cảm nhận đoạn thơ:
nhưng mỗi năm mỗi vắng
người thuê viết nay đâu
giấy đỏ buồn không thắm
mực đọngtrong ngiên sầu.
mn giúp với T_T k sao chép trên mạng nha
“ Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu....”
a, Phân tích tác dụng của
Viết đoạn văn T-P-H khoảng 12 câu, trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ:
“ Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...”
( “ Ông đồ”- Vũ Đình Liên )
giúp mình với ạ
tham khảo
Nhân vật Ông Đồ đem lại cho chúng ta cái cảm giác xao xuyến ,xót xa ,một sự thương thương cảm vô cùng to lớn khi nhìn lại hình ảnh ông đồ trong hoàn cảnh bị lãng quên bởi thời gian. Trông ông ,thân hình gầy yếu lặng lẽ dưới gió rét ,sương buôn ,vẫn cố chờ cho đến khi có người nhờ mình thuê viết.Trong thời hưng thịnh ,ông đồ là 1 người được mọi người yêu thích ,những đường bút nhẹ nhàng như rồng bay phượng múa làm cho mọi người phải xiêu lòng ,thế nhưng bây giờ điều đó đã trở nên xao lãng đối với mọi người. Thế là cứ năm này qua năm khác ,thân già yếu này vẫn ngồi bên đường chờ người đến thuê viết ,nhưng không chẳng có ai chú ý đến ông,chỉ nhìn thấy những khuôn mặt đầy dẫy sự xa lánh của mọi người .Ông đồ già rồi cũng đã đi rồi ,hình dáng gầy gò ốm yếu của ông không còn nữa .Biết chừng nào. Ông đồ sẽ còn xuất hiện trong tâm trí mọi người nữa , hình ảnh mà tất cả mọi người đã từng rất kính trọng trước đây.
hic đau lòng đang làm tới kết bài hoc24 lỗi mất hết chữ:(((
“…Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.”
(Ngữ văn 8 – tập 2)
Từ hai khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ đó.
(Không chép mạng nha, ngắn gọn, dễ hiểu ạ)
Bài 2:
Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu... Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay.”
(Trích “Ông đồ” - Vũ Đình Liên)
Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Kể tên một bài thơ đã học cũng viết theo thể thơ đó?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng một biện pháp tu từ được sử dụng trong phần trích trên.
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn (Gạch chân và chú thích rõ)
Câu 1
- Thể thơ: năm chữ
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Câu 2
Bài thơ viết theo thể năm chữ đã học: “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh)/ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ).
Câu 3
- Phép tu từ nhân hóa: “giấy đỏ buồn”, “mực…sầu”.
- Tác dụng: Khiến những vật vố tri như “giấy”, “mực” trở nên giống như con người, cũng cảm nhận được nỗi buồn tủi của chủ nhân. Qua đó thể hiện tình cảnh buồn khổ, thảm thương của ông Đồ thời tàn và niềm cảm thông, sự xót xa của tác giả trước tình cảnh đó của tác giả.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu. Ông đồ vẫn ngồi đây Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài đường mưa bụi bay Ông đồ - Vũ Đình Liên -Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên
ND chính : nói về những người thuê viết ngày trước giờ sao không thấy chỉ còn bóng dáng của của ông đồ và những đồ vật buồn hiu.
Phân tích đoạn sau :
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
( ÔNG ĐỒ - VŨ ĐÌNH LIÊN )
”Ông đồ” là kiệt tác của Vũ Đình Liên tác giả nổi bật trong phong trào thơ mới. Bài thơ ngũ ngôn gồm 5 khổ để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về hình ảnh ông đồ từ khắc hoàng kim cho đến khi còn vang bóng.Trong đó nổi bật là khổ thơ thứ 3 của bài thơ.
Nhưng thời thế đã đổi thay, Hán học đang trong giai đoạn suy thoái trong thời gian thực dân nửa phong kiến, câu thơ “Người thuê viết nay đâu?”, câu hỏi bâng quơ và đầy cảm thương. Giấy đỏ, nghiên mực những hành trang gắn liền với ông đồ trên con đường tạo ra cái đẹp cho người đời nhưng giờ đây cũng u buồn, lặng lẽ. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn tả nỗi buồn u sầu của những đồ vật vô tri vô giác. Không chỉ vậy “người buồn cảnh có vui bao giờ” nỗi buồn của ông đồ còn đủ sức lan tỏa vào không gian khiến cho cảnh vật xung quanh cũng có gam màu tối, ảm đạm.
Câu thơ đọc qua như có ý tả cảnh nhưng tác giả cũng nói lên nỗi lòng của ông đồ, đây là phép tả cảnh ngụ tình. Lá vàng rơi kết hợp với mưa rơi càng làm cho nỗi buồn trong chính nhân vật trở nên tê tái. Ông đồ vẫn ngồi đó, phố vẫn đông nhưng có điều không còn ai cảm thấy sự có mặt của ông nữa. Chính ông như cảm thấy cô đơn, lạc lõng trước khung cảnh quen thuộc.
“Năm này, đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ”
Năm nay hình ảnh ông đồ đã không còn nữa, cái đẹp, tinh hoa giá trị tinh thần đã biến mất. Những người muôn năm cũ là ông đồ, người thuê viết hay bất kì ai điều đó cũng không còn quan trọng nữa, câu thơ đọc lên như một niềm day dứt,ngậm ngùi cho chính số phận của ông đồ. Giá trị cái đẹp đang dần bị lãng quên, câu hỏi như muốn nhắc nhở mọi người đừng quên quá khứ, văn hóa bởi đó là tinh hoa của dân tộc.
Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.
tìm các cụm từ có trong đoạn thơ sau:
a,nhưng mỗi năm mỗi vắng
người thuê viết nay đâu
giấy đỏ buồn không thắm
mực đọng trong nghiêng sầu
b,thân em như trái bần trôi
gió dập sóng dồi biết táp vào đâu
phân tích nét nghệ thuật đặc sắc ở khổ 3 bài thơ ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên
nhưng mỗi năm mỗi vắng
người thuê viết nay đâu
giấy đỏ buồn không thắm
mực đọng trong nghiên sầu
Nghệ thuật
- Từ "nhưng" bắt đầu khổ thơ như 1 cánh cửa khép lại thời kì hoàng kim, mở ra 1 thời kì khác với bao thay đổi
- Từ "mỗi" lặp lại 2 lần trong dòng thơ đầu, nhịp thơ chậm gợi bước đi của thời gian tring sự mòn mỏi, suy thoái "mỗi năm mỗi vắng", từ "vắng" khép lại câu thơ như 1 sự hụt hẫng, chơi vơi
- Câu hỏi tu từ: "Người thuê viết nay đâu?" -> 1 câu hỏi không có lòi đáp vừa khắc họa cảnh buồn vắng thê lương của ông đồ khi khách thuê chữ chẳng còn, vừa thể hiện sự ngậm ngùi, tiếc nuối của tác giả
- 2 câu thơ thứ 3 và 4 là 2 câu thơ tả cảnh ngụ tình vô cùng đặc sắc, tác giả đã mượn đồ vật để gửi gắm tâm sự của con người
Chúc bạn học tốt ^^
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi cảu thời gian.Nếu như trước đây : “Mỗi năm hoa đào nở” lại đưa đến cho ông đồ già “bao nhiêu người thuê viết” thì giờ đây “mỗi năm” lại “mỗi vắng”. Nhịp đi của thời gian bao hàm cả sự mài mòn, suy thoái.Thanh “sắc” kết hợp với âm “ắng” khép lại câu thứ nhất như một sự hẫng hụt, chênh chao, như đôi mắt nhìn lên đầy băn khoăn. Để rồi một cách tự nhiên, câu thứ hai phải bật ra thành câu hỏi: Những người thuê ông đồ viết chữ khi xưa nay đâu cả rồi? Câu hỏi buông ra không bao giờ có lời đáp nên cứ chạp chớn, cứ ám ảnh mãi. Người thuê viết không còn, giấy đỏ, mực thơm không được dùng đến nên:
Giáy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Nỗi buồn của con người khiến các vật vô tri vô giác cũng như buồn lây. Mực ssầu tủi đọng lại trong nghiên, giấy điều phôi pha buồn không muốn thắm.Biện pháp nhân hoá góp phần nhấn mạnh tâm trạng của con người. Bởi chẳng phải mực và giấy là những đồ vật gắn bó thân thiết nhất với ông đồ hay sao?
Viết về thời thế biến thiên khiến những nhà nho cũ trở thành người sinh bất phùng thời, Vũ Đình Liên đã có một thi phẩm được coi là kiệt tác sinh ra từ hai nguồn thi cảm lòng thương người và tình hoài cổ. Đó là bài thơ Ông đồ mà linh hồn của bài thơ chính là hình ảnh ông đồ một di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn.
Trong xã hội xưa, ông đồ là người có đi học chữ Nho song không đỗ đạt, sống thanh bần giữa những người dân thường bằng nghề dạy học. Chữ nghĩa thánh hiền và nghề dạy học trong xã hội tôn sư trọng đạo được mọi người kính nể. Theo phong tục, ngày tết đến mọi nhà lại sắm câu đối hoặc một đôi chữ nho để trang hoàng nhà cửa, khi đó ông đồ lại có dịp trổ tài. Chính vì thế mỗi năm tết đến, xuân về, hình ảnh ông đồ cùng với nét chữ của ông trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong bức tranh xuân của mọi gia đình Việt nam.
chúc bn hx tốt!
tìm các cụm từ có trong đoạn thơ sau:
a,nhưng mỗi năm mỗi vắng
người thuê viết nay đâu
giấy đỏ buồn không thắm
mực đọng trong nghiêng sầu
b,thân em như trái bần trôi
gió dập sóng dồi biết táp vào đâu
a,nhưng mỗi năm mỗi vắng
người thuê viết nay đâu
giấy đỏ buồn không thắm
mực đọng trong nghiêng sầu
b,thân em như trái bần trôi
gió dập sóng dồi biết táp vào đâu