Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
12 tháng 3 2022 lúc 5:52

Tham Khảo Câu a và b

Bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa

Bà Triệu có tên thật là Triệu Thị Trinh, là em gái của Triệu Quốc Đạt – một hào trưởng ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân (nay là huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là một người có sức khoẻ, có chí lớn và giàu mưu trí. Bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa để mài gươm luyện võ, chuẩn bị cho khởi nghĩa vào năm 19 tuổi.

Cuối thế kỷ II đến đầu thế kỷ III, nước ta nằm dưới quyền thống trị của Sĩ Nhiếp. Vào năm 226, sau khi Sĩ Nhiếp, con là Sĩ Huy chống lại nhà Ngô, nổi binh để giữ quận Giao Chỉ. Nhà Ngô đã sai thứ sử Lữ Đại đem đại binh vượt biển sang để đàn áp Sĩ Huy. Gia đình Sĩ Huy cùng với nhiều tướng bị giết, hàng vạn nhân dân Cửu Chân khởi nghĩa cũng bị tàn sát.

Nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân bị áp bức, bóc lột rất nặng nề dưới ách thống trị của nhà Ngô. Vì vậy, mà người Giao Chỉ, Cửu Chân đã không ngừng nổi dậy để chống lại ách thống trị của nhà Đông Ngô. Trong đó, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là một cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có tác động mạnh mẽ tới dân chúng.

Diễn biến khởi nghĩa bà Triệu (năm 248)

Vào năm 248, cuộc khởi nghĩa do tướng Triệu Quốc Đạt cùng với em gái là Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) lãnh đạo được bùng nổ. Bà Triệu đã làm hịch truyền đi khắp nơi trên đất nước để kể tội nhà Ngô. Và kêu gọi nhân dân đứng dậy để đánh đuổi quân xâm lược.

Bà Triệu cùng với nghĩa quân đã vượt sông Mã xuống vùng Bồ Điền để xây dựng cứ địa. Về quân sự, nơi này có đầy đủ những yếu tố để xây dựng một căn cứ thuận lợi cho cả thế tấn công và phòng thủ. Từ đây, quân đội có thể ngược sông Lèn ra sông Mã, rồi rút lên mạn Quân Yên hoặc tới căn cứ núi Nưa khi cần. Ngoài ra, còn có thể chủ động tấn công ra phía Bắc theo lối Thần Phù để khống chế địch.

 

Nhờ vào địa hình hiểm trở ở Bồ Điền, Bà Triệu đã cùng với anh em họ Lý là Lý Hoằng Công, Lý Mỹ Công và Lý Thành Công chỉ huy nghĩa quân và xây dựng một hệ thống đồn lũy vững chắc. Nghĩa quân ngày một lớn mạnh, khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ, nhân dân một lòng hưởng ứng cuộc đấu tranh cứu nước của Bà Triệu.

Những thành ấp của giặc Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị hạ. Nghĩa quân đã tấn công quận lỵ Tư Phố, là căn cứ quân sự của nhà Ngô tại Cửu Chân. Thừa thắng, nghĩa quân đã chuyển hướng hoạt động tại vùng đồng bằng sông Mã.

Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ, vào tận Cửu Đức. Thứ sử Châu Giao bị giết, những quan lại đô hộ ở Châu Giao đã hết sức hoảng sợ. Nhà Ngô thừa nhận năm 248, toàn thể Châu Giao bị náo động.

 

Khi anh trai Triệu Quốc Đạt bị tử trận, Bà Triệu đã trở thành người lãnh đạo nghĩa quân. Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu nhiều trận liên tiếp, thế lực của khởi nghĩa ngày càng mạnh, quân số lên tới hàng vạn người.

Trước tình hình này, chính quyền đô hộ cử Lục Dận làm Thứ sử Giao Châu mang theo 8.000 quân tiếp viện để đàn áp cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Khi đến đất Giao Châu, Thứ sử Lục Dận đã sử dụng tiền bạc để mua chuộc một số thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ ở địa phương. Hoàng Ngô cùng một số thủ lĩnh và ba ngàn hộ ở Cao Lương đã đầu hàng.

Giao Chỉ được ổn định, Lục Dận dốc toàn bộ lực lượng để tấn công Cửu Chân. Cuộc tấn công được kéo dài hơn hai tháng, nhưng căn cứ Bồ Điền vẫn đứng vững. Điều này đã khiến lực lượng giặc bị tổn thất nặng nề, Lục Dận phải điều thêm binh sĩ để tăng cường bao vây.

Lục Dận tiếp tục tập trung lực lượng tấn công vào các doanh trại của nghĩa quân. Về mặt tổ chức và vũ khí thfi quân Ngô hơn hẳn quân khởi nghĩa Bà Triệu. Khiến cho quân khởi nghĩa dần suy yếu và tan vỡ.

Vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn, Bà Triệu và nghĩa quân đã chiến đấu vô cùng dũng cảm để phá vòng vây của địch và rút về núi Tùng. Bà đã quỳ xuống vái trời đất: “Sinh vi tướng, tử vi thần” (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm để tự vẫn.Hình ảnh về cuộc khởi nghĩa bà Triệu

Kết quả cuộc khởi nghĩa Bà Triệu Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bị đàn áp dã man.Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa).Giá trị lịch sử và ý nghĩa khởi nghĩa Bà Triệu

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Cuộc khởi nghĩa là mốc son trên chặng đường chống ngoại xâm của dân tộc trong suốt 10 thế kỷ. Không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ, mà cuộc khởi nghĩa còn góp phần đánh thức ý chí dân tộc, tạo bước đà cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bí sau này.

Đây là một trong những cuộc nổi dậy tiêu biểu, mạnh mẽ và rộng lớn nhất. Cuộc khởi nghĩa này là đỉnh cao của phong trào nhân dân thế kỷ II – III. Cuộc khởi nghĩa nổ ra ngay trong thời kỳ bọn đô hộ có lực lượng hùng mạnh và đang có dã tâm đồng hóa dân ta.

 

Có thể nói, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là sự kết tinh của chặng đường đấu tranh không ngừng nghỉ, mệt mỏi của nhân dân ta. Cuộc khởi nghĩa đã để lại những bài học lịch sử về việc tổ chức lực lượng,

Phạm Bình	Minh ♐
Xem chi tiết
...
12 tháng 5 2020 lúc 21:41

là người dũng cảm yêu nước tài giỏi ...

Khách vãng lai đã xóa
Hà Minh	Đức
12 tháng 5 2020 lúc 21:45

Bà Triệu là Triệu Thị Trinh mà ???

Khách vãng lai đã xóa
Không Văn Tên
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
10 tháng 3 2016 lúc 10:33

Từ tấm bé, tôi được nghe về Bà Triệu (Triệu Thị Trinh, sinh 225 – mất 248), người anh hùng của dân tộc Việt Nam. Trí óc non nớt của tôi không nhớ nổi bà đã lãnh đạo cuộc nổi dậy của dân tộc Việt như thế nào, và vì sao bà bị chết? Thế hệ chúng tôi những đứa trẻ mới lớn cắp sách đến trường khi đất nước vừa hoà bình. Tôi đến trường học những bài học đầu tiên về lịch sử là khi Việt Nam đã chấm dứt cuộc chiến tranh với hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Chúng tôi náo nức hân hoan chờ đón xem các cuộc duyệt binh nhân ngày độc lập. Những chiếc xe tăng, những mũi lê tuốt trần, những tiếng tung hô vang dậy, những đoàn ngươi đi rầm rập, thẳng tắp. Phim ảnh về chiến tranh thường trực trên vô tuyến, những ngày lễ lớn vẫn thấy những bức tranh cổ động hình chú bộ đội, cô du kích đeo súng.

Trong những bài học lịch sử đầu tiên, câu nói nổi tiếng của Bà được chúng tôi thuộc lòng, được nhắc đi nhắc lại trong giờ học lịch sử: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!”. Thật khí phách làm sao!

Rồi, qua tranh dân gian Đông Hồ, tôi thấy Bà hiện lên như một nàng tiên cưỡi con voi trắng. Tiếng nhạc chuông khoan thai nhịp cùng chiếc vòi đung đưa. Dáng người nhỏ bé của bà chập chờn trước mắt tôi.

Ở cái thời buổi như thế, hình ảnh về người anh hùng dân tộc - Bà Triệu, trên bức tranh dân gian Đông Hồ giống như một giấc mơ. Một giấc mơ ngọt ngào không có gươm đao.Cuộc đời ngắn ngủi mà oanh liệt của bà đã lưu danh vào sử sách. Và bức tranh Đông Hồ này là bức tranh duy nhất còn lại tới nay về hình ảnh của Bà. Trên một nền điệp lung linh, rực rỡ không một hàng chữ, người nghệ nhân thật tự tin với câu chuyện rất hóm hỉnh của mình. Chắc khỏe mà uyển chuyển trong từng nét khắc người nghệ sỹ dân gian, như nói với chúng ta: Bà Triệu đấy…hãy nhìn cặp vú tương truyền rất dài này của Bà …Nó cũng lắc lẻo theo nhịp đi của chú voi. Người anh hùng trở về trong hân hoan, bỏ lại phía sau gươm giáo, bỏ lại hận thù, những vinh quang trận mạc. Chỉ còn lại đây những gì đó thật nhân bản và giản dị.

Bà là nhân vật lịch sử đã đi vào huyền thoại của người Việt. Dân gian đã lý giải về sự thua trận như sau: “Bà Triệu vốn ghét sự ố trọc, ưa tinh khiết. Vì có kẻ gian lén báo với quan địch. Tướng giặc cho quân lính cởi truồng đi đánh trận. Bà vì xấu hổ nên lên núi tự vẫn !” ….

Tôi từng đinh ninh rằng, câu chuyện này là sự thật, chí ít là đối với người nghệ nhân đã khắc nên bức tranh tuyệt đẹp này. Nếu không thật thì sao có thể khắc nổi một hình tượng người anh hùng như một thiếu nữ duyên dáng và nhẹ nhàng đến vậy. Có lẽ không nên trách các nghệ nhân Đông Hồ là quá ngây thơ và kém hiểu biết về lịch sử. Lịch sử không nhất thiết chỉ một cách nhìn. Trong bộ sách lịch sử nổi tiếng Đại Việt sử ký toàn thư, Bà hiện lên thât mạnh mẽ, phi thường. Còn ở đây trên bức tranh này ta chỉ thấy một vũ điệu tung tẩy của màu sắc của ánh mắt, của đôi tay và những dải áo.

Và cũng không nên trách các nghệ sỹ thời xưa sáng tạo các tác phẩm về người anh hùng mà không có “tính chiến đấu” như các tác phẩm mới của thời kỳ cách mạng. Một bức tranh về một nữ anh hùng dân tộc khác, bức Hai Bà Trưng (cũng thuộc dòng tranh Đông Hồ) rõ ràng có tính chiến đấu hơn. Ở bức tranh Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc quân xâm lược phương Bắc, hình ảnh hai bà cưỡi voi vung gươm xốc tới. Tuy cùng một dòng tranh Đông Hồ nhưng bức tranh Hai Bà Trưng xem ra muộn hơn, thậm chí niên đại của nó có thể chỉ vào thế kỷ 19. Bức tranh này đã biết sử dụng luật cận viễn, gần to xa nhỏ, Đặc biệt là có in chữ Hán trên tranh, về sau lại có bản in chữ quốc ngữ.

Việt Nam là một đất nước có một lịch sử chinh chiến hào hùng. Nhưng thật kỳ lạ là nó không được nghệ thuật tô vẽ lại, mà thậm chí nhiều khí còn có tình lờ đi. Một nhân vật anh hùng khác là Đinh Bộ Lĩnh, vị hoàng đế được các sử gia đời sau coi là người đầu tiên lập nên triều đại chính thống trong lịch sử Việt Nam cũng được các nghệ sỹ Đông Hồ khắc họa. Đinh Bộ Lĩnh người anh hùng đánh Đông dẹp Bắc lại được vẽ dưới dạng nhi đồng cùng lũ trẻ chăn trâu đang diễn trò “cờ lau tập trận”. Những tình tiết bạo lực ít đuợc khai thác. Như bức vẽ khác về Đinh Tiên Hoàng, khắc họa cảnh người chú của Đinh Tiên Hoàng lạy cháu. Người chú trong lần giao tranh với cháu, Đinh Tiên Hoàng bị ngã xuống đầm, khi chuẩn bị đâm thì chợt có con rồng vàng ngũ sắc hiện lên che chở. Những tình tiết đầy bạo lực gay cấn đã không được mô tả. Thay vào đó là một giọng điệu hóm hỉnh, cả chú lẫn cháu đều đóng khố. Người chú đứng trên bờ vái lạy người cháu đang đứng trên lưng con rồng. Nói chung các tượng thờ vua chúa Việt Nam thật hi hữu mới có cầm gươm đao. Một ngoại lệ hiếm hoi là bức tượng đồng Lê Thái Tổ ở Hồ Gươm. Đức vua cầm bảo kiếm, nhưng không phải trong cảnh chinh chiến, mà lại đang trả gươm cho rùa thần.

Quay trở lại hiện tượng các nữ tướng trở thành các thủ lĩnh đánh đuổi giặc ngoại xâm như Bà Trưng, bà Triệu, những nghiên cứu mới về lịch sử cho ta những phát hiện thú vị. Trong cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, có tới ít nhất là 75 vị nữ tướng. Theo chính sử, Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa là để báo thù chồng là Thi Sách. Cách viết sử theo quan điểm Trung - Hiếu - Tiết- Nghĩa của Nho giáo, đã giải thích sự nổi dậy của Hai Bà Trưng như vậy, thì 75 bà tướng kia thì sao. Và cũng có những nghiên cứu khác chứng minh rằng, khi bà Trưng phất cờ nổi dậy thì chồng bà, ông Thi Sách vẫn còn sống. Và sử cũng không có nói bà Triệu nổi dậy vì thay thế vị trí của anh trai mình là Triệu Quốc Đạt. Thời của Bà Trưng bà Triệu, chắc hẳn nước Việt lúc đó còn duy trì chế độ mẫu hệ. Và việc người phụ nữ trở thành thủ lĩnh không nên hiểu đơn giản vì tài thao lược, sức mạnh hơn người. Những nữ thủ lĩnh có sứ mệnh giống như những là cờ trận, như tiếng trống trận. Sức mạnh của lá cờ, của hồi trống không giống với sức mạnh của gươm giáo, nó là một biểu tượng thu hút và khích lệ mọi lực lượng vùng lên. Cách tư duy về hình tượng người nữ anh hùng của những người nghệ nhân Đông Hồ rất xa lạ với tôi, nhưng có thể lại rất gần với bản chất của lịch sử. Khi hình tượng nữ anh hùng đã thấm sâu vào trái tim nhân dân thì những nghệ sỹ làng tranh Đông Hồ cứ hồ nhiên mà kể, kể bằng những mảng màu tươi tắn nhất, những đường nét ngộ nghĩnh nhất. Bức tranh đã đặt nhân vật vào vị trí chính diện một cách trọn vẹn. Hình tượng Bà Triệu cưỡi voi ở đúng vào vị trí trung tâm của bức tranh, nhưng không bị tĩnh lặng bởi cái vũ đạo tung tẩy của đôi cánh tay đang đang cầm hai dải áo.

Câu hỏi với tôi cho tới nay là, người phụ nữ anh hùng có còn là phụ nữ. Giống như câu chuyện về các nữ chiến binh trong thần thoại Hy lạp đã tự cắt đi một bên vú của mình để bắn cung được dễ dàng. Cặp vú dài của Bà Triệu có lẽ là một cản trở cho việc chinh chiến. Nên truyền thuyết kể rằng mỗi khi ra trận Bà phải cột nó ra…tận sau lưng. Những hình ảnh về người phụ nữ trong Bảo tàng Phụ nữ (tp. Hồ Chí Minh) cho tôi cảm nhận họ là người anh hùng cách mạng trước khi là phụ nữ. Người xem tới đây, trước hết được thấy những hình ảnh đấu tranh kiên cường bất khuất của phụ nữ miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau đấy, các du khách mới được thấy những hình ảnh dịu hiền của phụ nữ Việt Nam trong các trang phục truyền thống của các dân tộc. Nếu sẽ ra sao nếu trật tự các gian trưng bày sẽ làm ngược lại. Trước hết cho du khách xúc động trước vẻ đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, sau đó dành cho họ sự cảm động, sự khâm phục và kính phục trước những mất mát hy sinh trong chiến tranh và những chiến công lẫy lừng.

Lịch sử vẫn thường được viết qua lăng kính của giới mày râu. Nhưng nghệ thuật thì không hẳn như thế. Một người đàn bà đội vương miện cưỡi voi đã chễm chệ đi qua biết bao thế kỷ trọng nam khinh nữ, biết bao thế kỷ những người đàn bà không còn tên gọi, không được học hành, thi cử. Hình tượng Bà Triệu, người đàn bà cưỡi voi không một tấc sắt trên người xứng đáng là bức tranh kiệt xuất nhất về người nữ anh hùng Việt Nam. Bức tranh được những người nông dân mua về dán vào dịp Tết. Họ cứ dán thẳng bức tranh lên vách đất của những ngôi nhà nơi thôn quê. Bức tranh đã đi qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử. Trong tiếng pháo Tết rộn ràng Bà Triệu hiện về cùng với mùa Xuân, tươi tắn và rạng ngời hạnh phúc”.

Nguyễn Trọng Thắng
10 tháng 3 2016 lúc 10:52
Từ tấm bé, tôi được nghe về Bà Triệu (Triệu Thị Trinh, sinh 225 – mất 248), người anh hùng của dân tộc Việt Nam. Trí óc non nớt của tôi không nhớ nổi bà đã lãnh đạo cuộc nổi dậy của dân tộc Việt như thế nào, và vì sao bà bị chết? Thế hệ chúng tôi những đứa trẻ mới lớn cắp sách đến trường khi đất nước vừa hoà bình. Tôi đến trường học những bài học đầu tiên về lịch sử là khi Việt Nam đã chấm dứt cuộc chiến tranh với hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Chúng tôi náo nức hân hoan chờ đón xem các cuộc duyệt binh nhân ngày độc lập. Những chiếc xe tăng, những mũi lê tuốt trần, những tiếng tung hô vang dậy, những đoàn ngươi đi rầm rập, thẳng tắp. Phim ảnh về chiến tranh thường trực trên vô tuyến, những ngày lễ lớn vẫn thấy những bức tranh cổ động hình chú bộ đội, cô du kích đeo súng.

Trong những bài học lịch sử đầu tiên, câu nói nổi tiếng của Bà được chúng tôi thuộc lòng, được nhắc đi nhắc lại trong giờ học lịch sử: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!”. Thật khí phách làm sao!

Rồi, qua tranh dân gian Đông Hồ, tôi thấy Bà hiện lên như một nàng tiên cưỡi con voi trắng. Tiếng nhạc chuông khoan thai nhịp cùng chiếc vòi đung đưa. Dáng người nhỏ bé của bà chập chờn trước mắt tôi.

Ở cái thời buổi như thế, hình ảnh về người anh hùng dân tộc - Bà Triệu, trên bức tranh dân gian Đông Hồ giống như một giấc mơ. Một giấc mơ ngọt ngào không có gươm đao.Cuộc đời ngắn ngủi mà oanh liệt của bà đã lưu danh vào sử sách. Và bức tranh Đông Hồ này là bức tranh duy nhất còn lại tới nay về hình ảnh của Bà. Trên một nền điệp lung linh, rực rỡ không một hàng chữ, người nghệ nhân thật tự tin với câu chuyện rất hóm hỉnh của mình. Chắc khỏe mà uyển chuyển trong từng nét khắc người nghệ sỹ dân gian, như nói với chúng ta: Bà Triệu đấy…hãy nhìn cặp vú tương truyền rất dài này của Bà …Nó cũng lắc lẻo theo nhịp đi của chú voi. Người anh hùng trở về trong hân hoan, bỏ lại phía sau gươm giáo, bỏ lại hận thù, những vinh quang trận mạc. Chỉ còn lại đây những gì đó thật nhân bản và giản dị.
 
Bà là nhân vật lịch sử đã đi vào huyền thoại của người Việt. Dân gian đã lý giải về sự thua trận như sau: “Bà Triệu vốn ghét sự ố trọc, ưa tinh khiết. Vì có kẻ gian lén báo với quan địch. Tướng giặc cho quân lính cởi truồng đi đánh trận. Bà vì xấu hổ nên lên núi tự vẫn !” ….

Tôi từng đinh ninh rằng, câu chuyện này là sự thật, chí ít là đối với người nghệ nhân đã khắc nên bức tranh tuyệt đẹp này. Nếu không thật thì sao có thể khắc nổi một hình tượng người anh hùng như một thiếu nữ duyên dáng và nhẹ nhàng đến vậy. Có lẽ không nên trách các nghệ nhân Đông Hồ là quá ngây thơ và kém hiểu biết về lịch sử. Lịch sử không nhất thiết chỉ một cách nhìn. Trong bộ sách lịch sử nổi tiếng Đại Việt sử ký toàn thư, Bà hiện lên thât mạnh mẽ, phi thường. Còn ở đây trên bức tranh này ta chỉ thấy một vũ điệu tung tẩy của màu sắc của ánh mắt, của đôi tay và những dải áo.

Và cũng không nên trách các nghệ sỹ thời xưa sáng tạo các tác phẩm về người anh hùng mà không có “tính chiến đấu” như các tác phẩm mới của thời kỳ cách mạng. Một bức tranh về một nữ anh hùng dân tộc khác, bức Hai Bà Trưng (cũng thuộc dòng tranh Đông Hồ) rõ ràng có tính chiến đấu hơn. Ở bức tranh Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc quân xâm lược phương Bắc, hình ảnh hai bà cưỡi voi vung gươm xốc tới. Tuy cùng một dòng tranh Đông Hồ nhưng bức tranh Hai Bà Trưng xem ra muộn hơn, thậm chí niên đại của nó có thể chỉ vào thế kỷ 19. Bức tranh này đã biết sử dụng luật cận viễn, gần to xa nhỏ, Đặc biệt là có in chữ Hán trên tranh, về sau lại có bản in chữ quốc ngữ.

Việt Nam là một đất nước có một lịch sử chinh chiến hào hùng. Nhưng thật kỳ lạ là nó không được nghệ thuật tô vẽ lại, mà thậm chí nhiều khí còn có tình lờ đi. Một nhân vật anh hùng khác là Đinh Bộ Lĩnh, vị hoàng đế được các sử gia đời sau coi là người đầu tiên lập nên triều đại chính thống trong lịch sử Việt Nam cũng được các nghệ sỹ Đông Hồ khắc họa. Đinh Bộ Lĩnh người anh hùng đánh Đông dẹp Bắc lại được vẽ dưới dạng nhi đồng cùng lũ trẻ chăn trâu đang diễn trò “cờ lau tập trận”. Những tình tiết bạo lực ít đuợc khai thác. Như bức vẽ khác về Đinh Tiên Hoàng, khắc họa cảnh người chú của Đinh Tiên Hoàng lạy cháu. Người chú trong lần giao tranh với cháu, Đinh Tiên Hoàng bị ngã xuống đầm, khi chuẩn bị đâm thì chợt có con rồng vàng ngũ sắc hiện lên che chở. Những tình tiết đầy bạo lực gay cấn đã không được mô tả. Thay vào đó là một giọng điệu hóm hỉnh, cả chú lẫn cháu đều đóng khố. Người chú đứng trên bờ vái lạy người cháu đang đứng trên lưng con rồng. Nói chung các tượng thờ vua chúa Việt Nam thật hi hữu mới có cầm gươm đao. Một ngoại lệ hiếm hoi là bức tượng đồng Lê Thái Tổ ở Hồ Gươm. Đức vua cầm bảo kiếm, nhưng không phải trong cảnh chinh chiến, mà lại đang trả gươm cho rùa thần.

Quay trở lại hiện tượng các nữ tướng trở thành các thủ lĩnh đánh đuổi giặc ngoại xâm như Bà Trưng, bà Triệu, những nghiên cứu mới về lịch sử cho ta những phát hiện thú vị. Trong cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, có tới ít nhất là 75 vị nữ tướng. Theo chính sử, Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa là để báo thù chồng là Thi Sách. Cách viết sử theo quan điểm Trung - Hiếu - Tiết- Nghĩa của Nho giáo, đã giải thích sự nổi dậy của Hai Bà Trưng như vậy, thì 75 bà tướng kia thì sao. Và cũng có những nghiên cứu khác chứng minh rằng, khi bà Trưng phất cờ nổi dậy thì chồng bà, ông Thi Sách vẫn còn sống. Và sử cũng không có nói bà Triệu nổi dậy vì thay thế vị trí của anh trai mình là Triệu Quốc Đạt. Thời của Bà Trưng bà Triệu, chắc hẳn nước Việt lúc đó còn duy trì chế độ mẫu hệ. Và việc người phụ nữ trở thành thủ lĩnh không nên hiểu đơn giản vì tài thao lược, sức mạnh hơn người. Những nữ thủ lĩnh có sứ mệnh giống như những là cờ trận, như tiếng trống trận. Sức mạnh của lá cờ, của hồi trống không giống với sức mạnh của gươm giáo, nó là một biểu tượng thu hút và khích lệ mọi lực lượng vùng lên. Cách tư duy về hình tượng người nữ anh hùng của những người nghệ nhân Đông Hồ rất xa lạ với tôi, nhưng có thể lại rất gần với bản chất của lịch sử. Khi hình tượng nữ anh hùng đã thấm sâu vào trái tim nhân dân thì những nghệ sỹ làng tranh Đông Hồ cứ hồ nhiên mà kể, kể bằng những mảng màu tươi tắn nhất, những đường nét ngộ nghĩnh nhất. Bức tranh đã đặt nhân vật vào vị trí chính diện một cách trọn vẹn. Hình tượng Bà Triệu cưỡi voi ở đúng vào vị trí trung tâm của bức tranh, nhưng không bị tĩnh lặng bởi cái vũ đạo tung tẩy của đôi cánh tay đang đang cầm hai dải áo.

Câu hỏi với tôi cho tới nay là, người phụ nữ anh hùng có còn là phụ nữ. Giống như câu chuyện về các nữ chiến binh trong thần thoại Hy lạp đã tự cắt đi một bên vú của mình để bắn cung được dễ dàng. Cặp vú dài của Bà Triệu có lẽ là một cản trở cho việc chinh chiến. Nên truyền thuyết kể rằng mỗi khi ra trận Bà phải cột nó ra…tận sau lưng. Những hình ảnh về người phụ nữ trong Bảo tàng Phụ nữ (tp. Hồ Chí Minh) cho tôi cảm nhận họ là người anh hùng cách mạng trước khi là phụ nữ. Người xem tới đây, trước hết được thấy những hình ảnh đấu tranh kiên cường bất khuất của phụ nữ miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau đấy, các du khách mới được thấy những hình ảnh dịu hiền của phụ nữ Việt Nam trong các trang phục truyền thống của các dân tộc. Nếu sẽ ra sao nếu trật tự các gian trưng bày sẽ làm ngược lại. Trước hết cho du khách xúc động trước vẻ đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, sau đó dành cho họ sự cảm động, sự khâm phục và kính phục trước những mất mát hy sinh trong chiến tranh và những chiến công lẫy lừng.

Lịch sử vẫn thường được viết qua lăng kính của giới mày râu. Nhưng nghệ thuật thì không hẳn như thế. Một người đàn bà đội vương miện cưỡi voi đã chễm chệ đi qua biết bao thế kỷ trọng nam khinh nữ, biết bao thế kỷ những người đàn bà không còn tên gọi, không được học hành, thi cử. Hình tượng Bà Triệu, người đàn bà cưỡi voi không một tấc sắt trên người xứng đáng là bức tranh kiệt xuất nhất về người nữ anh hùng Việt Nam. Bức tranh được những người nông dân mua về dán vào dịp Tết. Họ cứ dán thẳng bức tranh lên vách đất của những ngôi nhà nơi thôn quê. Bức tranh đã đi qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử. Trong tiếng pháo Tết rộn ràng Bà Triệu hiện về cùng với mùa Xuân, tươi tắn và rạng ngời hạnh phúc”.
Trương Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Ngô Thị Thảo May
15 tháng 2 2016 lúc 15:48

Có lòng yêu nước

 

Lê Nguyễn Trúc Anh
15 tháng 2 2016 lúc 16:15

có lòng yêu nước

 

co nang ghe gom
15 tháng 2 2016 lúc 19:44

có một tấm lòng yo nước mặc dù hai bà cng chỉ là con gái nhưng dũng cảm dám đứng lên để đánh lại giặc sang xâm lược nước ta

hai bà xứng đáng đc tôn vinh là nữ anh hùng của đất nước Việt Nam ta !!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Lê Quỳnh Nhi
Xem chi tiết
usagi stukino
31 tháng 3 2018 lúc 21:27

Khi nói đến gương anh hùng liệt nữ, đến truyền thống đấu tranh xâm lược của ngoại bang, người Việt Nam qua nhiều thời đại thường không quên nhắc đến cái tên Bà Triệu bên cạnh các gương liệt nữ khác như Hai Bà Trưng…

Triệu thị Trinh sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình hào trưởng. Triệu thị Trinh là một phụ nữ có tướng mạo kỳ là, người cao lớn vú dài nǎm thước. Bà là người tính tình vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trí lực hơn người. Truyền thuyết kể rằng, có lần xuất hiện một coi voi trắng một ngà phá phách ruộng nương, làng xóm, lầm chết người. Triệu Thị Trinh dũng cảm cầm búa nhảy lên đầu giáng xuống huyệt làm con voi lạ gục đầu xin qui thuận.

Khi nhà Ngô xâm lược đất nước gây nên cảnh đau thương cho dân chúng, khoảng 19 tuổi Triệu thị Trinh bỏ nhà vào núi xây dựng cǎn cứ, chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Khi anh trai nhắn về nhà chồng, bà đã trả lời tỏ rõ khí phách của mình mà đến nay không mấy người Việt Nam là không biết: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng là tì thiếp người ta”. Truyền thuyết kể rằng, nǎm 248 khi Triệu Thị Trinh khởi nghĩa trời đã sai đá núi loan tin tập hợp binh sĩ trong vùng. Đêm khuya từ lòng núi đá phát ra rằng: “Có Bà nữ tướng. Vâng lệnh trời ra. Trị voi một ngà. Dựng cờ mở nước. Lệnh truyền sau trước. Theo gót Bà Vương”. Theo đó dân chúng trong vùng hưởng ứng nhiệt liệt, có người mang theo cả bộ giáp vàng, khǎn vàng…. dâng cho bà. Anh trai bà là Triệu Quốc Đạt được tôn làm Chủ tướng. Bà Triệu là Nhuỵ Kiều tướng quân (Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa). Khi ra trận Bà mặc áo giáp vàng, chít khǎn vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi một ngà. Quân Bà đi đến đâu dân chúng hưởng ứng, quân thù khiếp sợ. Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Vương đánh giặc. Cho đến nay nhân dân vùng Thanh Hoá và lân cận còn nhiều câu ca, lời ru con nói về sự kiện này.

Sau hàng chục trận giao tranh với giặc, trận thứ 39 anh trai bà là Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu lên làm chủ tướng và lập nên một cõi giang sơn riêng vùng Bồ Điền khiến quân giặc khó lòng đánh chiếm. Biết bà có tính yêu sự sạch sẽ, ghét tính dơ bẩn, quân giặc bố trí một trận đánh từ tướng đến quân đều loã thể. Bà không chịu được chiến thuật đê hèn đó phải lui voi giao cho quân sĩ chiến đấu rồi rút về núi Tùng. Bà quì xuống vái trời đất: “Sinh vi tướng, tử vi thần” (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tự vẫn. Sau khi bà mất dân vùng Bồ Điền, Phú Điền vẫn nghe trên không trung tiếng cồng thúc quân, voi gầm, ngựa hí. Bà còn phù hộ cho nhiều thủ lĩnh sa này đánh tan quân xâm lược đất nước. Có người sau này lên làm ngôi vua, như Lý Bô, đã xây đền, lǎng mộ để ghi nhớ công ơn của Bà.

Đến nay chuyện Bà Triệu từ thế kỷ thứ II vẫn còn hằn đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Lǎng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện  Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của Dân tộc Việt Nam.

(mình chỉ biết đc thế thôi nha bạn)

Nguyễn Thị Huyền
31 tháng 3 2018 lúc 21:28
Truyền thuyết Bà Triệutruyện cổ tích

“Muốn coi lên núi mà coi
Có Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng”

Khi nói đến gương anh hùng liệt nữ, đến truyền thống đấu tranh xâm lược của ngoại bang, người Việt Nam qua nhiều thời đại thường không quên nhắc đến cái tên Bà Triệu bên cạnh các gương liệt nữ khác như Hai Bà Trưng…

Triệu thị Trinh sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình hào trưởng. Triệu thị Trinh là một phụ nữ có tướng mạo kỳ là, người cao lớn vú dài nǎm thước. Bà là người tính tình vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trí lực hơn người. Truyền thuyết kể rằng, có lần xuất hiện một coi voi trắng một ngà phá phách ruộng nương, làng xóm, lầm chết người. Triệu Thị Trinh dũng cảm cầm búa nhảy lên đầu giáng xuống huyệt làm con voi lạ gục đầu xin qui thuận.

Khi nhà Ngô xâm lược đất nước gây nên cảnh đau thương cho dân chúng, khoảng 19 tuổi Triệu thị Trinh bỏ nhà vào núi xây dựng cǎn cứ, chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Khi anh trai nhắn về nhà chồng, bà đã trả lời tỏ rõ khí phách của mình mà đến nay không mấy người Việt Nam là không biết: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng là tì thiếp người ta”. Truyền thuyết kể rằng, nǎm 248 khi Triệu Thị Trinh khởi nghĩa trời đã sai đá núi loan tin tập hợp binh sĩ trong vùng. Đêm khuya từ lòng núi đá phát ra rằng: “Có Bà nữ tướng. Vâng lệnh trời ra. Trị voi một ngà. Dựng cờ mở nước. Lệnh truyền sau trước. Theo gót Bà Vương”. Theo đó dân chúng trong vùng hưởng ứng nhiệt liệt, có người mang theo cả bộ giáp vàng, khǎn vàng…. dâng cho bà. Anh trai bà là Triệu Quốc Đạt được tôn làm Chủ tướng. Bà Triệu là Nhuỵ Kiều tướng quân (Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa). Khi ra trận Bà mặc áo giáp vàng, chít khǎn vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi một ngà. Quân Bà đi đến đâu dân chúng hưởng ứng, quân thù khiếp sợ. Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Vương đánh giặc. Cho đến nay nhân dân vùng Thanh Hoá và lân cận còn nhiều câu ca, lời ru con nói về sự kiện này.

Sau hàng chục trận giao tranh với giặc, trận thứ 39 anh trai bà là Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu lên làm chủ tướng và lập nên một cõi giang sơn riêng vùng Bồ Điền khiến quân giặc khó lòng đánh chiếm. Biết bà có tính yêu sự sạch sẽ, ghét tính dơ bẩn, quân giặc bố trí một trận đánh từ tướng đến quân đều loã thể. Bà không chịu được chiến thuật đê hèn đó phải lui voi giao cho quân sĩ chiến đấu rồi rút về núi Tùng. Bà quì xuống vái trời đất: “Sinh vi tướng, tử vi thần” (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tự vẫn. Sau khi bà mất dân vùng Bồ Điền, Phú Điền vẫn nghe trên không trung tiếng cồng thúc quân, voi gầm, ngựa hí. Bà còn phù hộ cho nhiều thủ lĩnh sa này đánh tan quân xâm lược đất nước. Có người sau này lên làm ngôi vua, như Lý Bô, đã xây đền, lǎng mộ để ghi nhớ công ơn của Bà.

Đến nay chuyện Bà Triệu từ thế kỷ thứ II vẫn còn hằn đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Lǎng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện  Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của Dân tộc Việt Nam.

hoàng nguyễn đức anh
Xem chi tiết
Hoàng
12 tháng 4 2022 lúc 8:08

Con người từ khi sinh ra và lớn lên để hoàn thiện bản thân cần nhiều yếu tố khác nhau. Chúng ta cần học hỏi, trau dồi không chỉ trong sách vở mà còn phải biết liên hệ thực tiễn để rút ra bài học. Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết ra ý kiến “Học đi đôi với hành” để khuyên nhủ con người. “Học đi đôi với hành” mang ý nghĩa là mỗi chúng ta lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn. Thiếu một trong hai yếu tố học hoặc hành thì con người khó có thể thành công trong cuộc sống, trên con đường mình đã chọn. Về việc học, sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình. Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công. Nếu mỗi người có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân. Học tập và trau dồi là quá trình mà mỗi con người có một đường đi khác nhau, chúng ta ai cũng hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn, chính vì thế, tầm quan trọng của việc học và hành từ bao đời nay đều rất quan trọng với con người, chúng ta hãy chăm chỉ học tập ngay từ hôm nay.

hoàng nguyễn đức anh
Xem chi tiết
Minh khôi Bùi võ
12 tháng 4 2022 lúc 8:13

tham khảo
Ai cũng mong muốn mình trở thành những người tài năng, giỏi giang để có một cuộc sống tốt đẹp và cống hiến cho xã hội văn minh hơn. Để làm được điều này, chúng ta cần áp dụng phương pháp học đi đôi với hành ngay từ hôm nay. “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. Còn “Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. Trong thời đại của khoa học phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng được đạt ra một cách nghiêm túc. Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống. Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi. “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn hiện nay là nước ta còn quá coi trọng lí thuyết mà chưa đầu tư nhiều cho thực hành. Vấn đề này một mặt đến từ nhận thức của học sinh, mặt khác còn do chúng ta chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hành để áp dụng những kiến thức từ sách vở vào cuộc sống. Là một học sinh, chúng ta cần phải nghiêm túc trong việc học. Học là phải hiểu, và hiểu là phải thực hành. Không học vẹt, học tủ, học qua loa cho có. Khi học xong thì cần phải ôn lại bài và làm lại các bài tập vận dụng để có thể nhớ được những bài vừa học. Và một điều không thể thiếu là cần phải sáng tạo, mạnh dạn nói lên kiến thức và suy nghĩ của mình để góp phần cho việc học thêm tốt và thành công hơn.

Nhu Quynh
Xem chi tiết
Ngô Kim Thang
Xem chi tiết