Hãy nêu nhận xét của em về cách chọn chi tiết,hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của đền Đa Hòa
Hãy ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của Dế Mèn, nhận xét về trình tự và cách miêu tả.
Bài làm
* Những chi tiết về ngoại hình và hành động của Dế Mèn:
- Vẻ bề ngoài ưa nhìn bởi đó là chàng thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt cứng, đôi cánh dài chấm đuôi, cả thân người một màu nâu bóng mỡ soi gương được.
- Vẻ dữ tợn hùng dũng: Cái đầu to và nổi từng tảng rất bướng, hai sợi râu dài, hai cái răng to khỏe nhai ngoằm ngoạp.
- Điệu bộ cử chỉ: ra dáng con nhà võ, thích phô trương sức mạnh, co cẳng đạp phành phạch để thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
- Tính nết hung hăng, hống hách: Cậy sức bắt nạt kẻ yếu, dám cà khịa với mọi người trong xóm, quát mấy chị Cào Cào, ngửa chân đá anh Gọng Vó.
* Hai đoạn văn có trình tự và miêu tả hình dáng, hành động của Dế Mèn: - Đoạn đầu nghiêng về việc làm nổi rõ: Dế Mèn là anh thanh niên cường tránh. - Đoạn sau nghiêng về hành động con nhà võ rất hóng hách của Dế Mèn với bà con trong xóm.
# Chúc bạn học tốt #
Hãy nêu chi tiết miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của và hoạt động của Dế Mèn
- Dế Mèn có một ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. ... Tác giả vừa miêu tả ngoại hình vừa miêu tả hành động để bộc lộ tính cách của Dế Mèn: kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận.
Các chi tiết miêu tả ngoại hình cùa Dế Mèn :
- Đôi càng mẫm bóng,
- Cái vuốt nhọn hoắt
- Cái đầu nổi từng tảng rất bướng
- Hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy, sợi râu dài và uốn cong.
Các chi tiết miêu tả hoạt động của Dế Mèn :
- Co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ
- Lúc đi bách bộ thì người rung rinh một màu nâu bóng mỡ
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Chép lại hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả. Qua hình ảnh trăng, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của Bác?
Xem lại bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
Thái độ, cử chỉ, lời nói của tên cai lệ đối với anh Dậu ntn? Em hãy tìm những chi tiết khắc hoạ hình ảnh của hắn? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả, qua đó em thấy cai lệ là 1nhân vật ntn?
Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão qua đi đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu bài.
Những từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ đẹp của Cô Tô sau khi trận bão đi qua:
+ Một ngày trong trẻo, sáng sủa
+ Cây thêm xanh mượt
+ Nước biển lam biếc đậm đà hơn
+ Cát lại vàng giòn hơn
+ Lưới nặng mẻ cá giã đôi
- Các tính từ miêu tả màu sắc, ánh sáng: trong trẻo, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn
- Nổi bật các hình ảnh: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát khiến khung cảnh Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi
→ Tác giả cảm nhận vẻ đẹp Cô Tô sau ngày bão hoàn toàn tinh khiết, lắng đọng
Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão qua đi đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu bài
Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả miêu tả qua các từ ngữ, hình ảnh đáng chú ý là:
-Một ngày trong trẻo, sáng sủa;
-Cây thêm xanh mượt;
-Nước biển lam biếc đặm đà hơn;
-Cát lại vàng giòn hơn;
-Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
=> Những từ ngữ, hình ảnh gợi tả cho thấy màu sắc trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi ngời của đảo Cô Tô để lúc bước vào tác phẩm, ta bắt gặp sự sống trong dạng thể vừa rất quen vừa mới sinh nở, rất lạ.
Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngừ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?
- Không gian được miêu tả trong bài thơ
+ Không gian rộng lớn của dòng sông và bầu trời, tràn ngập ánh sáng của trăng.
+ Hình ảnh ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã nhấn mạnh tới vẻ đẹp của đêm trăng rằng, hơn nữa đây lại là mùa trăng đầu tiên trong năm chứa sự tinh khôi.
+ Sức sống mùa xuân: sông xuân, trời xuân, nước xuân
→ Cảnh đêm trăng được miêu tả vẫn phơi phới đẹp và đầy sức sống
- Cách miêu tả:
+ Không miêu tả chi tiết cụ thể
+ Đặc tả vào sự giao hòa giữa không gian trăng với cảnh vật
- Câu thơ thứ hai đặc biệt ở chỗ:
+ Ba chữ xuân nối tiếp: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên
+ Thể hiện sự tràn đầy sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy, chuyển động lớn dần
Bài thơ Nguyên tiêu gợi nhớ đến những câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế
+ Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Trương Kế nói tới hình ảnh con thuyền trên sông nước.
Sự khác nhau:
+ “Người khách” ghé thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn)
+ “Người khách” trong bài Rằm Tháng Giêng là ánh trăng bát ngát, mênh mông, đượm tình
1 Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?
2. Bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập một?
3. Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
4 .Chỉ ra các điểm chung và riêng của 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng
5. Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.
Giúp tôi với, làm ơn
Bạn toàn học những bài giảm tải nhỉ :)))
Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới hình ảnh con người:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa ...
Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên.
- Ông bố cuối bài trở thành người cha vĩ đại: đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa
- Hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần sánh ngang với trời đất
- Trong cái nhìn trẻ thơ, người bố luôn luôn vĩ đại, mạnh mẽ và lớn lao.