Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Mạnh Khôi
Xem chi tiết
bùi thị diệu hương
22 tháng 1 2018 lúc 22:49

Bài làm

Nếu ca dao là suối nguồn dân tộc, hướng ta đến cái chân, thiện, mĩ của cuộc đời thì tục ngữ là kho sách bề thế dạy cho ta trở thành người tốt, người khôn ngoan. Tục ngữ luôn cho ta những triết lý sống hay, rút ra kinh nghiệm trong cuộc sống và qua đó tôi biết rằng: “Con người có trăm tính tốt và muôn vàn thói xấu”. “Tự phụ” là thói xấu luôn làm tôi thất bại trong mọi hoàn cảnh, dù tôi là kẻ có sức lực đến cỡ nào, vì vậy mọi người chúng ta “chớ nên tựphụ”. Chúng ta hiểu gì, biết gì từ câu tục ngữ đó ?

“Tự phụ” là gì ? Tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao mình trước mặt người khác. “Tự phụ” là không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn coi mình là trên hết thiên hạ. Những người có tính tự phụ sẽ tự cho mình “có quyền” không tuân thủ các qui định, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ đã phán rằng: “Nếu những người tự tin sẽ có mức độ hướng ngại, hòa đồng, tự trọng và ngay thẳng cao hơn thì tính tự phụ thường gắn liền với sự ích kỉ và sự thổthẹn. “Một thầy cô giáo luôn tự phụ về tài năng giảng dạy của mình.” Tôi còn nhớ, chú kể với tôi sau khi giao lưu với người Nhật, và người Nhật ấy đã nói rằng: “Khi mười thằng Nhật phải sợ một người Việt Nam thì một ngày nào đó trong thi cử mười thằng Việt Nam sẽ sợ một thằng Nhật.” Tóm lại “tựphụ” là thói xấu luôn làm mọi người thất bại, bị mọi người xa lánh.

Vì sao con người có thói “tự phụ” ? Bởi cái tôi trong mỗi người luôn tồn tại. Thông thường tính “tự phụ” xuất hiện ở những người tài giỏi, thông minh. “Hắn biết mình thông minh, tài giỏi nên rất tự phụ.” Đồng thời do trình độ nhận thức không phù hợ, không chính xác nên dẫn đến hiện tượng tự đánh giá quá cao thành tích của mình trong mối quan hệ tổng hòa của gia đình, tổ chức cộng đồng hay toàn xã hội. Cuộc đời không ai hoàn hảo cả, ai cũng một lần đã tự trải qua trong cuộc đòi mình. Các bạn đã bao giờ hỏi: “Một đất nước mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến như nước Mĩ đã không giành được sự thắng lợi trong cuộc xâm lược Việt Nam ta chưa ?” Một đất nước mạnh mẽ như Mĩ luôn có thói kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là kẻ thắng lợi, không bao giờ thất bại và cứ như thế Mĩ đã chuốc lấy thất bại.

Vì sao “chớ nên tự phụ” ? Vì hiểu biết của một người không thể nào có thể đem so sánh với biển tri thức của nhân loại. “Điều ta biết chỉ là hạt cát nhỏ giữa sa mạc, là giọt nước giữa đại dương mênh mông.” Theo M.Captông đã từng nói: “Người nào tô điể mtheem vẽ quan trọng cho công việc tầm thường, thì người đó là kẻ tầm thường trong những việc quan trọng.” Còn hơn thế nữa, Paplôp đã khẳng định: “Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi điều và dù người ta có đánh giá bạn cao đến đâu nữa, bạn vẫn phải luôn có lòng dũng cảm tự nhủ: ta là kẻ dốt nát. Đừng để tính tự ngạo, tự phụxấm chiếm bạn. Vì nó, bạn có thể bướng bỉnh ở chỗ cần tán thành, vì nó, bạn sẽ từ chối lời khuyên có ích và sự giúp đỡ thân ái, vì nó, bạn sẽ mất mức độkhách quan.” Tóm lại tôi đã rút ra được rằng: “Sống ở đời phải biết nhìn lên và không biết nhìn xuống.”

Tác hại của “tự phụ” như thế nào ? Người tự phụ không biết lắng nghe, không chị học hỏi, luôn tự thu mình trong vỏ ốc của cá nhân, nên dễ bị lạc hậu, chậm tiến. Người tự phụ không bao giờ nhận được sự yêu mến, nễ trọng của mọi người, mà thay vào đó là sự xa lánh, rùng rẫy, miệt khinh. Hơn thếnữa “tự phụ” là thói xấu có hại. Nó làm cho người ta ảo tượng về mình. Tài năng chỉ chút đỉnh nhưng lại tưởng mình là thiên tài, để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng ghét. Kẻ tự phụngồi đâu cũng thích nói về mình, khoe khoang cái mình có, thậm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mản tính thích hơn của con người. Vì không nhận thức đúng đắn về bản thân nên kẻ mắc bệnh “tựphụ” khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của số đông. Tính tự phụ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con người. Những người kiêu ngạo sẽ hình thành bức màn ngăn cách với thế giới bên ngoài.

 Để khắc phụ thói tự phụ mọi người chúng ta phải: sống khiêm nhường, hòa đồng với mọi người. Luôn biết lắng nghe, không ngừng học hỏi. Dám phê bình và tự phê bình bản thân mình, không nên dấu dốt. Biết tán thưởng thành tích của người khác, biết giá trị của tính đồng đội để hòa nhập được với bạn bè. Khi gặp thất bại, bạn hãy luôn luôn nhớ rằng: “Thất bại luôn là bài học tốt cho sự thành công sau này.” Phải sớm tránh xa khỏi ánh hào quang của những lời khen ngợi. “Mình cao còn có người khác cao hơn, không ai hoàn hảo cả.” Chúng ta phải coi, tu dưỡng bản thân đức tính khiêm tốt. “Khiêm tốn là một loại nhân đức tu chỉnh thói tự phụ.” Phải cố gắng luyện tập đức khiêm tón dù khó khăn cách mấy cũng chẳng ngại ngùng. Thời gian và sự bền bỉ rất càn thiết cho việc bỏ bớt tính tự phụ. Chúng ta không thểbiến đổi bản chất của thói tự phụ trong mốt sớm một chiều.

Làm sao có thể kể hết được nội dung của thói “tự phụ”. Bởi vì nó quá sâu xa và triết lý. Nó giống như chiếc máy dự báo được tương lai, nó chỉ cho ta biết mộ phần cốt lõi nào đó về thói tự phụ, khuyên răng ta “chớ nên tựphụ”. Tôi – bản thân là một học sinh, luôn tạo đứng tính khiêm tốn, không nên tự phụ trong công việc họt tập. Nếu ai đã tập được đức khiêm tốn thì khi đó trước mắt ta ánh lên màu hồng hạnh phúc, một nụ cười hài lòng và đầy kiêu hãnh. 

k mk nha!!!

lê trần minh quân
22 tháng 1 2018 lúc 22:39

bạn tự viết thành một bài nghị luận nhé

Lập ý cho đề văn nghị luận:
Đề văn Chớ nên tự phụ.
Câu 1:Xác lập luận điểm:
- Trong cuộc sống không nên tự phụ - tự phụ gây tai hại lớn
Câu 2:Tìm luận cứ:
- Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác)
- Vì sao chớ nên tự phụ (tự phụ không những có hại cho mình mà cho mọi người khác nữa)
Câu 3:Xây dựng lập luận:
- Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ
- Suy ra tác hại của tự phụ.
- Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.

Mạnh Khôi
22 tháng 1 2018 lúc 22:59

thank you các bạn 

Bich Nga Lê
Xem chi tiết
zero
11 tháng 2 2022 lúc 21:53

refer

Người ta thường nói, chiến công hiển hách và khó khăn nhất chính là tự vượt qua và chiến thắng chính mình. Để có được điều đó, điều đầu tiên chúng ta luôn phải khắc ghi đó chính là "Chớ nên tự phụ".

 

"Chớ nên tự phụ" là một câu thành ngữ quen thuộc của dân gian. Bằng những câu nói rất giản đơn, ngắn gọn, hình thành từ những nhận thức ban đầu của người nông dân, những câu ca dao, thành ngữ tục ngữ lại thấm thía và có giá trị đến lạ. "Tự phụ", một từ không còn sử dụng phổ biến trong giao tiếp nhưng lại có biểu hiện thật rộng rãi trong xã hội. "Tự phụ" có thể hiểu là tự mình nhìn nhận và đề cao thái quá về bản thân, luôn đánh giá bản thân cao hơn người khác. Về điều này, ta có thể thấy xét giống tự cao hay tự đại. Đặt từ "Chớ nên" ở phía đầu câu như một lời nhắn nhủ, cũng là sự khuyên răn với mỗi người: Đừng nên quá tự cao, tự ảo tưởng về bản thân mình quá.

 

"Tự phụ" từ trong suy nghĩ và thái độ, luôn nghĩ mình giỏi hơn người khác mà dẫn tới coi thường người. Đó là sự ngộ nhận mà không nhận thức đúng về năng lực bản thân. "Tự phụ" trong hành động là sự bất cần, không tiếp thu và chú ý đến người khác, luôn làm mọi việc theo mình và cho mình. Đó là sự cố chấp không chịu mở lòng để tiếp nhận và phát triển. Tiêu biểu của những câu nói tự phụ là: Tôi là thứ nhất, là giỏi nhất; Tôi không cần phải nghe theo ai cả vì tôi biết điều đó là đúng; Tôi không muốn nghe....

 

"Chớ nên tự phụ" vì tự phụ sẽ con người mất đi cơ hội được học hỏi và phát triển thêm. Mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước trong đại dương mênh mông, chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc tri thức vô cùng,... Chẳng có ai dám khẳng định mình là người biết hết tất cả mọi thứ cả. Mỗi ngày bắt đầu là một ngày mới để chúng ta học tập và học hỏi. Như Lenin đã khẳng định: "Học, học nữa, học mãi". Thế nhưng sự tự phụ lại trở thành rào cản của điều đó. Với suy nghĩ: ta đã biết tất đã, đã thông thuộc tất cả. Những người tự phụ không có ý thức phấn đấu để trau dồi và bồi dưỡng thêm cho mình. Cuộc đời là một đường đua trong khi người khác đang chạy mà bạn còn chẳng chịu bước, chắc hẳn bạn biết kiết quả như thế nào rồi!

 

Hơn nữa, cảm giác thức dậy sẽ được học thêm một điều gì đó thú vị và mới mẻ thật kích thích và hạnh phúc biết bao, so với những ngày bình bình chẳng có gì mới mẻ. Như vậy, tự phụ đã cướp mất ở con người niềm vui được học hỏi, cơ hội trau dồi thêm cho bản thân và cả sự cố gắng hết mình nữa. Có cố gắng mới có được thành quả xứng đáng, có nỗ lực thì mới không hối hận. Sự tự phụ một lần nữa làm mất đi niềm hạnh phúc ấy rồi. Và như thế, tự họ đưa mình tới sự thất bại. Chắc hẳn mỗi chúng ta đều nhớ câu chuyện rùa và thỏ. Không phải vì bản năng chạy nhanh mà thỏ có quyền tự phụ, ung dung trong bất kì cuộc đua nào, với đối thủ nào. Thất bại chính là kết quả cho những suy nghĩ tự phụ và hành động tự cao ấy.

 

"Chớ nên tự phụ" vì tự phụ sẽ khiến con người cách xa với cộng đồng và xung quanh. Khi tự cho mình là số một, là riêng, là tài giỏi nhất, người tự phụ thường có xu hướng tách biệt với người khác vì cho rằng người khác không thể cùng nói chuyện với mình. Một cách vô hình, người tự phụ đã đẩy mình ra xa khỏi thế giới xung quanh, tách mình với cộng đồng. Một mặt khác, chính sự không tôn trọng của người tự phụ khiến cho cộng đồng cũng cảm thấy khó chịu và bị tổn thương. Khi bàn tay đưa ra đã bị từ chối, đó sẽ là một sự tổn thương. Cộng đồng sẽ không chấp nhận những con người không chịu hòa nhập như thế. Nhưng "Một người đâu phải nhân gian", chúng ta liệu có thể sống một mình? Có những việc cần mọi người cùng góp sức. Có những lúc cần có một bờ vai bên cạnh khi gục ngã. Lúc ấy, những con người tự phụ sẽ làm thế nào? Họ chỉ có sự đơn độc và cô đơn. Những người thành công và hạnh phúc, họ luôn biết gắn kết với cộng đồng và chẳng bao giờ tự phụ cả.

 

Một quốc gia muốn giàu mạnh và thịnh vượng thì "Chớ nên tự phụ". Cần nhìn nhận đúng tiềm lực của đất nước, thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của dân tộc mình, để khắc phục cũng như phát huy. Chỉ có như thế, đất nước mới có thể phát triển một cách vững bền. Soi chiếu vào lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, biết bao cường quốc hùng mạnh có mưu đồ xâm chiếm nước ta. Cũng bởi sự tự phụ của một đất nước lớn mạnh mà bao âm mưu đã thất bại trước sự nỗ lực không ngừng của dân tộc nhỏ bé mà kiên cường.

 

Như vậy, làm người "Chớ nên tự phụ", để có thể học hỏi và hòa nhập và phát triển. Nhưng không tự phụ cũng đừng quá tự tin. Nhận thức đúng bản thân để biết mình đang ở đâu, biết mình muốn gì để có thể tự tin tỏa sáng và khiêm nhường tiếp thu. Như thế có thể là bông hoa tỏa rực dưới ánh mặt trời.

 

Những bài học từ ngàn năm gửi lại qua những con chữ, chưa và không bao giờ là cũ cả.

 
Thái Hưng Mai Thanh
11 tháng 2 2022 lúc 21:54

Tham khảo:

Cuộc sống là một cuộc đấu tranh bất tật mà ở đó tài nghệ của mỗi người chỉ là một giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la. Chính vì vậy, ta cần biết được vị trí của mình ở đâu để sống biết mình, hiểu mình thay vì kiêu căng, ngạo mạn và “chớ nên tự phụ”.

 

Tự phụ là việc tự cho mình là tài giỏi, tỏ ra kiêu căng, hống hách ra oai với thiên hạ. Kì thực cuộc sống là một trường đua dài mà ở đó bạn cần có bản lĩnh và một cái đầu lạnh. Có nghĩa bạn cần tỉnh táo để nhận ra mình ở vị trí nào để hiểu rõ hành trình đích đến của bản thân thay vì cố tỏ ra kiêu căng, ngạo mạn khinh thường người khác. Mỗi người là một cá thể độc lập, có một thái độ sống riêng, nhưng chúng ta không thể nào sống đơn lẻ và vì thế cần học cách tôn trọng người khác và biết yêu thương mọi người. Con người vừa mạnh mẽ mà cũng rất yếu đuối, chúng ta như những giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la, vì thế cũng như giọt nước phải biết hòa mình vào biển cả mới mong tồn tại vững bền. Khi ta tự phụ cũng đồng nghĩa với việc ta không trân trọng cộng đồng, không tôn trọng mọi người xung quanh như vậy dẫn đến sự chia sẻ, mất đoàn kết, làm ta mất đi sợi dây liên kết với tập thể. Như vậy sự tồn tại cá nhân còn ý nghĩa gì khi biến mất và dần dần không có cộng đồng.

 

Tự phụ là chưa đúng. Bởi tự phụ làm bạn trong mắt người khác là người thiếu trưởng thành trong cách ứng xử, đối đãi với mọi người xung quanh. Không biết hòa hợp với tập thể, không gắn bó mà lại tự tách mình ra khỏi vòng sinh tồn. Có một khía cạnh được nhìn nhận ở đây rằng đúng là khi bạn tự phụ cũng có thể hiểu là bạn có tài năng để ra oai, nhưng giữa biển người vô tận kia, bạn liệu đã là duy nhất. Chúng ta là một cá nhân riêng biệt nhưng không có nghĩa là độc lập, duy nhất để coi thường người khác. Hơn nữa, tài năng của mỗi người là hữu hạn, mỗi người như một tế bào của xã hội đóng một vai trò quan trọng khác nhau trong xã hội. vì thế không nên so sánh, tự phụ, tự cao về bản thân. Đến những người vĩ đại như các nhà bác học, khoa học đã sáng tạo đã cống hiến biết bao cho sự văn minh của nhân loại như Ê-đi-sơn. Anh-xtanh, Ma-ri-qui-ri... còn chưa dám tự phụ về tài năng của họ thì chúng ta với một sự nhỏ bé ấy của mình không có gì quá để đề cao đến mức tự phụ vì bản thân. Tự phụ dẫn đến thái độ thiếu tôn trọng và xem nhẹ người xung quanh, hiểu sai về năng lực và vai trò của từng người xung quanh trong một công việc. Chính vì thế nó sẽ làm bạn mất điểm trong lòng đối phương, người khác không những không tôn trọng bạn mà còn cho rằng bạn thiếu hiểu biết.

Đôi khi trong cuộc sống, chính những điều bình dị nhỏ bé mà thầm lặng lại để lại những dư âm lớn. Họ có thể đã cống hiến, hi sinh rất nhiều cho cuộc sống tươi đẹp, cho sự phát triển chung của loài người. Những ở họ, ta thấy sự giản dị, thầm lặng vô tư mà khiêm tốn về tài năng và vai trò của mình, chính điều ấy giúp ta thấy rằng họ tỏa sáng, ánh sáng tuy không chói lòa nhưng rất bền vững, rất đẹp.

Nhưng cũng không nên hiểu rằng chớ nên tự phụ chứ không phải là bạn nên tự ti. Tự ti lại là sự không thành thực và tin tưởng vào năng lực của bản thân, dẫn đến hành động không có lập trường, trở nên yếu đuối khi bị phản bác lại. Không nên tự phụ, tự cao, tự đại nhưng cần phải tự tin và hiểu rõ vị trí của mình ở đâu để sống đúng đắn, ý nghĩa và khôn ngoan. Cần phải hiểu rõ vị trí của bản thân, nhận thức được đúng đắn giá trị của mình đang ở đâu mà sống tích cực, cao thượng và ứng xử đúng đắn với mỗi người xung quanh. Khiêm tốn là một trong những cách giúp bạn ghi điểm trong lòng người khác, giúp bạn vẫn tỏa sáng một cách dịu dàng mà ý nghĩa với xung quanh. Làm nên giá trị vững bền tiềm ẩn trong con người bạn chứ không phải là sự phô trương, khoe khoang đầy kiêu ngạo.

 

Cuộc sống phong phú kia là trường đại học chân chính nhất của con người, và một trong những bài học ấy là: chớ nên tự phụ. Đó là chìa khóa để thành công, là cách để bạn tồn tại vững bền trong trái tim mọi người.

Sơn Mai Thanh Hoàng
11 tháng 2 2022 lúc 21:54

TK

Trong cuộc sống chúng ta, chỉ vì tính kiêu ngạo mà nhiều người đã phải chịu hậu quả là thất bại đắng cay. Chúng ta cứ nghĩ ta là nhất, là đầu, nhưng tất cả chỉ là sự tự mãn mà thôi. Ông cha ta đã khuyên chúng ta không được tự kiêu, tự đại quá trớn, quá mức qua câu: "Chớ nên tự phụ".

Tự phụ là tự kiêu, tự đại, tự đắc, đánh giá một cách thái quá về bản thân mình trước người khác. Tự phụ là thiếu tôn trọng người khác, không xem ai ra gì cả. Như vậy lời khuyên nhẹ nhàng mà thấm thía: chúng ta không nên kiêu căng, tự mãn để rồi sẽ làm hại, làm tổn thương chính bản thân mình.

Văn mẫu lớp 7

"Chớ nên tự phụ" là kiến hoàn toàn đúng vì tự phụ là một thói xấu của con người mà ai cũng cần tránh. Tự phụ là một thói quen xấu khá phổ biến trong xã hội. Người tự phụ luôn đề cao quá mức về bản thân mình mà không coi ai ra gì cả. Có nhiều người làm ở công ty, công sở nhưng lúc nào cũng tỏ ra là mình thông minh mà thực chất lại không được như thế. Họ luôn khinh thường người dưới để rồi khi được giao nhiệm vụ quan trọng, họ đã thất bại, làm uy tín của công ty giảm sút chỉ vì tính tự phụ cá nhân của họ. Người tự phụ sẽ khiến mọi người xa lánh, không muốn gần gũi, gắn bó và vì thế họ không hợp tác được với người khác trong công việc bởi một điều tự nhiên người khác nghĩ rằng khi bạn kiêu ngạo thì bạn sẽ chẳng cần biết cần nghe ai nói gì và luôn cho là mình đúng.

Người tự phụ sẽ không bao giờ có thể bước tới đỉnh vinh quang của thành công. Trong câu chuyện "Ếch ngồi đáy giếng", chỉ vì tự kiêu luôn cho mình là nhất, là chúa mà khi được ra ngoài giếng, ếch ta không chịu thích nghi với môi trường, vẫn huyênh hoang, tự đắc mà nó đã phải nhận sự trả giá bằng chính cái chết của mình. Bởi vậy nếu ai kia quá tự phụ như con ếch trong truyện thì hậu quả xảy ra với sự tự phụ ấy chính là một cái kết thúc đầy thảm bại.

Chúng ta tồn tại tính tự phụ bởi quá kiêu căng, tự mãn, lúc nào cũng cho mình là nhất mà không chịu học hỏi, khiêm tốn trước người khác. Chỉ vì nghĩ rằng mình là nhất và họ vô tình không tôn trọng người khác dù có thể đó là đàn anh, đàn chị của chính mình. Lời khuyên trên đầy chí lí, chí tình giúp thuyết phục con người: tự phụ là thói xấu, cần phải tránh. Chúng ta phải sống khiêm tốn, hòa nhã với mọi người, không được đánh giá mình quá cao, vượt mức giới hạn trước người khác nếu không sẽ chuốc lấy hậu quả khó lường.

Càng nghĩ tôi lại càng trách mình. Có đôi lúc tôi đã tỏ ra kiêu căng trước mặt bạn bè mà tôi không hề biết để rồi tôi đã nhiều lần mà vô tình suýt đánh mất tình bạn đẹp của mình. Các bạn ơi đừng ai như tôi nhé, tự phụ không hề giúp chúng ta tiến bộ mà nó còn vô tình tự đánh mất những tình cảm đẹp trong cuộc đời ta.

Lời khuyên, lời nhắn nhủ chân tình và sâu sắc biết bao. Chắc hẳn khi hiểu được lời nhắn nhủ này, nhiều người sẽ tự nhìn lại mình để thay đổi bản thân và có lẽ sẽ tự nhủ lòng mình sẽ không bao giờ là người tự phụ dù đôi lúc chỉ là vô tình.

Tạ Thu Huyền
Xem chi tiết
Kaito Kid
4 tháng 3 2019 lúc 20:32

Khó thế

Tạ Thu Huyền
4 tháng 3 2019 lúc 20:35

Vậy mới nói.Tớ bí lắm rồi nên mới đưa lên đây

Từ ngàn đời xưa, phụ nữ luôn hiện diện với vai trò quan trọng trong đời sống và sự phát triển toàn vẹn của xã hội cũng như con người. Trong xây dựng, phát triển đời sống cũng như lao động, đấu tranh chống lại thế lực sai trái cũng như bảo vệ đất nước. Sự quan trọng ấy được khẳng định qua năng lực cũng như phẩm chất đạo đức của người phụ nữ qua các thời kì. Từ xưa, ông cha ta đã đúc rút ra bốn chữ nói lên người phụ nữ Việt Nam ta”công, dung, ngôn, hạnh”.

Trải qua tiến trình lịch sử và sự phát triển chung của thế giới và các nước châu Á, chuẩn mực đạo đức cũng như quan niệm về cái đẹp nói chung  và vẻ đẹp của người phụ nữ nói riêng cũng thay đổi theo từng thời kì, từng thế hệ. Chuẩn mực phụ nữ ngày nay có chút biến đổi để thích nghi hơn với thực tiễn, phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội cũng như xu thế hội nhập với toàn thế giới, với nhịp sống hiện đại hóa. Tuy nhiên, sự phát triển và chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam luôn gắn với cái chất cũ, được thể hiện rõ ở tính kế thừa: chung thủy, độ lượng, đảm đang, ăn nói kín kẽ. Thời xưa, phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến là đề tài được nhiều nhà thơ, nhà văn chọn làm đề tài sáng tác. Qua những tác phẩm ấy, người phụ nữ hiện lên với hình ảnh xinh đẹp, cùng với đó là nhân cách cao đẹp, vậy mà số phận luôn bị phụ thuộc vào người khác. Sự ràng buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực khiến cho cuộc đời của họ đầy rẫy những chông gai và sóng gió. Xã hội phong kiến luôn bất công và bất công nhất là người phụ nữ, xã hội mà con người luôn trở thành nô lệ của đồng tiền, điều đó khiến cho phụ nữ vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, chăm con. Dù cho có khổ vậy nhưng họ lại coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng.  Nhưng chúng ta lại thấy, dù người phụ nữ ấy có khó khăn đến đâu khổ sở cỡ nào họ vẫn luôn sáng lên nhân cách cao thượng, sự hi sinh, tình yêu thương, niềm lạc quan, niềm tin vào ánh sáng tươi mới cuộc sống. Mặc dù người phụ nữ khép nép là vậy, yếu đuối trước sự ràng buộc là vậy, nhưng “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.  

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người phụ nữ đã xuất hiện và chiến đấu anh dũng hi sinh như: Mạc Thị Buởi, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Chiên,  Nguyễn Thị Hằng, Võ Thị Thắng, Trần Thị Lý, chị Út Tịch, mẹ Suốt, bà Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình, v.v. Họ đều quyết tâm đánh giặc đến cùng, nhất quyết không cho giặc ngoại xâm cướp nhà, cướp của… Ở bất kỳ lĩnh vực nào, giai đoạn lịch sử nào chúng  ta đều bắt gặp tên tuổi của người phụ nữ nổi tiếng, vẻ vang dân tộc. Cả thế giới họ đều tôn vinh phụ nữ.. Vẻ đẹp ấy luôn biểu hiện qua lý tưởng và lẽ sống, trí tuệ và tâm hồn. Có thể nói cách khác, đó là vẻ đẹp  hài hòa giữa hình thức và nội dung. Ngày nay tuy chưa phải đã hết những định kiến thậm chí là những kỳ thị, nhưng xét toàn diện cả về số lượng và chất lượng, những đóng góp gìn giữ và đã phát huy được tốt vai trò đối với thực tiễn phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực. Từ đảm đương vai trò đối nội"trong gia đình, phụ nữ ngày nay còn trọng trách đối ngoại, đây không chỉ là sự nghiệp dành cho nam giới. Họ khẳng định giá trị, khả năng sự nghiệp và tính vươn lên. Khát vọng không chỉ đơn giản như thoát khỏi vòng khuôn khổ gia đình, mà hơn thế nữa họ khẳng định vị thế của mình như  những người đứng đầu tập đoàn, công ty doanh nghiệp, thậm chí là những lãnh đạo trong các tổ chức trong bộ máy chính phủ.
Nói tóm lại, dù ở thời nào đi chăng nữa, phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống cũng như công việc. Bên cạnh việc giữ gìn phẩm chất truyền thống từ ngàn đời xưa, người phụ nữ ngày nay luôn phải phấn đấu trở thành một công dân tốt, biết ước mơ, sống có hoài bão, sống trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.  Đó là những yếu tố rất cơ bản, những yếu tố cội nguồn về phụ nữ Việt Nam.

Hà Thu
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
17 tháng 1 2017 lúc 20:01

1. Xác định luận điểm:
Cho đề bài: Chớ nên tự phụ.
- Tự phụ là một thói xấu của con người.
- Đức tính khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì sự tự phụ có hậu quả ngược bấy nhiêu.
- Những luận điểm phụ:
+ Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai.
+ Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.
+ Tự phụ khiến cho mọi người xa lánh, chê trách.
2. Tìm luận cứ:
- Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình.
- Người ta khuyên chớ nên tự phụ bởi làm như vậy:
+ Mình không biết mình.
+ Bị mọi người khinh ghét.
- Tự phụ có hại:
+ Cắt đứt quan hệ của mình với người khác.
+ Việc làm của mình không có sự hợp tác của mọi người dễ dẫn đến sai lầm và không hiệu quả.
+ Gây nên nỗi buồn cho chính mình.
+ Khi thất bại thường tự ti.
- Tự phụ có hại cho:
+ Chính người tự phụ.
+ Với mọi quan hệ khác.
- Các dẫn chứng:
+Nên lấy từ thực tế trường lớp, hoàn cảnh quanh mình.
+ Tự xét những lúc mình đã tự phụ.
+ Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo. Chẳng hạn, ở truyện cổ tích:
Đại phú Thạch Sùng thiếu mảnh vỡ của nồi đất kho cá bát sành mà cơ nghiệp lẫn thân xác đi đời. Chưa đậu ông Nghè đã đe hàng tổng cho nên biến thành cọp dữ...
3. Xây dựng lập luận:
Nên bắt đầu tự việc định nghĩa tự phụ là gì. Tiếp đó làm nổi bật một số nét tích cách cơ bản của kẻ tự phụ. Sau đó mới nói tác hại của nó.

Ngọc Nguyễn Minh
17 tháng 1 2017 lúc 20:00

Nếu ca dao là suối nguồn dân tộc, hướng ta đến cái chân, thiện, mĩ của cuộc đời thì tục ngữ là kho sách bề thế dạy cho ta trở thành người tốt, người khôn ngoan. Tục ngữ luôn cho ta những triết lý sống hay, rút ra kinh nghiệm trong cuộc sống và qua đó tôi biết rằng: “Con người có trăm tính tốt và muôn vàn thói xấu”. “Tự phụ” là thói xấu luôn làm tôi thất bại trong mọi hoàn cảnh, dù tôi là kẻ có sức lực đến cỡ nào, vì vậy mọi người chúng ta “chớ nên tự phụ”. Chúng ta hiểu gì, biết gì từ câu tục ngữ đó ?



“Tự phụ” là gì ? Tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao mình trước mặt người khác. “Tự phụ” là không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn coi mình là trên hết thiên hạ. Những người có tính tự phụ sẽ tự cho mình “có quyền” không tuân thủ các qui định, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ đã phán rằng: “Nếu những người tự tin sẽ có mức độ hướng ngại, hòa đồng, tự trọng và ngay thẳng cao hơn thì tính tự phụ thường gắn liền với sự ích kỉ và sự thổ thẹn. “Một thầy cô giáo luôn tự phụ về tài năng giảng dạy của mình.” Tôi còn nhớ, chú kể với tôi sau khi giao lưu với người Nhật, và người Nhật ấy đã nói rằng: “Khi mười thằng Nhật phải sợ một người Việt Nam thì một ngày nào đó trong thi cử mười thằng Việt Nam sẽ sợ một thằng Nhật.” Tóm lại “tự phụ” là thói xấu luôn làm mọi người thất bại, bị mọi người xa lánh.



Vì sao con người có thói “tự phụ” ? Bởi cái tôi trong mỗi người luôn tồn tại. Thông thường tính “tự phụ” xuất hiện ở những người tài giỏi, thông minh. “Hắn biết mình thông minh, tài giỏi nên rất tự phụ.” Đồng thời do trình độ nhận thức không phù hợ, không chính xác nên dẫn đến hiện tượng tự đánh giá quá cao thành tích của mình trong mối quan hệ tổng hòa của gia đình, tổ chức cộng đồng hay toàn xã hội. Cuộc đời không ai hoàn hảo cả, ai cũng một lần đã tự trải qua trong cuộc đòi mình. Các bạn đã bao giờ hỏi: “Một đất nước mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến như nước Mĩ đã không giành được sự thắng lợi trong cuộc xâm lược Việt Nam ta chưa ?” Một đất nước mạnh mẽ như Mĩ luôn có thói kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là kẻ thắng lợi, không bao giờ thất bại và cứ như thế Mĩ đã chuốc lấy thất bại.



Vì sao “chớ nên tự phụ” ? Vì hiểu biết của một người không thể nào có thể đem so sánh với biển tri thức của nhân loại. “Điều ta biết chỉ là hạt cát nhỏ giữa sa mạc, là giọt nước giữa đại dương mênh mông.” Theo M.Captông đã từng nói: “Người nào tô điể mtheem vẽ quan trọng cho công việc tầm thường, thì người đó là kẻ tầm thường trong những việc quan trọng.” Còn hơn thế nữa, Paplôp đã khẳng định: “Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi điều và dù người ta có đánh giá bạn cao đến đâu nữa, bạn vẫn phải luôn có lòng dũng cảm tự nhủ: ta là kẻ *** nát. Đừng để tính tự ngạo, tự phụ xấm chiếm bạn. Vì nó, bạn có thể bướng bỉnh ở chỗ cần tán thành, vì nó, bạn sẽ từ chối lời khuyên có ích và sự giúp đỡ thân ái, vì nó, bạn sẽ mất mức độ khách quan.” Tóm lại tôi đã rút ra được rằng: “Sống ở đời phải biết nhìn lên và không biết nhìn xuống.”



Tác hại của “tự phụ” như thế nào ? Người tự phụ không biết lắng nghe, không chị học hỏi, luôn tự thu mình trong vỏ ốc của cá nhân, nên dễ bị lạc hậu, chậm tiến. Người tự phụ không bao giờ nhận được sự yêu mến, nễ trọng của mọi người, mà thay vào đó là sự xa lánh, rùng rẫy, miệt khinh. Hơn thế nữa “tự phụ” là thói xấu có hại. Nó làm cho người ta ảo tượng về mình. Tài năng chỉ chút đỉnh nhưng lại tưởng mình là thiên tài, để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng ghét. Kẻ tự phụ ngồi đâu cũng thích nói về mình, khoe khoang cái mình có, thậm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mản tính thích hơn của con người. Vì không nhận thức đúng đắn về bản thân nên kẻ mắc bệnh “tự phụ” khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của số đông. Tính tự phụ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con người. Những người kiêu ngạo sẽ hình thành bức màn ngăn cách với thế giới bên ngoài.



Để khắc phụ thói tự phụ mọi người chúng ta phải: sống khiêm nhường, hòa đồng với mọi người. Luôn biết lắng nghe, không ngừng học hỏi. Dám phê bình và tự phê bình bản thân mình, không nên dấu ***. Biết tán thưởng thành tích của người khác, biết giá trị của tính đồng đội để hòa nhập được với bạn bè. Khi gặp thất bại, bạn hãy luôn luôn nhớ rằng: “Thất bại luôn là bài học tốt cho sự thành công sau này.” Phải sớm tránh xa khỏi ánh hào quang của những lời khen ngợi. “Mình cao còn có người khác cao hơn, không ai hoàn hảo cả.” Chúng ta phải coi, tu dưỡng bản thân đức tính khiêm tốt. “Khiêm tốn là một loại nhân đức tu chỉnh thói tự phụ.” Phải cố gắng luyện tập đức khiêm tón dù khó khăn cách mấy cũng chẳng ngại ngùng. Thời gian và sự bền bỉ rất càn thiết cho việc bỏ bớt tính tự phụ. Chúng ta không thể biến đổi bản chất của thói tự phụ trong mốt sớm một chiều.



Làm sao có thể kể hết được nội dung của thói “tự phụ”. Bởi vì nó quá sâu xa và triết lý. Nó giống như chiếc máy dự báo được tương lai, nó chỉ cho ta biết mộ phần cốt lõi nào đó về thói tự phụ, khuyên răng ta “chớ nên tự phụ”. Tôi – bản thân là một học sinh, luôn tạo đứng tính khiêm tốn, không nên tự phụ trong công việc họt tập. Nếu ai đã tập được đức khiêm tốn thì khi đó trước mắt ta ánh lên màu hồng hạnh phúc, một nụ cười hài lòng và đầy kiêu hãnh.

Phan Phúc Bình
17 tháng 1 2019 lúc 11:43

II. Lập ý cho bài văn nghị luận

1. Xác lập luận điểm

Chớ nên tự phụ vừa là đề bài, vừa là luận điểm chính của bài.

2. Tìm luận cứ

- Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác)

- Tác hại của tự phụ:

+ Làm cho mọi người xa lánh mình

+ Dễ thất bại trong công việc

+ Dẫn chứng minh họa

- Sự cần thiết phải từ bỏ tính tự phụ

3. Xây dựng lập luận

- Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ.

- Suy ra tác hại của tự phụ.

- Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.

Nguyễn  Ánh Minh
Xem chi tiết
Thiên Yết
17 tháng 1 2018 lúc 19:39

Tìm hiểu đề văn ''Chớ nên tự phụ''.

- Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ.- Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống.- Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ.- Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống →phân tích tác hại của tính tự phụ →nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.Lập ý cho đề văn nghị luận: Đề văn ''Chớ nên tự phụ''. 
Câu 1: Xác lập luận điểm: 
- Trong cuộc sống không nên tự phụ - tự phụ gây tai hại lớnCâu 2:Tìm luận cứ:- Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác) - Vì sao chớ nên tự phụ (tự phụ không những có hại cho mình mà cho mọi người khác nữa)Câu 3: Xây dựng lập luận:- Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ.- Suy ra tác hại của tự phụ.- Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.
Thiên Yết
17 tháng 1 2018 lúc 19:39

tham khảo bài mk nha !

Nếu ca dao là suối nguồn dân tộc, hướng ta đến cái chân, thiện, mĩ của cuộc đời thì tục ngữ là kho sách bề thế dạy cho ta trở thành người tốt, người khôn ngoan. Tục ngữ luôn cho ta những triết lý sống hay, rút ra kinh nghiệm trong cuộc sống và qua đó tôi biết rằng: “Con người có trăm tính tốt và muôn vàn thói xấu”. “Tự phụ” là thói xấu luôn làm tôi thất bại trong mọi hoàn cảnh, dù tôi là kẻ có sức lực đến cỡ nào, vì vậy mọi người chúng ta “chớ nên tự phụ”. Chúng ta hiểu gì, biết gì từ câu tục ngữ đó ?

“Tự phụ” là gì ? Tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao mình trước mặt người khác. “Tự phụ” là không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn coi mình là trên hết thiên hạ. Những người có tính tự phụ sẽ tự cho mình “có quyền” không tuân thủ các qui định, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ đã phán rằng: “Nếu những người tự tin sẽ có mức độ hướng ngại, hòa đồng, tự trọng và ngay thẳng cao hơn thì tính tự phụ thường gắn liền với sự ích kỉ và sự thổ thẹn. “Một thầy cô giáo luôn tự phụ về tài năng giảng dạy của mình.”

Tôi còn nhớ, chú kể với tôi sau khi giao lưu với người Nhật, và người Nhật ấy đã nói rằng: “Khi mười thằng Nhật phải sợ một người Việt Nam thì một ngày nào đó trong thi cử mười thằng Việt Nam sẽ sợ một thằng Nhật.” Tóm lại “tự phụ” là thói xấu luôn làm mọi người thất bại, bị mọi người xa lánh.

Vì sao con người có thói “tự phụ” ? Bởi cái tôi trong mỗi người luôn tồn tại. Thông thường tính “tự phụ” xuất hiện ở những người tài giỏi, thông minh. “Hắn biết mình thông minh, tài giỏi nên rất tự phụ.” Đồng thời do trình độ nhận thức không phù hợ, không chính xác nên dẫn đến hiện tượng tự đánh giá quá cao thành tích của mình trong mối quan hệ tổng hòa của gia đình, tổ chức cộng đồng hay toàn xã hội. Cuộc đời không ai hoàn hảo cả, ai cũng một lần đã tự trải qua trong cuộc đòi mình. Các bạn đã bao giờ hỏi: “Một đất nước mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến như nước Mĩ đã không giành được sự thắng lợi trong cuộc xâm lược Việt Nam ta chưa ?” Một đất nước mạnh mẽ như Mĩ luôn có thói kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là kẻ thắng lợi, không bao giờ thất bại và cứ như thếMĩ đã chuốc lấy thất bại.

Vì sao “chớ nên tự phụ” ? Vì hiểu biết của một người không thể nào có thểđem so sánh với biển tri thức của nhân loại. “Điều ta biết chỉ là hạt cát nhỏ giữa sa mạc, là giọt nước giữa đại dương mênh mông.” Theo M.Captông đã từng nói: “Người nào tô điể mtheem vẽ quan trọng cho công việc tầm thường, thì người đó là kẻ tầm thường trong những việc quan trọng.” Còn hơn thế nữa, Paplôp đã khẳng định: “Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi điều và dù người ta có đánh giá bạn cao đến đâu nữa, bạn vẫn phải luôn có lòng dũng cảm tự nhủ: ta là kẻ dốt nát. Đừng để tính tự ngạo, tự phụ xấm chiếm bạn. Vì nó, bạn có thểbướng bỉnh ở chỗ cần tán thành, vì nó, bạn sẽ từ chối lời khuyên có ích và sựgiúp đỡ thân ái, vì nó, bạn sẽ mất mức độ khách quan.” Tóm lại tôi đã rút ra được rằng: “Sống ở đời phải biết nhìn lên và không biết nhìn xuống.”

Tác hại của “tự phụ” như thế nào ? Người tự phụ không biết lắng nghe, không chị học hỏi, luôn tự thu mình trong vỏ ốc của cá nhân, nên dễ bị lạc hậu, chậm tiến. Người tự phụ không bao giờ nhận được sự yêu mến, nễ trọng của mọi người, mà thay vào đó là sự xa lánh, rùng rẫy, miệt khinh. Hơn thế nữa “tự phụ” là thói xấu có hại. Nó làm cho người ta ảo tượng về mình. Tài năng chỉ chút đỉnh nhưng lại tưởng mình là thiên tài, để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng ghét. Kẻ tự phụ ngồi đâu cũng thích nói vềmình, khoe khoang cái mình có, thậm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mản tính thích hơn của con người. Vì không nhận thức đúng đắn về bản thân nên kẻ mắc bệnh “tự phụ” khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của số đông. Tính tự phụ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con người. Những người kiêu ngạo sẽ hình thành bức màn ngăn cách với thế giới bên ngoài.

Để khắc phụ thói tự phụ mọi người chúng ta phải: sống khiêm nhường, hòa đồng với mọi người. Luôn biết lắng nghe, không ngừng học hỏi. Dám phê bình và tự phê bình bản thân mình, không nên dấu dốt. Biết tán thưởng thành tích của người khác, biết giá trị của tính đồng đội để hòa nhập được với bạn bè. Khi gặp thất bại, bạn hãy luôn luôn nhớ rằng: “Thất bại luôn là bài học tốt cho sự thành công sau này.” Phải sớm tránh xa khỏi ánh hào quang của những lời khen ngợi. “Mình cao còn có người khác cao hơn, không ai hoàn hảo cả.” Chúng ta phải coi, tu dưỡng bản thân đức tính khiêm tốt. “Khiêm tốn là một loại nhân đức tu chỉnh thói tự phụ.” Phải cố gắng luyện tập đức khiêm tón dù khó khăn cách mấy cũng chẳng ngại ngùng. Thời gian và sự bền bỉ rất càn thiết cho việc bỏ bớt tính tự phụ. Chúng ta không thể biến đổi bản chất của thói tự phụ trong mốt sớm một chiều.

Làm sao có thể kể hết được nội dung của thói “tự phụ”. Bởi vì nó quá sâu xa và triết lý. Nó giống như chiếc máy dự báo được tương lai, nó chỉ cho ta biết mộ phần cốt lõi nào đó về thói tự phụ, khuyên răng ta “chớ nên tự phụ”. Tôi – bản thân là một học sinh, luôn tạo đứng tính khiêm tốn, không nên tự phụ trong công việc họt tập. Nếu ai đã tập được đức khiêm tốn thì khi đó trước mắt ta ánh lên màu hồng hạnh phúc, một nụ cười hài lòng và đầy kiêu hãnh.

YUNNA
Xem chi tiết
Khánh Linh
Xem chi tiết
Linh Phương
19 tháng 11 2016 lúc 21:09

Đối với bản thân mỗi người, mẹ luôn là người vô cùng quan trọng. Mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra chúng ta, mẹ chăm lo cho ta từng bữa ăn, giấc ngủ và dạy ta nhiều điều để ta vững bước trên đường đời. Những lời hát ru và dòng sữa mát lành của mẹ luôn in đậm trong ký ức và tiềm thức của mỗi chúng ta.

Đối với riêng tôi, đứa trẻ không còn mẹ khi lên 3 tuổi thì ký ức của tôi về mẹ không nhiều. Đó chỉ là những cảm giác thân thuộc và gần gũi khi ai đó nhắc đến mẹ. Người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi là người cha thân yêu của tôi. Bởi cha vừa là cha, vừa thay mẹ chăm sóc tôi, nuôi dạy tôi nên người. Sáng nào cha cũng dạy rất sớm chuẩn bị bữa sáng cho tôi. Biết con gái thích ăn cơm rang nên buổi tối hôm trước cha thường nấu nhiều cơm để sáng hôm sau có cơm nguội rang cho tôi. Cơm rang cha làm, tôi lúc nào cũng ăn được hai bát. Không những vậy, cha tôi thường chuẩn bị quần áo cho tôi mặc đi học. Cha luôn dạy tôi rằng, là con gái luôn phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, vậy nên quần áo của tôi dù không nhiều những bộ nào cũng được cha tôi giặt và là phẳng rồi treo sẵn trong tủ cho tôi. Ăn sáng và mặc quần áo xong cha trở tôi đi học trên chiếc xe máy mà ông nội đã để lại cho cha khi ông qua đời. Chiếc xe đó dù đã cũ những đó là tất cả tài sản của hai cha con tôi. Nhà tôi ở xa trường, đường thì khó đi nên ngày nào cha cũng trở tôi đi học rồi lại đón tôi về. Dù trời nắng hay trời mưa, có lần khi trở đi tôi đi học về do đường trơn nên cha bị ngã xe nặng lắm, vậy nhưng chưa bao giờ cha cảm thấy vất vả và cáu gắt lên với tôi. Đã có lần tôi trách cha vì đến đón tôi muộn để tôi phải chờ và bị đói nhưng cha cũng chỉ mỉm cười và nói xin lỗi tôi. Tôi thực sự cảm thấy thương cha tôi vô cùng.

Cuộc sống của hai cha con cũng vất vả, ngoài lo việc gia đình cha tôi làm công việc chính là thợ xây. Những ngôi nhà gần nhà tôi cũng có một phần tay cha tôi xây nên. Tôi luôn tự hào về người cha đáng kính của tôi. Mặc dù mẹ tôi không còn nữa, dù đôi khi tôi cảm thấy tủi thân và thiệt thòi nhưng suy nghĩ đó của tôi chỉ là thoáng qua bởi bên cạnh tôi luôn có một người mẹ thứ hai là cha tôi. Dù là con gái nhưng chuyện gì tôi cũng tâm sự với cha, có những lúc cha ủng hộ suy nghĩ của tôi nhưng cũng có những lúc cha cho tôi những lời khuyên bổ ích để tôi biết tôi làm thế đúng hay sai? Cha thay mẹ chăm sóc cho tôi mọi thứ từ bữa ăn đến giấc ngủ. Cha tôi khéo tay lắm, món gì cha cũng nấu rất ngon nhất là món thịt kho tàu, khi nào cha nấu món này thì tôi ăn được rất nhiều cơm. Buổi tối, trước khi đi ngủ cha luôn dặn tôi rằng phải sắp xếp sách vở trước để chuẩn bị cho ngày hôm sau, nếu mai có dạy muộn thì cũng không bị quên sách vở. Những lời dạy của cha đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Là con gái nên có những lúc tôi nhớ mẹ da diết, nhưng rồi nhanh chóng tôi lại nghĩ đến cha tôi và vui lên. Có cha ở bên cạnh, tôi thấy mình có đủ sức mạnh để vượt qua và làm được mọi thứ.

Trong suy nghĩ của tôi, cha là một người tuyệt vời nhất trên thế gian. Dù cuộc sống có vất vả thế nào thì tôi luôn tự dặn lòng mình phải cố gắng học tập thật tốt để cha luôn cảm thấy hãnh diện về tôi. Tôi sẽ luôn nghe lời cha và không bao giờ làm cha buồn lòng để cha luôn mạnh khỏe và sống hạnh phúc bên tôi.

Bạn tham khảo nha! Chúc bạn hc tốt!

Thảo Phương
20 tháng 11 2016 lúc 8:54

Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của cha. Họ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của cha mẹ trong lòng.

Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”. Tình cảm của mẹ dành cho con từ khi mang thai cho đến khi sinh con ra trên cuộc đời và nuôi dạy con nên người. Con nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé con bướng bỉnh và nghịch ngợm lắm nên nuôi ***** rất vất vả. Cha thì đi làm xa nhà, có những đêm vì trông con mà mẹ không được ngủ, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc con bị ốm mẹ lo lắng đưa con đi hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh cho con. Từ khi có con, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa con đi cùng, ra chợ hoặc mẹ đi có việc. Các bác hàng xóm ai cũng khen con ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của ***** ạ! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa con vào giấc ngủ ngon. Cảm ơn những nhân vật mẹ kể đã cho con thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn con.

Khi còn lớn lên, mẹ sẽ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho con nhiều thứ để con trưởng thành hơn và hoàn thiện mình hơn. Mẹ dạy con đọc thật rõ ràng, viết sao cho thật thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy con sắp xếp sách vở, quần áo gọn gàng ngăn nắp để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp, mẹ thường bảo con vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.

Mỗi khi con yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, còn thường tìm đến mẹ để chia sẻ. Những lúc đó, mẹ thường chỉ nghe con nói và khẽ gật đầu. Nhưng ngày hôm sau, mẹ sẽ phân tích lại cho con những vấn đề đó để con biết mình nên làm thế nào. Mẹ nói “mẹ biết hôm qua con rất buồn và con muốn chia sẻ với mẹ. Mẹ sẵn sàng nghe con nói để hiểu được những suy nghĩ của con”, nhưng hôm nay khi tâm trạng con trở nên tốt hơn mẹ sẽ giúp con giải quyết những vấn đề khó khăn đó. Những ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.

Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.

Lê Ánh
21 tháng 11 2016 lúc 17:54
Từ khi chào đời, cất tiếng khóc đầu tiên, mỗi chúng ta đều được vòng tay âu yếm của cha mẹ che chở cho đến khi trưởng thành. Đối với tôi, gia đình là trên hết. Cha mẹ luôn quan tâm chăm sóc và bảo vệ tôi. Nhưng có lẽ người luôn luôn giành tình cảm cho tôi nhiều nhất mãi chỉ có một. Đó chính là người mẹ kính yêu của tôi.

Cảm nghỉ về người mẹ - người dành tình cảm cho em nhiều nhất

Mẹ tôi năm nay đã ngoài ba mươi rồi. Nhưng đối với tôi mẹ vẫn còn trẻ như phụ nữ mười tám đôi mươi. Mẹ có dáng người thấp đậm. Mái tóc mẹ đen nhánh, dài và chấm ngang lưng ôm lấy khuôn mặt trái xoan của mẹ. Nước da mẹ không được trắng như bao người phụ nữ vì ngày xưa mẹ phải lao động vất vả kiếm tiền mua gạo nuôi cả gia đình. Đôi mắt mẹ đen láy ẩn sau hàng mi dài và cong. Chiếc mũi của mẹ tuy không cao nhưng rất hài hòa với khuôn mặt của mẹ. Làn môi đỏ hồng lúc nào cũng nở nụ cười tươi để lộ hai hàm răng trắng muốt, rất dễ mến dễ gần. “Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn.” Đôi bàn tay của mẹ phải làm lụng vất vả để nuôi tôi. Mỗi khi cầm đôi bàn tay trai sần của mẹ tôi thấy thương mẹ vô cùng.

Mẹ là người rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái nên người. Tính mẹ hơi nóng nhưng cũng có lúc mẹ rất hiền từ. Mỗi lần mẹ nói, tôi thấy mẹ như một cô giáo dạy văn đang đứng trên bục giảng bài. Mỗi khi tôi mắc lỗi, bằng giọng nói dịu dàng, truyền cảm, lời an ủi và động viên, mẹ đã khiến tôi nhận ra lỗi lầm của mình. Tôi nhớ có lần được điểm mười. Vừa đi học về, tôi chạy ngay đến bên mẹ và xà lòng mẹ khoe: “Mẹ ơi hôm nay con được điểm mười đấy, mẹ thưởng cho con một món quà nhé!” Mẹ cười tươi ôm chầm lấy tôi và nói: “Con gái của mẹ giỏi quá, mẹ thưởng cho con này!” Mẹ vừa nói vừa hôn lên má tôi một cái. Mẹ ôm chặt tôi vào lòng. Vòng tay mẹ ấm áp như ngọn lửa hồng sưởi ấm trái tim tôi. Cũng có lần tôi bị điểm kém, trên khuôn mặt của mẹ không còn nụ cười của mọi ngày nữa. Mà giờ đây gương mặt mẹ trùng xuống, buồn rầu. Nhưng mẹ không quát mắng em mà chỉ nhắc nhở nhẹ và cố gắng cười để an ủi tôi và động viên tôi cố gắng lần sau. Trong lúc đó, tôi cảm thấy mình đã phụ lòng mẹ, phụ công mẹ nuôi dạy chúng tôi. Vì vậy tôi đã tự hứa với mình rằng sẽ không bao giờ làm như vậy nữa. Những đêm tôi chưa học bài xong, vì lo lắng cho tôi nên mẹ đã lên phòng và ngồi cạnh tôi. Thấy tôi chán nản và buồn ngủ, mẹ đã động viên tôi giúp tôi không buồn ngủ và chán nản. Những lời nói của mẹ như một nguồn sức mạnh giúp tôi cảm thấy tỉnh táo và học tiếp bài.

Ở nhà mẹ là một người phụ nữ đảm đang. Mặc dù buổi sáng mẹ phải thức dậy sớm để đi làm nhưng mẹ vẫn rất quan tâm tới tôi. Sáng nào mẹ cũng hẹn đồng hồ báo thức cho tôi dậy đi học. Mẹ chuẩn bị quần áo đồng phục cho tôi mặc. Nhưng cũng có ngày mẹ đi làm muộn. Những ngày đó, trước khi đi học mẹ bẻ áo cho tôi, chỉnh khăn quàng đỏ cho tôi. Có lần góc học tập và phòng ngủ của tôi rất bề bộn. Nhưng buổi tối, sau khi đi học thêm về, mọi thứ đã khác. Tất cả đều rất gọn gàng và ngăn nắp. Quần áo được gấp gọn gàng và để ngay ngắn trong tủ. Buổi trưa có những hôm đi làm về muộn nhưng mẹ vẫn chuẩn bị một bữa trưa đơn giản nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng cho cha con tôi. Không chỉ ở nhà mà ở ngoài xã hội mẹ cũng tham gia rất nhiệt tình. Trong tổ, hàng xóm có việc gì mà nhờ đến mẹ, mẹ đều giúp đỡ . Ra ngoài, mẹ luôn chào mọi người bằng một nụ cười tươi. Mọi người ai cũng yêu quí mẹ như cha con tôi vậy.

Bao lần xem trên ti vi, thấy các bạn nhỏ mồ côi không cha, không mẹ, không có họ hàng thân thiết, nơi ăn chốn ở và không có nơi nương tựa. Các bạn ấy phải đi bán những thanh kẹo cao su, những tấm vé số… để kiếm ăn sống qua ngày. Tội nghiệp các bạn nhỏ ấy làm sao! Bây giờ tôi mới biết mình thật may mắn. Tôi có cha mẹ và có cả một gia đình êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay che chở của cha mẹ. Tôi muốn nói thật nhiều với mẹ: “Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm!” Đúng là: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ” .  
nghiêm bảo long
Xem chi tiết
Phạm Thị Thùy Linh
25 tháng 3 2019 lúc 12:45

Giải thích câu thì em lên mạng tra giùm chị nhé, vì trên mạng nhìu lắm

Phần phản biện để chị giúp :

Người thầy quả thực có vai trò rất quan trọng đối với thế hệ hs chúng ta . Nhưng đâu phải lúc nào người thầy cũng là người đem lại thành công cho chúng ta. Cũng một người thầy ấy, cũng cách giảng bài ấy, nhưng trong lớp vẫn có những hs khá giỏi, yếu kém. Những con người học hành giỏi giang cũng phải nhờ nghị lực vươn lên  và không thể thiếu sự chăm chỉ chịu khó

Ngoài ra thì vẫn còn những con người "làm nên" được cũng là nhờ kinh nghiệm đúc kết được từ cuộc sống. Họ trải qua những tháng ngày gian lao để rồi có cho mình hành trang vững chắc, chứ không nhất thiết phải có thầy thì họ mới tài giỏi được. 

Ý thui, em diễn đạt lại cho hay hơn nha. chúc em học thật tốt

ミ★ 🆂🆄🅽 ★彡
25 tháng 3 2019 lúc 15:26

Nhân dân ta vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo” vì thế mà vai trò của người thầy trong cuộc sống luôn rất được đề cao. Từ xa xưa, dân gian ta đã dạy: không thày đố mày làm nên. Thế nhưng cũng có ý kiến lại cho rằng; Học thầy không tày học bạn. Hai câu tục ngữ khiến chúng ta không khỏi băn khoăn. Bởi thực tế dường như chúng ta đang đứng trước hai lời khuyên hoàn toàn đối lập nhau.

Có thể nói, trong việc học, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của người thầy. Thầy giáo là người trực tiếp dạy bảo ta. Thầy truyền cho ta kiến thức. Thầy chỉ cho chúng ta con đường và cách thức tiếp cận những điều chưa hề có hoặc có mà chưa sâu sắc trong kho tàng tri thức của chúng ta. Và vì thế mà kho tàng tri thức của chúng ta phong phú và sinh động. Lúc ta còn nhỏ, thầy cô giáo dạy ta học ăn học nói. Khi lớn lên các thầy lại dạy bảo ta những kiến thức, những kỹ năng kỹ xảo để có thể độc lập mà giải quyết những công việc của mình. Vai trò của thầy cô như thế quả thực là vô cùng quan trọng và không thể nào thay thế được. Và như thế có nghĩa là lời dạy của nhân dân ta: không thày đố mày làm nên là hoàn toàn đúng đắn.

Tuy nhiên trong việc học, bên cạnh thầy cô, chúng ta còn có bạn. Bạn bè là những người sống gần gũi với chúng ta. Họ luôn sẵn sàng và dễ dàng chia sẻ với chúng ta nhiều điều trong cuộc sống. Có những điều chưa hiểu hoặc chưa biết, chúng ta có thể cảm thấy ngại ngùng khi phải hỏi thầy nhưng lại rất dễ dàng mang đến và sẻ chia với bạn. Bạn giúp chúng ta giải toả những khó khăn, lại có thể trao đổi để rút ra những bài học quý phù hợp với tâm lý, nhận thức và kinh nghiệm của chúng ta. Chính vì việc học từ bạn cũng mang lại cho chúng ta nhiều hữu ích mà nhân dân ta mới nói quá lên thành câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”.

Thực ra hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn với nhau. Mỗi câu là một bài học quý bởi thực tế cũng như chứng minh học thầy và học bạn đều quan trọng, đều rất hữu ích đối với quá trình lĩnh hội kiến thức của chúng ta. Thầy cung cấp kiến thức và phương pháp nhưng bạn bè lại là người luôn cùng chúng ta chung sức luyện rèn. Để học tốt, chúng ta phải thường xuyên coi trọng việc tiếp thu kiến thức và phương pháp của thầy. Đồng thời chúng ta cũng không ngừng học tập từ bạn bè cùng trang lứa. Học như thế chẳng những chúng ta được nâng cao hơn về kiến thức mà chúng ta còn luôn luôn tự nhắc nhở mình về ý thức học tập, về sự phấn đấu và thi đua.

Việc học là sự nghiệp của cả đời người. Trong quá trình ấy, chúng ta phải biết ơn những người đã dạy dỗ chúng ta. Thế nhưng đã trở t hành những con người hữu ích, chúng ta phải siêng năng học hỏi ở bạn bè và tự học trong cuộc sống. Nhà trường là một môi trường lớn nhưng xã hội còn là một môi trường giáo đục lớn hơn. Và như thế để giỏi giang trong học tập và trong nghề nghiệp sau này ngay tự bây giờ, chúng ta phải xác định: phải không ngừng học tập và phải luôn luôn có ý thức phấn đấu để vươn lên

Lê Hoàng Mỹ Duyên
Xem chi tiết