tìm 2 hình ảnh những cây cổ thụ bên bờ sông ở đoạn đầu và cuối văn bản .Phát hiện xem tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả chúng và nêu ý nghĩa của mỗi hình ảnh
Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.
Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:
+ Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.
-> Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu
+ Dọc sườn núi, những cây to mọc…tiến về phía trước.
-> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.
trong văn bản vượt thác,nhà văn Võ Quảng đă miêu tả hình ảnh nhưng cây cổ thụ bên bờ sông ở đoạn đầu và đoạn cuối.Hãy chỉ ra 2 hình ảnh ấy, phát hiện các biện pháp tu từ được sử dụng và cho biết ý nghĩa của cách diễn đạt khác nhau đó
Trong bài Vượt thác:
Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những câu cổ thụ trên bờ sông.Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp
Trong sách bài tập nha
Hình ảnh những chòm cổ thụ trên bờ sông:
- Ở đoạn đầu: "Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước."
=> Tác giả sử dụng phép nhân hóa, khiến chòm cổ thụ giống như những người từng trải, biết trầm ngâm suy ngẫm về sự đời.
- Ở đoạn cuối: "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước."
=> Tác giả sử dụng phép so sánh, khiến chòm cổ thụ hiện lên như những cụ già, định hướng, chỉ đường cho những cây con (đám con cháu)
TRONG VĂN BẢN VƯỢT THÁC
Tìm những chi tiết miêu tả hàng cổ thụ ở hai bên dòng sông Thu Bồn?
Cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? nêu tác dụng của nó?
Câu 1:
- Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông nhiều thác ghềnh thì “Những chòm cổ thụ đứng dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước” vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác
- Ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện lên “mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước". Hình ảnh này biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.
Câu 2:
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, nghệ thuật tả cảnh, tả người.
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó: khiến cảnh vật từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác thêm tự nhiên và sinh động
Câu 3Em hãy tìm một biện pháp tu từ nghệ thuậtnhân hóa hoặc so sánh được tác giả sử dụng trong đoạn trích? (0.5
Câu 4
Phân tích tác dụng của biện pháp tutừ nghệ thuật đó.
Câu 5. Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả dòng sông và cảnh vật hai bên cầu Hiền Lương
Câu 6 Nhữngchi tiết, hình ảnh miêu tả dòng sông cùngcảnh vật hai bên cầu Hiền Lươnggợi cho em cảm nhận được điều gìvề dòng sông
7 Qua các chi tiết miêu tả cảnh vật dòng sông và hai bên bờ sông Hiền Lươngem cảm nhận được điều gì về tình cảm của tác giả? (
Câu 8. Đoạn trích vĂn bảntrên thuộc thể loạivăn họcnào? (0.5đ)
Câu 9. Hãy chỉ ra những đặc điểm cơ bản về thể loại của trích đoạn văn bản trên?
Mọi người ơi giúp mik với mik đang cần gấp ạ
“Đôi bờ Hiền Lương, hò hẹn mãi thế rồi cũng đến”,theo“Phương Nam văn hóa và phát triển”,ngày 20/9/2018
Cho 2 đoạn sau
Dọc sông,những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
Dọc sườn núi,những đám cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô dám con cháu tiến về phía trước
Theo em tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ở mỗi hình ảnh và nêu ta nghĩa của mỗi hình ảnh
Đoạn 1: Nghệ thuật nhân hóa
+ Khi con thuyền chuẩn bị vượt qua khúc sông có nhiều thác dữ thì:" Dọc sông, những......nhìn xuống nước" như những hình ảnh của các cụ già từng trải đang dặn dò con cháu về độ nguy hiểm của những con thác trước mặt. Đồng thời dáng vẻ ấy cũng truyền cho con cháu 1 niềm tin, sức mạnh để vượt qua thác dữ
Đoạn 2: Nghệ thuật so sánh
+Khi con thuyền vượt qua khỏi thác, hình ảnh cây cổ thụ lại xuất hiện:" Dọc sường núi, những đám cây to......về phía trước". Với hình ảnh này cho ta thấy những căng thẳng, lo lắng khi vượt thác đã qua, con người đã chiến thắng thác dữ và niềm vui ấy đang dâng đầy. Đồng thời hình ảnh cây cổ thụ với biện pháp so sánh và nhân hóa còn tiếp tục như động viên, thúc dục những người trên thuyền nhanh tiến về phía trước với khí thế mạnh mẽ
*Toàn bộ là gợi ý của cô giáo dạy văn lớp mình đấy
Nếu hay thì k cho mình nha
trong văn bản vượt thác có hai hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông.Đó là những hình ảnh hàm ẩn ý nghĩa sâu sắc mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc.Em hãy tìm và nêu ý nghĩa của 2 hình ảnh ấy
+ Những bãi dâu trải ra bạt ngàn…xa tít. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Những chòm cổ thụ, núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang.
+ Đến Phường Rạnh, cảnh sắc bắt đầu thay đổi. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?
Hàng tre là hình ảnh thực và hình ảnh mang tính biểu trưng:
+ Hình ảnh tre là hình ảnh thân thương của làng quê, là biểu tượng của dân tộc Việt kiên cường, bất khuất
+ Hàng tre đứng thẳng hàng chính là sự ngay thẳng của người Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, vẫn hiên ngang
+ Hình ảnh tre ở cuối bài được nhấn mạnh tính đoàn kết, trung hiếu- phẩm chất tốt đẹp của người Việt
- Xây dựng kết cấu đối ứng với hình ảnh tre ở đầu – cuối bài nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, và nhấn mạnh cảm xúc.
→ Tác giả xây dựng hình ảnh có tính biểu tượng- hàng tre
Câu 1: đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới :
a, Dòng sông Năm Căn mênh mông....(cho đến) trường thành vô tận.
(Sông nước Cà Mau)
b.Chỉ một chốc sau,...(cho đến)chuẩn bị vượt nhiều thác nước.
(Vượt thác)
1.Cùng miêu tả cảnh dòng sông nhưng vị trí quan sát ở hai văn bản trên giống và khác nhau ở chỗ nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến trình tự miêu tả?
2.Ghi lại những câu văn có sử dụng phép so sánh ở hai đoạn văn trên và nêu tác dụng của chúng.
Câu 2:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Bởi tôi ăn uống điều độ...(đến) đưa hai chân lên vuốt râu"
(Bài học đường đời đầu tiên)
1.đoạn văn trên đc kể và tả = lời của ai? Cách kể và tả đó có tác dụng gì?
2.biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn văn là gì? nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy
3.viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật đang tự họa bức chân dung của mình trong đoạn văn trên.Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phép so sánh.