Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 6 2018 lúc 8:52

Bên cạnh nội dung yêu nước là chủ đề xuyên suốt các sáng tác trung đại giai đoạn trước đó, ở giai đoạn văn học này (từ TK XVIII đến TK XIX) xuất hiện một vài nội dung mới:

+ Chạy giặc, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu): âm hưởng hùng tráng về thời kì bi thương của dân tộc nhưng cũng đầy tự hào.

+ Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ): tư tưởng canh tân, đổi mới đất nước

+ Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh): ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước

+ Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) Nỗi lòng hướng về dân chúng,và tình yêu nước thầm kín

+ Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương): tình cảnh mất nước và nỗi lòng thương xót của tác giả

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 4 2019 lúc 12:05

Chọn đáp án: A

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 8 2018 lúc 4:36

Chọn đáp án: B

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 6 2018 lúc 13:53

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 7 2017 lúc 14:43

Văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa vì:

- Lúc bấy giờ, xã hội phong kiến từng bước khủng khoảng, khởi nghĩa, chiến tranh liên miên

- Chủ nghĩa nhân đạo lúc này trở thành một trào lưu, với hàng loạt tác phẩm tên tuổi: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm… gắn liền với các tác giả Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương…

- Nội dung thể hiện của chủ nghĩa nhân đạo:

+ Các tác giả hướng tới giá trị cao đẹp của con người

+ Sự cảm thương cho những kiếp người nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ

+ Khẳng định đề cao nhân phẩm, truyền thống đạo lý, nhân nghĩa của con người

- Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến kết XIX là:

+ Hướng tới quyền sống của con người

+ Ý thức về cá nhân mạnh mẽ hơn: tài năng, quyền sống, hạnh phúc cá nhân…

Nội dung cơ bản: “Đề cao vẻ đẹp và tài năng của con người (Truyện Kiều), khao khát hạnh phúc lứa đôi ( Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 4 2019 lúc 18:19

Chọn đáp án: C

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 5 2018 lúc 9:52

Lời giải:

Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng ở các thế kỉ XV – XVII:

- Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

- Nhiều người châu Âu đến buôn bán thời kì này đã miêu tả cuộc sống thanh bình, trù phú của người Lào và cho biết đất nước có nhiều sản vật quý như thổ cẩm, cánh kiến, ngà voi...

- Trong quan hệ đối ngoại, Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng, đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Mi-an-ma vào nửa sau thế kì XVI bảo vệ thành công chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của mình.

- Dưới thời Xu-li-nha Vông-xa, đất nước được chia thành 7 tỉnh. Dưới vua có một phó vương và 7 quan đại thần kiêm tổng đốc 7 tỉnh. Quân đội được chia làm hai loại: quân thường trực của nhà vua và quân địa phương. Nhà vua còn mua thêm một số vũ khí của thương nhân châu Âu để trang bị cho quân đội.

=> Loại trừ đáp án: B

Đáp án cần chọn là: B

Bình luận (0)
Gia Hân
Xem chi tiết
nguyễn thị thanh ngọc
Xem chi tiết
nguyễn thị thanh ngọc
16 tháng 4 2017 lúc 15:05

viết thành bài văn hoàn chỉnh giùm mk nha

HELP ME //////////

Bình luận (0)
Anime đẹp
16 tháng 4 2017 lúc 15:11

Từ khi Ngô Vương Quyền đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, giành được nền độc lập, tự chủ, dân tộc ta không ngừng đấu tranh anh dũng để bảo vệ đất nước suốt mấy thế kỉ dài.

Trong bối cảnh lịch sử đó, văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV đã thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược của dân tộc ta.

Qua một số tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học này, ta hảy làm sáng tò vấn đề trên.

Thế kỉ X đến thế kỷ XV là thời kì lịch sử có nhiều chiến công hiển hách của dân tộc ta trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước: phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh qua các trận chiến Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng, với những tên tuổi chói lọi của các anh hùng Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi.

Nội dung văn học thời kì này phản ánh tinh thần yêu nước với những biểu hiện cụ thể.

* Yêu nước là thương dân, vì dân diệt bạo

Trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc.

Hịch tưởng sĩ lên án bọn giặc xâm lược với thái độ sôi sục, coi giặc như cú diều, dê chó, hổ đói, trực tiếp bộc lộ nỗi căm hờn qua lời tâm sự của chủ tướng: nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, thề rằng sẽ xã thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Bình Ngô đại cáo cũng miêu tả giặc như một bầy dã thú, thằng há miệng, đứa nhe răng để tàn hại nhân dân ta.

Thương dân điêu linh vì giặc đày đoạ, vơ vét, khủng bố tàn sát, nên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã:

Ngẫm thù lớn há đội trời chung;

Căm giặc nước thề không cùng sống.

Để vì dân mà diệt bạo:

Việc nhân nghĩa cốt ở yến dân;

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

(Bình Ngô đại cáo)

* Yêu nước là xây dựng đất nước hoà binh

Mong ước giang san bền vững muôn đời:

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy nghìn thu.

(Phò giá về kinh)

tinh-than-yeu-nuoc

Nội dung chủ yếu của văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược.

Tự hào khi đất nước, sạch bóng quân thù, mở đầu một giai đoạn xây dựng hoà bình:

Giặc tan muôn thuở thanh bình

Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.

(Phủ sông Bạch Đằng)

Muôn thuở nền thái bình vững chắc

Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.

(Đình Ngữ đại cáo)

* Ý thức độc lập tự chủ và tỉnh thần quật khởi chống xâm lược

Thể hiện qua lời cảnh cáo bọn giặc cướp nước:

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

Chúng bay sẽ bị đánh ten bời.

(Sông núi nước Nam)

Thể hiện qua lời Hịch của Trần Quốc Tuấn quyết bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai, qua chí khí hào hùng của tướng lãnh, hào khí ngất trời của ba quân đời Trần:

Múa giáo non sống trải mấy thu

Ba quân khí mạnh át sao Ngưu.

(Tỏ lòng)

Thể hiện nỗi đau lòng nhức óc, mưu tính việc khôi phục nền độc lập cho nước nhà qua lời Đại cáo bình Ngô:

Những tràn trọc trong cơn mộng mị;

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.

(Bình Ngô đại cáo)

* Ý chí chiến đấu kiên cường, lập chiến công lừng lẫy, đuối giặc ra khỏi bờ cõi

Chiến thắng rực rỡ trong đời Trần:

Chương Dương cướp giáo giặc.

Hàm Tử bắt quân Hồ.

(Phò giá về Kinh)

Với khí thế oai hùng:

Thuyền bè muôn đội Tinh kì phấp phới.

Tì hổ ba quân .

Giáo gươm sáng chói.

(Phứ sông Bạch Đằng)

Ỹ chí kiên cường dũng mãnh của nghĩa quân Lam Sơn:

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn;

Voi uống nước, nước sông phải cạn.

Tiến công giặc như vũ bão, chiến thắng oanh liệt:

Đánh một trận sạch không kình ngạc;

Đánh hai trận tan tác chim muông.

Nổi gió to quét sạch lá khô

Thông tổ kiến phá toang đê vờ.

(Bình Ngô đại cáo)

Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai đoạn giành độc lập và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta. Quá trình lịch sử vẻ vang đó chẳng những ghi nhận những chiến công hiển hách của dân tộc mà còn xây dựng được một nền văn học viết rất đáng tự hào.

Nền văn học viết đó, với nội dung chủ yếu là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược, đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta

Bình luận (0)
Thảo Phương
16 tháng 4 2017 lúc 15:39

I. MỞ BÀI

- Từ khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, giành được nền độc lập, tự chủ, dân tộc ta không ngừng đấu tranh anh dũng để bảo vệ đất nước suốt bao thế kĩ.

- Trong bối cảnh lịch sử đó, văn học từ thê kỉ X đến thế kỉ XV đã thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước, tinh thần quật khơi chống xâm lược của dân tộc ta.

- Qua một số tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học này, ta hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.

II. THÂN BÀI

A. TINH THẦN YÊU NƯỚC

- Thê kỉ X đến thế kỉ XV là thời kì lịch sử có nhiều chiến công hiển hách của dân tộc ta trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước: phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh qua các trận chiến Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng với những tên tuổi chói lọi của các anh hùng Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi.

- Nội dung văn học thời kì này phản ánh tinh thần yêu nước với những biểu hiện cụ thể.

1. Yêu nước là thương dân, vì dân diệt bạo

- Trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc.

Hịch tướng sĩ lên án bọn giặc xâm lược với thái độ sôi sục, coi giặc như cú diều, dê chó, hổ đói, trực tiếp bộc lộ nỗi căm hờn qua lời tâm sự của chủ tướng nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, thề rằng sẽ xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Binh Ngô đại cáo cũng miêu tả giặc như một bầy dã thú, thằng há miệng, đứa nhe răng để tàn hại nhân dân ta.

- Thương dân điêu linh vì bị giặc đày đọa, vơ vét, khủng bố tàn sát, nên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã:

Ngẫm thù lớn há đội trời chung,

Căm giặc nước thề không cùng sống.

- Để vì dân mà diệt bạo:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

(Bình Ngô đại cáo)

2. Yêu nước làxây dựng đất nước hòa bình

- Mong ước giang san bền vững muôn đời:

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy nghìn thu.

(Phò giá về kinh)

- Tự hào khi đất nước sạch bóng quân thù, mở đầu một giai đoạn xây dựng hòa bình:

Giặc tan muôn thuở thanh bình

Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.

(Phú sông Bạch Đằng)

Muôn thuở nền thái bình vững chắc,

Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.

(Bình Ngô đại cáo)

B. TINH THẦN QUẬT KHỞI CHỐNG XÂM LƯỢC

1. Ý thức độc lập tự chủ và tinh thần quật khởi chống xâm lược

- Thể hiện qua lời cảnh báo bọn giặc cướp nước:

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

(Sông núi nước Nam)

- Thể hiện qua lời hịch của Trần Quốc Tuấn quyết bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cáo Nhai; qua chí khí, hào hùng của tướng lãnh, hào khí ngất trời của ba quân đời Trần:

Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh át sao Ngưu.

(Tỏ lòng)

- Thể hiện nỗi đau lòng nhức óc, mưu tính việc khôi phục nền độc lập cho nước nhà qua lời Đại cáo bình Ngô:

Những trằn trọc trong cơn mộng mị,

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.

(Bình Ngô đại cáo)

2. Ý chí chiến dấu kiên cường, lập chiến công lừng lẫy đuổi giặc ra khỏi bờ cõi

- Chiến thắng rực rỡ trong đời Trần:

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân Hồ

(Phò giá về kinh)

- Với khí thế oai hùng:

Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới

Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.

(Phú sông Bạch Đằng)

- Ý chí kiên cường dũng mãnh của nghĩa quân Lam Sơn:

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,

Voi uống nước, nước sông phải cạn.

- Tiến công giặc như vũ bão, chiến thắng oanh liệt:

Đánh một trận, sạch không kinh ngạc,

Đánh hai trận, tan tác chim muông.

Nổi gió to trút sạch lá khô

Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.

(Bình Ngô đại cáo)

III. KẾT BÀI

- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai đoạn giành độc lập và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta. Quá trình lịch sử vẻ vang đó chẳng những ghi nhận những chiến công hiển hách của dân tộc mà còn xây dựng được một nền văn học viết rất đáng tự hào.

- Nền văn học viết đó, với nội dung chủ yếu là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược, đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 6 2019 lúc 9:26

Nội dung yêu nước: Sông núi nước Nam, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Thuật hoài…

Nội dung nhân đạo: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Bánh trôi nước

- Nội dung thế sự: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…

Bình luận (0)