các cô chú phục vụ chu đáo và tận tình. Cơm ăn ngày ba bữa, quần áo đủ mặc, khẩu trang đeo thường xuyên chỉ trừ lúc ăn uống. Cứ hai ba ngày các bác sĩ trong trang phục bảo hộ kín mít từ đầu tới chân lại đến lấy máu của con một lần để xét nghiệm. Thật may mắn là cho tới nay con vẫn âm tính với virus corona.
Ban đầu khi mới nhận được lệnh cách ly con cũng hoang mang và lo sợ lắm bà ạ! Không biết rồi đây mình có bị bệnh hay không? Có thể chiến thắng virus hay bị virus đánh gục,… Sự lo lắng thái quá đã làm con gầy đi trông thấy. Trải qua mấy ngày ăn ngủ, ngủ rồi lại ăn con được các bác sĩ tư vấn rằng: cứ bình tĩnh, luyện tập thể dục và ăn uống đủ chất để nâng cao sức khỏe thì sẽ đánh bại virus thôi. Con nghe vậy cũng an tâm phần nào.
Ở khu cách ly này, mỗi người ở một phòng thật thoải mái và rảnh rang. Con vẫn thường mở điện thoại xem báo, biết được tình hình dịch bệnh đang diễn ra rất căng thẳng. Mặc dù, chính quyền đã ban bố lệnh khẩn cấp phong tỏa toàn thành phố, nhưng số ca mắc không ngừng tăng lên. Chưa bao giờ trong thời gian ngắn mà số người bệnh lại nhiều như vậy, làm quá tải lên hệ thống y tế quốc gia. Các bệnh viện thiếu bác sĩ, thiếu khẩu trang, thiếu máy thở, thiếu đồ bảo hộ,… trầm trọng.
Hàng triệu người đã chết và hằng ngày đang có hàng nghìn người vẫn tiếp tục bị nhiễm virus corona nguy hiểm này. Vậy nên ở quê, bà cũng hãy cố gắng thực hiện theo những khuyến cáo của bộ y tế để giữ gìn sức khỏe của bản thân mình. Như hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông người, luôn mang khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay… Để chờ khi đại dịch qua đi, cháu và cả nhà sẽ về quê thăm bà ngay. Bà sẽ lại vuốt tóc cháu, thủ thỉ những câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Bà nhé?
Viết một lá thư gửi cho một người bạn kể về một thành phố mà em muốn đến thăm
Viết một lá thư gửi tặng cho người thân,bạn bè để kể về tình hình của bản thân và chúc mừng năm mới.
Hãy cùng các bạn đóng vai theo tình huống sau:
Nam và Minh đang học nhóm ở nhà thi có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh:
- Đây là thư của chú Hà con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi.
Nếu là Minh, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
- Em sẽ ngăn cản Nam làm hành động đó bởi thư từ là tài sản, bí mật riêng của mỗi người
Hãy viết một lá thư cho bạn ở miền xa,tả lai khu phố hay thôn xóm bản làng nơi mình ở về 1 nào gày màu đông giá lạnh (thôn xóm)
Quỳnh Thiện, ngày 17 tháng 12 năm 2019
Hoàng Quân thân mến!
Thế là bạn xa cái thị xã nhỏ bé cùng ngôi trường THPT Hoàng Mai đã được gần một năm rồi đấy nhỉ! Ở phương Nam chan hoà ánh nắng, bạn có nhớ đến mùa đông giá lạnh của phương Bắc xa xôi ? Mấy hôm nay, ngoài này rét lắm! Gió mùa đông bắc tràn về, nhiệt độ xuống dưới 10°C nên các trường phổ thông cho học sinh nghỉ học. Ở nhà buồn, mình nhớ bạn quá nên viết thư cho bạn.
Đầu tiên, mình gửi đến Quân cùng toàn thể gia đình lời thăm hỏi chân tình nhất. Sau đây, mình sẽ kể cho Quân nghe về khung cảnh quê hương trong những ngày đông giá lạnh để giúp bạn phần nào vơi đi nỗi nhớ.
Gần một tuần nay, mặt trời hầu như không xuất hiện, vắng ánh nắng nên vắng cả tiếng chim. Bầu trời bao phủ một màu mây xám xịt. Mưa phùn giăng giăng. Không khí ẩm ướt và lạnh lẽo. Những cây bàng rụng hết lá chỉ còn trơ lại những cành khẳng khiu, run rẩy trong mưa.
Trời rét đậm. Người nào cũng mặc tới vài ba lớp áo. Áo bông, áo len, áo khoác... Rồi mũ che tai, khăn quấn cổ, bít tất, găng tay... Toàn thân được che kín để chống chọi với cái lạnh như cắt da, cắt thịt.
Nhà hai bên phố đóng kín mít. Trên đường vắng hẳn người qua lại. Ai có việc phải ra ngoài cũng cố đi cho thật nhanh để mau chóng trở về ngôi nhà ấm áp.
Quân có nhớ bé Hưng - cháu trai mình không ? Hiếu động là thế mà giờ đây cu cậu cũng đành loanh quanh trong nhà, chẳng dám ra đường đùa nghịch với các bạn của nó. Bà nội mình nhóm bếp lửa ở gian giữa, đặt vào đấy mấy gốc củi lớn cho cháy âm ỉ. Hơi nóng lan toả khắp nhà, dễ chịu vô cùng ! Buổi tối, hai chị em mình ngồi hai bên, nghe bà kể chuyện cổ tích thật hay, quên cả tiếng gió bấc đang rít lên ngoài cửa sổ.
Tuy được nghỉ học nhưng mình vẫn lấy sách vở ra ôn lại bài và làm hết những bài tập cô giáo cho về nhà. Mình rất thích chui vào chăn bông, chỉ thò đầu ra ngoài thôi để đọc sách, đọc truyện. Ước gì Dung có mặt ở đây để chúng mình chơi oẳn tù tì hay đánh tam cúc. Ai thua bị búng tai hoặc bôi râu như ngày nào thì vui biết mấy!
Chiều nay, Vy sang nhà mình chơi. Hai đứa nhắc nhiều đến Quân và ao ước có dịp nào đó được vào thăm Dung, thăm Sài Gòn, xứ sở không có mùa đông để xem, để biết những điều khác lạ. Điều mong ước trước mắt của chúng mình là trời ấm lên để đi học, gặp lại thầy cô và các bạn.
Thôi, thư đã dài, mình dừng bút ở đây. Chúc bạn cùng gia đình mạnh khoẻ và hạnh phúc! Mong thư bạn!
Bạn thân mến! Thế là chúng mình làm bạn với nhau được một năm rồi nhỉ. Nhưng thật tiếc là bạn chưa được về quê mình chơi. Mặc dù bây giờ đang mùa đông giá lạnh nhưng quê mình vẫn đẹp lắm.
Khi những chiếc lá xa cành, khi tiết trời se lạnh và những đám mây mùa hạ rủ nhau đi chơi xa... đó là lúc nàng Đông trở về. Nàng Đông không về đột ngột mà báo trước, có khi từ rất sớm để mọi người chuẩn bị. Khi nàng Thu ra đi, nàng Đông đến, thôn xóm có sự thay đổi. Khắp nơi khoác lên mình một cái áo mới màu xám. Bầu trời không còn những ánh nắng gay gắt nữa. Gió thổi về mang theo hơi lạnh. Đâu đâu cũng thấy sự xuất hiện của chị gió. Có khi còn nghe rõ bước đi của chị bay lượn vào trong nhà. Những con đường trong thôn lúc nào cũng xào xạc lá bay. Cây trong vườn như lạnh, đứng sát lại bên nhau. Có cây trơ trọi với cánh tay khẳng khiu vươn ra như anh vận động viên đang khởi động chuẩn bị vào cuộc thi. Từng nếp nhà muốn thu mình lại, nhỏ đi để bớt lạnh. Luỹ tre đầu làng vì lạnh mà gần gũi nhau thêm. Chúng bên nhau, cùng đu đưa và tâm sự. Xa xa, cánh đồng làng mùa đông vẫn trải dài một màu xanh, đẹp lạ lùng. Mặc cho giá rét, những cây hoa màụ vẫn dũng cảm vươn lên mạnh mẽ. Vắng nhất là những tiếng chim mùa đông trốn đi đâu hết, để lại không gian cao rộng, mênh mông. ..
Mùa đông làm cho cuộc sống con người như hiền hoà hơn, không dịu dàng vào mùa thu, sôi động như mùa hạ, tràn trề như mùa xuân mà điềm tĩnh như thường. Lạnh cũng gắn kết con người lại gần nhau hơn. Sáng sáng, tỉnh giấc bao giờ cũng bắt đầu bằng một cốc nước nóng. Áp nó lên má, để hơi toả lên mặt, lên mặt thật dễ chịu và vừa tỉnh ngủ. Trời mùa đông bị thần thời gian kéo ngắn lại nên ai ra ngoài cũng có cảm giác vừa mới thôi đã trở về. Mọi người trong nhà thấy vui hơn vì lại quây quần với nhau bên mâm cơm sốt dẻo. Mùa đông, vui nhất là học sinh đến trường, được khoe với nhau những chiếc áo ấm thật đẹp, thật rực rỡ. Nhìn những em nhỏ áo quần ấm áp, chạy nhảy ngoài sân trông nặng nề, chậm chạp như những chú gấu dễ thương. Những người già ngồi trong nhà đàm đạo, uống những li trà nóng. Cuộc sống cứ như thế diễn ra, duờng như thấy bình tĩnh hơn, không vội vàng gấp gáp. Con người tự lắng mình lại để chiêm nghiệm, suy nghĩ.
Bạn thấy không, tuy mùa đông đã về, tuy khắp nơi ngập tràn hơi lạnh nhưng làng quê mình vẫn đẹp. Đẹp bởi cuộc sống nơi đây bình yên và giản dị. Dù có đi đâu xa mình cũng không thể quên được những ngày đông lạnh giá này, nhất là những lúc được ở bên gia đình.
Chúc bạn học tốt !!!
viết một lá thư gửi cho bạn của bạn hỏi về cách bạn nói tiếng anh
viết cho bạn thân của mình 1 lá thư cảm ơn về 1 món quà nhân dịp tết hoặc giáng sinh mà bạn của mình đã gửi cho mình
uy Nhơn, ngày... tháng... năm 2018.
Vy thân mến,
Mình, Dung đây. Nửa tháng không được chơi với cậu rồi, chắc là tuần sau bác mình sẽ đưa mình lên đó lại. Lâu rồi mới về quê nên ở chơi với ông bà và các bác lâu lâu một chút.
Vy ở ngoài đó có khỏe không? Bố mẹ Vy vẫn công tác đều đều chứ nhỉ? À, mới thi đại học xong rồi, anh trai cậu có kết quả chưa? Ngoài này chị họ của mình đã có báo điểm rồi đấy. Chị ấy được 26 điểm, đỗ vào đại học Ngoại Thương Hà Nội rồi. Chị ấy giỏi ghê! Mình hi vọng sau này cũng có thể được như chị. Mà mình nghe bác kể chị học siêng lắm, thức đến 2, 3 giờ sáng để ôn luyện cơ. Anh trai Vy hình như cũng học ghê lắm, chắc là sẽ đậu vào Sư phạm như anh ấy mong muốn thôi nhỉ?
À Vy này, ở ngoài quê vui lắm. Mình quen với mấy bạn hàng xóm cũng lớp 3, 4. Cứ chiều chiều là cả đám lại xách diều ra đồng thả, ngoài này gió lớn, lại không sợ vướng dây điện như ở trên chỗ chúng ta đâu. Có hôm không thả diều thì lại đi từ đầu làng đến cuối làng đuổi bắt, lấm lem đất cát làm bác mình quất cho mấy roi vào mông. Chắc là bác giận lắm, mình sợ quá xin lỗi bác ngay mà. Từ hôm đó đến giờ không dám chơi đuổi bắt nữa, không thả diều thì ra bờ ao ngồi chơi.
Mình biết bơi rồi đấy Vy. Thấy mình giỏi không? Về đây anh họ mình ngày nào cũng lôi mình ra đoạn sông cạn dạy bơi cả. Lúc đầu bị sặc nước vào hết cả mũi, đau rát lắm. Sau đó dần dần mình cũng thích nghi được, bây giờ đã bắt đầu bơi ếch được rồi. Nghe bác nói anh bơi giỏi lắm, nên cứ để anh tập cho, sau này có đi đâu cũng an toàn hơn.
Bác gọi mình đi ăn cơm rồi, tuần sau vào lại mình sẽ kể cho Vy nghe. Có bao nhiêu là chuyện hay luôn. Tạm biệt Vy nhé!
Bạn thân của cậu,
Viết một lá thư gửi một người bạn giới thiệu về trường học của em bằng Tiếng Anh . CÁC BẠN GIÚP MK VỚI . MK CẢM ƠN .
Currently, I am a student in a junior high school. It takes 15 minutes to walk from my house to school. Every day I walk to school. My school is yellow. It is located in the middle of a large land. There are many trees around the school. The schoolyard is very large. We often organize collective activities here. My school has a multi-purpose training ground. We will learn gymnass here. Also, we can play sports here during recess. With different subjects we will study in separate classrooms. My favorite is the lab. We use it to study chemistry. Here are the tools to do the experiment. However, we can only use it with the consent of the teacher. The teachers at my school love their students very much. Teachers always try to have good and effective lectures. In addition to learning, teachers and us share everyday stories. My friends are very kind and friendly. We learn together and play together. I love this school. I hope I will study well to honor my school.
My secondary school is a place that bears all the hallmarks of my childhood memories. It is placed in the center of my district. Surrounded by a paddy-field, it enjoys lined- trees and colorful garden, which creates a wonderful view. Moreover, this school was designed with a large- scale plan. It is a 2 storied building of u shape with capacity of 1000 people and it was invested heavily in infrastructures with well- equipped classrooms. In a good environment, students are given many precious chances to discover and develop their inner talents. Besides modern facilities, this school is also well- known for enthusias and qualified teachers who are always dedicated and devoted themselves to teaching career. In conclusion, studied in this school for four years, it has become an indispensable part in my life.
dịch :
Trường cấp hai là nơi đã in dấu biết bao kí ức của tuổi thơ tôi. Ngôi trường nằm ở vị trí trung tâm của huyện. Được bao quanh bởi cánh đồng lúa, với những hàng cây xanh và khu vườn đầy sắc màu của ngôi trường, tất cả đã tạo nên một khung cảnh thật tuyệt vời. Ngoài ra ngôi trường được thiết kế với một kế hoạch quy mô. Đó là ngôi trường với các toà nhà hai tầng được xếp theo hình chữ u với sức chứa khoảng 1000 người và ngôi trường được đầu tư chu đáo về mặt cơ sở hạ tầng với những lớp học hiện đại. Được học tập trong một môi trường tốt, học sinh sẽ có nhiều cơ hội khám phá và phát triển những tài năng còn ẩn sâu của mình. Bên cạnh cơ sở hạ tầng hiện đại, ngôi trường còn được biết đến bởi những người thầy, người cô đầy tài năng và nhiệt huyết, những người luôn tận tâm và cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Tóm lại, học tập ở ngôi trường này trong vòng bốn năm, ngôi trường dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi.
em hãy viết thư gửi cho người bạn miền xa tả lại cảnh thành phố, làng bản, thông xóm nơi mình đang ở vào một mùa đông giá lạnh
Bạn thân mến! Thế là chúng mình làm bạn với nhau được một năm rồi nhỉ. Nhưng thật tiếc là bạn chưa được về quê mình chơi. Mặc dù bây giờ đang mùa đông giá lạnh nhưng quê mình vẫn đẹp lắm.
Khi những chiếc lá xa cành, khi tiết trời se lạnh và những đám mây mùa hạ rủ nhau đi chơi xa... đó là lúc nàng Đông trở về. Nàng Đông không về đột ngột mà báo trước, có khi từ rất sớm để mọi người chuẩn bị. Khi nàng Thu ra đi, nàng Đông đến, thôn xóm có sự thay đổi. Khắp nơi khoác lên mình một cái áo mới màu xám. Bầu trời không còn những ánh nắng gay gắt nữa. Gió thổi về mang theo hơi lạnh. Đâu đâu cũng thấy sự xuất hiện của chị gió. Có khi còn nghe rõ bước đi của chị bay lượn vào trong nhà. Những con đường trong thôn lúc nào cũng xào xạc lá bay. Cây trong vườn như lạnh, đứng sát lại bên nhau. Có cây trơ trọi với cánh tay khẳng khiu vươn ra như anh vận động viên đang khởi động chuẩn bị vào cuộc thi. Từng nếp nhà muốn thu mình lại, nhỏ đi để bớt lạnh. Luỹ tre đầu làng vì lạnh mà gần gũi nhau thêm. Chúng bên nhau, cùng đu đưa và tâm sự. Xa xa, cánh đồng làng mùa đông vẫn trải dài một màu xanh, đẹp lạ lùng. Mặc cho giá rét, những cây hoa màụ vẫn dũng cảm vươn lên mạnh mẽ. Vắng nhất là những tiếng chim mùa đông trốn đi đâu hết, để lại không gian cao rộng, mênh mông. ..
Mùa đông làm cho cuộc sống con người như hiền hoà hơn, không dịu dàng vào mùa thu, sôi động như mùa hạ, tràn trề như mùa xuân mà điềm tĩnh như thường. Lạnh cũng gắn kết con người lại gần nhau hơn. Sáng sáng, tỉnh giấc bao giờ cũng bắt đầu bằng một cốc nước nóng. Áp nó lên má, để hơi toả lên mặt, lên mặt thật dễ chịu và vừa tỉnh ngủ. Trời mùa đông bị thần thời gian kéo ngắn lại nên ai ra ngoài cũng có cảm giác vừa mới thôi đã trở về. Mọi người trong nhà thấy vui hơn vì lại quây quần với nhau bên mâm cơm sốt dẻo. Mùa đông, vui nhất là học sinh đến trường, được khoe với nhau những chiếc áo ấm thật đẹp, thật rực rỡ. Nhìn những em nhỏ áo quần ấm áp, chạy nhảy ngoài sân trông nặng nề, chậm chạp như những chú gấu dễ thương. Những người già ngồi trong nhà đàm đạo, uống những li trà nóng. Cuộc sống cứ như thế diễn ra, duờng như thấy bình tĩnh hơn, không vội vàng gấp gáp. Con người tự lắng mình lại để chiêm nghiệm, suy nghĩ.
Bạn thấy không, tuy mùa đông đã về, tuy khắp nơi ngập tràn hơi lạnh nhưng làng quê mình vẫn đẹp. Đẹp bởi cuộc sống nơi đây bình yên và giản dị. Dù có đi đâu xa mình cũng không thể quên được những ngày đông lạnh giá này, nhất là những lúc được ở bên gia đình.
#Hk_tốt
#Ken'z
Em hãy viết một lá thư gửi cho một người bạn thuộc chủng tộc khác nói về sự chung sống hoà bình giữa các chủng tộc ?
Nhớ lại những tháng năm chống Mỹ, cứu nước hào hùng, cả dân tộc ta bừng bừng khí thế, làm theo lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi".
Nhưng đấy là cuộc chiến đấu mà thời đó, mỗi chúng ta nhận rõ hình hài kẻ thù là bọn đế quốc xâm lược, nên mỗi người dân đất Việt bừng bừng khí thế "cả nước ra trận". Các chiến sĩ quân đội của chúng ta nêu khẩu hiệu: "nhằm thẳng quân thù mà bắn!". Các trường học sơ tán về nông thôn hoặc miền núi tiếp tục những giờ lên lớp. Nhưng hôm nay, cuộc chiến đấu chống dịch Covid-19 - một kẻ thù vô hình, đã và đang làm đau đầu nhiều nhà khoa học ở nước ta và thế giới vì chưa xác định được hình hài của nó. Bầu trời không có tiếng gầm rú của máy bay thù; và mặt đất không rung chuyển bởi đạn bom, không có cảnh đầu rơi máu chảy, nhưng loại vi-rút này đang lặng lẽ hoành hành, mới chỉ vài tháng thôi, đã xâm nhập hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, cướp đi hàng chục nghìn người! Tính đến đêm 31-3-2020, thế giới đã có hơn 800 nghìn người nhiễm bệnh; hơn 38 nghìn người chết! Ở nước ta, 207 người bị nhiễm; như vậy, tốc độ lây lan đang tăng lên chóng mặt, nguy cơ tử vong có thể là cấp số nhân, nếu chúng ta không kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhiều giải pháp hữu hiệu…
Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", ngay trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Ban Bí thư, Thường trực Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đã họp và nhấn mạnh rằng, chúng ta sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để cứu người thoát dịch; coi con người là vốn quý nhất, là trung tâm của mọi chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Từ nhận thức sâu sắc đó, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các địa phương và cả hệ thống chính trị nước ta đã "vào cuộc" mạnh mẽ, đồng bộ. Toàn lực lượng các ngành y tế, quân đội, công an đã phối hợp chặt chẽ các ngành chức năng, đồng loạt "ra quân" với những biện pháp quyết liệt, bài bản.
Nhờ vậy, chúng ta đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng: 55 người đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần, trở về sum họp với người thân. Song, trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự thông thương giữa các quốc gia ngày càng rộng mở; theo đó, số khách du lịch cùng những nhà đầu tư đến nhiều quốc gia, trong đó có nước ta, thì từ đầu tháng 3 đến nay, dịch đang bùng phát với tốc độ quá nhanh, tiềm ẩn những hệ lụy khó lường! Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 tối 28-3-2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu của giai đoạn mới là: Sẵn sàng tạo điều kiện, nhân lực, phương tiện, bệnh viện dã chiến, lương thực, thực phẩm cho mọi tình huống, bảo đảm ứng phó ngay lập tức, kể cả khi áp dụng tình hình khẩn cấp về dịch, hoặc khi phải áp dụng các biện pháp như giới nghiêm, thiết quân luật…
Tiếp đó, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì, đã thống nhất việc rà soát chuyên sâu 11 chuyên đề/ lĩnh vực nhằm tạo những điều kiện thuận lợi để vừa bảo đảm tốt nhiệm vụ chống dịch, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh, trong đó tập trung tháo gỡ các khó khăn hiện hữu nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp; miễn giảm, gia hạn nộp thuế; giảm, hoãn nợ phí bảo hiểm; quy định các chính sách đối với người lao động, đối với những người bị thiệt thòi, khó khăn vì thiên tai, dịch bệnh; kiên quyết không để lợi ích cục bộ "đeo bám"…
Với 5 nhiệm vụ cấp bách mà Thủ tướng đã chỉ ra, trong đó có việc tạm đóng cửa các khu du lịch, vui chơi, giải trí…, đặc biệt là việc kêu gọi mỗi người dân tự giác chấp hành các quy định chi tiết về phòng, chống dịch, trong đó có việc hạn chế thấp nhất việc ra khỏi nhà đối với bất kỳ ai không có việc cần thiết; không hội họp quá 20 người, khi họp phải đeo khẩu trang và ngồi cách nhau 2 mét…
Thủ tướng nhấn mạnh: "trong 2 tuần đầu tháng 4 này là thời điểm quan trọng nhất, quy định thành bại cuộc phòng, chống dịch của chúng ta". Vậy là, cuộc chiến đấu nhằm ngăn ngừa và đẩy lui đại dịch Covid-19 đã chính thức chuyển sang giai đoạn mới!
ÔI vừa vui, vừa xúc động khi xem Chương trình VTV1 tối 30-3 đưa tin: Hưởng ứng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, không ít trang mạng của tổ chức, cá nhân đã ghi dòng chữ đậm: "Không ra khỏi nhà là yêu Tổ quốc"; một số người viết chữ to vào tờ giấy trắng dán trước cổng nhà mình: "Tôi là Lâm - yên tâm ở nhà"; "Tôi là Thang - không đi lang thang"; "Tôi là Oanh - ở nhà trồng cây xanh"…
Bất giác tôi nhớ bài tùy bút nổi tiếng của nhà văn Ê-ren-bua viết về lòng yêu nước: Yêu nước là yêu cái gì nhỏ nhất, yêu rặng cây trồng trước nhà, yêu dòng suối chảy ra con sông... Cứ li ti như thế, cứ dần dà như thế, nhiều suối đổ vào sông; nhiều con sông đổ ra biển cả, hợp thành sức mạnh của một dân tộc!...
Những ngày qua, chúng ta cảm động khi chứng kiến bao việc làm tình nghĩa thể hiện đạo lý nhân văn "thương người như thể thương thân" của dân tộc ta. Các cơ quan chức năng cùng các ngành, các cấp đã tạo mọi điều kiện để chăm sóc sức khỏe và bảo đảm đời sống vật chất cho hàng nghìn người bị nghi lây nhiễm, phải thực hiện cách ly. Quân đội sẵn sàng nhường doanh trại, đồng thời dựng hàng chục lều bạt dã chiến tiếp nhận người cách ly. Lực lượng làm nhiệm vụ xuất, nhập cảnh ở các sân bay quốc tế làm việc 24/24 giờ để phân loại hành khách; chỉ tính từ ngày 14-3 đến nay, trung bình có khoảng 3.500 - 4.000 người ở diện được cách ly. Riêng Cục Quản lý xuất, nhập cảnh, đã có gần 100 cán bộ đang được cách ly, có năm người đang điều trị ở bệnh viện.
Hàng nghìn bộ đội biên phòng tăng cường kiểm tra ở tất cả các cửa khẩu trên đường biên giới dài hàng nghìn km ở phía bắc và phía tây. Những bữa cơm trải trên lá chuối rừng. Những phút chợp mắt trong đêm, thân tựa vào vách đá khi nhiệt độ dưới 60C. Rồi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ công an suốt ngày đêm tham gia chốt chặn ở những khu vực nghi có dịch hoặc tâm dịch. Trong số những chiến sĩ ấy, có rất nhiều người đã mấy tháng liền, chưa về thăm vợ, con và bố, mẹ...
Ðúng như lời biểu dương của Thủ tướng trong thư khen gửi lực lượng quân đội và công an ngày 28-3 vừa qua. Với lực lượng quân đội, Thủ tướng đánh giá: Quốc phòng là một trong những lực lượng tiên phong, trực tiếp tham gia phòng, chống dịch Covid-19, các đồng chí đã có nhiều biện pháp, cách làm hết sức cụ thể, quyết liệt, hiệu quả… Với lực lượng công an, Thủ tướng cho rằng: "các đồng chí là lực lượng tuyến đầu, không quản ngại khó khăn, gian khổ, chấp nhận hy sinh, có thể bị lây nhiễm dịch Covid-19 trong bất cứ lúc nào để sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ, thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Ðảng, Tổ quốc và nhân dân, vì nhân dân phục vụ"…
Trong số các lực lượng chủ công chống dịch, Ðảng, Nhà nước và nhân dân dành tình cảm đặc biệt với các "chiến sĩ áo trắng" đã dồn tâm huyết, kỹ thuật chuyên môn với ý thức "cứu người là tối thượng", mặc dù tính mạng mình luôn cận kề cái chết do lây nhiễm từ người bệnh. Hàng trăm bác sĩ, y tá… đã tình nguyện xa gia đình, vợ con để ngày đêm chữa trị người bệnh hoặc theo dõi hàng nghìn người ở các khu cách ly. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, một trong những người đã tham gia chống các đại dịch lớn như SARS (năm 2003), dịch tả (năm 2007), dịch AH2N1 (năm 2009), dịch sởi (năm 2014), dịch sốt xuất huyết (năm 2017), nay đã trải qua 23 ngày đêm ròng rã để cứu chữa người bệnh. Bác sĩ Nguyễn Thị Mai Hương, điều dưỡng Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Ðống Ða - Hà Nội, gửi con nhỏ về quê, "bám" bệnh viện gần một tháng.
Bác sĩ, Ðại tá Trần Công Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Công an thành phố Hà Nội, từ Tết Nguyên đán đến giờ, đều lấy bệnh viện là nhà. Kiểm dịch y tế sân bay quốc tế Vân Ðồn Ngô Mạnh Quý liên tục có mặt ở đây từ ngày 23 Tết, vì cứ sau mỗi chuyến bay đón người bị nhiễm, anh phải cách ly 14 ngày. Phần đông các thầy thuốc ở Bệnh viện dã chiến Củ Chi, Bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh), Bệnh viện Ðà Nẵng, Bệnh viện đa khoa Bình Thuận,... cũng trong hoàn cảnh tương tự. PGS,TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cùng 10 cán bộ đã tận tâm, tận lực, miệt mài nghiên cứu ngày đêm, phân lập thành công vi-rút corona chủng mới, tạo điều kiện cho việc sản xuất test xét nghiệm vi-rút này, nâng khả năng xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm mỗi ngày. Và còn nhiều tấm gương cao đẹp khác...
Với tinh thần "Cả nước chung tay chống dịch", "mỗi người có một tí để cứu người bệnh", các tổ chức, đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, địa phương… tự nguyện góp hàng trăm bộ quần áo, hàng vạn thùng mì ăn liền, hàng vạn khẩu trang, cùng nhiều lương thực, thực phẩm, trái cây… gửi đến các bệnh viện và các khu cách ly. Các mẹ, các chị ở khu vực chùa Linh Sơn (Hà Nội) hằng ngày cứ 5 giờ mỗi sáng, tự nguyện mang lương thực, thực phẩm đến chùa để nấu những "bữa cơm từ thiện" gửi đến các bệnh viện, khu cách ly. Bà Quý ở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, dù đã 98 tuổi, hằng ngày vẫn ngồi may những khẩu trang bằng vải tặng người nhiễm bệnh. Hàng trăm bạn trẻ ở Hà Nội, Hải Phòng, Ðà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ tham gia "hiến máu an toàn", trong đó có bạn đã từng 40 lần hiến máu.
Rồi có những cặp vợ chồng hoãn cưới, mặc dù đã gửi thiệp mời. Trong hoàn cảnh mới, các đám tang cũng giảm tối đa người đến viếng, nhưng không vì thế mất đi truyền thống "nghĩa tử là nghĩa tận". Hơn ai hết, mỗi người hiểu sâu sắc rằng, trong các cuộc tiếp xúc đông người ấy, nếu chỉ một người bị nhiễm là ảnh hưởng sinh mệnh của cả cộng đồng người; một xóm, ấp bị nhiễm là cả tỉnh, thành phố bị đe dọa. Và vì thế, mỗi hành động tự giác cách ly ấy, chúng ta coi đó là hành động yêu nước, thương nòi của người dân đã thể hiện vai trò như người chiến sĩ thật sự trên mặt trận chống dịch. Ða số các tầng lớp nhân dân đang tự giác chấp hành Chỉ thị của Thủ tướng: "tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, khu phố nào ở khu phố đó, nhà nào ở nhà đó, ít nhất trong 15 ngày để tránh lây nhiễm". Ðó chính là cuộc "cách ly toàn xã hội" để chủ động giảm đến mức thấp nhất những hệ quả xấu.
Tôi và nhiều người cảm động khi được biết, đến ngày 27-3-2020, Quỹ phòng chống dịch Covid-19 của thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 570 tỷ đồng. Thành phố đang đề ra chính sách hỗ trợ người vô gia cư. Tỉnh miền núi Hòa Bình ủng hộ 45 nghìn khẩu trang và hơn 600 triệu đồng. Quỹ do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã nhận hơn 500 tỷ đồng. Số tiền của hàng vạn chủ điện thoại di động ủng hộ Quỹ gửi qua địa chỉ 1047 có 1,6 triệu lượt tin nhắn với số tiền là 103 tỷ đồng. Chúng ta đánh giá cao tấm lòng của Huấn luyện viên Park Hang-seo đã ủng hộ 5.000 USD vào Quỹ chống dịch. Hãng hàng không Bamboo Airways cho biết: Hành khách được miễn phí đổi ngày bay, hoặc có thể sử dụng số tiền này để thanh toán vé và các dịch vụ khác của hãng. Nhiều người chung suy nghĩ: mình thiệt một chút, nhưng cả xã hội giảm nguy nan…
Tiếp theo các biện pháp lo cuộc sống cho nhân dân vượt qua đại dịch, theo kế hoạch, sáng ngày 1-4, Thủ tướng chủ trì cuộc họp của Chính phủ bàn về an sinh xã hội cho người dân, tăng hỗ trợ với người thu nhập quá thấp… Bảo đảm nguồn cung hàng hóa, lương thực thiết yếu, bảo đảm giá cả phù hợp, chất lượng, không để người dân khó khăn. Thêm một lần, sáng rõ sự ưu việt của chế độ ta: mọi hoạt động của Ðảng, Nhà nước, đều hướng tới mục tiêu là, bằng mọi cách duy trì và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Và nhân dân với cương vị là người chủ đất nước, vừa được hưởng thụ thành quả do chính mình làm ra, vừa có trách nhiệm, nghĩa vụ với Tổ quốc.
Từ xếp thứ 78, đến ngày 30-3, Việt Nam đã nâng lên thứ 87/199 nước có người bị nhiễm vi-rút. Tờ báo The New York Times viết rằng, dù còn là nước nghèo ở Ðông - Nam Á, nhưng Việt Nam đã có những nỗ lực thông minh chống vi-rút corona, đã bảo đảm tỷ lệ thấp so với nhiều nước láng giềng. Tờ Deutsche Welle của Ðức nhận xét: Việt Nam chấp nhận phí tổn kinh tế để ngăn ngừa, đẩy lui đại dịch. Họ đang thành công vì họ tin vào Chính phủ nên đang làm tất cả những gì có thể để giành chiến thắng. Ðài RFA nêu vấn đề: Làm thế nào mà Việt Nam vốn không phải là quốc gia thịnh vượng nhất ở Ðông - Nam Á, đã chống dịch thành công đến vậy, trong khi châu Âu giàu có đang hoảng loạn chứng kiến hàng ngàn ca tử vong? Trên tờ Diaro U Chile, bà Viện trưởng Viện Văn hóa Chi-lê - Việt Nam viết: "Vì sinh mệnh con người, Việt Nam đã xét nghiệm miễn phí từ 8 nghìn tới 10 nghìn người/ ngày…
Việt Nam đã và sẽ chiến đấu bằng sự dũng cảm mà họ đã làm trong 45 năm trước đây (năm 1975) trong một cuộc chiến khác, bởi họ hiểu những giá trị và bài học lịch sử theo cùng với họ, đã là vũ khí mạnh mẽ…".
Bình tĩnh, tự tin, hành động quyết liệt đã tạo nên thành công quan trọng bước đầu, nhưng không cho phép ta chủ quan, thỏa mãn. Hai tuần này là giai đoạn cao điểm của cuộc chiến đấu, đòi hỏi phát huy cao nhất trí tuệ, nghị lực, ý chí và bản lĩnh Việt Nam. Mỗi người dân đất Việt hôm nay hãy đồng tâm, hợp sức thực hiện thật tốt Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ngày 30-3-2020 mới đây: "Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng con người là trên hết, tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Ðảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh".
Hơn bao giờ hết, lời tổng kết sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Ðoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,/ Thành công, thành công, đại thành công" đang cổ vũ chúng ta xốc tới, đẩy lui đại dịch!
k cho mk nhé