Những câu hỏi liên quan
Cuong Nguyen
Xem chi tiết
Lan Phương
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
18 tháng 4 2022 lúc 6:39

Qua bài " Sông núi nước Nam " , văn bản chỉ khẳng định nước có chủ nghĩa thì có vua Nam ở. Thì ở bài " Nước Đại Việt ta " , Nguyễn Trãi lại chứng minh nước nhà có độc lập dân tộc bằng việc khẳng định rõ nước ta có quốc hiệu , có nền văn hiến lâu đời , có bề dạy lịch sử riêng của dân tộc , lãnh thổ rieng , có chủ quyền , chế độ và phong tục riêng . Qua đây , ta cũng đã thấy được văn bản " Nước Đại Việt ta " có học thuyết về quốc gia hơn " Sông núi nước Nam ". Đồng thời , người đọc cũng thấy được giọng nói hào hùng , lời văn nhịp nhàng , ngân vang của tác giả . Văn bản có đoạn đầu bài một sự đối lập từ khái quát cho đến cụ thể , lại còn giàu chứng cớ lịch sử khiến cho ai ai là con dân đất Việt cũng có cảm xúc tự hào . Có lẽ , cả 2 văn bản đều rất hay và thể hiện chủ quyền nước ta , cũng đều được coi là bản tuyên ngôn độc lập của nước ta nhưng " Nước Đại Việt ta" lại có những điều tiến bộ , phát triển hơn với tính toàn diện,sâu sắc của từng lời thơ trong nó . Phải chăng , càng ngày càng về sau thì con người ta lại càng phát triển , thông minh và tốt đẹp hơn , điều đó đã được chứng minh qua việc ta so sánh " Sông núi nước Nam " và " Nước Đại Việt ta".

Bình luận (0)
응 우옌 민 후엔
Xem chi tiết
Vũ Khôi Nguyên
6 tháng 4 2021 lúc 20:48

Trước khí thế tiến công ào ạt của ba mươi vạn quân Nguyên lần thứ hai sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn đã viết bài: Hịch tướng sĩ để khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến đấu của các tướng sĩ. Tác phẩm của Trần Quốc Tuân không những là một áng thiên cổ hùng văn mà còn “bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước, và tinh thần trách nhiệm của ông trước hoạ ngoại xâm”.

      Trước hết, đúng như ý kiến đã nhận định, bài Hịch tướng  sĩ đã thể hiện sâu sắc nhiệt tình yêu nước của người trước hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại xâm.

      Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn không thể nhắm mắt bịt tai trước những hành vi ngang ngược của sứ giả nhà Nguyên mà ông đã tức giận gọi chúng lũ diều hâu  dê chó, hổ đói”, những con vật hung dữ; để bày tỏ thái độ căm thù, khinh bỉ. Bằng lối văn biền ngẫu nhịp nhàng và rắn rỏi, Trần Quốc Tuấn vạch mặt bọn giả nhân giả nghĩa, có lòng tham không đáy, mưu toan vét sạch tài nguyên của cải đất nước ta.

      "... thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụạ; để thoả lòng tham không cùng, lấy hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn,..”

      Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn đã quên ăn, mất ngủ, đau lòng nát ruột vì chưa có cơ hội để “xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù” cho thoả lòng tức giận. Ông sẵn sàng hy sinh, để cho Tổ quốc được độc lập, tự do. Ông viết: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

      Điều rất dễ hiểu là nếu không vì nhiệt tình yêu nước nồng nàn thì Trần Quốc Tuấn đã không thể đau đớn dằn vặt căm thù sôi sục như thế!

      Mặt khác, hài Hịch tướng sĩ còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của vị chủ soái trước cảnh Tổ quốc đang lâm nguy bằng những lời phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ vô trách nhiệm.

      Ông đã khéo léo nêu lên lòng yêu thương của ông đốì với các tướng sĩ, cùng với tinh thần đồng cam cộng khổ của ông để khơi gợi sự hồi tâm của họ. Giọng văn của ông vô cùng thiết tha và thấm thìa: “.. không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta tăng chức, lương ít thì ta cấp bổng...”

      Tiếp đến, bằng những hình ảnh tiêu biểu đầy xúc động, ông đã nêu lên những hậu quả nghiêm trọng, không những sẽ xảy đến cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách nhiệm ấy, một khi đất nước rơi vào tay quân thù. Bằng cách sử dụng các hệ thống từ dồn dập “chẳng những ... mà... cũng” lặp đi lặp lại có giá trị nêu bật những hậu quả tai hại, những nỗi khổ nhục của người dân mất nước, Tổ quốc mất độc lập, tự do:

      "... Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên...

      Tinh thần trách nhiệm của ông còn thệ hiện ở việc ông viết nên cuốn Binh thư yếu lược để cho các tướng sĩ rèn luyện. Đối với ông,  yên nước là phải có bổn phận giữ nước, phải có hành động thiết thực cứu nước tầm binh pháp các thời để tạo nên bí quyết chống giặc, phá giặc, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của người chỉ huy công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Chính lòng yêu nước mãnh liệt tinh thần trách nhiệm cao độ của ông đã đốt cháy lên ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng trong lòng các tướng sĩ lúc bấy giờ.


 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Như Yến Trân
6 tháng 4 2021 lúc 20:48

???????????

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
wowowow
6 tháng 4 2021 lúc 20:49

trước khí thế tiến công ào ạt của ba mươi vạn quân Nguyên lần thứ hai sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn đã viết bài: Hịch tướng sĩ để khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến đấu của các tướng sĩ. Tác phẩm của Trần Quốc Tuấn không những là một áng thiên cổ hùng văn mà còn "bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước, và tinh thần trách nhiệm của ông trước hoạ ngoại xâm".

Trước hết, đúng như ý kiến đã nhận định, bài Hịch tướng sĩ đã thể hiện sâu sắc nhiệt tình yêu nước của người trước hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại xâm.

Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn không thể nhắm mắt bịt tai trước những hành vi ngang ngược của sứ giả nhà Nguyên mà ông đã tức giận gọi chúng "lũ diều hâu dê chó, hổ đói", những con vật hung.dữ; để bày tỏ thái độ căm thù. khinh bỉ. Bằng lối văn biền ngẫu nhịp nhàng và rắn rỏi, Trần Quốc Tuân vạch mặt bọn giả nhân giả nghĩa, có lòng tham không đáy, mưu toan vét sạch tài nguyên của cải đất nước ta.

"... thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụạ; để thoả lòng tham không cùng, lấy hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn,.."

Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuân đã quên ăn, mất ngủ, đau lòng nát ruột vì chưa có cơ hội để "xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù" cho thoả lòng tức giận. Ông sẵn sàng hy sinh, để cho Tổ quốc được độc lập, tự do. Ông viết: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

Điều rất dễ hiểu là nếu không vì nhiệt tình yêu nước nồng nàn thì Trần Quốc Tuấn đã không thể đau đớn dằn vặt căm thù sôi sục như thế!

Mặt khác, hài Hịch tướng sĩ còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của vị chủ soái trước cảnh Tổ quốc đang lâm nguy bằng những lời phê phán nghiêm khắc thái độ hàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ vô trách nhiệm.

Ông đã khéo léo nêu lên lòng yêu thương của ông đốì với các tướng sĩ, cùng với tinh thần đồng cam cộng khổ của ông để khơi gợi sự hồi tâm của họ. Giọng văn của ông vô cùng thiết tha và thấm thìa: ".. không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta tăng chức, lương ít thì ta cấp bổng..."

Tiếp đến, bằng những hình ảnh tiêu biểu đầy xúc động, ông đã nêu lên những hậu quả nghiêm trọng, không những sẽ xảy đến cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách nhiệm ấy, một khi đất nước rơi vào tay quân thù. Bằng cách sử dụng các hệ thống từ dồn dập "chẳng những ... mà... cũng" lặp đi lặp lại có giá trị nêu bật những hậu quả tai hại, những nỗi khổ nhục của người dân mất nước, Tổ quốc mất độc lập, tự do:

"... Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên...

Tinh thần trách nhiệm của ông còn thệ hiện ở việc ông viết nên cuốn Binh thư yếu lược để cho các tướng sĩ rèn luyện. Đối với ông, yên nước là phải có bổn phận giữ nước, phải có hành động thiết thực cứu nước tầm binh pháp các thời để tạo nên bí quyết chống giặc, phá giặc, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của người chỉ huy công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Chính lòng yêu nước mãnh liệt tinh thần trách nhiệm cao độ của ông đã đốt cháy lên ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng trong lòng các tướng sĩ lúc bấy giờ.

Từ sự nhìn thấu dã tâm của giặc, nhận thức rõ mối hoạ của Tổ quốc, ông đã chứng minh sự còn mất của mỗi quan tướng, gắn liền với sự thắng bại của cuộc kháng chiến; lợi ích thiết thân của họ gắn liền với lợi ích lối cao của Tổ quốc. Chính vì thế bài Hịch tướng sĩ đã biểu hiện một chủ nghĩa yêu nước chân chất mà sâu sắc, đã biểu hiện một nhận thức hồn nhiên và cụ thể đầy tinh thần trách nhiệm của Hưng Đạo Đại Vương đầy lòng yêu nước...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Oanh Ngô
Xem chi tiết
Huy Khánh Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 2 2017 lúc 15:50

Tiêu chí để trích dẫn chứng:

- Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng của tác phẩm Tắt Đèn cao hơn những người theo chủ nghĩa cải lương, hoài cổ

+ Ông chú ý nhấn mạnh các mặt của cảnh đời

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 11 2019 lúc 18:19

b, Sắc thái biểu cảm của từ ngữ in đậm phù hợp với đối tượng nghị luận

    + Người viết gọi Huy Cận là “chàng” vì tác giả Lửa thiêng lúc đó còn rất trẻ

- Những từ ngữ: “linh hồn Huy Cận”, “nỗi hắt hiu trong cõi trời”, “hơi gió nhớ thương” phù hợp với hồn thơ Huy Cận vốn nhạy cảm với không gian đặc biệt không gian vũ trụ vô bờ bến, với hình ảnh trăng, gió, mây…

- Từ chàng được thay bằng các từ: thi sĩ, nhà thơ, Huy Cận…

- Cụm từ “ nỗi hắt hiu cõi trời” bằng “nỗi buồn trong không gian”

- Cụm từ: “hơi gió nhớ thương” bằng “tình cảm nhớ thương”

Nếu thay như vậy, cách diễn đạt của đoạn văn thiếu cảm xúc

Bình luận (0)