Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Trần Hoàng Linh 7A
Xem chi tiết
Hoàng Hồ Thu Thủy
1 tháng 12 2021 lúc 15:32

Tham khảo:

Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của loại cây trồng.

Hoàng Hồ Thu Thủy
1 tháng 12 2021 lúc 15:32

Tham khảo:

Mối quan hệ giữa phân bón với năng suất cây trồng:

- Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng,  quyết định năng suất của cây.

- Nếu bón phân cân đối, hợp lý thì sẽ giúp năng suất của cây tăng cao, phát triển vượt trội không có hiện tượng mất mùa, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao chất lượng nông sản.

- Nếu bón phân không hợp lý thì cây sẽ phát triển không cân đối, cho năng suất thấp, chất lượng nông sản kém, sâu bệnh hại nhiều.

Hoàng Hồ Thu Thủy
1 tháng 12 2021 lúc 15:34

Tham khảo:

Phân bón hóa học:phân NPK,phân đạm,kali,...
Phân hữu cơ:phân trâu bò,phân rác,cây muồng,..
Phân vi sinh:phân bón có chứa vi sinh vật chuyến hóa đạm...

Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Kim Jisoo
22 tháng 12 2020 lúc 19:02

Phân hữu cơ bón lót vì thành phần có nhiều chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu. Phân lân bón lót vì thành phần dinh dưỡng ít hoặc không hòa tan. 

Phân đạm, kali và phân hỗn hợp bón thúc vì thành phần dinh dưỡng dễ hòa tan.

Bạn tham khỏa nhá

đỗ phương linh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
26 tháng 10 2016 lúc 18:59

Câu 1 :

* Sự lớn lên của tế bào :

Tế bào non mới hình thành có kích thước bé, nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành tế bào trưởng thành.

* Sự phân chia của tế bào :

- Đầu tiên từ một nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.

- Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.

Câu 2 :

- Các loại rễ biến dạng :

+ Rễ củ : phình to, chứa chất dự trữ

+ Rễ móc : rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám

+ Rễ thở : sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên khỏi mặt đất để hô hấp

+ Giác mút : rễ biến thành giác mút, đâm vào thân hoặc cành cây khác

Bình Trần Thị
26 tháng 10 2016 lúc 18:47

1.

Tế bào được sinh ra rồi lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào.

Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.

Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.



 

Bình Trần Thị
26 tháng 10 2016 lúc 18:50

Rễ củ : Cải củ, Cà rốt Rễ phình to Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả

Rễ móc : Trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh,... Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám Giúp cây leo lên

Rễ thở Bụt mọc, mắm, bần,... Sống trong điều kiện thiếu không khí. Rễ mọc ngược lên trên mặt đất Lấy oxy cung cấp cho các phần rễ dưới đất

Giác mút Tơ hồng, tầm gửi Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác . Lấy thức ăn từ cây chủ

 

Bùi Ngọc Tố Uyên
Xem chi tiết
Phương_52_7-23 Uyên
15 tháng 11 2021 lúc 20:58

Trả Lời:

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỉ niệm ấu thơ. Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai.Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Nhuyễn Lê Thu Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
7 tháng 11 2021 lúc 7:10

Tham khảo!

Câu 1:  là đất có giá trị pH từ 6.5 – 7.5. 

Câu 2:

Phân hữu cơ :

                    + Phân bắc

                    + Phân ruộng

                    + Phân xanh

                    + Phân rác

Phân hóa học :

                       + Phân lân 

                       + Phân đạm

                       + Kali

Câu 3:

Các công việc làm đấtcó 3 công việc chính

– Cày đất: Xáo trộn lớp đất mặt từ 20-30cm

-> Tác dụng: Làm đất tơi xốp, thoáng, vùi lớp cỏ dại

– Bừa và đập đất: Trộn đều đất làm nhỏ đất, làm đất vỡ nhỏ, san phẳng đất.

-> Tác dụng: Thu gom cỏ dại, đất nhỏ, đất bột, tạo điều kiện giữ ẩm.

– Lên luống: Thẳng, phẳng trên mặt, có rãnh thoát nước, hướng luống phù hợp cây trồng.

-> Tác dụng: Chống úng tạo lớp đất canh tác dày, dễ chăm sóc.

Câu 4:

​Năm thứ nhất : Gieo hạt giống đã được phục tráng và duy trì

Năm thứ hai : Thu hạt những giống cây tốt gieo thành từng dòng, saui đó lấy những dòng tốt nhất để thu lấy hạt hợp thành giống siêu nguyên chủng.

Năm thứ ba : Nhân giống siêu nguyên chủng thành giống nguyên chủng

Năm cuối : Sản xuất đại trà.

 

 

 

 

 

Nguyễn Hà Giang
7 tháng 11 2021 lúc 7:28

Tham khảo!

Câu 5:

– Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.

– Còn bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhắm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

* Căn cứ vào cách bón có:

- Bón theo hốc:

+ Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, cần dụng cụ đơn giản.

+ Nhược điểm: phân bón ít bị chuyển thành chất khó tan do hạn chế tiếp xúc với đất.

 Tuy nhiên nếu bón lượng phân lớn vào gốc cây có thể làm cho cây bị chết. Ngoài ra bón theo hốc tốn công hơn.

- Bón theo hàng: 

+ Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, cần dụng cụ đơn giản 

+ Nhược điểm: Phân bón ít bị chuyển thành chất khó tan do hạn chế tiếp xúc với đất.

 Tuy nhiên nếu bón lượng phân lớn vào gốc cây có thể bị chết. Ngoài ra bón theo hàng tốn công hơn.

- Bón vãi: 

+ Ưu điểm: dễ thực hiện, cần dụng cụ đơn giản.

+ Nhược điểm: Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất. Phân bón được giải khắp mặt ruộng, không tập trung vào vùng rễ cây nên cây khó hấp thu và gây lãng phí.

- Phun trên lá: 

+ Ưu điểm: Cây dễ sử dụng.  Phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc nhiều với đất, tiết kiệm phân bón.

+ Nhược điểm: Có dụng cụ máy móc phức tạp.

Nguyễn Hà Giang
7 tháng 11 2021 lúc 7:35

Tham khảo!

Câu 6:

*Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người, đất trồng có độ phì nhiêu tốt.

- Đất trồng gồm 3 thành phần:

       + Phần khí.

       + Phần rắn.

   + Phần lỏng.

- Phần khí: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần).

- Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).

- Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng.

Câu 7:

1. Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở

2. Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi

3. Hạn chế sử dụng túi nilon

4. Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt

5. Tích cực trồng cây xanh

6. Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường

7. Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường

Câu 8:

https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-7/neu-khai-niem-ve-bien-thai-va-so-sanh-bien-thai-hoan-toan-va-khong-hoan-toan-faq325804.html

 

Nguyễn Tuấn Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
26 tháng 12 2021 lúc 14:43

. Phân biệt 2 loại phân vi sinh:

* Về bản chất:

Phân hữu cơ vi sinh: Là hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích.

Phân vi sinh: Là chế phẩm chứa các loài vi sinh có ích.

* Về chất mang:

Phân hữu cơ vi sinh: Phân chuồng, than bùn, vỏ cà phê, bã bùn mía,…

Phân vi sinh: Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh

* Về mật số vi sinh:

Phân hữu cơ vi sinh: Từ 1×106

Phân vi sinh: Từ 1.5×108

* Về các chủng vi sinh:

Phân hữu cơ vi sinh: VSV cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,…

Phân vi sinh: VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose

* Phương pháp sử dụng:

Phân hữu cơ vi sinh: Bón trực tiếp vào đất.

Phân vi sinh: Trộn vào hạt giống, hồ rễ cây, bón trực tiếp vào đất.

Khách vãng lai đã xóa
Đào Hoàng Hiệp
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Thành
22 tháng 12 2020 lúc 19:28

Phân Hóa Học: làm cho cây trồng bộc phát mạnh mẽ nhưng không duy trì hiệu quả được lâu. Ngoài ra, chúng còn để lại những tồn dư dưới dạng muối trong đất gây nên những hậu quả có thể kể như sau

– Ngăn cản cây trồng hấp thụ những dưỡng chất cần thiết

– Tiêu diệt các loại vi sinh vật hữu ích cần thiết cho cây trồng

– Có thể gây nguy hiểm, độc hại cho bạn và môi trường sống xung quanh

Phân Hữu Cơ: là loại phân bón chứa hoàn toàn nguyên liệu hữu cơ, thân thiện với môi trường. Giúp tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác và nhiều lợi ích khác, chẳng hạn như

– Tăng sức đề kháng và vững bền cho cây trồng để chúng nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh

– Bảo đảm cho cây trồng và bạn sống trong môi trường an toàn, không bị nhiễm độc

– Bảo vệ tài nguyên của đất, cân bằng hệ sinh thái môi trường nói chung và hệ sinh thái đất nói riêng

– Hơn hết, là thúc đẩy việc xử lý các phế phẩm hữu cơ đang tồn đọng gây ô nhiễm môi trường trở thành phân bón hữu ích